Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND Quy chế hoạt động Hội đồng nhân dân Bà Rịa Vũng Tàu Khóa VI 2016 2021

Số hiệu: 33/2016/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Người ký: Nguyễn Hồng Lĩnh
Ngày ban hành: 04/08/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/2016/NQ-HĐND

Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 04 tháng 8 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA-VŨNG TÀU KHÓA VI, NHIỆM KỲ 2016-2021

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
KHÓA VI, KỲ HỌP THỨ HAI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;

Xét Tờ trình số 27/TTr-HĐND ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Khóa VI; Báo cáo thẩm tra số 50/BC-BPC ngày 25 tháng 7 năm 2016 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Khóa VI, Nhiệm kỳ 2016-2021.

Điều 2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Khóa VI, Kỳ họp thứ Hai thông qua ngày 04 tháng 8 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 14 tháng 8 năm 2016./.

 

 

CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Lĩnh

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU KHÓA VI, NHIỆM KỲ 2016 - 2021
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 33/2016/NQ-HĐND ngày 04 tháng 8 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND

Thường trực Hội đồng nhân dân (HDND) tỉnh, các Ban HĐND tỉnh do HĐND tỉnh bầu ra tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa. Nhiệm kỳ của Thường trực HĐND, các Ban HĐND bắt đầu từ khi được HĐND bầu ra và kết thúc khi HĐND khóa mới bầu ra Thường trực HĐND và các Ban HĐND.

Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND

Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và các đại biểu HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Khóa VI, Nhiệm kỳ 2016 - 2021 có trách nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015, Luật Tiếp công dân năm 2013 và các quy định tại Quy chế này.

Chương II

THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND tỉnh

Thường trực HĐND gồm có: Chủ tịch HĐND, các Phó chủ tịch HĐND, Trưởng các Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội và Chánh Văn phòng HĐND; thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức hoạt động theo quy định tại các điều 104, 105, 106, 107 của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;

Thường trực HĐND tỉnh hoạt động thường xuyên theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đảm bảo việc tổ chức các hoạt động của HĐND, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND. Thường trực HĐND tỉnh ban hành các quyết định cá biệt để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Các thành viên Thường trực HĐND làm việc và chịu trách nhiệm tập thể về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực HĐND trước HĐND; chịu trách nhiệm cá nhân trước Thường trực HĐND về nhiệm vụ, quyền hạn được Thường trực HĐND phân công, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Tham mưu, đề xuất với Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của HĐND tỉnh theo quy định của pháp luật;

2. Chủ tọa các kỳ họp HĐND tỉnh; chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các ban HĐND tỉnh; duyệt chương trình công tác tháng, quý, năm và các báo cáo quan trọng khác của HĐND, Thường trực HĐND và các ban HĐND tỉnh;

3. Chỉ đạo xây dựng chương trình hoạt động giám sát năm của HĐND tỉnh trình kỳ họp HĐND; tổ chức triển khai kế hoạch giám sát của Thường trực HĐND, các ban HĐND, các đại biểu và tổ đại biểu HĐND tỉnh theo chương trình giám sát năm của HĐND tỉnh; nghe các đoàn giám sát của HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh, các ban HĐND tỉnh báo cáo: Báo cáo kết quả giám sát, khảo sát; báo cáo kết quả thẩm tra các báo cáo, đề án do UBND tỉnh và các cơ quan chức năng trình HĐND tại các kỳ họp;

4. Xem xét, trả lời bằng văn bản các đề nghị, báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh (UBMTTQVN) và các đoàn thể nhân dân, đơn vị liên quan khác gửi tới Thường trực HĐND tỉnh theo quy định của pháp luật;

5. Đôn đốc hoạt động của các đại biểu, Tổ đại biểu HĐND tỉnh theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri của các tổ đại biểu HĐND tỉnh; tổng hợp báo cáo và giám sát việc trả lời, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri của các cấp, các ngành; chủ trì việc chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh;

6. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện chính sách, chế độ đối với đại biểu HĐND tỉnh, Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật và nghị quyết của HĐND tỉnh. Thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong lĩnh vực hoạt động HĐND theo quy định của Nhà nước;

7. Chỉ đạo xuất bản ấn phẩm “ Thông tin Đại biểu nhân dân”, “ Kỷ yếu kỳ họp Hội đồng nhân dân”, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm khác của HĐND. Tổ chức các lớp tập huấn, trao đổi kinh nghiệm hoạt động của HĐND, các đại biểu HĐND tỉnh, bàn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh;

8. Tổ chức các đoàn công tác của HĐND tỉnh. Phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức đón, tiếp các đoàn khách đến thăm và làm việc với HĐND tỉnh.

