HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
35/2010/NQ-HĐND7
|
Thủ
Dầu Một, ngày 10 tháng 12 năm 2010
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC PHÍ TRONG NƯỚC, CHẾ ĐỘ CHI TỔ CHỨC HỘI
NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP TỈNH BÌNH DƯƠNG
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
KHÓA VII - KỲ
HỌP THỨ 18
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP
ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 97/2010/TT-BTC
ngày 06 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính Quy định chế độ công tác phí, chế độ
chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp
công lập;
Sau khi xem xét Tờ trình số 3543/TTr-UBND
ngày 18 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về chế độ công tác phí trong
nước, chế độ chi tổ chức hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự
nghiệp công lập; Báo cáo thẩm tra số 66/BC-HĐND-KTNS ngày 02 tháng 12 năm 2010
của Ban Kinh tế-Ngân sách và ý kiến của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Quy định chế độ công tác
phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị
sự nghiệp công lập (phụ lục kèm theo).
Thời gian thực hiện: kể từ ngày 01 tháng
01 năm 2011.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định thực hiện Nghị
quyết này và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Bãi bỏ Nghị quyết số
12/2008/NQ-HĐND7 ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương
về chế độ công tác phí trong nước, chế độ chi hội nghị đối với các cơ quan, đơn
vị có sử dụng ngân sách nhà nước.
Điều 4. Thường trực Hội đồng nhân
dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân
dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân
tỉnh Bình Dương khóa VII, kỳ họp thứ 18 thông qua./.
PHỤ LỤC
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC PHÍ TRONG NƯỚC, CHẾ ĐỘ CHI TỔ CHỨC
HỘI NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
(Kèm theo Nghị quyết số
35/2010/NQ-HĐND7 ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh)
Phần I
CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC PHÍ
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ CÔNG TÁC PHÍ
1. Cán
bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật làm việc
trong các cơ quan, đơn vị; sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn, công nhân,
viên chức, lao động hợp đồng trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân
(gọi tắt là cán bộ, công chức) được cấp có thẩm quyền cử đi công tác trong nước;
Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi tham gia hoạt động của Hội đồng nhân
dân;
2. Đối
với cán bộ, công chức được các cơ quan tiến hành tố tụng mời ra làm nhân chứng
trong các vụ án có liên quan đến công việc chuyên môn cũng được áp dụng theo
các quy định này.
II. NỘI DUNG CHI VÀ MỨC
CHI CÔNG TÁC PHÍ
1. Thanh
toán tiền phương tiện đi công tác
a) Người
đi công tác được thanh toán tiền phương tiện đi lại bao gồm: tiền thuê phương
tiện chiều đi và về từ nhà đến sân bay, ga tàu, bến xe; vé máy bay, vé tàu, xe
vận tải công cộng từ cơ quan để di chuyển đến nơi công tác và theo chiều ngược
lại; tiền phương tiện đi lại tại địa phương nơi đến công tác: từ chỗ nghỉ đến
chỗ làm việc, từ sân bay, ga tàu, bến xe về nơi nghỉ (lượt đi và lượt về); cước
qua phà, qua đò cho bản thân và phương tiện của người đi công tác; phí sử dụng
đường bộ và cước chuyên chở tài liệu phục vụ cho chuyến đi công tác (nếu có) mà
người đi công tác đã trực tiếp chi trả. Trường hợp cơ quan, đơn vị nơi cử cán bộ
đi công tác và cơ quan, đơn vị nơi cán bộ đến công tác đã bố trí phương tiện vận
chuyển thì người đi công tác không được thanh toán các khoản chi phí này.
b) Quy
định về tiêu chuẩn mua vé máy bay đi công tác trong nước
Đối với các cơ quan, đơn vị được giao
quyền tự chủ tài chính, căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị, căn cứ tính
chất công việc của chuyến đi công tác và trong phạm vi nguồn kinh phí được
giao, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét duyệt cho cán bộ, công chức được thanh
toán tiền phương tiện đi công tác bằng phương tiện máy bay, tàu hỏa, xe ô tô hoặc
phương tiện thô sơ bảo đảm nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.
