HỘI ÐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3i/2006/NQBT-HÐND5
|
Huế, ngày 10 tháng 4
năm 2006
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ NHÀ VƯỜN HUẾ GIAI ĐOẠN 2006 -
2010
HỘI ÐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
KHÓA V, KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN 3
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Sau khi xem xét Tờ trình của UBND tỉnh về Đề án “Chính
sách bảo vệ nhà vườn Huế giai đoạn 2006-2010”; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế
và Ngân sách và ý kiến thảo luận của các đại biểu,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Tán thành và thông qua đề án “Chính sách bảo vệ nhà vườn Huế giai đoạn 2006 - 2010”, với một số nội dung chủ yếu sau:
Nhà vườn Huế
là tài sản quý giá
góp
phần tạo nên đặc trưng văn hóa Huế, có lịch
sử ra đời, tồn tại và phát triển gắn với quá trình đô thị hóa của Huế. Bởi vậy, gìn giữ,
bảo tồn, tôn tạo nhà vườn Huế là một trong những nội dung quan trọng của việc gìn giữ di sản văn hoá Huế, đây là trách nhiệm, nghĩa vụ không chỉ của chủ nhân các nhà
vườn Huế mà còn là trách nhiệm của cộng đồng, xã hội và chính quyền các cấp. Để
bảo tồn, tôn tạo và khai thác có hiệu quả, bên cạnh việc vận động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của chủ nhân các nhà vườn, cộng đồng và toàn xã hội, khuyến khích
mọi tổ chức, cá nhân tham gia
vào
quá trình này; cần phải có có cơ chế, chính sách hỗ
trợ
về vốn, về đất ở, nhà ở và hỗ trợ tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nhân các nhà vườn trong quá trình gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo và khai
thác
nhà vườn Huế.
1. Đối tượng:
Là các nhà vườn truyền thống Huế tiêu biểu, một tổ hợp kiến trúc – cảnh quan
đặc
trưng của Huế, bao gồm 2 yếu tố cơ bản là Nhà và Vườn: Nhà là công trình kiến
trúc cổ theo kiểu kiến trúc nhà rường truyền thống đặc trưng; Vườn là cảnh quan bao quanh nhà, có mối quan hệ hữu cơ với nhà để tạo thành một không gian văn hóa
hoàn
chỉnh, là nơi có trồng các loại cây xanh gồm cây cảnh, cây hoa và cây ăn trái cùng với các công trình kiến trúc, hình thức tạo cảnh xưa như cổng, bình phong, hàng dậu cây xanh, hòn non bộ...
2. Mục tiêu:
2.1 Hỗ trợ bảo tồn, tôn tạo và khai thác có chọn lọc, ưu tiên các nhà vườn ở các
địa
bàn, tuyến phố, khu vực, cụm dân cư có khả năng xây dựng thành cụm điểm hoạt
động dịch vụ, du lịch.
2.2 Giai đoạn trước mắt (2006-2010) tập trung hỗ trợ cho khoảng 150 nhà vườn nằm
trong danh sách được phê duyệt. Kết quả thực hiện của giai đoạn này sẽ là cơ sở
thực tiễn quan trọng để đề ra các cơ chế, chính sách phù hợp cho các giai đoạn tiếp theo nhằm bảo vệ, tôn tạo và
phát huy các giá trị của nhà vườn truyền thống Huế.
3. Các chính sách cụ thể.
3.1.Chính sách hỗ trợ
về tài chính.
a) Hỗ trợ trùng tu, tôn
tạo
nhà:
- Hỗ trợ 100% chi phí khảo sát, thiết kế trùng tu nhà vườn cho tất cả các đối tượng nhà vườn thuộc danh mục cần phải bảo tồn.
- Khuyến khích các chủ
nhà
vườn tự
bỏ vốn trùng tu. Đối
với các nhà vườn
không đủ điều kiện tự bỏ vốn trùng tu được xem xét cho vay không lãi vốn trùng tu
nhà vườn từ quỹ bảo tồn nhà vườn; mức
vốn cho vay từ 60-70% dự toán trùng tu được duyệt, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/hộ và chủ nhà vườn phải có 30-40 % vốn đối ứng để thực hiện trùng tu. Thời gian vay từ 5-10 năm.
- Đối với một số nhà vườn thật sự có giá trị tiêu biểu, mang đậm nét văn hoá nhà vườn truyền thống Huế nhất thiết phải bảo tồn (số lượng hạn chế 3-5nhà/năm) tuỳ
theo điều kiện cụ thể để xét hỗ trợ kinh phí trùng tu, tôn tạo nhà, nhưng không vượt
quá
100 triệu đồng/nhà.
b) Hỗ trợ lập
vườn:
Các hộ có nhu cầu lập vườn tạo cảnh quan sinh thái, nâng cao giá trị nhà vườn phục vụ dịch vụ, du lịch được xem xét hỗ trợ như sau:
- Hỗ trợ tiền mua
cây giống, tối đa không quá 5 triệu đồng/hộ.
- Được xét cho vay
vốn
không lãi
từ quỹ bảo
tồn
nhà
vườn,
mức
vay
theo
phương án được duyệt, nhưng không quá 30 triệu đồng/hộ. Thời gian vay không quá 5 năm.
