Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 42-NQ/TW Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Bộ Chính trị Người ký: Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành: 30/11/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ CHÍNH TRỊ
-----

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
-------

Số: 42-NQ/TW

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2004

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC

I. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn chăm lo đến công tác cán bộ, trong đó coi trọng việc quy hoạch cán bộ, nhằm chủ động tạo nguồn cán bộ cho nhu cầu trước mắt và lâu dài.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã chỉ rõ: “Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài”.

Tổng kết thực hiện 3 Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khoá VII và khoá VIII về công tác tổ chức và cán bộ, Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương (khoá IX) đã đề ra nhiệm vụ: “Tăng cường công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo và quản lý. Đặc biệt quan tâm tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ có thành tích xuất sắc, những cán bộ xuất thân công nhân, con em công nông, gia đình có công với cách mạng, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ. Trên cơ sở quy hoạch, đẩy mạnh việc đào tạo, đào tạo lại cán bộ theo chức danh và cán bộ dự nguồn".

Từ sau khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII), công tác quy hoạch cán bộ đã có bước chuyển biến rõ nét về nhận thức và đạt được những kết quả thiết thực:

- Các tỉnh uỷ, thành uỷ và nhiều bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương đã xây dựng quy hoạch cán bộ cấp mình quản lý, đồng thời chỉ đạo cấp dưới tiến hành quy hoạch cán bộ đối với các chức danh đã phân cấp.

- Quy hoạch cán bộ nhìn chung đã được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan và công khai; kết quả quy hoạch cán bộ đã thể hiện phương châm “động” và “mở”, một chức danh đã quy hoạch nhiều người và một người quy hoạch vào nhiều chức danh; có rà soát, đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới.

- Trên cơ sở quy hoạch cán bộ, nhiều cấp uỷ, tổ chức đảng đã chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bố trí, điều động, luân chuyển cán bộ, chuẩn bị đội ngũ cán bộ kế cận; từng bước thực hiện việc bổ nhiệm, giới thiệu nhân sự để bầu cử theo quy hoạch, khắc phục dần tình trạng quy hoạch cán bộ mang tính hình thức.

Nhìn chung, công tác quy hoạch cán bộ đã có kết quả bước đầu, có sự kế thừa, đồng thời có bước phát triển, tạo nguồn cán bộ, góp phần khắc phục dần tình trạng bị động, lúng túng trong công tác cán bộ.

Tuy nhiên, công tác quy hoạch cán bộ cũng còn những thiếu sót, khuyết điểm:

- Còn tình trạng khép kín trong công tác quy hoạch cán bộ; trong luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ chưa có sự gắn kết giữa các cơ quan của Đảng và bộ máy của Nhà nước; chưa có quy hoạch tổng thể cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của toàn hệ thống chính trị.

- Thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ chưa được quy định rõ; vai trò của các cấp uỷ đảng và các tổ chức, đặc biệt là vai trò quyết định công tác quy hoạch cán bộ của tập thể ban thường vụ cấp uỷ, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ chưa được phát huy đầy đủ.

- Việc tổ chức thực hiện chủ trương về quy hoạch cán bộ chưa nghiêm túc; nhiều cấp uỷ, tổ chức và cán bộ lãnh đạo chưa chủ động xây dựng quy hoạch cán bộ, không tích cực chuẩn bị người thay thế; một số ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương chưa xây dựng quy hoạch cán bộ; tính thiết thực, khả thi của quy hoạch cán bộ ở một số địa phương và cơ quan Trung ương còn thấp, chưa gắn quy hoạch cán bộ với đào tạo, luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ, chất lượng quy hoạch cán bộ ở các cấp, nhất là cấp cơ sở còn thấp.

- Ở một số ngành, địa phương, đơn vị, công tác quy hoạch cán bộ còn bị động và lúng túng, còn tình trạng hẫng hụt cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ cơ sở, xã, phường, thị trấn; chất lượng đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chưa khắc phục cơ bản tình trạng bị động, lúng túng trong lựa chọn nhân sự, nhất là vào các dịp bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân và đại hội đảng các cấp; quy hoạch cán bộ cấp xã là khâu yếu nhất.