Các trường hợp được thanh toán tiền vé
máy bay bao gồm:
- Hạng
ghế thương gia (Business class hoặc C class) dành cho đối tượng: cán bộ lãnh đạo
hưởng bảng lương chức vụ lãnh đạo, hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo ban hành kèm
theo Nghị quyết số 730/NQ-UBTVQH ngày 30 tháng 9 năm 2004 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội, Quyết định số 128-QĐ-TW ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng hoặc Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của
Chính phủ có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,3 trở lên;
- Hạng
ghế thường: dành cho các chức danh cán bộ, công chức còn lại.
Những người không được duyệt, nhưng nếu
đi công tác bằng phương tiện máy bay (khi có vé máy bay) thì chỉ được thanh
toán tiền tàu xe tương đương với giá cước vận tải ôtô hành khách công cộng
thông thường hoặc theo giá cước vận tải đường sắt (vé nằm).
2. Thanh
toán khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác
a) Đối
với các đối tượng cán bộ lãnh đạo có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô đưa đi công
tác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng cơ quan không bố trí được xe ô
tô cho người đi công tác mà người đi công tác phải tự túc phương tiện khi đi
công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên (đối với khu vực vùng cao, hải đảo;
miền núi khó khăn, vùng sâu) và từ 15 km trở lên (đối với vùng còn lại) thì được
cơ quan, đơn vị thanh toán tiền khoán tự túc phương tiện khi đi công tác. Mức
thanh toán khoán tự túc phương tiện được tính theo số ki lô mét (km) thực tế và
đơn giá thuê xe. Đơn giá thuê xe do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định căn cứ
đơn giá thuê xe phổ biến đối với phương tiện loại trung bình tại địa phương và
phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị;
b) Đối
với các đối tượng cán bộ, công chức không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi
đi công tác, nhưng nếu cán bộ đi công tác cách trụ sở cơ quan từ 10 km trở lên
(đối với khu vực vùng cao, hải đảo; miền núi khó khăn, vùng sâu) và từ 15 km trở
lên (đối với vùng còn lại) mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được
thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện theo số km thực đi nhân với đơn giá
khoán (bao gồm tiền nhiên liệu và khấu hao xe).
3. Phụ
cấp lưu trú
a) Phụ
cấp lưu trú là khoản tiền do cơ quan, đơn vị chi cho người đi công tác để hỗ trợ
thêm cùng với tiền lương nhằm đảm bảo tiền ăn và tiêu vặt cho người đi công
tác, được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác trở về
cơ quan, đơn vị (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến
công tác), được thanh toán theo quy định như sau:
Tiêu chí để Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
quyết định mức phụ cấp lưu trú: số giờ thực tế đi công tác trong ngày; số ngày
đi công tác và có tính thêm thời gian phải làm ngoài giờ hành chính (bao gồm cả
thời gian đi trên đường), quãng đường đi công tác... và phải được quy định
trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị (trong nguồn kinh phí được
giao tự chủ đối với cơ quan quản lý hành chính, đảng, đoàn thể và nguồn kinh
phí thường xuyên đối với các đơn vị sự nghiệp) cụ thể:
- Trường
hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày):
+ Từ 11 km đến dưới 20km, mức chi không
quá 50.000 đồng/ngày;
+ Từ 20 km trở lên, mức chi không quá
100.000 đồng/ngày.
- Trường
hợp đi công tác (ở lại nơi công tác):
+ Từ 11 km đến dưới 20 km, mức chi không
quá 100.000 đồng/ngày;
+ Từ 20 km trở lên, mức chi không quá
150.000 đồng/ngày.
