HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 41/NQ-HĐND
|
Thái Nguyên, ngày
27 tháng 6 năm 2024
|
NGHỊ QUYẾT
THÔNG
QUA ĐỀ ÁN XÂY DỰNG, BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG, BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI LỰC
LƯỢNG THAM GIA BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ MƯỜI CHÍN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6
năm 2015;
Căn cứ Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh,
trật tự ở cơ sở ngày 28 tháng 11 năm 2023;
Căn cứ Nghị định số 40/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng
4 năm 2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham
gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
Căn cứ Thông tư số 14/2024/TT-BCA ngày 22 tháng
4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Lực
lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
Xét Tờ trình số 66/TTr-UBND ngày 07 tháng 6 năm
2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh
thông qua Đề án xây dựng, bố trí lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động đối với
lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo
luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua Đề án xây
dựng, bố trí lực lượng, bảo đảm điều kiện hoạt động đối với lực lượng tham gia
bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
(Có tóm tắt Đề án
kèm theo)
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện Nghị
quyết theo đúng quy định của pháp luật, định kỳ hằng năm báo cáo Hội đồng nhân
dân tỉnh kết quả thực hiện.
2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban
Hội đồng nhân dân tỉnh, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái
Nguyên Khóa XIV, Kỳ họp thứ mười chín thông qua ngày 27 tháng 6 năm 2024./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Báo cáo);
- Chính phủ (Báo cáo);
- Bộ Công an (Báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (Báo cáo);
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Ủy ban MTTQ tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh Khóa XIV;
- Tòa án nhân dân tỉnh;
- Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh;
- Cục Thi hành án dân sự tỉnh;
- Kiểm toán nhà nước Khu vực X;
- Văn phòng: Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Báo Thái Nguyên, Trung tâm Thông tin tỉnh;
- Lưu: VT, CTHĐND.
|
CHỦ TỊCH
Phạm Hoàng Sơn
|
TÓM TẮT
ĐỀ
ÁN XÂY DỰNG, BỐ TRÍ LỰC LƯỢNG, BẢO ĐẢM ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI LỰC LƯỢNG
THAM GIA BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 41/NQ-HĐND ngày 27 tháng 6 năm 2024 của Hội
đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, YÊU CẦU
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Quan điểm
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời triển khai
thực hiện Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, cụ thể hóa
quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, tương xứng
trong hoạt động, quản lý, sử dụng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở
cơ sở để hỗ trợ Công an cấp xã thực hiện nhiệm vụ; chủ động kịp thời giải quyết
ngay tại chỗ, ngay từ cơ sở các vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự (ANTT).
- Xây dựng, bố trí lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở
cơ sở theo hướng thống nhất, kiện toàn, tinh gọn đầu mối gắn với chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn, trách nhiệm, chức danh, mối quan hệ công tác của lực lượng tham
gia bảo vệ ANTT ở cơ sở theo Luật định; góp phần tập trung bảo đảm nguồn lực,
cơ sở vật chất, chế độ, chính sách và bảo đảm điều kiện hoạt động của lực lượng
bảo vệ ANTT ở cơ sở.
2. Mục tiêu
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Xây dựng, bố trí lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở
cơ sở trên cơ sở kiện toàn 03 lực lượng hiện có là Công an xã bán chuyên trách,
lực lượng bảo vệ dân phố và Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng đang hoạt động và
tuyển chọn theo tiêu chuẩn, điều kiện quy định của Luật Lực lượng tham gia bảo
vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Sắp xếp, kiện toàn lực lượng đảm bảo phù hợp với
tình hình thực tế tại cơ sở; đủ về số lượng và tương quan giữa các Tổ bảo vệ
ANTT trên địa bàn, không để nơi thừa, nơi thiếu, đáp ứng khung tiêu chuẩn theo
quy định của Luật; thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại các văn bản
quy phạm pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và là cánh tay
nối dài của lực lượng Công an cơ sở.
- Đảm bảo chế độ chính sách; trang bị trang phục,
huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận lần đầu và theo niên hạn hằng
năm; trang bị phương tiện, thiết bị; tổ chức công tác huấn luyện, bồi dưỡng, diễn
tập, hội thi theo yêu cầu và kế hoạch được phê duyệt; bảo đảm điều kiện hoạt động
cho lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.1. Năm 2024
Thành lập, kiện toàn tổ chức các Tổ bảo vệ ANTT ở cơ
sở theo quy định của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và
quy định của tỉnh phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương, đảm bảo 100%
xóm, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh thành lập được Tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở để ra mắt
và hoạt động từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ
trong tình hình hiện nay.
Đảm bảo 100% Tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở và các thành
viên được trang bị trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy chứng nhận lần
đầu; trang bị phương tiện, thiết bị phù hợp với đặc điểm tình hình của từng địa
phương. Đến hết năm 2024 có 100% thành viên Tổ bảo vệ ANTT ở cơ sở được huấn
luyện, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ theo quy định.
2.2.2. Hằng năm
Trang bị trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu,
giấy chứng nhận, trang bị phương tiện, thiết bị theo niên hạn cho lực lượng
tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp
vụ theo quy định.
3. Yêu cầu
- Bám sát chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh để tổ
chức triển khai thực hiện Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ
sở và các văn bản có liên quan theo đúng yêu cầu và tiến độ.
- Xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở đủ
về số lượng, đảm bảo chất lượng, hoạt động hiệu quả, góp phần tăng cường bảo đảm
ANTT ở cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay.
- Việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phải
đảm bảo tính đồng bộ, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện thực
tế của địa phương.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý
điều hành tập trung, thống nhất, hiệu quả của chính quyền các cấp của tỉnh và sự
hướng dẫn chỉ đạo về nghiệp vụ của lực lượng Công an; nâng cao vai trò, trách
nhiệm của các ngành, đoàn thể và của toàn xã hội, huy động nguồn lực phù hợp điều
kiện kinh tế - xã hội của địa phương đầu tư cho lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở
cơ sở đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
2. Sắp xếp, bố trí lực lượng
2.1. Cơ cấu tổ chức
Số lượng Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và số lượng
thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự thực hiện theo Nghị quyết của Hội đồng
nhân dân tỉnh quy định tiêu chí thành lập và tiêu chí về số lượng thành viên Tổ
bảo vệ an ninh, trật tự; mức hỗ trợ, mức bồi dưỡng, mức trợ cấp và các mức chi
khác cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.
2.2. Tiêu chuẩn, điều kiện tham gia lực lượng tham
gia bảo vệ ANTT ở cơ sở
Thực hiện theo quy định tại Điều 13 Luật Lực lượng
tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
2.3. Hồ sơ, trình tự, thủ tục tuyển chọn, thành lập
lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở
Thực hiện theo quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5
Thông tư số 14/2024/TT-BCA ngày 22 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an
quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật
tự ở cơ sở.
2.4. Phương án bố trí, sắp xếp lực lượng tham gia bảo
vệ ANTT ở cơ sở
Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được củng cố, kiện
toàn từ 03 lực lượng hiện có là Công an xã bán chuyên trách; lực lượng bảo vệ
dân phố; Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng. Nếu không có đủ số lượng thành viên
sau khi kiện toàn thì tổ chức tuyển chọn mới theo quy định của Luật Lực lượng
tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và Thông tư số 14/2024/TT-BCA ngày 22
tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều của Luật
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
3. Đảm bảo các điều kiện hoạt động
của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở
3.1. Bố trí địa điểm làm việc
Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm bố trí nơi
làm việc cho lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở tại địa điểm, nơi sinh hoạt
cộng đồng ở xóm, tổ dân phố (Nhà văn hóa của xóm, tổ dân phố) hoặc địa điểm,
nơi làm việc của Công an cấp xã hoặc địa điểm, nơi làm việc khác phù hợp với
yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ
sở, đảm bảo phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của địa phương.
3.2. Trang bị trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển
hiệu, giấy chứng nhận; phương tiện, thiết bị; công tác tập huấn, diễn tập, hội
thi bảo đảm điều kiện hoạt động cho lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở
a) Về trang phục, huy hiệu, phù hiệu, biển hiệu, giấy
chứng nhận của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở: Thực hiện theo quy định
tại Điều 3 Nghị định số 40/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2024 của Chính phủ
quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật
tự ở cơ sở; các văn bản hướng dẫn thi hành và theo các quy định của tỉnh Thái
Nguyên.
b) Về trang bị phương tiện, thiết bị: Thực hiện
theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 40/2024/NĐ-CP ngày 16 tháng 4 năm 2024 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an
ninh, trật tự ở cơ sở; các văn bản hướng dẫn thi hành và theo các quy định của
tỉnh Thái Nguyên.
c) Về tập huấn, bồi dưỡng: Người tham gia lực lượng
bảo vệ ANTT ở cơ sở được huấn luyện, bồi dưỡng, diễn tập, hội thi theo quy định
tại Điều 6 Thông tư số 14/2024/TT-BCA ngày 22 tháng 4 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ
Công an quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an
ninh, trật tự ở cơ sở. Ngoài ra, lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở tham
gia huấn luyện, bồi dưỡng, diễn tập, hội thi được hưởng chế độ theo các quy định
hiện hành về chế độ công tác phí, hội nghị; pháp luật về thi đua, khen thưởng
và các khoản chi khác theo quy định hiện hành.
d) Về chế độ, chính sách:
- Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024 thực hiện mức hỗ trợ
thường xuyên hằng tháng, mức bồi dưỡng, mức trợ cấp và các mức chi khác cho người
tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở theo quy định của pháp luật hiện hành và Nghị quyết
của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Thực hiện giải quyết chế độ, chính sách đối với
Công an xã bán chuyên trách; lực lượng bảo vệ dân phố; Đội trưởng, Đội phó đội
dân phòng nghỉ công tác theo quy định hiện hành.
4. Thực hiện, duy trì chế độ hoạt
động của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở
4.1. Quan hệ công tác, phối hợp, hỗ trợ trong tổ chức,
hoạt động, thực hiện nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở
Thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật Lực lượng
tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
4.2. Chức năng, nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo
vệ ANTT ở cơ sở
Thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9,
Điều 10, Điều 11, Điều 12 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ
sở.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí trong dự
toán ngân sách hằng năm của tỉnh và của các địa phương cấp huyện, cấp xã trên địa
bàn tỉnh.
2. Các cơ quan, đơn vị, địa phương được giao nhiệm
vụ nêu trong Đề án có trách nhiệm lập kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện theo
đúng quy định của pháp luật, báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực
hiện./.