- Thời gian vừa qua các địa phương, các bộ, ban, ngành mới tập trung vào công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý; chưa chú ý đúng mức đến quy hoạch cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý sản xuất, kinh doanh giỏi, chưa chủ động chuẩn bị đội ngũ các chuyên gia giỏi, các cán bộ khoa học đầu ngành.

Tình hình trên có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là do cấp uỷ, người đứng đầu nhận thức chưa đầy đủ và sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của công tác quy hoạch cán bộ, thậm chí còn nhầm lẫn giữa công tác quy hoạch cán bộ với công tác nhân sự, nên lúng túng về cách làm; quyết tâm của cấp uỷ và người đứng đầu chưa cao, sự chỉ đạo và thực hiện chưa tập trung và thành nếp thường xuyên; hướng dẫn của cấp trên về nội dung, phương pháp, quy trình làm quy hoạch chưa đồng bộ.

Việc ban hành Nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII) và Kết luận Hội nghị Trung ương 6 (khoá IX), đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong công tác quy hoạch cán bộ, tạo sự thống nhất về nhận thức và quyết tâm cao trong chỉ đạo thực hiện, với mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ trước mắt và lâu dài đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khắc phục tình trạng bị động, hẫng hụt trong công tác cán bộ.

II. MỤC ĐÍCH, QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG CHÂM CỦA CÔNG TÁC QUY HOẠCH CÁN BỘ

1. Mục đích

Mục đích của công tác quy hoạch cán bộ là:

- Tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng hẫng hụt trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội bộ và sự ổn định chính trị.

- Chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị vững vàng về chính trị, trong sáng về đạo đức, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực, nhất là năng lực trí tuệ và thực tiễn tốt, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Quan điểm

Công tác quy hoạch cán bộ phải xuất phát từ những quan điểm cơ bản của Đảng ta về công tác cán bộ:

- Lấy việc phục vụ nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ cách mạng để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, phải thông qua thực tiễn của sự nghiệp đổi mới, phong trào thi đua yêu nước của quần chúng nhân dân để phát hiện những người có phẩm chất và năng lực, nhất là năng lực chỉ đạo thực tiễn tốt, làm việc năng động, sáng tạo, có hiệu quả, cũng như các nhân tố mới có nhiều triển vọng phát triển để đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý.

- Có quan điểm giai cấp công nhân trong công tác quy hoạch cán bộ: chú ý phát hiện, bồi dưỡng cán bộ trưởng thành từ thực tế công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chủ động và sớm phát hiện cán bộ có triển vọng, các tài năng trẻ nhằm sớm đưa vào quy hoạch dự nguồn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; quan tâm tạo nguồn để tăng tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý trẻ, xuất thân từ công nhân, nông dân, con em các gia đình có công với cách mạng, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ, không phân biệt đảng viên hay quần chúng ngoài Đảng.

3. Nguyên tắc

Trong quy hoạch cán bộ phải giữ vững nguyên tắc công tác cán bộ của Đảng:

- Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý phải đặt dưới sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của các cấp uỷ đảng, đồng thời có sự phân cấp hợp lý về thẩm quyền quy hoạch cán bộ, phù hợp với phân cấp quản lý, sử dụng cán bộ.

- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác quy hoạch cán bộ; Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ, bảo đảm vai trò lãnh đạo tập trung của cấp uỷ đi đôi với việc phát huy trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu; đồng thời mở rộng dân chủ trong việc phát hiện nguồn, phát hiện tài năng.

4. Phương châm

- Quy hoạch cán bộ phải thực sự gắn kết với các khâu khác trong công tác cán bộ như: nhận xét, đánh giá cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; luân chuyển, sắp xếp, bố trí, sử dụng cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ là khâu quan trọng nhất, là tiền đề cho việc bố trí cán bộ và cho quy hoạch cán bộ; đồng thời quy hoạch cán bộ là cơ sở để thực hiện luân chuyển, đào tạo cán bộ cho nhu cầu trước mắt và lâu dài.

- Thực hiện quy hoạch “động” và “mở”: một chức danh có thể quy hoạch nhiều người và một người có thể quy hoạch nhiều chức danh; quy hoạch phải luôn được xem xét, đánh giá để bổ sung, điều chỉnh hàng năm, đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới có triển vọng.

