|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Số hiệu:
|
22/NQ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Tấn Dũng
|
Ngày ban hành:
|
28/05/2009
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số: 22/NQ-CP
|
Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2009
|
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 9 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA X VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP LỚN NHẰM TIẾP TỤC THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ X CỦA ĐẢNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 02 tháng 02 năm 2009 của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu Văn thư, KTTH (5b).
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 9 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA X VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP LỚN NHẰM TIẾP TỤC THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ X CỦA ĐẢNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ)
Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 02 tháng 02 năm 2009 về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng.
Để thực hiện Nghị quyết nêu trên của Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Chính phủ ban hành Chương trình hành động với các nội dung chủ yếu sau:
I. NHỮNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và một số nhiệm vụ quan trọng cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện từ nay đến Đại hội XI của Đảng được Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X quyết nghị tại Nghị quyết số 31-NQ/TW ngày 02 tháng 02 năm 2009, Chính phủ tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Lĩnh vực kinh tế
Các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phát triển, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý, bền vững.
a) Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh
Tiếp tục thực hiện mạnh mẽ các giải pháp chính sách nhằm cải thiện môi trường, tạo thêm điều kiện thuận lợi cho đầu tư và sản xuất, kinh doanh phát triển, tiếp tục thực hiện cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khắc phục những yếu kém của nền kinh tế, tạo được chuyển biến về chất lượng tăng trưởng, hiệu quả đầu tư và khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp và các luật có liên quan; đơn giản hơn nữa các thủ tục hành chính; công khai mọi quy trình, thủ tục hành chính.
Tập trung hoàn thành và triển khai thực hiện các chương trình, đề án đã được giao tại Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ sản xuất nông, lâm, thủy sản. Tăng cường hỗ trợ mua sắm máy móc thiết bị cho sản xuất, đồng thời chú ý đẩy mạnh phát triển cơ khí trong nước để trang bị cho nông nghiệp. Khẩn trương khôi phục cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, hỗ trợ và tạo điều kiện để ổn định đời sống nhân dân vùng bị ảnh hưởng của bão lũ. Hỗ trợ tiền giống lúa, hoa màu, gia súc, gia cầm, thủy sản cho nông dân để khôi phục sản xuất nông, ngư nghiệp ở các vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Huy động các nguồn vốn, đẩy mạnh giải ngân để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho tu bổ hệ thống đê điều, cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới tiêu, cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản, vùng neo đậu tàu thuyền tránh bão, hỗ trợ kiên cố hóa kênh mương, trồng rừng và khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.
Hỗ trợ đầu tư công nghệ sau thu hoạch đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, nhất là hệ thống phơi sấy cho vụ Hè Thu hàng năm, hệ thống kho chứa lúa hàng hóa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và công nghệ chế biến … để giúp nông dân giảm thất thoát và tiêu thụ nông sản hàng hóa. Hỗ trợ xây dựng các trung tâm tiếp thị ở các tỉnh có sản xuất hàng hóa nông sản lớn và tập trung, các cơ sở cung ứng dịch vụ sản xuất nông nghiệp, các trung tâm kiểm định chất lượng hàng thủy sản sản xuất ở các khu vực sản xuất tập trung.
Chỉ đạo quyết liệt, sát sao, bảo đảm đủ nước tưới, phân bón, thuốc trừ sâu; không để dịch bệnh lây lan cả đối với cây trồng và vật nuôi. Khắc phục tình trạng “được mùa, giá rớt” và tồn đọng lương thực, nông sản như thời gian vừa qua. Cung cấp đủ giống có chất lượng cao cho người nông dân đảm bảo mùa vụ. Cho nông dân vay vốn ưu đãi để trang bị máy nông nghiệp, vật liệu làm nhà, mua trả góp một số hàng tiêu dùng có giá trị như: xe máy, ti vi, …. Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp mua tạm trữ nông sản hàng hóa có giá trị khi giá thị trường xuống thấp. Thông qua các giải pháp này, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và tạo nhu cầu, mở rộng thị trường ở nông thôn.
Về sản xuất công nghiệp và xây dựng, tiếp tục đơn giản hóa các thủ tục có liên quan đến đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng, tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, thủ tục nộp thuế, nghiên cứu xem xét lại việc áp dụng giá điện cao vào buổi sáng, giảm giá dịch vụ cảng biển, xem xét hoãn các khoản đóng góp của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn …
Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, nhất là thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, thuốc chữa bệnh; ưu tiên hỗ trợ ngành hàng sản xuất có lợi thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước, sử dụng nhiều lao động như: các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo, đóng tàu, phân bón …. Hỗ trợ việc tiêu thụ một số sản phẩm công nghiệp đang tồn đọng như: phôi thép, thép xây dựng, xi măng, phân bón, giấy, hóa chất theo nguyên tắc cơ cấu lại thời hạn vay, miễn, giảm lãi suất các khoản vay có lãi suất cao.
Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, sức cạnh tranh của sản phẩm. Xây dựng các chương trình về đổi mới công nghệ quốc gia, ứng dụng và phát triển công nghệ cao trong các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại cả trong nước và ngoài nước; trong đó chú trọng phát triển thị trường nông thôn. Mở rộng thị trường xuất khẩu theo từng ngành hàng, từng hợp đồng xuất khẩu lớn. Tăng cường tiếp xúc cấp cao để mở rộng thị trường, vận động theo các kênh chính thức và không chính thức tạo chủ động trong việc ứng phó với chính sách bảo hộ mậu dịch, dỡ bỏ các rào cản thuế và phi thuế để đẩy mạnh xuất khẩu. Tận dụng thuận lợi từ các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do (FTA) và các hiệp định, thỏa thuận kinh tế song phương để đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu ở các thị trường có mức nhập siêu cao; thúc đẩy sớm việc ký kết các Hiệp định khu vực mậu dịch tự do ASEAN với Úc, New Zealand, Ấn Độ. Đồng thời, xúc tiến chuẩn bị đàm phán FTA với một số đối tác quan trọng khác.
Chỉ đạo điều chỉnh linh hoạt hoạt động kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ hoạt động giao dịch, đấu thầu để bảo đảm xuất khẩu dầu thô, than đá và các khoáng sản khác đưa lại hiệu quả cao nhất; điều hành linh hoạt hoạt động buôn bán biên mậu theo hướng khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, cân đối nguồn nguyên liệu nhập khẩu và có chính sách khuyến khích gia công tăng kim ngạch xuất khẩu các ngành nghề sử dụng nhiều lao động và vật tư trong nước; hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu theo phương thức giao hàng tại kho ngoại quan. Đồng thời, đẩy mạnh các biện pháp để chống buôn lậu, gian lận thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của xuất khẩu (về môi trường kinh doanh, về sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sức cạnh tranh của các nhóm hàng hóa); tiếp tục thực thi chính sách thay thế nhập khẩu với việc thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ, các ngành công nghiệp chế tạo và công nghiệp hóa dầu để tận dụng nguồn lực, công nghệ, vật tư, thiết bị máy móc sản xuất trong nước đủ tiêu chuẩn, giảm nhập siêu.
Tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh việc thực hiện các dự án du lịch quốc gia trọng điểm; nâng cao hiệu quả và đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch, đồng thời kết hợp chặt chẽ với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư để mở rộng địa bàn, nội dung quảng bá du lịch. Nâng cấp các sân bay tại những địa phương có các đô thị du lịch và các khu du lịch quốc gia, thu hút khách từ các thị trường có tiềm năng chi tiêu du lịch cao. Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời có các chương trình, sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam để tăng tỷ lệ khách du lịch quay trở lại Việt Nam.
b) Kích cầu đầu tư, huy động, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư và kích cầu tiêu dùng
Bố trí và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư kích cầu trong nước vào những lĩnh vực có hiệu quả, sử dụng đúng mục đích, đối tượng, chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án phát triển các ngành, các vùng trọng điểm, các vùng đặc biệt khó khăn. Rà soát, loại bỏ các dự án đầu tư kém hiệu quả, giãn tiến độ dự án không cấp bách, tập trung vốn hoàn thành các công trình trọng điểm quốc gia; bố trí đủ vốn cho các chương trình, dự án cần thiết được xác định trong các nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội.
Quản lý chặt chẽ vốn đầu tư từ ngân sách, trái phiếu Chính phủ và việc sử dụng vốn của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước. Tập trung thực hiện các biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn ngân sách nhà nước, trái phiếu Chính phủ, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn tín dụng đầu tư, vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước, nhất là đối với các công trình dự án quy mô lớn, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Cải thiện môi trường đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn đầu tư kinh doanh. Trình Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản. Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu và các luật có liên quan. Ban hành chính sách phù hợp để giải quyết vướng mắc kéo dài trong thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư.