3.2. Chính sách
hỗ trợ
nhà ở, đất
ở,
mua lại nhà vườn:
a) Hỗ trợ tiền mua đất
ở,
nhà ở chung cư:
Các hộ nhà vườn truyền thống Huế nằm trong danh sách được duyệt khi có nhu cầu cấp thiết về nhà ở, đất ở (cần phải tách hộ) sẽ được Nhà nước xem xét hỗ trợ tiền
để
mua đất ở, nhà ở chung cư nhằm
bảo
vệ nguyên trạng khối nhà vườn của gia đình.
Hình thức hỗ trợ
bằng tiền. Cụ thể:
- Mức hỗ trợ mua nhà chung cư: ngoài việc được xem xét giảm giá đất và giá bán nhà trong các dự án xây nhà chung cư cho người có thu nhập thấp còn được hỗ trợ
tiền mua
nhà chung cư với mức
50.000.000đ/hộ (năm mươi triệu đồng).
- Hỗ trợ mua
đất phân
lô:
với mức 30.000.000đ/hộ (ba mươi triệu đồng). Trường hợp hộ gia đình khó khăn về kinh tế không có khả năng nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước một lần, thì được xem xét cho trả dần số tiền sử dụng đất còn lại trong thời gian 5 năm kể
từ
ngày được giao đất.
b) Hỗ trợ mua lại nhà vườn:
Đối với những nhà vườn thực sự có giá trị tiêu biểu cần phải giữ gìn, bảo tồn
nguyên trạng mà chủ nhân nhà vườn không có khả năng tiếp tục bảo tồn, có nhu cầu
bán toàn bộ nhà vườn để cải thiện đời sống gia đình hoặc để phân chia, thừa kế bằng
tiền cho con cháu, anh em trong dòng tộc thì áp dụng chính sách mua lại nhà vườn
như
sau:
- Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân có
điều
kiện quản lý, bảo vệ
và sử
dụng nhà vườn có hiệu quả mua lại
nguyên trạng trên cơ sở
bàn
bạc, thoả thuận giữa
các bên liên quan. Các
doanh nghiệp và cá nhân này phải tiếp tục thực hiện các quy định về bảo vệ nhà vườn và sẽ được
hưởng các chính sách bảo vệ nhà vườn theo nghị quyết này.
- Trường hợp giải pháp trên không thực hiện được thì chính quyền địa phương
sẽ
xem xét hỗ trợ cho các cơ quan, các đơn vị chức năng mua lại nguyên trạng nhà
vườn theo giá thoả thuận. Các cơ quan, đơn vị tiếp tục quản lý, bảo tồn và khai thác nhà vườn theo quy chế về
bảo
vệ nhà vườn Huế.
Chính sách hỗ trợ tiền mua đất ở, mua nhà ở chung cư cho các hộ gia đình có nhu cầu cấp thiết về nhà ở,
đất ở chỉ được thực hiện một lần và phải có cam kết của
chủ
nhân nhà vườn, kể cả khi chuyển đổi quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất theo
nguyên trạng, thì chủ nhân nhà vườn nhận chuyển nhượng(chủ nhân mới) phải tuân thủ cam kết đó.
3.3. Chính sách
hỗ trợ
các hoạt động sản xuất kinh
doanh.
a) Về hoạt động tham quan, du
lịch:
- Thiết lập và đưa các điểm
tham quan du lịch nhà vườn vào các tuyến du lịch cụ
thể.
- Có phương án tổ chức bán vé tham quan các nhà vườn trong các tuyến tham quan để tạo nguồn thu cho các
hộ
gia đình cải thiện
đời
sống và tiếp tục công tác
bảo
vệ,
trùng tu, tôn tạo nhà vườn truyền thống Huế.
b) Hỗ trợ các hoạt động kinh
doanh
dịch vụ
tại
nhà vườn:
- Đối với các nhà vườn hoạt động kinh doanh ẩm
thực Huế, ca nhạc truyền thống Huế, dịch vụ lưu trú tại nhà vườn có thời hạn trên
1 năm được hỗ trợ
15
triệu đồng/hộ để
xây
mới nhà vệ sinh và
trang bị phòng ngủ cho khách lưu trú.
- Hỗ trợ tối đa không quá
5 triệu đồng/hộ để đào tạo nghề, phục vụ các
hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà vườn.
c) Cho vay vốn
kinh
doanh:
Các hộ nhà vườn có nhu cầu vay vốn kinh doanh, có phương án kinh doanh hiệu quả sẽ được vay vốn kinh doanh từ quỹ bảo tồn nhà vườn và
không tính lãi suất. Thời
hạn vay không quá 3 năm.
- Mức vốn vay tối đa không quá
30
triệu đồng/hộ.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện:
Hội đồng nhân dân tỉnh nhất trí giao cho Uỷ ban nhân dân tỉnh nghiên cứu lập quỹ bảo tồn nhà vườn;
ban hành các văn bản quy định cụ thể
về
quản lý và chính sách
bảo vệ nhà vườn Huế để triển khai thực hiện Nghị quyết. Qúa trình thực hiện nếu có
vấn
đề phát sinh,
Uỷ
ban nhân dân
tỉnh trình
Hội
đồng nhân
dân
tỉnh để
xem
xét quyết định.
Thời gian có hiệu lực của Nghị quyết này là
5 năm, từ năm 2006 -
2010.
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các
Ban Hội đồng nhân dân, các đại biểu
Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh phổ biến, giám sát và đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết theo nhiệm vụ,
quyền hạn đã
được pháp luật quy định.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế khóa V, kỳ họp bất thường lần thứ 3 thông qua./.