Riêng trường hợp đi công tác ở quận thuộc
thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần
Thơ, thành phố Đà Nẵng và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh. Mức chi tối đa
không quá 180.000 đồng/ngày.
b) Cán
bộ, công chức ở đất liền được cử đi công tác làm nhiệm vụ trên biển, đảo thì được
hưởng mức phụ cấp lưu trú tối đa là 200.000 đồng/người/ngày thực tế đi biển, đảo
(áp dụng cho cả những ngày làm việc trên đảo, những ngày đi, về trên biển);
trong trường hợp một số ngành đặc thù đã được cấp có thẩm quyền quy định về chế
độ chi bồi dưỡng khi đi công tác trên biển, đảo thì được chọn chế độ quy định
cao nhất để thanh toán chi trả cho cán bộ, công chức.
4. Thanh
toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác
Các đối tượng cán bộ, công chức được cơ
quan, đơn vị cử đi công tác được thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ theo một trong
hai hình thức như sau:
a) Thanh
toán theo hình thức khoán
- Đi
công tác ở quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải
Phòng, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng và thành phố là đô thị loại I thuộc
tỉnh. Mức khoán tối đa không quá 420.000 đồng/ngày/người;
- Đi
công tác tại huyện thuộc các thành phố trực thuộc Trung ương, tại thị xã, thành
phố còn lại thuộc tỉnh: mức khoán tối đa không quá 300.000 đồng/ngày/người;
- Đi
công tác tại các vùng còn lại: mức khoán tối đa không quá 240.000 đồng/ngày/người;
- Đối với
các đối tượng Lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3 của các cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp và các chức danh tương đương thuộc cơ quan Đảng, mặt
trận và các đoàn thể, nếu nhận khoán thì mức khoán tối đa không quá 1.000.000 đồng/ngày/người,
không phân biệt nơi đến công tác.
Trường hợp cán bộ đi công tác do phải
hoàn thành công việc đến cuối ngày, hoặc do chỉ đăng ký được phương tiện đi lại
(vé máy bay, tàu hỏa, ô tô) từ 18h đến 24h cùng ngày, thì được thanh toán tiền
nghỉ của nửa ngày nghỉ thêm tối đa bằng 50% mức khoán phòng tương ứng.
b) Thanh
toán theo hóa đơn thực tế
Trong trường hợp người đi công tác không
nhận thanh toán theo hình thức khoán tại điểm a nêu trên thì được thanh toán
theo giá thuê phòng thực tế (có hóa đơn hợp pháp) do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị
duyệt theo tiêu chuẩn thuê phòng như sau:
- Đi
công tác tại các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố
Hải Phòng, thành phố Cần Thơ, thành phố Đà Nẵng; thành phố là đô thị loại I thuộc
tỉnh:
+ Đối với các đối tượng Lãnh đạo có hệ số
phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3 của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và
các chức danh tương đương thuộc cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể: được
thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 1.200.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu
chuẩn một người/1 phòng;
+ Đối với các đối tượng, cán bộ công chức
còn lại: được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 900.000 đồng/ngày/phòng
theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
- Đi
công tác tại các vùng còn lại:
+ Đối với các đối tượng Lãnh đạo có hệ số
phụ cấp chức vụ từ 1,25 đến 1,3 của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và
các chức danh tương đương thuộc cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể: được
thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 1.000.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu
chuẩn một người/1 phòng;
+ Đối với các đối tượng, cán bộ công chức
còn lại: được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 600.000 đồng/ngày/phòng
theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.
- Trường
hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới
(đối với các đối tượng, cán bộ công chức còn lại), thì được thuê phòng riêng
theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng tối đa không được vượt mức tiền thuê
phòng của những người đi cùng đoàn (theo tiêu chuẩn 2 người/phòng);
- Trường
hợp cán bộ công chức được cử đi công tác cùng đoàn với các chức danh lãnh đạo
có tiêu chuẩn thuê phòng khách sạn cao hơn tiêu chuẩn của cán bộ công chức, thì
được thanh toán theo mức giá thuê phòng thực tế của loại phòng tiêu chuẩn
(phòng Standard) tại khách sạn nơi các chức danh lãnh đạo nghỉ và theo tiêu chuẩn
2 người/phòng.