Ban hành cơ chế, chính sách nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của các thành phần kinh tế. Khuyến khích đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nông nghiệp, nông thôn, các ngành có hàm lượng khoa học – công nghệ cao. Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng khuyến khích xã hội hóa, huy động nhiều nguồn lực phát triển các lĩnh vực dịch vụ công.
Tiếp tục thu hút các nguồn vốn FDI, nhất là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, có giá trị xuất khẩu lớn, những dự án giải quyết nhiều việc làm. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư. Tiến hành đồng bộ sáu nhóm giải pháp cấp bách Chính phủ đã thông qua để thu hút và quản lý tốt hơn nguồn vốn FDI trong thời gian tới [1].
Khai thác tối đa nguồn vốn ODA để bổ sung tăng thêm vốn cho đầu tư phát triển. Đi đôi với việc đẩy nhanh tiến độ đàm phán, ký kết và giải ngân theo các hiệp định, dự án hiện có, phải đẩy mạnh huy động các khoản vay ODA với mức độ ưu đãi thấp hơn của các tổ chức tài chính quốc tế như WB, ADB, …
Thực hiện các biện pháp phù hợp để khai thác thị trường nội địa. Khuyến khích việc sử dụng hàng nội địa để thúc đẩy sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu. Phát triển hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu, trong đó tập trung vào các mặt hàng: lương thực, xăng dầu, phân bón, sắt thép, xi măng và thuốc chữa bệnh, để hoạt động sản xuất kinh doanh của các mặt hàng này bảo đảm được sự quản lý của Nhà nước, chống gian lận thương mại, đầu cơ, tăng giá, gây mất ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Tiếp tục thực hiện chủ trương xóa bao cấp qua giá với lộ trình hợp lý. Tăng cường các biện pháp quản lý thị trường, giá cả, chất lượng hàng hóa và vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành, nhất là kinh doanh trái phép, trốn lậu thuế, liên kết độc quyền nhằm thao túng thị trường và giá cả.
Khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp tổ chức các đợt hạ giá bán hàng để kích thích tiêu dùng với nhiều hình thức khác nhau như hội chợ giảm giá, ngày giảm giá, tuần lễ giảm giá; giảm giá vào ngày đầu hoặc cuối mùa, nhân dịp ngày lễ hoặc các sự kiện trọng đại của đất nước.
c) Thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Điều hành linh hoạt chính sách thuế để hỗ trợ doanh nghiệp và kiểm soát nhập siêu. Triển khai thực hiện tốt những giải pháp cấp bách về thuế nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng, đảm bảo an sinh xã hội.
Nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, triệt để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa cần thiết, nhất là trong việc hội họp, đi nước ngoài, tổ chức lễ hội, mua sắm, …. Kiểm soát chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài.
Tiếp tục bố trí nguồn vốn thỏa đáng thực hiện xóa đói, giảm nghèo và các chính sách an sinh xã hội, tăng cường chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai, lũ lụt. Tăng thêm dự trữ quốc gia về lương thực để chủ động cứu trợ cho người dân ở các vùng bị lũ lụt, thiên tai không để xảy ra tình trạng nhân dân thiếu đói.
Thực thi chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt nhằm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phòng ngừa lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Điều hành các công cụ chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá linh hoạt, thận trọng; tổ chức thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất, mở rộng tín dụng có hiệu quả, phù hợp với quy định của pháp luật, tăng cường tín dụng đối với khu vực nông nghiệp, nông thôn, tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Giảm các điều kiện được bảo lãnh tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, đi đôi với việc cải cách các thủ tục xét, duyệt đối với các đối tượng này.
Chủ động xử lý nợ xấu và ngăn ngừa nợ xấu phát sinh trong hệ thống ngân hàng thương mại; tăng cường công tác thanh tra, giám sát và bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng, cán cân thanh toán quốc tế.
Phát triển các công cụ trên thị trường ngoại hối để các thành viên tham gia thị trường có thể lựa chọn, chủ động phòng ngừa rủi ro. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm nhằm ngăn chặn hiện tượng đầu cơ và hoạt động kinh doanh ngoại hối bất hợp pháp.
Đi đôi với các biện pháp chính sách tài chính, tiền tệ nhằm chống suy giảm kinh tế, cần tăng cường các biện pháp để ổn định kinh tế vĩ mô, trước hết là bảo đảm ổn định các cân đối lớn: thu chi ngân sách nhà nước, xuất nhập khẩu, tiền tệ, tín dụng và cán cân thanh toán quốc tế.
d) Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác dự báo, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo về tình hình kinh tế; hình thành quy trình phối hợp, cung cấp thông tin, xây dựng các phương pháp phân tích, dự báo để tham mưu kịp thời cho các cấp lãnh đạo trong chỉ đạo, điều hành kinh tế, xã hội. Theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới và trong nước để dự báo các tình huống có thể xảy ra và xây dựng phương án, giải pháp ứng phó thích hợp.
Điều chỉnh, bổ sung, nâng cao chất lượng quy hoạch phát triển các ngành, vùng, các sản phẩm lớn, quan trọng và công khai hóa quy hoạch, chính sách để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư.
Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa; đổi mới, hoàn thiện công tác lập kế hoạch và theo dõi đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Triển khai xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015.
đ) Hoàn thiện, đổi mới và thực hiện có hiệu quả thể chế, chính sách kinh tế
Tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về những chủ trương, chính sách lớn khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết này. Tăng cường, củng cố những yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường. Tổ chức sơ kết Nghị quyết số 48/NQ-TW của Bộ Chính trị về Chiến lược phát triển và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
Có chính sách để các vùng của đất nước đều phát huy tốt nhất lợi thế của mỗi vùng, cùng phát triển nhanh hơn; phát huy tốt vai trò các vùng kinh tế động lực với việc quan tâm đầu tư phát triển các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể để làm tốt vai trò chủ đạo và nền tảng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ và văn hóa, y tế, xã hội
a) Phát triển giáo dục, đào tạo
Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo toàn diện, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Triển khai xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế, xã hội chủ yếu và các địa bàn kinh tế trọng điểm. Xây dựng chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 nhằm thực hiện cải cách giáo dục theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X). Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và công tác quản lý giáo dục; khắc phục tình trạng mất cân đối trong cơ cấu giáo dục, đào tạo; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng cả nâng cao dân trí, phát triển nhân lực, đào tạo nhân tài, cả dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, nhân cách, phẩm chất đạo đức, lối sống.
Tăng cường đầu tư của Nhà nước, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa việc huy động các nguồn lực cho phát triển giáo dục, đào tạo; đấu tranh khắc phục cơ bản các tiêu cực kéo dài trong giáo dục, đào tạo. Đẩy mạnh đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Triển khai chương trình đào tạo nghề cho một triệu lao động nông thôn. Định hướng, quản lý chặt chẽ việc hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo; xây dựng nền giáo dục tiên tiến, dân tộc, độc lập, xã hội chủ nghĩa.
b) Phát triển khoa học, công nghệ
Tiếp tục đổi mới đồng bộ cơ chế quản lý và chính sách phát triển khoa học, công nghệ, nghiên cứu xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ quốc gia và các ngành, các sản phẩm quan trọng.
Đổi mới cơ chế tài chính, nâng cao tính tự chủ cho các cơ quan nghiên cứu khoa học. Tiếp tục phát huy dân chủ trong nghiên cứu khoa học. Phát triển thị trường khoa học, công nghệ. Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học; gắn nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh, giáo dục, đào tạo. Có chính sách, chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc tốt hơn cho cán bộ nghiên cứu khoa học, nhất là cán bộ đầu ngành, có trình độ cao.
c) Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân
Phát triển và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách quản lý, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh từ tuyến cơ sở đến Trung ương. Tăng cường đầu tư của Nhà nước, đồng thời xã hội hóa một cách phù hợp để huy động các nguồn lực xã hội vào phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, mở rộng dịch vụ, giảm quá tải bệnh viện, đặc biệt là tuyến Trung ương và các bệnh viện chuyên khoa.
Đào tạo đủ về số lượng, chất lượng, tăng cường luân phiên cán bộ giúp tuyến dưới nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, đào tạo cán bộ tại chỗ và nâng cao y đức, trình độ cán bộ y tế, đấu tranh đẩy lùi các tiêu cực trong khám, chữa bệnh. Quản lý chặt chẽ các hoạt động khám chữa bệnh tư nhân, thị trường thuốc chữa bệnh; bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường các biện pháp để phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh; phòng, chống nghiện ma túy, nhiễm HIV …. Đổi mới, hoàn thiện chế độ bảo hiểm y tế. Phát triển y dược cổ truyền. Thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, phấn đấu đạt chỉ tiêu giảm sinh và ngăn ngừa mất cân bằng giới tính.
d) Tạo việc làm, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội
Thực hiện nhiệm vụ tạo việc làm, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Thực hiện các chính sách khuyến khích tạo việc làm; mở rộng các hình thức dạy nghề, hỗ trợ cho vay để học nghề, tạo việc làm, nhất là đối với các người lao động bị mất việc làm trong các doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế theo Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 2009. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao theo Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường quản lý và bảo vệ quyền lợi chính đáng của lao động đi làm việc ở nước ngoài. Xây dựng quan hệ lao động lành mạnh, bảo đảm vệ sinh, an toàn lao động trong các loại hình doanh nghiệp.
Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ các gia đình chính sách, người dân vùng khó khăn, vùng bị thiên tai, đồng bào dân tộc thiểu số; tập trung giảm nghèo nhanh, bền vững ở các huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo.
Bảo đảm thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh và bảo hiểm y tế cho người nghèo. Thực hiện tốt việc điều chỉnh tăng lương cơ bản và các chính sách phụ cấp cho một số đối tượng theo đúng chương trình cải cách tiền lương đã được phê duyệt.
Nhà nước đầu tư và có chính sách khuyến khích doanh nghiệp xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, ký túc xá cho sinh viên, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cho người lao động có thu nhập thấp. Nghiên cứu lập quỹ mua nhà trả góp để hỗ trợ đối tượng thu nhập thấp có khó khăn về nhà ở. Có chính sách hỗ trợ một phần để đảm bảo đời sống đối với những người bị mất việc làm trong các doanh nghiệp. Triển khai thực hiện chủ trương xây dựng nhà ở cho sinh viên từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, trong 2 năm 2009-2010 phấn đấu bảo đảm chỗ ở cho khoảng 40% sinh viên được ở trong ký túc xá.
đ) Công tác văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, thông tin và truyền thông
Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao. Đẩy mạnh việc triển khai thực hiện chiến lược văn hóa; gắn kết chặt chẽ phát triển văn hóa với phát triển kinh tế để văn hóa thực sự vừa là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, vừa là nền tảng tinh thần của xã hội. Tăng đầu tư của Nhà nước cho văn hóa; xã hội hóa ở các lĩnh vực phù hợp để huy động các nguồn lực cho phát triển văn hóa. Quản lý chặt chẽ các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí, lễ hội.
Phát triển mạnh mẽ thể dục, thể thao quần chúng nhằm tiếp tục triển khai cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” để thu hút đông đảo lực lượng của cả xã hội tham gia dưới nhiều hình thức sinh động, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, văn hóa, tăng cường thể chất của nhân dân. Duy trì thể thao thành tích cao để thể thao Việt Nam nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Làm tốt công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc. Khuyến khích sáng tạo các tác phẩm văn hóa, văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao. Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống lành mạnh trong gia đình.
Tăng cường lãnh đạo, quản lý, nâng cao chất lượng các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản, uốn nắn, xử lý kịp thời các lệch lạc, sai phạm. Đẩy mạnh thông tin đối ngoại, chống sự xâm nhập các sản phẩm độc hại, phản văn hóa, phản động, gây phương hại tư tưởng, đạo đức xã hội; nêu cao cảnh giác, kịp thời đấu tranh với các luận điểm sai trái của các thế lực thù địch với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thúc đẩy thị trường dịch vụ bưu chính, viễn thông đi đôi với nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành. Tăng cường ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý và thủ tục hành chính. Đẩy mạnh phổ cập internet cho người dân, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
3. Lĩnh vực bảo vệ tài nguyên, môi trường
Hoàn thiện cơ bản hệ thống pháp luật về đất đai; phát huy nguồn lực đất đai trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Khắc phục có hiệu quả những yếu kém trong công tác quản lý đất đai; đưa công tác quản lý đất đai ngày càng đi vào trật tự, kỷ cương, nền nếp; hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý đất đai hiện đại.
Bảo đảm khai thác, sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn bó với bảo vệ môi trường. Nâng cao tỷ trọng đóng góp của tài nguyên nước cho tăng trưởng kinh tế, hướng tới chủ trương kinh tế hóa trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước. Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển bền vững ngành nước.
Tăng cường công tác điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản, làm rõ các tiềm năng tài nguyên khoáng sản, điều kiện cấu trúc, môi trường địa chất phục vụ quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản bảo đảm nguồn lực khoảng sản được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả trên cơ sở tăng cường chế biến sâu, nâng cao tối đa độ thu hồi quặng và thành phần có ích trong khai thác khoáng sản, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, ổn định và lâu dài, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu các tác động đến môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội trong hoạt động khoáng sản.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường, có các chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Nghiên cứu về khả năng quy định trong Bộ luật Hình sự trách nhiệm hình sự của pháp nhân nhằm tăng cường tính răn đe đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường do các pháp nhân thực hiện. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực, các chương trình, dự án đầu tư. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường; xây dựng và thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bảo vệ môi trường; giải quyết triệt để các “điểm đen”, “điểm nóng” về môi trường.
Tích cực phòng ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm và cải thiện chất lượng môi trường; giải quyết một bước cơ bản tình trạng suy thoái môi trường ở các khu công nghiệp, các khu dân cư đông đúc ở các thành phố và một số vùng nông thôn; cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, hồ ao, kênh mương; ứng phó và khắc phục hiệu quả các sự cố môi trường; bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học; chủ động thực hiện và đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế, hạn chế các ảnh hưởng xấu của quá trình toàn cầu hóa, bảo đảm phát triển bền vững đất nước.
Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cần thiết và cơ chế tài chính thích hợp tạo điều kiện nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của ngành khí tượng thủy văn; tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng dự báo, nhất là dự báo bão, lũ; từng bước thực hiện cảnh báo lũ quét, lũ ống, trượt lở đất, sóng thần, bảo đảm tính thống nhất của ngành; có cơ chế gắn hoạt động khí tượng thủy văn với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra; xây dựng, triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nhẹ và thích ứng với các biến đổi khí hậu.
Tích cực triển khai chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. Từng bước hiện đại hóa và nâng cao chất lượng điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên và môi trường biển phục vụ đắc lực phát triển kinh tế biển theo hướng toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.
4. Lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương và nhân dân về nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới. Đưa nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc vào các chiến lược, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Kết hợp chặt chẽ quốc phòng với an ninh, kinh tế, đối ngoại. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng.
Thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ theo Nghị quyết số 28-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X), tăng cường tiềm lực quốc phòng theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Bộ Chính trị về công nghiệp quốc phòng và Nghị quyết số 29-NQ/TW về Chiến lược trang bị cho Bộ Quốc phòng; củng cố “thế trận lòng dân”; xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, sẵn sàng chiến đấu cao, đối phó kịp thời, thắng lợi mọi tình huống, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của toàn dân về những thách thức lớn đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới. Chủ động phát hiện, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
Tiếp tục thực hiện có kết quả các chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. Xây dựng lực lượng công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, tận tụy phục vụ nhân dân.
Tiếp tục mở rộng quan hệ đối ngoại, đồng thời tăng cường các biện pháp đưa các mối quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững; đẩy mạnh triển khai ngoại giao toàn diện trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa ngoại giao Nhà nước, các hoạt động ngoại giao của Đảng và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh và kinh tế.
Tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác, phù hợp với yêu cầu và lợi ích của đất nước; tiếp tục hoàn thành tốt vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; tổ chức thành công Năm ASEAN 2010.
Tiếp tục thực hiện các công tác liên quan đến việc triển khai thỏa thuận phân giới cắm mốc trên đất liền với Trung Quốc; tăng dầy và tôn tạo hệ thống mốc giới với Lào; đẩy nhanh tiến độ phân giới, cắm mốc với Cam-pu-chia theo thời gian đã thỏa thuận và xác định ranh giới ngoài thềm lục địa phù hợp Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; kiên quyết đấu tranh góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Triển khai thực hiện Chỉ thị số 19/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về công tác với người Việt Nam ở nước ngoài; chú trọng công tác bảo hộ công dân; tích cực triển khai Chỉ thị số 26-CT/TW của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới.
5. Xây dựng bộ máy quản lý nhà nước, phát huy dân chủ xã hội, đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan nhà nước. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo hướng xây dựng hệ thống cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại.
Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp giữa Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh gắn với việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh, nâng cao năng lực cán bộ, chất lượng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, tăng cường kiểm tra, giám sát, bảo đảm sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Trung ương và phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành trong việc tổ chức triển khai thực hiện.