9. Tổ chức cho đại biểu HĐND tỉnh nghiên cứu, học tập Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, Quy chế hoạt động của HĐND, các văn bản pháp luật, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, các cấp, các ngành vào dự thảo Luật, Pháp lệnh và các văn bản khác theo yêu cầu và kế hoạch của Trung ương;

10. Tiếp dân, đôn đốc, giám sát, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức cho các đại biểu HĐND tiếp dân theo quy định của pháp luật.

11. Tham gia các cuộc họp và hoạt động chung của tỉnh theo chương trình, kế hoạch công tác của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh;

12. Giữ mối quan hệ và phối hợp công tác với UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; tạo điều kiện thuận lợi để Đoàn công tác của Quốc hội, của Chính phủ và các cơ quan Trung ương về địa phương công tác.

Điều 4. Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND tỉnh

Hoạt động giám sát của Thường trực HĐND tỉnh được thực hiện theo quy định từ Điều 66 đến Điều 75 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.

Chương III

CÁC BAN CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Ban HĐND tỉnh

HĐND tỉnh có 3 ban: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách và Ban Văn hóa - Xã hội, thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 109, 110, 111 của Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015.

Trưởng ban, Phó Trưởng ban, thành viên các ban của HĐND tỉnh hoạt động theo nguyên tắc tập thể và chịu trách nhiệm cá nhân trước HĐND, Thường trực HĐND tỉnh và tập thể Ban. Trưởng, Phó các ban của HĐND tỉnh có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại Điều 109 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, đồng thời thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:

1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình giám sát, chương trình công tác tháng, quý, 6 tháng và cả năm của Ban theo quy định của pháp luật và Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh trong lĩnh vực được phân công;

2. Tham mưu cho HĐND tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh thực hiện nhiệm vụ của HĐND theo quy định của pháp luật. Xem xét, quyết định những vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Ban;

3. Tổ chức đoàn giám sát thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; phân công các thành viên của Ban tham gia đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực HĐND tỉnh và của Quốc hội khi có yêu cầu; tham gia tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo về những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của Ban;

4. Các báo cáo kết quả khảo sát, thẩm tra của các Ban trước khi báo cáo với Thường trực HĐND tỉnh hoặc trình kỳ họp HĐND tỉnh phải thông qua tập thể Ban; trường hợp cần báo cáo gấp, không có thời gian họp Ban thì Trưởng ban và Phó Trưởng ban phải trao đổi thống nhất và báo cáo với Ban vào buổi họp gần nhất;

5. Tham gia các cuộc họp, các hoạt động chung của tỉnh theo kế hoạch và chương trình công tác của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.

Điều 6. Hoạt động giám sát của các Ban HĐND tỉnh

Các Ban của HĐND tỉnh thực hiện quyền giám sát theo quy định từ Điều 76 đến Điều 82 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.

Điều 7. Chế độ làm việc của các Ban HĐND tỉnh

Trưởng ban chịu trách nhiệm duy trì các hoạt động, điều hành chương trình công tác của Ban; triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Ban; phân công công tác đối với Phó Trưởng ban và các thành viên. Chấp hành sự phân công của Thường trực HĐND tỉnh, có trách nhiệm báo cáo công tác với HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và tập thể Ban.

Phó Trưởng ban và các thành viên của các Ban HĐND tỉnh cùng với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu công tác của Ban, chấp hành sự phân công và báo cáo công tác trước lãnh đạo Ban.

Các Ban HĐND tỉnh họp ít nhất ba tháng một lần. Trưởng, Phó các Ban hội ý công tác mỗi tháng ít nhất một lần bàn nội dung thực hiện nhiệm vụ của Ban.