Trường hợp cán bộ, công chức đi công tác
đến nơi cơ quan, đơn vị đã bố trí được chỗ nghỉ không phải trả tiền thuê chỗ
nghỉ, thì người đi công tác không được thanh toán khoản tiền khoán thuê chỗ nghỉ.
Nếu phát hiện những trường hợp cán bộ đã được cơ quan, đơn vị nơi đến công tác
bố trí chỗ nghỉ không phải trả tiền nhưng vẫn đề nghị cơ quan, đơn vị cử đi
công tác thanh toán khoản tiền khoán thuê chỗ nghỉ, thì người đi công tác phải
nộp lại số tiền đã thanh toán cho cơ quan, đơn vị đồng thời phải bị xử lý kỷ luật
theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức.
5. Thanh
toán khoán tiền công tác phí theo tháng
Đối với cán bộ cấp xã thường xuyên phải
đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng; cán bộ thuộc các cơ quan, đơn vị còn lại
phải thường xuyên đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng (như: văn thư; kế
toán giao dịch; cán bộ kiểm lâm đi kiểm tra rừng; cán bộ các cơ quan tố tụng đi
điều tra, kiểm sát, xác minh, tống đạt...); thì tùy theo đối tượng, đặc điểm
công tác và khả năng kinh phí, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quy định mức khoán tiền
công tác phí theo tháng cho cán bộ đi công tác lưu động để hỗ trợ cán bộ tiền gửi
xe, xăng xe, nhưng tối đa không quá 300.000 đồng/người/tháng và phải được quy định
trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Các đối tượng cán bộ nêu trên nếu được cấp
có thẩm quyền cử đi thực hiện nhiệm vụ theo các đợt công tác cụ thể, thì được
thanh toán tiền phương tiện đi lại, phụ cấp lưu trú theo khoản 1, khoản 2, khoản
3, Mục II, Phần I quy định này; đồng thời vẫn được hưởng khoản tiền công tác
phí khoán theo tháng nếu đủ điều kiện đi công tác lưu động trên 10 ngày/tháng.
6. Trường
hợp đi công tác theo đoàn công tác phối hợp liên ngành, liên cơ quan
a) Trường
hợp cơ quan, đơn vị có nhu cầu trưng tập cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ
quan, đơn vị khác đi phối hợp công tác liên ngành nhằm thực hiện nhiệm vụ chính
trị của cơ quan, đơn vị đó; trưng tập tham gia các đề tài nghiên cứu cơ bản thì
cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác liên ngành có trách nhiệm thanh toán toàn
bộ chi phí cho đoàn công tác gồm: tiền tàu xe đi lại, cước hành lý, cước mang
tài liệu, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ nghỉ tại nơi đến công tác theo mức chi
quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị chủ trì;
b) Trường
hợp đi công tác theo đoàn phối hợp liên ngành, liên cơ quan do Thủ trưởng cơ
quan quản lý nhà nước cấp trên triệu tập trưng dụng; hoặc phối hợp để cùng thực
hiện các phần việc thuộc nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị, thì cơ
quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác chịu trách nhiệm chi tiền tàu xe đi lại và
cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có) cho người đi công tác
trong đoàn. Trường hợp các cá nhân thuộc thành phần đoàn công tác không đi tập
trung theo đoàn đến nơi công tác thì cơ quan, đơn vị cử người đi công tác thanh
toán tiền tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu
có) cho người đi công tác.
Ngoài ra, cơ quan, đơn vị cử người đi
công tác có trách nhiệm thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho
người thuộc cơ quan mình cử đi công tác.
7. Đối
với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp khi đi công tác thực hiện nhiệm vụ của đại
biểu Hội đồng nhân dân (tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân, họp Ban của Hội đồng
nhân dân, giám sát, tiếp xúc cử tri...) thì được thanh toán tiền công tác phí từ
nguồn kinh phí hoạt động của Hội đồng nhân dân.