Nghiên cứu tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phù hợp với kết quả đạt được của tiến trình thí điểm các mô hình cơ cấu lại tổ chức chính quyền địa phương từng cấp; tiếp tục tách chức năng tham mưu quản lý nhà nước với các hoạt động mang tính nghiệp vụ quản lý trong từng ngành, từng lĩnh vực để hình thành các tổ chức cung ứng dịch vụ hành chính công thông qua hình thức đấu thầu, đặt hàng tại cấp huyện. Lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ việc thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường tại 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đổi mới đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, tăng cường dân chủ, nâng cao chất lượng công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng và thực hiện chế độ công vụ thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát. Xây dựng các quy chế, quy định cụ thể để quản lý cán bộ và thuận lợi cho việc kịp thời thay thế, miễn nhiệm cán bộ năng lực, phẩm chất kém, không hoàn thành nhiệm vụ, mất uy tín, có sai phạm và phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đề bạt được cán bộ có đức, có tài, trẻ, cán bộ nữ vào các vị trí phù hợp. Cải cách chính sách tiền lương, tiến tới bảo đảm cho cán bộ, công chức có mức sống trung bình khá trong xã hội.
Chỉ đạo, thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, sắp xếp, bố trí, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng các cấp tiến tới đại hội Đảng toàn quốc khóa XI và Chính phủ khóa XIII.
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Chính phủ, các Bộ, ngành và chính quyền các cấp. Tiếp tục triển khai thực hiện toàn diện và có hiệu quả Chương trình tổng thể cải cách hành chính, trước hết là những lĩnh vực đang gây bức xúc xã hội kéo dài.
Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa tính chiến đấu, sắc bén, có sức thuyết phục cao của công tác tư tưởng. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, biện pháp giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bồi dưỡng lòng yêu nước, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, hình thành hệ thống giá trị của con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.
Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tạo chuyển biến căn bản trong việc ngăn chặn, từng bước đẩy lùi sự suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ và nhân dân. Chủ động phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và sớm phát hiện, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, bác bỏ các luận điệu tuyên truyền phản động, làm thất bại âm mưu, hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng.
Đẩy mạnh việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Cải cách tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động cơ quan điều tra. Đổi mới, kiện toàn hoạt động của cơ quan thi hành án, các tổ chức bổ trợ tư pháp.
Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Tập trung rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách; thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Khẩn trương hoàn tất thủ tục pháp lý để trình các cấp có thẩm quyền phê chuẩn Công ước về chống tham nhũng của Liên hợp quốc.
Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát; phối hợp thật tốt giữa các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát, nhất là khi giải quyết các trường hợp có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí. Kiên quyết xử lý nghiêm kỷ luật hành chính và xử lý bằng pháp luật các vụ việc tham nhũng, tịch thu tài sản tham nhũng. Kiện toàn hệ thống các cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng. Phát huy vai trò của nhân dân, các đoàn thể chính trị - xã hội, của báo chí trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; có chính sách, biện pháp bảo vệ người dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí …
Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát huy dân chủ; tiếp tục cụ thể hóa bằng pháp luật các quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp quy định; nâng cao chất lượng, hiệu quả việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, nhất là ở cơ sở.
Các nội dung công việc chủ yếu của các Bộ, ngành, địa phương được quy định tại Phụ lục kèm theo.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân công, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai thực hiện những nhiệm vụ, nội dung công việc chủ yếu trong Chương trình hành động này và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ của kế hoạch hàng năm; tiếp tục xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từ nay đến Đại hội XI của Đảng.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này; định kỳ hàng năm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể trong Chương trình hành động này, các Bộ, ngành, địa phương chủ động phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|
PHỤ LỤC
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ 9 BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA X VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP LỚN NHẰM TIẾP TỤC THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ X CỦA ĐẢNG
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ)
TT
|
Nội dung công việc
|
Cơ quan chủ trì
|
Cơ quan phối hợp
|
Thời hạn hoàn thành/Trình
|
Sản phẩm/Hình thức văn bản
|
A
|
LĨNH VỰC KINH TẾ
|
I
|
Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh
|
1.
|
Bổ sung Nghị định số 139/2007/NĐ-CP về hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
Tháng 10 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
2.
|
Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 88/2006/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký kinh doanh
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
Tháng 10 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
3.
|
Dự thảo Nghị định của Chính phủ về tổ chức, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp phục vụ quốc phòng, an ninh
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 12 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
4.
|
Đề án điều chỉnh chính sách nông nghiệp của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, liên quan
|
Tháng 11 năm 2009
|
Đề án trình Chính phủ
|
5.
|
Quy chế khai thác lâm sản
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
Quý III năm 2009
|
Thông tư của Bộ NN và PTNT
|
6.
|
Chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, thủy sản
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
Quý III năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
7.
|
Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển dịch vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân nông thôn
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
Quý III năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
8.
|
Đề án thúc đẩy sản xuất, kinh doanh nhằm ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2009 – 2010
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
9.
|
Đề án phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học – công nghệ cao ngành công thương
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý IV năm 2009
|
Quyết định của Bộ trưởng
|
10.
|
Cơ chế, chính sách ưu đãi đặc thù, nhất là trên các lĩnh vực có nhiều tiềm năng như công nghiệp thủy điện, khai khoáng, chế biến nông – lâm sản, kinh tế rừng, chăn nuôi gia súc và nông nghiệp kỹ thuật cao đối với vùng Tây Nguyên.
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 11 năm 2009
|
Quyết định của Bộ trưởng
|
11.
|
Chương trình thúc đẩy năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam giai đoạn đến năm 2020
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
12.
|
Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia giai đoạn đến năm 2020
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
13.
|
Chương trình quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ cao giai đoạn đến năm 2020
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009-2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
14.
|
Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ tại các vùng nông thôn, miền núi giai đoạn đến năm 2015
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương liên quan
|
Năm 2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
15.
|
Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp giai đoạn đến năm 2015
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
16.
|
Đề án phát triển du lịch cộng đồng kết hợp với xóa đói, giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đến năm 2020.
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 3 năm 2010
|
Đề án trình Chính phủ
|
17.
|
Đề án tham gia Triển lãm EXPO Thượng Hải, Trung Quốc 2010
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 6 năm 2009
|
Đề án trình Thủ tướng Chính phủ
|
18.
|
Đề án phát triển du lịch các tỉnh biên giới Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia đến năm 2020.
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 10 năm 2009
|
Đề án trình Chính phủ
|
19.
|
Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020.
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 10 năm 2009
|
Đề án trình Chính phủ
|
20.
|
Đề án thí điểm mở hoạt động dịch vụ văn hóa sau 24 giờ tại một số khu du lịch
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 9 năm 2009
|
Đề án trình Chính phủ
|
21.
|
Xây dựng Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 12 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
22.
|
Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam thời kỳ 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
23.
|
Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2011 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
II
|
Kích cầu đầu tư, huy động, sử dụng hiệu quả vốn đầu tư và kích cầu tiêu dùng
|
24.
|
Xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật có liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản.
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý II năm 2009
|
Dự thảo Luật
|
25.
|
Dự thảo Nghị định về Kế hoạch đầu tư sử dụng vốn Nhà nước và giám sát đầu tư sử dụng vốn Nhà nước
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý II năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
26.
|
Cơ chế hỗ trợ vốn từ ngân sách Trung ương đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế ven biển
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 6 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
27.
|
Dự thảo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng khu công nghiệp
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 8 năm 2009
|
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
|
28.
|
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2007/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
|
Bộ Xây dựng
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 6 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
29.
|
Dự thảo Nghị định về hợp đồng trong hoạt động xây dựng
|
Bộ Xây dựng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 6 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
30.
|
Dự thảo Nghị định về bảo trì công trình xây dựng
|
Bộ Xây dựng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 11 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
31.
|
Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
|
Bộ Xây dựng
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 12 năm 2009
|
Thông tư
|
32.
|
Hướng dẫn việc tính trượt giá xây dựng công trình
|
Bộ Xây dựng
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 12 năm 2009
|
Thông tư
|
33.
|
Đề án tăng cường năng lực kiểm định chất lượng công trình xây dựng
|
Bộ Xây dựng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 9 năm 2009
|
Đề án
|
34.
|
Đề án xây dựng cơ chế mẫu, thí điểm về khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các dự án hạ tầng kỹ thuật đô thị
|
Bộ Xây dựng
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 9 năm 2009
|
Đề án
|
35.
|
Cơ chế đặc thù đối với một số dự án trọng điểm như khai thác, chế biến khoáng sản, xây dựng thủy điện vừa và nhỏ, xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu tại vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 10 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
36.
|
Đề án nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và việc sử dụng vốn của các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thuộc ngành công thương.
|
Bộ Công Thương
|
Các Bộ, ngành liên quan
|
Quý I năm 2010
|
Quyết định của Bộ trưởng
|
37.
|
Hướng dẫn quản lý giá dịch vụ nhà chung cư ở đô thị
|
Bộ xây dựng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 9 năm 2009
|
Thông tư
|
III
|
Thực hiện chính sách tài chính, tiền tệ và đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô
|
38.