Chương IV

ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của đại biểu HĐND tỉnh

1. Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân tỉnh, có trách nhiệm gương mẫu chấp hành và tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của HĐND tỉnh, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ công dân, đồng thời thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu nhân dân theo quy định tại các Điều 93 đến điều 103 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, với tinh thần trách nhiệm cao; giữ gìn phẩm chất đạo đức, xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân; nghiên cứu và nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các kiến thức về luật pháp, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để tham gia có hiệu quả vào các hoạt động của HĐND tỉnh;

2. Đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp của HĐND tỉnh theo quy định tại Điều 93 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015, các cuộc họp do Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng các ban HĐND tỉnh hoặc Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND tỉnh triệu tập mà đại biểu là thành viên. Khi có lý do chính đáng không tham dự họp được phải báo cáo và được người chủ tọa kỳ họp, chủ trì cuộc họp chấp thuận;

3. Khi tham dự kỳ họp, đại biểu HĐND tỉnh phải đeo phù hiệu đại biểu HĐND (Trường hợp bị mất hoặc vì lý do khác, đại biểu HĐND liên hệ trực tiếp với lãnh đạo Văn phòng HĐND tỉnh để giải quyết); nghiên cứu các văn bản, báo cáo, đề án trình tại kỳ họp, chuẩn bị các ý kiến tham gia thảo luận và chất vấn tại kỳ họp;

4. Đại biểu HĐND tỉnh có trách nhiệm tham gia các kỳ họp của HĐND cấp dưới trực tiếp nơi bầu ra mình để tham gia ý kiến về những biện pháp thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, đồng thời thông báo về kết quả hoạt động của HĐND tỉnh, của tổ đại biểu và những vấn đề chung của tỉnh;

5. Đại biểu HĐND tỉnh có quyền chất vấn Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ tịch và các thành viên khác của UBND tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, theo quy định tại Điều 96 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015. Lãnh đạo các tổ chức hoặc cá nhân nhận được chất vấn có trách nhiệm trả lời đầy đủ, rõ ràng, đúng trọng tâm nội dung chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh.

Nếu xét thấy nội dung trả lời chất vấn chưa đạt yêu cầu, đại biểu có quyền yêu cầu được trả lời rõ hơn. Trong trường hợp cần thiết, đại biểu HĐND tỉnh có quyền đề nghị chủ tọa kỳ họp đưa vấn đề ra thảo luận tại kỳ họp hoặc kiến nghị HĐND xem xét trách nhiệm đối với người bị chất vấn;

6. Thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh:

Giữa hai kỳ họp, đại biểu HĐND phải dành thời gian thích đáng để tiếp xúc cử tri, lắng nghe, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri và nhân dân. Khi làm nhiệm vụ đại biểu, đại biểu HĐND tỉnh xuất trình thẻ đại biểu.

Đại biểu HĐND có trách nhiệm tiếp xúc cử tri theo đơn vị bầu cử và ở xã, phường, thị trấn nơi ứng cử, theo quy định tại Điều 94 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015. Đại biểu HĐND có thể đề nghị UBMTTQVN nơi cư trú, Thủ trưởng cơ quan nơi công tác tạo điều kiện, tổ chức để đại biểu HĐND tiếp xúc cử tri. Chậm nhất là 02 ngày sau buổi tiếp xúc cử tri, Tổ trưởng Tổ đại biểu HĐND (hoặc người được Tổ trưởng phân công) tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi về Thường trực HĐND tỉnh.

Đại biểu HĐND tỉnh giám sát việc trả lời ý kiến cử tri, khiếu nại tố cáo của công dân theo quy định pháp luật. Trong trường hợp cần thiết có thể đề nghị Thường trực HĐND tỉnh đưa vấn đề ra xem xét thảo luận tại kỳ họp HĐND tỉnh;

7. Mỗi năm ít nhất một lần đại biểu HĐND tỉnh báo cáo trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình, gửi đến Thường trực HĐND tỉnh để tổng hợp chung.

8. Đại biểu HĐND tỉnh thực hiện quyền giám sát của mình theo quy định từ Điều 83 đến Điều 87 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015.

Điều 9. Cung cấp thông tin cho đại biểu HĐND tỉnh

Trong nhiệm kỳ hoạt động của mình, đại biểu HĐND tỉnh được cung cấp các thông tin sau:

1. Các văn bản có liên quan đến hoạt động của HĐND tỉnh; các nghị quyết của HĐND tỉnh, các văn bản, báo cáo, các đề án có liên quan trước, trong và sau kỳ họp HĐND tỉnh;

2. Báo” Đại biểu nhân dân", Báo “Bà Rịa - Vũng Tàu” đối với đại biểu không hưởng lương từ ngân sách, Tờ “Thông tin Đại biểu nhân dân”;

3. Các thông tin liên quan khác.

Điều 10. Hoạt động của các Tổ đại biểu HĐND tỉnh

1. Các đại biểu HĐND tỉnh cùng được bầu tại một đơn vị bầu cử, lập thành Tổ đại biểu, có Tổ trưởng, Tổ phó do Thường trực HĐND tỉnh quyết định để điều hành công việc của Tổ; được hưởng phụ cấp theo nghị quyết của HĐND tỉnh; Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Điều 112 Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015;