8. Trường
hợp cán bộ, công chức được các cơ quan tiến hành tố tụng mời ra làm nhân chứng
trong các vụ án có liên quan đến công việc chuyên môn, thì do cơ quan tiến hành
tố tụng thanh toán công tác phí cho nhân chứng từ nguồn kinh phí của cơ quan tiến
hành tố tụng.
Đối với các cơ quan, đơn vị chưa được
giao quyền tự chủ tài chính; các cơ quan, đơn vị sử dụng từ nguồn kinh phí
không tự chủ (đối với các cơ quan quản lý hành chính, đảng, đoàn thể) và nguồn
kinh phí không thường xuyên (đối với các đơn vị sự nghiệp), khi thực hiện thanh
toán chế độ công tác phí gồm: phương tiện đi lại công tác (kể cả vé máy bay);
phụ cấp lưu trú; thanh toán tiền thuê phòng nghỉ; đi công tác theo đoàn phối hợp
liên ngành, liên cơ quan thì phải được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.
Phần II
CHẾ ĐỘ CHI TIÊU HỘI NGHỊ
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM
VI ÁP DỤNG
1. Đối
tượng áp dụng chế độ chi tiêu hội nghị bao gồm: các hội nghị sơ kết và tổng kết
chuyên đề, hội nghị tổng kết năm, hội nghị tập huấn triển khai nhiệm vụ công
tác do các cơ quan hành chính nhà nước tổ chức được quy định tại Quyết định số
114/2006/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định
chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước và được Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các cấp phê duyệt chủ trương cho tổ chức hội nghị.
2. Kỳ họp
của Hội đồng nhân dân, phiên họp của Thường trực Hội đồng nhân dân và cuộc họp
các Ban của Hội đồng nhân dân; các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức chính
trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị sự
nghiệp công lập, có sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp áp dụng chế độ
chi tiêu hội nghị theo quy định này.
Riêng Đại hội Đảng các cấp, hội nghị của
các cơ quan thuộc Đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện theo quy định riêng của cấp
có thẩm quyền.
II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Nội
dung chi và mức chi tổ chức hội nghị
Cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị được
chi các nội dung sau:
a) Tiền
thuê hội trường trong những ngày tổ chức hội nghị (trong trường hợp cơ quan,
đơn vị không có địa điểm phải thuê hoặc có nhưng không đáp ứng được số lượng đại
biểu tham dự); thuê máy chiếu, trang thiết bị trực tiếp phục vụ hội nghị;
b) Tiền
tài liệu; bút, giấy (nếu có) cho đại biểu tham dự hội nghị; chi thuê giảng
viên, bồi dưỡng báo cáo viên;
c) Tiền
thuê phương tiện đưa đón đại biểu từ nơi nghỉ đến nơi tổ chức cuộc họp trong
trường hợp cơ quan, đơn vị không có phương tiện hoặc có nhưng không đáp ứng được
số lượng đại biểu;
d) Tiền
nước uống trong cuộc họp;
đ) Chi hỗ trợ tiền ăn, thuê chỗ nghỉ, tiền
phương tiện đi lại cho đại biểu là khách mời không hưởng lương từ ngân sách nhà
nước.
Chi bù thêm phần chênh lệch (giữa mức
chi thực tế do tổ chức ăn tập trung với mức đã thu tiền ăn từ tiền công tác
phí) của các đại biểu hưởng lương từ ngân sách nhà nước, đại biểu thuộc các đơn
vị sự nghiệp công lập (bao gồm đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và
đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động) và đại biểu thuộc các
doanh nghiệp.
e) Các
khoản chi khác như: tiền làm thêm giờ, tiền thuốc chữa bệnh thông thường, trang
trí hội trường v.v...
Đối với các khoản chi về khen thưởng thi
đua trong cuộc họp tổng kết hàng năm, chi cho công tác tuyên truyền không được
tính trong kinh phí tổ chức hội nghị, mà phải tính vào khoản chi khen thưởng,
chi tuyên truyền của cơ quan, đơn vị.