|
Chiến lược tài chính – ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2020; kế hoạch tài chính ngân sách 2011-2015
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Chiến lược, kế hoạch
|
39.
|
Đề án định mức phân bổ dự toán NSNN cho hệ thống các cơ quan tư pháp
|
Bộ Tài chính
|
Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Đề án trình Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội
|
40.
|
Xây dựng Luật thuế tài nguyên
|
Bộ Tài chính
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 10 năm 2009
|
Dự thảo Luật
|
41.
|
Dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật thuế tài nguyên
|
Bộ Tài chính
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 12 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
42.
|
Xây dựng Luật thuế môi trường
|
Bộ Tài chính
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 5 năm 2010 và tháng 11 năm 2010
|
Dự thảo Luật trình Quốc hội cho ý kiến
|
43.
|
Xây dựng Luật thuế nhà, đất
|
Bộ Tài chính
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 11 năm 2009 và tháng 5 năm 2010
|
Dự thảo luật
|
44.
|
Xây dựng Chương trình tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách thuế và hiện đại hóa công tác quản lý
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
Năm 2009-2010
|
Chương trình
|
45.
|
Giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu, ngăn chặn suy giảm kinh tế
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
Quý II năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
46.
|
Quản lý tài chính đối với bảo hiểm xã hội
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý IV năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
47.
|
Đề án kiểm kê và đánh giá lại tài sản và vốn của các doanh nghiệp nhà nước
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý II năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
48.
|
Xây dựng Luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi); Luật các tổ chức tín dụng (sửa đổi)
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Tháng 11 năm 2009
|
Dự thảo Luật
|
49.
|
Sửa đổi, bổ sung Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 về ban hành Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Quý IV năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
50.
|
Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 86/1999/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Kiểm toán Nhà nước
|
Tháng 6 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
51.
|
Dự thảo Nghị định về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, bao gồm cả hoạt động tài chính quy mô nhỏ
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Quý IV năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
52.
|
Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 22/2006/NĐ-CP ngày 28/2/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương
|
Năm 2010
|
Nghị định của Chính phủ
|
53.
|
Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ
|
Tháng 11 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
54.
|
Dự thảo Nghị định quy định việc áp dụng Luật phá sản đối với các tổ chức tín dụng
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 12 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
55.
|
Quyết định phê duyệt Phương án huy động các nguồn vốn cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong năm 2009-2010 để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
Bộ Tài chính, Kế hoạch và đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
|
Tháng 9 năm 2009
|
Quyết định
|
56.
|
Quyết định phê duyệt Đề án thành lập ngân hàng hợp tác xã
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
Bộ Tư pháp, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Liên minh Hợp tác xã
|
Năm 2010
|
Quyết định
|
IV
|
Tăng cường và nâng cao chất lượng công tác dự báo, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
|
57.
|
Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
58.
|
Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với tập đoàn, các tổng công ty mẹ - con, doanh nghiệp nhà nước
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
59.
|
Xây dựng Luật quy hoạch
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý IV năm 2010
|
Dự thảo Luật
|
60.
|
Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 08/2004/NĐ-CP hướng dẫn về lập, phê duyệt và quản lý thực hiện quy hoạch đô thị
|
Bộ Xây dựng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 10 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
61.
|
Nghiên cứu mô hình quy hoạch nông thôn mới
|
Bộ xây dựng
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 6 năm 2009
|
Đề án
|
62.
|
Xây dựng Quy hoạch phát triển sân golf trên phạm vi cả nước đến năm 2020
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 6 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
63.
|
Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020.
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 11 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
64.
|
Xây dựng Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội hải đảo Việt Nam đến năm 2020.
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
Tháng 12 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
65.
|
Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung Du và Miền núi Bắc Bộ đến năm 2020.
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
Tháng 12 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
66.
|
Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2020.
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
Tháng 12 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
67.
|
Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền trung đến năm 2020.
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
Tháng 12 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
68.
|
Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020.
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
Tháng 12 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
69.
|
Xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020.
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
Tháng 12 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
70.
|
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đến năm 2020
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
Tháng 12 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
71.
|
Thông tư sửa đổi Thông tư số 30/2004/TT-BTNMT hướng dẫn việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
Quý II năm 2009
|
Thông tư
|
72.
|
Hướng dẫn về công tác công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
Quý IV năm 2009
|
Hướng dẫn
|
73.
|
Xây dựng hướng dẫn việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất khu vực đô thị
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan
|
Quý III năm 2009
|
Hướng dẫn
|
74.
|
Dự thảo Nghị định về lập kế hoạch và theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý IV năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
75.
|
Xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
Năm 2009-2010
|
Chiến lược
|
76.
|
Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
Năm 2009-2010
|
Kế hoạch
|
V
|
Hoàn thiện, đổi mới và thực hiện có hiệu quả thể chế, chính sách kinh tế
|
77.
|
Xây dựng Đề án sửa dổi, bổ sung quy định về quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 9 năm 2009
|
Đề án
|
78.
|
Hướng dẫn quản lý kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý I năm 2010
|
Nghị định của Chính phủ
|
79.
|
Sửa đổi, bổ sung chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý II năm 2010
|
Nghị định của Chính phủ
|
80.
|
Xây dựng Đề án kiểm kê và đánh giá lại tài sản và vốn của doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý II năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
81.
|
Xây dựng Đề án hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, tổ hợp tác
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý III năm 2009
|
Đề án trình Bộ Chính trị
|
82.
|
Xây dựng Luật hợp tác xã (mới)
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010-2011
|
Dự thảo Luật
|
83.
|
Xã hội hóa dịch vụ công và đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý IV năm 2009
|
Đề án trình Bộ Chính trị
|
84.
|
Dự thảo Nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý các tổ chức sự nghiệp ngoài công lập không vì mục đích lợi nhuận
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 12 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
85.
|
Chính sách đối với đơn vị sự nghiệp công lập
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý II năm 2010
|
Nghị định của Chính phủ
|
86.
|
Dự thảo Nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở
|
Bộ Xây dựng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 07 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
87.
|
Rà soát và trình Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những quy định không còn phù hợp của Quy chế hoạt động các khu kinh tế cho phù hợp với các quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 9 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
88.
|
Dự thảo Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh Casino và trò chơi điện tử có thưởng
|
Bộ Tài chính
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ, ngành liên quan
|
Quý III năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
B
|
LĨNH VỰC GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ VĂN HÓA, Y TẾ, XÃ HỘI
|
I
|
Phát triển giáo dục, đào tạo
|
89.
|
Xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
|
Năm 2009
|
Dự thảo luật
|
90.
|
Xây dựng Luật Giáo viên
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ
|
Tháng 10 năm 2009
|
Dự thảo luật
|
91.
|
Xây dựng Luật Giáo dục Đại học
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Tháng 10 năm 2009
|
Dự thảo luật
|
92.
|
Dự thảo Điều lệ trường đại học
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Bộ Nội vụ
|
Tháng 6 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng CP
|
93.
|
Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tự thục
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Bộ Nội vụ
|
Tháng 6 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng CP
|
94.
|
Dự thảo Nghị định về hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực giáo dục có yếu tố nước ngoài
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Tháng 9 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
95.
|
Dự thảo Nghị định về phân cấp quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Bộ Nội vụ
|
Tháng 3 năm 2010
|
Nghị định của Chính phủ
|
96.
|
Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Bộ Công Thương
|
Tháng 6 năm 2010
|
Nghị định của Chính phủ
|
97.
|
Xây dựng Đề án tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong nhà trường
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Bộ Tư pháp
|
Tháng 6 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
98.
|
Xây dựng Đề án thu hút chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ ở các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam .
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ
|
Tháng 6 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
99.
|
Xây dựng Đề án đào tạo trình độ tiến sĩ cho giảng viên các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2008-2020
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính
|
Tháng 6 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
100.
|
Xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011-2020
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
101.
|
Xây dựng Đề án đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Bộ Tài chính
|
Tháng 9 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
102.
|
Xây dựng Đề án đào tạo theo nhu cầu của xã hội giai đoạn 2009-2015
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
|
Tháng 10 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
103.
|
Xây dựng Đề án Phổ cập mẫu giáo 5 tuổi giai đoạn 2009-2015
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Bộ Tài chính
|
Tháng 11 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
104.
|
Xây dựng Đề án “Phát triển hiện đại hóa hệ thống trường trung học phổ thông chuyên”
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Bộ Tài chính
|
Tháng 3 năm 2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
105.
|
Xây dựng Đề án đầu tư xây dựng các khu đại học tập trung
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Tháng 6 năm 2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
II
|
Phát triển khoa học, công nghệ
|
106.
|
Xây dựng Luật Đo lường
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009-2010
|
Dự thảo Luật
|
107.
|
Xây dựng Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam đến năm 2020
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Chiến lược
|
108.
|
Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Nghị quyết của Chính phủ
|
109.
|
Xây dựng Đề án phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2015
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Đề án
|
110.
|
Xây dựng Đề án đổi mới cơ chế và chính sách tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Đề án
|
111.
|
Xây dựng Đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Đề án
|
112.
|
Xây dựng Đề án chính sách sử dụng và trọng dụng cán bộ khoa học và công nghệ
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Đề án
|
113.
|
Xây dựng Đề án chính sách thúc đẩy sự gắn kết giữa giáo dục đại học với phát triển khoa học và công nghệ
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Năm 2009
|
Đề án
|
III
|
Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân
|
114.
|
Xây dựng Luật Khám bệnh, chữa bệnh
|
Bộ Y tế
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Dự thảo Luật
|
115.
|
Xây dựng Luật An toàn thực phẩm
|
Bộ Y tế
|
Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Dự thảo Luật
|
116.
|
Xây dựng Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá
|
Bộ Y tế
|
Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Dự thảo Luật
|
117.
|
Dự thảo Nghị định của Chính phủ về Đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính (trong đó có tiền lương, giá dịch vụ y tế) đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập
|
Bộ Y tế
|
Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
118.
|
Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành khung giá nhóm các dịch vụ, kỹ thuật y tế
|
Bộ Y tế
|
Bộ Tài chính, và các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
119.
|
Xây dựng Thông tư liên tịch Y tế - Tài chính ban hành khung giá các dịch vụ, kỹ thuật y tế, khung giá một số ca bệnh, nhóm bệnh đã chẩn đoán.
|
Bộ Y tế
|
Bộ Tài chính, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
|
Năm 2009
|
Thông tư liên tịch
|
120.
|
Xây dựng Thông tư liên tịch Y tế - Tài chính hướng dẫn lập, phân bổ dự toán chi sự nghiệp y tế
|
Bộ Y tế
|
Bộ Tài chính
|
Năm 2009
|
Thông tư liên tịch
|
121.
|
Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
|
Bộ Y tế
|
Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
122.
|
Đề án Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các bệnh viện đa khoa tỉnh thuộc vùng miền núi, khó khăn và các bệnh viện lao, tâm thần, ung bướu, nhi ở trung ương và địa phương sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2009-2013
|
Bộ Y tế
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
|
Năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
123.
|
Đề án Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các trạm y tế xã sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ và các nguồn vốn hợp pháp khác giai đoạn 2010-2020
|
Bộ Y tế
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
|
Năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
124.
|
Xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn đến năm 2020
|
Bộ Y tế
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
125.
|
Đề án đầu tư, nâng cấp hệ thống các cơ sở đào tạo nhân lực y tế giai đoạn 2010-2015
|
Bộ Y tế
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
126.
|
Đề án “Luân phiên cán bộ y tế từ tuyến trên về tuyến dưới”
|
Bộ Y tế
|
Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
127.
|
Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 77/2006/NĐ-CP ngày 03/8/2006 của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra y tế
|
Bộ Y tế
|
Thanh tra Chính phủ, Bộ Nội vụ
|
Năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
128.
|
Cơ chế chính sách đối với học sinh theo học tại các chuyên khoa như: Lao, Phong, Tâm thần, Nhi, Y tế dự phòng.
|
Bộ Y tế
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
129.
|
Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội của cán bộ y tế đối với vùng kinh tế - xã hội khó khăn của đất nước.
|
Bộ Y tế
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Nghị định của Chính phủ
|
130.
|
Đề án thực hành lâm sàng cho bác sỹ và điều dưỡng viên mới tốt nghiệp để tiến tới cấp giấy phép hành nghề cho các bác sỹ và điều dưỡng viên trong toàn quốc
|
Bộ Y tế
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
131.
|
Cơ chế tài chính thực hiện Quyết định số 1544/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền Bắc, miền Trung, vùng đồng bằng Sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển
|
Bộ Y tế
|
Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Quý II năm 2009
|
Thông tư liên tịch
|
132.
|
Sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề quy tại Quyết định số 276/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
|
Bộ Y tế
|
Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính
|
Quý II năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
133.
|
Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp theo vùng, miền đối với cán bộ y tế
|
Bộ Y tế
|
Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính
|
Quý II năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
134.
|
Chế độ phụ cấp cho nhân viên y tế thôn, bản
|
Bộ Y tế
|
Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính
|
Quý II năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
135.
|
Dự thảo Nghị định của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức y tế công tác tại chỗ và cán bộ y tế biệt phái, luân phiên về công tác ở tuyến cơ sở và các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn
|
Bộ Y tế
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2010
|
Nghị định của Chính phủ
|
136.
|
Sửa đổi, bổ sung chế độ phụ cấp trực, phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật và phụ cấp chống dịch
|
Bộ Y tế
|
Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính
|
Quý II năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
IV
|
Tạo việc làm, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội
|
137.
|
Xây dựng Bộ Luật lao động (sửa đổi)
|
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Dự thảo luật
|
138.
|
Xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề
|
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2011
|
Dự thảo Luật
|
139.
|
Dự thảo Nghị quyết về phát triển và đổi mới dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến 2020
|
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 6 năm 2009
|
Nghị quyết của Chính phủ
|
140.
|
Hoàn thiện chính sách và biện pháp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động tại các khu công nghiệp tập trung.
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 8 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
141.
|
Xây dựng Đề án phát triển “nghề công tác xã hội”
|
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
|
Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Tháng 12 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
142.
|
Điều chỉnh chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 theo chỉ số trượt giá 2009-2010
|
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý II năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
143.
|
Chính sách tín dụng cho người nghèo (Sửa đổi NĐ 78/2002/NĐ-CP)
|
Bộ Tài chính
|
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan
|
Quý II năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
144.
|
Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù cho khu vực thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo
|
Ủy ban Dân tộc
|
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan
|
Quý II năm 2009
|
Các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
145.
|
Xây dựng Nghị định về công tác Dân tộc
|
Ủy ban Dân tộc
|
Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan
|
Quý III năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
146.
|
Xây dựng Đề án hỗ trợ trực tiếp cho người dân thay thế chính sách trợ giá, trợ cước đối với vùng khó khăn
|
Ủy ban Dân tộc
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan
|
Quý III năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
147.
|
Xây dựng chính sách hỗ trợ sản xuất và an sinh xã hội cho đồng bào vùng dân tộc miền núi do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh
|
Ủy ban Dân tộc
|
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan
|
Quý IV năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
148.
|
Xây dựng chính sách khuyến khích thu hút các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đầu tư vào vùng dân tộc miền núi
|
Ủy ban Dân tộc
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan
|
Quý IV năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
149.
|
Xây dựng chính sách đặc thù đối với cán bộ trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc, chính sách thu hút, tăng cường cán bộ về công tác tại vùng dân tộc và miền núi, cán bộ là người dân tộc thiểu số
|
Ủy ban Dân tộc
|
Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan
|
Quý IV năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
150.
|
Xây dựng các dự án đầu tư phát triển kinh tế, xã hội đối với một số dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn, đời sống khó khăn, tập quán sản xuất, tiêu dùng lạc hậu: La Hủ, Mảng, Cống, Cờ Lao
|
Ủy ban Dân tộc
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan
|
Quý IV năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
151.
|
Rà soát, xây dựng bổ sung hoàn chỉnh hệ thống chính sách phát triển kinh tế, xã hội vùng dân tộc miền núi giai đoạn 2011-2015
|
Ủy ban Dân tộc
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan
|
Quý II năm 2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
152.
|
Xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc miền núi giai đoạn 2011-2020
|
Ủy ban Dân tộc
|
Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan
|
Quý II năm 2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
153.
|
Xây dựng Chương trình Quốc gia hỗ trợ dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người.
|
Ủy ban Dân tộc
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và các cơ quan liên quan
|
Quý II năm 2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
154.
|
Xây dựng Chương trình phát triển kinh tế, xã hội các xã, thôn bản biên giới, vùng cao, vùng sâu, vùng xa (thay thế Chương trình 135 giai đoạn II)
|
Ủy ban Dân tộc
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan
|
Quý IV năm 2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
V
|
Công tác văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, thông tin và truyền thông
|
155.
|
Đề án phát triển văn hóa nông thôn
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 8 năm 2009
|
Đề án trình Chính phủ
|
156.
|
Đề án phát triển hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch vùng Tây Bắc đến năm 2020
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
157.
|
Đề án phát triển hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch vùng Tây Nguyên đến năm 2020
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
158.
|
Đề án phát triển hoạt động văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch vùng Tây Nam Bộ đến năm 2020
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
159.
|
Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
160.
|
Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
161.
|
Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
162.
|
Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể thao và du lịch Vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
163.