2. Các thành viên trong Tổ đại biểu chấp hành sự phân công của Tổ trưởng trong việc tiếp xúc cử tri, quan hệ chặt chẽ với chính quyền, cơ quan đơn vị, nhân dân tại đơn vị bầu cử để nắm tình hình, nguyện vọng nhân dân và phản ánh trong các phiên họp Tổ đại biểu, đồng thời báo cáo với cử tri về kết quả kỳ họp HĐND tỉnh;

3. Tổ trưởng Tổ đại biểu có trách nhiệm:

a. Chủ tọa các phiên họp Tổ; tổng hợp ý kiến thảo luận của các đại biểu trong Tổ để báo cáo với Thường trực HĐND tỉnh;

b. Phối hợp với UBMTQVN tỉnh, Thường trực HĐND cấp huyện tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri theo luật định và tổng hợp báo cáo kết quả tiếp xúc cử tri về Thường trực HĐND tỉnh;

c. Phối hợp với các Đoàn giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh để thực hiện nhiệm vụ của Đoàn giám sát khi được mời;

4. Trước kỳ họp HĐND tỉnh, Tổ đại biểu sinh hoạt để nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị đóng góp ý kiến tại kỳ họp, đồng thời tổ chức kiểm điểm, đánh giá tình hình hoạt động của Tổ và bàn kế hoạch công tác của Tổ trong thời gian tới.

Các cuộc sinh hoạt của Tổ đại biểu HĐND tỉnh phải ghi thành biên bản và gửi về Thường trực HĐND tỉnh.

Chương V

KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH

Điều 11. Chuẩn bị kỳ họp HĐND tỉnh

1. HĐND tỉnh họp thường lệ mỗi năm ít nhất hai kỳ, khi cần thiết có thể tổ chức kỳ họp bất thường hoặc kỳ họp chuyên đề theo đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh hoặc ít nhất một phần ba số đại biểu yêu cầu;

2. Các tài liệu chính thức của kỳ họp HĐND tỉnh phải được gửi đến đại biểu HĐND tỉnh, Thường trực HĐND, các ban của HĐND muộn nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; các văn bản, tài liệu đó phải là văn bản, tài liệu chính thức trình tại kỳ họp;

3. Trong trường hợp các báo cáo, đề án gửi đến chậm hơn thời hạn quy định nêu trên hoặc văn bản gửi không phải là văn bản chính thức theo quy định mà các ban HĐND tỉnh không thể thực hiện nhiệm vụ thẩm tra thì các cơ quan dự thảo báo cáo, đề án phải chịu trách nhiệm trước HĐND tỉnh. Thường trực HĐND tỉnh có thể quyết định không đưa vào nội dung của kỳ họp;

4. Thành phần khách mời dự kỳ họp: Theo quy định tại Điều 81, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015.

5. Khách mời khác: Các thành phần khách mời khác tùy nội dung của từng kỳ họp do Chủ tịch HĐND tỉnh quyết định mời; khi phát biểu phải đăng ký và phải được sự cho phép của Chủ tọa kỳ họp; thời gian phát biểu do Chủ tọa quy định.

6. Thời gian, nội dung, chương trình kỳ họp HĐND do Thường trực HĐND quyết định trên cơ sở thống nhất với UBND, UBMTTQ tỉnh và các ban HĐND tại phiên họp Thường trực, trước khi trình kỳ họp biểu quyết thông qua. Thời gian dành cho mỗi kỳ họp HĐND tỉnh phải thỏa đáng và phù hợp với nội dung, yêu cầu của kỳ họp, trong đó thời gian dành cho việc thảo luận và chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh ít nhất bằng 2/3 (hai phần ba) quỹ thời gian của toàn kỳ họp.

Điều 12. Chất vấn và thảo luận tại kỳ họp

1. Nội dung chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh, của người có trách nhiệm trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND tỉnh phải ngắn gọn, đúng trọng tâm;

2. Mỗi đại biểu HĐND được quyền chất vấn một hoặc nhiều lần về một hoặc nhiều vấn đề, thời gian dành cho mỗi lần phát biểu không quá 5 phút cho người chất vấn và không quá 15 phút cho người trả lời chất vấn. Ý kiến phát biểu tham gia thảo luận tại kỳ họp tối đa không quá 10 phút;

3. Việc trả lời chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh tại kỳ họp HĐND tỉnh có thể được thực hiện bằng văn bản hoặc trả lời trực tiếp tại kỳ họp;

4. Những ý kiến chất vấn, trả lời chất vấn và phát biểu thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh phải được ghi đầy đủ vào biên bản kỳ họp.