- Quy hoạch cán bộ phải đồng bộ từ trên xuống dưới; cấp trên chỉ đạo, hướng dẫn cấp dưới quy hoạch cán bộ, lấy quy hoạch cán bộ cấp dưới làm cơ sở cho quy hoạch cán bộ cấp trên; quy hoạch cấp trên thúc đẩy quy hoạch cấp dưới.

- Quy hoạch cán bộ phải mang tính khoa học và thực tiễn, vừa tạo nguồn cho việc đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, vừa tạo động lực thúc đẩy, phát huy nhân tố chủ quan, phấn đấu vươn lên của cán bộ, bảo đảm sự đoàn kết trong sự phát triển của toàn đội ngũ cán bộ, đề phòng tư tưởng cơ hội, chạy theo quy hoạch; không cứng nhắc, máy móc trong xây dựng và thực hiện quy hoạch.

- Thực hiện công khai trong công tác quy hoạch cán bộ; cơ quan có thẩm quyền quyết định quy hoạch thì quyết định phạm vi, đối tượng, thời điểm, mức độ và cách thức công khai quy hoạch.

III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP QUY HOẠCH CÁN BỘ

1. Tiêu chuẩn cán bộ đưa vào quy hoạch

Căn cứ để đưa cán bộ vào quy hoạch là tiêu chuẩn chung và các tiêu chuẩn của từng loại cán bộ đã nêu trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII) và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về cán bộ phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư”.

Tiêu chuẩn chung về phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực của cán bộ phải được cụ thể hoá để đáp ứng yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thích hợp với mỗi bước phát triển của thực tiễn cách mạng.

Trong điều kiện hiện nay, tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực của người cán bộ lãnh đạo, quản lý đưa vào quy hoạch phải được đánh giá thông qua các yếu tố cơ bản sau:

- Năng lực thực tiễn, thể hiện ở kết quả và hiệu quả công việc, tinh thần chủ động, sáng tạo, mức độ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; khả năng đoàn kết, tập hợp, quy tụ cán bộ; năng lực tổ chức, điều hành để thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

- Đạo đức, lối sống trong sạch, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, chống chủ nghĩa cá nhân; bản thân cán bộ và gia đình phải gương mẫu chấp hành đúng pháp luật, không lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích riêng.

- Ham học hỏi, cầu tiến bộ, qua thực tế cho thấy là cán bộ có triển vọng vươn lên đảm nhận nhiệm vụ cao hơn; chú ý phát hiện, xem xét đưa vào quy hoạch những nhân tố mới, cán bộ trẻ; được đào tạo cơ bản; đã kinh qua công tác thực tế ở địa phương, cơ sở; năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có nhiều triển vọng phát triển.

Các địa phương, các ngành, các cấp có trách nhiệm căn cứ các tiêu chuẩn chung của cán bộ nêu trên và nhiệm vụ chính trị, chức năng, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị mình để xây dựng tiêu chuẩn cụ thể cho các chức danh cán bộ cấp mình quản lý, sử dụng; đồng thời, dựa trên các tiêu chuẩn đó mà tiến hành đánh giá cán bộ hiện nay và triển vọng cán bộ đó để đưa vào quy hoạch.

Ngoài các tiêu chuẩn chung nói trên, cán bộ đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý còn cần được đào tạo, bồi dưỡng và phải là những cán bộ có triển vọng để khi được bố trí vào chức vụ quy hoạch phải bảo đảm các yêu cầu cụ thể sau đây:

- Kinh qua thực tiễn lãnh đạo, quản lý ở cấp dưới:cán bộ lãnh đạo cấp trên nói chung phải kinh qua chức vụ chủ chốt cấp dưới; hoặc tuy chưa kinh qua chức vụ chủ chốt cấp dưới nhưng có năng lực thực tiễn và có triển vọng phát triển rõ rệt.

- Về độ tuổi: những đồng chí lần đầu tham gia cấp uỷ, ban lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị nói chung phải đủ tuổi để có thể công tác từ hai nhiệm kỳ trở lên hoặc ít nhất phải trọn một nhiệm kỳ; những đồng chí tiếp tục đảm nhiệm chức vụ hiện giữ nói chung phải đủ tuổi công tác trọn một nhiệm kỳ hoặc ít nhất được 2/3 nhiệm kỳ; những trường hợp này cần xem xét con người và hoàn cảnh cụ thể để quyết định; không máy móc, cứng nhắc về độ tuổi.