|
Đề án Chương trình tổng thể nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý II năm 2009
|
Đề án trình Thủ tướng Chính phủ
|
164.
|
Đề án phát triển khoa học công nghệ và y học thể thao giai đoạn 2007-2015
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 6 năm 2009
|
Đề án trình Chính phủ
|
165.
|
Đề án Xây dựng chương trình, nội dung đào tạo về văn học, nghệ thuật trong hệ thống các trường chính trị -hành chính (thực hiện NQ số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về văn học, nghệ thuật)
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ, ngành liên quan
|
Quý II năm 2009
|
Đề án trình Ban Bí thư
|
166.
|
Đề án Tiêu chuẩn, cơ chế lựa chọn, bố trí cán bộ, lãnh đạo, quản lý lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới (thực hiện NQ số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về văn học, nghệ thuật)
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý II năm 2009
|
Đề án trình Ban Bí thư
|
167.
|
Đề án đổi mới cơ chế hoạt động và cơ chế tài chính đối với các sự nghiệp công lập thuộc ngành văn hóa, thể thao và du lịch
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan
|
Quý III năm 2009
|
Đề án trình Thủ tướng Chính phủ
|
168.
|
Đề án chuyển giao tổ chức các hoạt động sự nghiệp thể dục thể thao cho các đơn vị sự nghiệp và tổ chức xã hội
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý III năm 2009
|
Đề án trình Chính phủ
|
169.
|
Đề án Chiến lược phát triển thể thao Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý IV năm 2009
|
Đề án trình Thủ tướng Chính phủ
|
170.
|
Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với nghệ sỹ, huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc tế và khu vực
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý IV năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
171.
|
Dự thảo Nghị định của Chính phủ về hoạt động nghệ thuật biểu diễn
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý IV năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
172.
|
Đề án quy hoạch phát triển ngành Mỹ thuật đến năm 2020
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý III năm 2009
|
Đề án trình Chính phủ
|
173.
|
Đề án quy hoạch nghệ thuật biểu diễn đến năm 2020
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Đề án
|
174.
|
Đề án quy hoạch điện ảnh đến năm 2020
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Đề án
|
175.
|
Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về quản lý xuất nhập khẩu và lưu hành đĩa quang, sử dụng đĩa quang để định hình, sau chép tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình và chương trình phát sóng (trước đây gọi là Nghị định của Chính phủ về quản lý đĩa quang)
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
176.
|
Đề án quy hoạch tượng đài danh nhân đến năm 2020
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Đề án trình Ban Bí thư
|
177.
|
Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý IV năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
178.
|
Đề án tuyên truyền, giáo dục các giá trị đạo đức, lối sống trong gia đình đến năm 2020
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Đề án
|
179.
|
Đề án tuyên truyền, giáo dục chuyển đổi hành vi đến năm 2020
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Đề án
|
180.
|
Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình đến năm 2020
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Đề án
|
181.
|
Đề án phát triển dịch vụ gia đình và cộng đồng đến năm 2020
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Đề án
|
182.
|
Xây dựng quy hoạch báo chí in toàn quốc
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
183.
|
Sửa đổi Luật báo chí
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 5 năm 2010
|
Dự thảo Luật
|
184.
|
Xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật báo chí sửa đổi
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Nghị định của Chính phủ
|
185.
|
Xây dựng Thông tư hướng dẫn việc cấp phép, thu hồi, tịch thu ấn phẩm, đình bản tạm thời, thu hồi giấy phép hoạt động báo chí
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Thông tư
|
186.
|
Xây dựng quy chế liên kết trong hoạt động sản xuất Chương trình phát thanh, truyền hình
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý II năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
187.
|
Xây dựng Thông tư hướng dẫn tổ chức liên hoan phát thanh, truyền hình
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý II năm 2009
|
Thông tư
|
188.
|
Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế hoạt động của truyền hình trả tiền thay thế Quyết định số 79/2002/QĐ-TTg ngày 18/6/2002
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
189.
|
Xây dựng Quy hoạch hệ thống phát thanh, truyền hình toàn quốc
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
190.
|
Xây dựng Quy hoạch hệ thống báo điện tử toàn quốc
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
191.
|
Xây dựng Thông tư hướng dẫn Nghị định 97/2008/NĐ-CP về quản lý thông tin điện tử trên Internet
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Thông tư
|
192.
|
Xây dựng Thông tư hướng dẫn Nghị định 97/2008/NĐ-CP về quản lý trang thông tin điện tử cá nhân trên Internet
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Thông tư
|
193.
|
Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý trò chơi trực tuyến (thay thế Thông tư liên tịch số 60/2006/TTLT-BVHTT-BBCVT-BCA)
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
194.
|
Xây dựng Thông tư hướng dẫn Nghị định số 11/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 quy định và hướng dẫn thi hành Luật Xuất bản
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Thông tư
|
195.
|
Xây dựng Thông tư liên tịch giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Công an về phòng chống, in lậu
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Bộ Công an
|
Năm 2009
|
Thông tư liên tịch
|
196.
|
Xây dựng Thông tư liên tịch giữa Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Tài chính về chính sách đặt hàng xuất bản phẩm và báo chí sử dụng ngân sách nhà nước thay thế Thông tư liên tịch số 11/1993/TTLB-BTC-BVHTT
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Bộ Tài chính
|
Năm 2009
|
Thông tư liên tịch
|
197.
|
Xây dựng Thông tư ban hành quy chế hoạt động của Văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài trong lĩnh vực xuất bản và phát hành xuất bản phẩm
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Thông tư
|
198.
|
Xây dựng Thông tư về tổ chức và hoạt động in
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Thông tư
|
199.
|
Xây dựng Quy hoạch phát triển ngành xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
200.
|
Xây dựng Đề án khôi phục hệ thống phát hành sách cấp huyện tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
201.
|
Xây dựng Luật bưu chính và chuyển phát
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Dự thảo Luật
|
202.
|
Xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật bưu chính và chuyển phát
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
203.
|
Xây dựng Luật viễn thông
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Dự thảo Luật
|
204.
|
Xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật viễn thông
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
205.
|
Xây dựng Luật tần số vô tuyến điện
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Dự thảo Luật
|
206.
|
Xây dựng Nghị định hướng dẫn thi hành Luật tần số vô tuyến điện
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
C
|
LĨNH VỰC BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG
|
207
|
Xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2003
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 10 năm 2009
|
Dự thảo Luật
|
208.
|
Xây dựng Thông tư liên tịch Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Xây dựng hướng dẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai và tài sản gắn liền với đất
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 9 năm 2009
|
Thông tư liên tịch
|
209.
|
Xây dựng Thông tư hướng dẫn các giải pháp thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai ban đầu
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 9 năm 2009
|
Thông tư
|
210.
|
Xây dựng Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý III năm 2009
|
Thông tư
|
211.
|
Xây dựng đề án chiến lược phát triển ngành quản lý đất đai Việt Nam giai đoạn 2010-2020 và định hướng đến năm 2030
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Đề án
|
212.
|
Sửa đổi chính sách thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước (Sửa đổi, bổ sung các NĐ số 198/2004/NĐ-CP và 142/2005/NĐ-CP)
|
Bộ Tài chính
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan
|
Quý II năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
213.
|
Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững ngành nước
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
214.
|
Đề án điều hòa phân phối nước bảo đảm an ninh về nước cho các tỉnh đặc biệt khan hiếm nước
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Đề án
|
215.
|
Sửa đổi, bổ sung Luật Khoáng sản
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Dự thảo Luật
|
216.
|
Dự thảo Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
217.
|
Dự thảo Nghị định của Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu khai thác tài nguyên khoáng sản
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
218.
|
Dự thảo Nghị định của Chính phủ về quản lý an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 10 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
219.
|
Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 7 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
220.
|
Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 10 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
221.
|
Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý phế liệu nhập khẩu
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 6 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
222.
|
Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 10 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
223.
|
Xây dựng mô hình xử lý nước rỉ rác cho bãi chôn lấp quy mô thị xã thị trấn
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009-2010
|
Mô hình xử lý nước rỉ rác
|
224.
|
Xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010-2012
|
Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
|
225.
|
Xây dựng Thông tư về quản lý chất thải rắn công nghiệp không nguy hại
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010-2012
|
Thông tư
|
226.
|
Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm, cải thiện và bảo vệ môi trường
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, và các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009-2010
|
Dự thảo Chương trình
|
227.
|
Xây dựng Đề án về bảo tồn đa dạng sinh học nhằm giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Đề án
|
228.
|
Xây dựng, hoàn thiện Đề án bảo vệ môi trường 03 vùng kinh tế trọng điểm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
|
229.
|
Chính sách tài chính di dời các cơ sở gây ô nhiễm và cơ sở tập trung đông người
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý III năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
230.