Điều 13. Thư ký kỳ họp

Thư ký kỳ họp có trách nhiệm ghi chép biên bản kỳ họp và phối hợp với Văn phòng HĐND tỉnh trong việc lập danh sách đại biểu HĐND có mặt trong các phiên họp; tổng hợp ý kiến phát biểu của đại biểu tại các cuộc họp tổ và phiên họp toàn thể; giúp Chủ tọa kỳ họp điều khiển thảo luận và biểu quyết; chỉnh lý dự thảo nghị quyết; cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền về kỳ họp.

Điều 14. Thông qua Nghị quyết kỳ họp

1. Nghị quyết kỳ họp của HĐND tỉnh phải được quá nửa tổng số đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết tán thành, trừ trường hợp bãi nhiệm đại biểu HĐND tỉnh phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu biểu quyết tán thành;

2. Nghị quyết kỳ họp HĐND tỉnh phải do Chủ tịch HĐND hoặc Phó Chủ tịch HĐND tỉnh ký chứng thực.

Điều 15. Triển khai công việc sau kỳ họp

Chậm nhất 15 ngày kể từ ngày bế mạc kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh có trách nhiệm:

1. Tổ chức phiên họp Thường trực HĐND mở rộng với UBND tỉnh, UBMTTQ tỉnh, Trưởng ban, Phó Trưởng ban các Ban của HĐND tỉnh để đánh giá tình hình tổ chức và phục vụ kỳ họp, bàn biện pháp hướng dẫn, triển khai có hiệu quả việc thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh;

2. Đôn đốc các Tổ đại biểu HĐND tỉnh tổ chức để các đại biểu HĐND tỉnh báo cáo kết quả của kỳ họp HĐND tỉnh với cử tri ở đơn vị bầu cử, phổ biến Nghị quyết của HĐND tỉnh.

Chương VI

QUAN HỆ GIỮA HĐND TỈNH VỚI UBND, UBMTTQVN TỈNH, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN, TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH, THƯỜNG TRỰC HĐND CÁC HUYỆN, THÀNH PHỐ

Điều 16. Quan hệ với Ủy ban nhân dân

1. Thường trực HĐND tỉnh, các ban của HĐND tỉnh phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh trong việc chuẩn bị dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp, các báo cáo, đề án trình ra HĐND tỉnh; giải quyết những vấn đề phát sinh khi thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh giữa hai kỳ họp về nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh; theo dõi việc tổ chức triển khai và thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh; thực hiện chức năng kiểm tra, đôn đốc UBND tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết HĐND tỉnh theo luật định;

2. Thường trực HĐND tỉnh được mời dự các cuộc họp của UBND tỉnh bàn về việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ khác liên quan đến HĐND tỉnh và các cuộc họp tổng kết công tác của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Trưởng ban, Phó Trưởng ban các ban HĐND tỉnh được mời dự các cuộc họp của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh về những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Ban;

3. Chậm nhất 40 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND tỉnh, Thường trực HĐND họp với UBND tỉnh để thông báo nội dung trình tại kỳ họp và phân công các cơ quan chức năng chuẩn bị báo cáo, đề án.

Điều 17. Quan hệ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

1. Thường trực HĐND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác; xây dựng mối quan hệ làm việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật;

2. Trong kỳ họp thường lệ của HĐND, UBMTTQVN tỉnh báo cáo về hoạt động của Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền, về những ý kiến kiến nghị của Mặt trận đối với HĐND, UBND và đại biểu HĐND tỉnh;

3. Tại các kỳ họp HĐND vào giữa năm, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh gửi đề nghị, kiến nghị giám sát của HĐND đến Thường trực HĐND để lập kế hoạch giám sát trình kỳ họp HĐND.

4. UBMTTQVN tỉnh chỉ đạo UBMTTQVN cấp huyện, xã phối hợp với Thường trực HĐND cấp huyện, xã tổ chức cho đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri, thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri để báo cáo HĐND tỉnh.

5. UBMTTQVN tỉnh thông qua hệ thống Mặt trận và các đoàn thể nhân dân ở các cấp, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu HĐND tỉnh, của tổ đại biểu, các ban của HĐND và Thường trực HĐND tỉnh; trao đổi với Thường trực HĐND tỉnh những ý kiến, kiến nghị và nguyện vọng của nhân dân; phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo văn bản pháp luật và những vấn đề quan trọng của tỉnh.