- Về trình độ đào tạo: cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ cấp huyện trở lên nói chung phải tốt nghiệp đại học và có trình độ cao cấp lý luận chính trị; đối với cán bộ dưới 45 tuổi thuộc diện quy hoạch chức danh chủ chốt thì phải tốt nghiệp đại học hệ chính quy và cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung; đồng thời quan tâm đến các đồng chí tuy không được đào tạo cơ bản theo quy định, nhưng có năng lực nổi trội trong chỉ đạo thực tiễn, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm; những đồng chí là cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ nữ cần xem xét vận dụng một cách thích hợp.

2. Cơ quan có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ

Ban thường vụ các cấp uỷ đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo các ban đảng và cơ quan các cấp (nơi không lập ban cán sự đảng, đảng đoàn) là cơ quan có thẩm quyền quyết định quy hoạch cán bộ với các nội dung cụ thể sau đây:

- Xây dựng và báo cáo cấp trên quy hoạch các chức danh cán bộ công tác tại cơ quan, tổ chức, địa phương mình nhưng thuộc diện cấp trên quản lý.

- Quy hoạch các chức danh cán bộ cấp mình trực tiếp quản lý, kể cả cán bộ công tác tại cơ quan, đơn vị cấp dưới.

- Hướng dẫn cấp dưới quy hoạch cán bộ đối với các chức danh phân cấp cho cấp dưới quản lý.

Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chỉ đạo sát sao công tác quy hoạch cán bộ, đồng thời có trách nhiệm phát hiện, bồi dưỡng và nhận xét, đánh giá, giới thiệu nguồn cán bộ, kể cả người sẽ thay thế mình để cơ quan, tổ chức xem xét đưa vào quy hoạch.

Cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ có trách nhiệm giúp cấp uỷ và lãnh đạo cơ quan trong các khâu của công tác quy hoạch cán bộ, chuẩn bị đầy đủ các thông tin về cán bộ và có đề xuất để cơ quan có thẩm quyền thảo luận và quyết định quy hoạch cán bộ.

Ban thường vụ các cấp uỷ đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tập thể lãnh đạo các ban đảng và cơ quan các cấp, người đứng đầu, cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan khác ở Trung ương, địa phương trong việc xây dựng quy hoạch và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ trong quy hoạch.

Quy hoạch cán bộ là một nội dung được cấp uỷ cấp trên kiểm tra, đánh giá trách nhiệm, năng lực, hiệu quả công tác lãnh đạo của cấp uỷ cấp dưới hàng năm và cuối nhiệm kỳ.

3. Đối tượng quy hoạch

Đối tượng quy hoạch cán bộ là tất cả các chức danh lãnh đạo, quản lý từ Trung ương đến cơ sở, bao gồm:

- Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các chức danh lãnh đạo của Đảng và Nhà nước (Bộ Chính trị sẽ xây dựng một quy hoạch riêng).

- Quy hoạch cán bộ lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể trung ương (người đứng đầu các bộ, ban, ngành: bộ trưởng, trưởng các ban của Trung ương Đảng, trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội; thứ trưởng, phó trưởng các ban, ngành, mặt trận, đoàn thể, lãnh đạo các tổng cục, cục, vụ, viện và tương đương).

- Quy hoạch cán bộ 3 cấp ở địa phương (tỉnh, huyện, xã), bao gồm quy hoạch ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp uỷ, chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân, lãnh đạo các cơ quan sở, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể ở địa phương.

4. Quy trình xây dựng quy hoạch

Cần đổi mới cách thức tiến hành quy hoạch trên cơ sở đáp ứng mục đích, yêu cầu và các quan điểm, nguyên tắc xây dựng quy hoạch đã nêu ở trên.

Quy trình quy hoạch phải bảo đảm mở rộng dân chủ, khách quan trong việc phát hiện nguồn, có sự tham gia của cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân, mặt trận, các đoàn thể trong việc nhận xét, đánh giá và giới thiệu cán bộ; lấy kết quả nhận xét, đánh giá cán bộ thường xuyên và định kỳ làm cơ sở để lựa chọn cán bộ đưa vào quy hoạch; bảo đảm quyền tập trung của tập thể ban thường vụ các cấp uỷ đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ, lãnh đạo các ban đảng, các cơ quan, ban, ngành, mặt trận, đoàn thể trong việc quy hoạch cán bộ; đồng thời có cơ chế để nhân dân, mặt trận, các đoàn thể giám sát việc xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ.