2. Một
số mức chi cụ thể:
a) Mức
chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là khách mời không thuộc diện hưởng lương từ
ngân sách nhà nước như sau:
- Hội
nghị do cấp tỉnh tổ chức
+ Đại hội: mức chi hỗ trợ tiền ăn không
quá 120.000 đồng/ngày/người;
+ Hội nghị tổng kết năm, họp theo nhiệm
kỳ: mức chi hỗ trợ tiền ăn không quá 110.000 đồng/ngày/người;
+ Hội nghị sơ kết, tổng kết chuyên đề: mức
chi hỗ trợ tiền ăn không quá 100.000 đồng/ngày/người;
+ Hội nghị tập huấn: mức chi hỗ trợ tiền
ăn không quá 90.000 đồng/ngày/người.
- Hội
nghị do cấp huyện tổ chức
+ Đại hội: mức chi hỗ trợ tiền ăn không
quá 100.000 đồng/ngày/người;
+ Hội nghị tổng kết năm, họp theo nhiệm
kỳ: mức chi hỗ trợ tiền ăn không quá 90.000 đồng/ngày/người;
+ Hội nghị sơ kết, tổng kết chuyên đề: mức
chi hỗ trợ tiền ăn không quá 80.000 đồng/ngày/người;
+ Hội nghị tập huấn: mức chi hỗ trợ tiền
ăn không quá 70.000 đồng/ngày/người.
- Riêng
cuộc họp do xã, phường, thị trấn tổ chức (không phân biệt địa điểm tổ chức): mức
chi hỗ trợ tiền ăn tối đa không quá 60.000 đồng/ngày/người.
Mức chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu là
khách mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước nêu trên là căn cứ
để thực hiện hỗ trợ theo hình thức khoán bằng tiền cho đại biểu là khách mời
không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Trong trường hợp nếu phải tổ
chức nấu ăn tập trung, mức khoán nêu trên không đủ chi phí, thì Thủ trưởng cơ
quan, đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị căn cứ tính chất từng cuộc họp và trong
phạm vi nguồn ngân sách được giao quyết định mức chi hỗ trợ tiền ăn cho đại biểu
là khách mời không thuộc diện hưởng lương từ ngân sách nhà nước cao hơn mức
khoán bằng tiền, nhưng tối đa không vượt quá 130% mức khoán bằng tiền nêu trên;
đồng thời thực hiện thu tiền ăn từ tiền công tác phí của các đại biểu hưởng
lương từ ngân sách nhà nước theo mức tối đa bằng mức phụ cấp lưu trú quy định tại
quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị và được phép chi
bù thêm phần chênh lệch (giữa mức chi thực tế do tổ chức ăn tập trung với mức
đã thu tiền ăn từ tiền công tác phí của các đại biểu hưởng lương từ ngân sách
nhà nước, đại biểu thuộc các đơn vị sự nghiệp công lập và đại biểu từ các doanh
nghiệp).
b) Chi
hỗ trợ tiền nghỉ cho đại biểu là khách mời không hưởng lương từ ngân sách nhà
nước theo mức thanh toán khoán hoặc theo hóa đơn thực tế quy định về chế độ
thanh toán tiền công tác phí nêu tại khoản 4 Mục II, Phần I quy định này;
c) Chi
bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên đối với các cuộc họp tập huấn nghiệp vụ, các
lớp phổ biến, quán triệt triển khai cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước;
chi bồi dưỡng báo cáo tham luận trình bày tại hội nghị theo mức chi quy định hiện
hành của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức Nhà nước;
d) Chi
tiền nước uống trong cuộc họp: tối đa không quá mức 30.000 đồng/ngày(2 buổi)/đại
biểu;
đ) Chi hỗ trợ tiền phương tiện đi lại
cho đại biểu là khách mời không hưởng lương theo quy định về thanh toán chế độ
công tác phí tại quy định này;
e) Các
khoản chi phí thuê mướn khác phục vụ hội nghị như: thuê hội trường, in sao tài
liệu, thuê xe, thuê giảng viên ... phải có hợp đồng, giấy biên nhận hoặc hóa
đơn (trong trường hợp thuê dịch vụ)./.