Điều 18. Trách nhiệm của UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các đơn vị, tổ chức hữu quan trong quan hệ với HĐND tỉnh

1. Xây dựng các báo cáo, đề án trình tại kỳ họp HĐND tỉnh đảm bảo yêu cầu chất lượng và thời gian quy định; gửi báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh định kỳ hàng tháng, quý, năm và các báo cáo liên quan theo yêu cầu của Thường trực HĐND tỉnh;

2. Tham gia các đoàn giám sát của HĐND tỉnh về các vấn đề có liên quan khi có yêu cầu;

3. Cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu cho Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh và đại biểu HĐND tỉnh khi có yêu cầu;

4. Tạo điều kiện thuận lợi để các đoàn kiểm tra, giám sát do Thường trực HĐND tỉnh, các ban HĐND, các tổ đại biểu HĐND tỉnh hoặc chủ trì hoàn thành nhiệm vụ;

5. Trả lời bằng văn bản các yêu cầu của Thường trực HĐND tỉnh, các ban HĐND, đại biểu HĐND. Trong quá trình phối hợp hoạt động, các văn bản của UBND tỉnh cần sự thống nhất của Thường trực HĐND tỉnh, phải được gửi sớm để tạo sự thống nhất cao trong chỉ đạo thực hiện.

Điều 19. Phối hợp hoạt động với HĐND huyện, thành phố

Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban, Phó Trưởng ban các ban của HĐND tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn:

1. Tham dự kỳ họp HĐND huyện, thành phố;

2. Phối hợp với Thường trực HĐND, các ban của HĐND huyện, thành phố trong các hoạt động kiểm tra, giám sát;

3. Thông báo kết quả kiểm tra, giám sát của HĐND tỉnh về các vấn đề có liên quan đến Thường trực HĐND các huyện, thành phố;

4. Giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND cấp dưới;

5. Theo dõi, tổng hợp các nội dung trong báo cáo của Thường trực HĐND huyện, thành phố theo quy định của pháp luật, gồm:

- Các nghị quyết HĐND huyện, thành phố;

- Biên bản kỳ họp HĐND huyện, thành phố;

- Các báo cáo về tình hình hoạt động HĐND huyện, thành phố hàng tháng, quý, năm.

6. Tổ chức giao ban (mỗi quý một lần), tập huấn, trao đổi kinh nghiệm hoạt động HĐND, các Ban của HĐND tỉnh với HĐND huyện, thành phố bàn các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp.

Chương VII

NHỮNG ĐẢM BẢO CHO HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND TỈNH

Điều 20. Kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh

1. Kinh phí hoạt động của HĐND tỉnh được bố trí từ ngân sách tỉnh, do HĐND tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh. Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo việc sử dụng kinh phí phục vụ hoạt động của HĐND theo đúng quy định của pháp luật;

2. Thường trực HĐND chỉ đạo Văn phòng HĐND tỉnh đảm bảo các điều kiện tổ chức, hoạt động và các chế độ theo quy định của pháp luật đối với các ban HĐND, các tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh.

Điều 21. Chế độ, chính sách, khen thưởng

1. Đại biểu của HĐND tỉnh được hưởng các chế độ, chính sách do pháp luật quy định; được cấp và sử dụng thẻ đại biểu HĐND tỉnh;

2. Thường trực HĐND, các ban HĐND, các tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND tỉnh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Chương VIII

HIỆU LỰC THI HÀNH

Điều 22. Hiệu lực của Quy chế

1. Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hiệu lực cho đến hết nhiệm kỳ 2016- 2021 HĐND tỉnh khóa VI. Khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ ban hành những quy định khác với Quy chế này thì thực hiện theo các văn bản của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ;

2. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế do HĐND tỉnh quyết định trên cơ sở đề nghị của Thường trực HĐND hoặc có ít nhất một phần ba đại biểu HĐND tỉnh đề xuất.

Điều 23: Trách nhiệm thực hiện Quy chế

1. Thường trực HĐND, các ban HĐND, các tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm giám sát và thực hiện Quy chế này;

2. Định kỳ mỗi năm một lần Văn phòng HĐND tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thường trực HĐND tỉnh về tình hình thực hiện Quy chế./.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 33/2016/NQ-HĐND ngày 04/08/2016 Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Khóa VI, Nhiệm kỳ 2016-2021

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.220

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.77.71
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!