Quy trình phải đạt được cơ cấu cán bộ hợp lý: bố trí kết hợp giữa 3 độ tuổi, thực hiện trẻ hoá, độ tuổi trung bình khoá sau thấp hơn khoá trước; có tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ, cán bộ xuất thân công nông thích đáng; ở những nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cần có tỷ lệ hợp lý cán bộ dân tộc thiểu số; mỗi nhiệm kỳ đổi mới không dưới 1/3 tổng số uỷ viên ban chấp hành.

Định kỳ tiến hành quy hoạch cán bộ phù hợp với nhiệm kỳ của Quốc hội, hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân và đại hội đảng các cấp. Các cấp uỷ, các cấp lãnh đạo phải làm quy hoạch cán bộ ngay từ đầu nhiệm kỳ; hàng năm phải rà soát, xem xét lại quy hoạch; hết nhiệm kỳ phải tổng kết, đánh giá lại quy hoạch và bàn giao cho cấp uỷ, lãnh đạo khoá mới để tiếp tục rà soát, bổ sung và tiếp tục thực hiện quy hoạch cán bộ.

5. Quản lý và thực hiện quy hoạch

Quy hoạch cán bộ cần được đưa vào thực tế cuộc sống; kiên quyết khắc phục tình trạng quy hoạch cán bộ mang tính hình thức. Với mục đích đó, trên cơ sở quy hoạch cán bộ cần xây dựng các kế hoạch sau đây:

- Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ cách mạng, nhất là đối với các đồng chí còn chưa đủ các tiêu chuẩn cần thiết để giữ các chức danh được quy hoạch.

- Kế hoạch luân chuyển để đào tạo, rèn luyện cán bộ nguồn quy hoạch theo tinh thần Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 25-01-2002 của Bộ Chính trị về việc luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý.

- Kế hoạch sắp xếp, bố trí, điều chuyển cán bộ nguồn quy hoạch vào các vị trí phù hợp, để qua công tác thực tế các đồng chí đó được rèn luyện, thử thách, tạo uy tín và vị thế cần thiết, chuẩn bị cho việc giới thiệu bầu cử, bổ nhiệm vào các chức danh quy hoạch.

Việc cử cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện luân chuyển, bổ nhiệm hoặc giới thiệu bầu cử cần căn cứ vào quy hoạch cán bộ.

Thực hiện quy hoạch cán bộ phải gắn với việc sắp xếp, bố trí cán bộ nghỉ hưu theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước; không hình thành tổ chức, bộ máy để bố trí cán bộ.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Ban thường vụ các cấp uỷ đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ, lãnh đạo các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch triển khai quy hoạch cán bộ và hướng dẫn cấp dưới tiến hành quy hoạch cán bộ; ban hành chỉ thị hoặc nghị quyết của cấp uỷ để chỉ đạo thực hiện Nghị quyết này.

Ban cán sự đảng Chính phủ chủ trì phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn quy hoạch cán bộ chuyên môn và chỉ đạo triển khai thực hiện dự án thí điểm phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng về khoa học - kỹ thuật, sản xuất kinh doanh, lãnh đạo, quản lý phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trên cơ sở đó tiếp tục nghiên cứu xây dựng dự án phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng các nhân tài trong lĩnh vực văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao...

Ban Tổ chức Trung ¬ương hướng dẫn cụ thể nội dung và phương pháp quy hoạch cán bộ (đối với quân đội, công an có hướng dẫn riêng); chủ trì phối hợp với các ban của Trung ương Đảng có liên quan nghe báo cáo quy hoạch cán bộ của các ban thường vụ các cấp uỷ đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ, lãnh đạo các cơ quan Trung ương và tổng hợp báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư; giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư xây dựng quy hoạch cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết, định kỳ tổng hợp tình hình báo cáo Bộ Chính trị.

Nghị quyết này phổ biến đến chi bộ.

 

 

T/M BỘ CHÍNH TRỊ
TỔNG BÍ THƯ




Nông Đức Mạnh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 30/11/2004 về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Bộ Chính trị ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


55.734

DMCA.com Protection Status
IP: 18.190.160.6
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!