|
Xây dựng Nghị định về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Quý IV năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
231.
|
Xây dựng Luật Khí tượng thủy văn
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Dự thảo Luật
|
232.
|
Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thông tin dự báo thiên tai trên biển
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 7 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
233.
|
Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 9 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
234.
|
Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2020
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 11 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
235.
|
Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tăng cường năng lực báo tin động đất, cảnh báo sớm sóng thần
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
236.
|
Xây dựng Luật Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Dự thảo Luật
|
237.
|
Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý nhà nước về biển giai đoạn 2010-2015
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 10 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
238.
|
Xây dựng Chiến lược phát triển bền vững biển Việt Nam đến 2020
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Chiến lược
|
239.
|
Xây dựng Đề án kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Đề án
|
240.
|
Quy hoạch tổng thể về mạng lưới quan trắc – cảnh báo phóng xạ môi trường quốc gia đến năm 2020
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Năm 2009
|
Đề án
|
241.
|
Điều chỉnh chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 đã được ban hành tại Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg
|
Bộ Xây dựng
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 6 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
242.
|
Điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020 đã được ban hành tại Quyết định số 35/1999/QĐ-TTg
|
Bộ Xây dựng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 6 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
243.
|
Xây dựng quy hoạch địa điểm chôn cất, lưu giữ chất thải phóng xạ
|
Bộ Xây dựng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 6 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
244.
|
Nghiên cứu phát triển các đô thị ven biển Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu
|
Bộ Xây dựng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 12 năm 2009
|
Đề án
|
245.
|
Xây dựng Đề án kiểm soát khí thải mô tô, xe máy tham gia giao thông tại các tỉnh, thành phố lớn
|
Bộ Giao thông vận tải
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Đề án trình Thủ tướng Chính phủ
|
246.
|
Xây dựng lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải mức Euro 3, 4, 5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
|
Bộ Giao thông vận tải
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
247.
|
Xây dựng Đề án giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải
|
Bộ Giao thông vận tải
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Đề án trình Thủ tướng Chính phủ
|
248.
|
Xây dựng cơ chế, chế độ, chính sách trong công tác điều tra, xử lý chất độc hóa học tồn lưu sau chiến tranh
|
Bộ Quốc phòng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý II năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
249.
|
Dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế đầu tư và chi phí quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 8 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
D
|
LĨNH VỰC QUỐC PHÒNG, AN NINH, ĐỐI NGOẠI
|
250
|
Đẩy mạnh công tác tiếng Việt đối với người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2008-2020
|
Bộ Ngoại giao
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Đề án
|
251.
|
Xây dựng Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại trong thời kỳ mới
|
Bộ Ngoại giao
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Đề án
|
252.
|
Sửa đổi Nghị định 67/CP năm 1996 về quản lý hoạt động báo chí của phóng viên nước ngoài và các cơ quan nước ngoài tại Việt Nam
|
Bộ Ngoại giao
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
253.
|
Đề án quy định về quyền sở hữu của doanh nghiệp, cá nhân người nước ngoài, điều kiện để người nước ngoài có quyền được mua, được sở hữu nhà gắn với quyền sử dụng đất và tài sản khác tại Việt Nam
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 6 năm 2009
|
Đề án trình Chính phủ, Bộ Chính trị
|
254.
|
Xây dựng Chiến lược hợp tác Việt Nam – Lào giai đoạn 2011-2020
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý IV năm 2009
|
Chiến lược
|
255.
|
Cơ chế, chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho người, hàng hóa, phương tiện qua lại nhằm khuyến khích đầu tư, thương mại khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào – Campuchia
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 12 năm 2009
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
E
|
XÂY DỰNG BỘ MÁY QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, PHÁT HUY DÂN CHỦ XÃ HỘI, ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, THỰC HÀNH TIẾT KIỆM, CHỐNG LÃNG PHÍ
|
256
|
Xây dựng Luật viên chức
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, ngành địa phương
|
Năm 2010
|
Dự thảo Luật
|
257
|
Dự thảo Nghị định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý đối với công chức
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
Tháng 6 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
258
|
Dự thảo Nghị định quy định những người là công chức trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
Tháng 6 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
259.
|
Dự thảo Nghị định quy định về đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
Tháng 7 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
260.
|
Dự thảo Nghị định về quản lý biên chế công chức
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
Tháng 7 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
261.
|
Dự thảo Nghị định về cán bộ, công chức cấp xã
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
Tháng 8 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
262.
|
Dự thảo Nghị định quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
Tháng 8 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
263.
|
Dự thảo Nghị định quy định về thôi việc và nghỉ hưu đối với công chức
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
Tháng 8 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
264.
|
Dự thảo Nghị định quy định việc áp dụng Luật cán bộ, công chức đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, kế toán trưởng và những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý khác trong các doanh nghiệp nhà nước; người được nhà nước cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn góp của nhà nước
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
Tháng 8 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
265.
|
Dự thảo Nghị định quy định danh mục ngành, nghề, công việc, thời hạn mà cán bộ, công chức không được làm sau khi nghỉ hưu, thôi việc
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
Tháng 9 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
266.
|
Dự thảo Nghị định quy định hoạt động thanh tra công vụ
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
Tháng 9 năm 2009
|
Nghị định của Chính phủ
|
267.
|
Xây dựng Đề án thí điểm tổ chức thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
Tháng 7 năm 2009
|
Đề án
|
268.
|
Xây dựng Đề án về phương pháp xác định vị trí việc làm và cơ cấu công chức
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
Tháng 8 năm 2009
|
Đề án
|
269.
|
Xây dựng Đề án về cơ chế, chính sách phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ đối với người có tài năng
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
Tháng 10 năm 2009
|
Đề án
|
270.
|
Xây dựng Luật thanh tra sửa đổi, bổ sung
|
Thanh tra Chính phủ
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009-2010
|
Dự thảo Luật
|
271.
|
Xây dựng Luật khiếu nại
|
Thanh tra Chính phủ
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009-2010
|
Dự thảo Luật
|
272.
|
Xây dựng Luật tố cáo
|
Thanh tra Chính phủ
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009-2010
|
Dự thảo Luật
|
273.
|
Nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật phòng, chống tham nhũng
|
Thanh tra Chính phủ
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009-2010
|
Dự thảo Luật
|
274.
|
Xây dựng Chiến lược Quốc gia về phòng chống tham nhũng đến năm 2020
|
Thanh tra Chính phủ
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2009-2010
|
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
|
[1] Tại Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2009 về định hướng, giải pháp thu hút và quản lý vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.
Nghị quyết số 22/NQ-CP của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng
THE
GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
|
No.
22/NQ-CP
|
Hanoi,
May 28, 2009
|
RESOLUTION PROMULGATING THE GOVERNMENT'S ACTION PROGRAM FOR
MATERIALIZATION OF THE RESOLUTION OF THE 9th PLENUM OF THE PARTY
CENTRAL COMMITTEE OF THE Xth CONGRESS ON A NUMBER OF MAJOR TASKS AND
SOLUTIONS TO CONTINUE IMPLEMENTING WITH SUCCESS THE RESOLUTIONS OF THE Xth
NATIONAL PARTY CONGRESS THE GOVERNMENT Pursuant to the December 25, 2001
Law on Organization of the Government;
Pursuant to Resolution No. 31-NQ/TW of February 2, 2009, of the 9"' plenum
of the Party Central Committee of the Xth Congress on a number of major tasks
and solutions to continue implementing with success the Resolutions of the X11'
National Party Congress;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment, RESOLVES: Article 1.
To promulgate together with this Resolution the
Government's action program for materialization of the Resolution of the 9th
plenum of the Party Central Committee of the Xth Congress on a number of major
tasks and solutions to continue implementing with success the Resolutions of
the Xth National Party Congress. Article 2.
This Resolution takes effect 15 days from the date of its
signing. Article 3.
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of
government-attached agencies and presidents of People's Committees of provinces
and centrally run cities shall implement this Resolution. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 ON
BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung GOVERNMENT'S ACTION PROGRAM FOR MATERIALIZATION OF THE RESOLUTION OF THE 9th
PLENUM OF THE PARTY CENTRAL COMMITTEE OF THE Xth CONGRESS ON A
NUMBER OF MAJOR TASKS AND SOLUTIONS TO CONTINUE IMPLEMENTING WITH SUCCESS THE
RESOLUTIONS OF THE Xth NATIONAL PARTY CONGRESS
(Promulgated together with the Government's Resolution No. 22/NQ-CP of May
28, 2009) The 9th plenum of the Central
Committee of the Xth Congress issued Resolution No. 31-NQ/TW of February 2,
2009, on a number of major tasks and solutions to continue implementing with
success the Resolutions of the Xth National Party Congress. In order to materialize the
above-said Resolution of the 9lh plenum of the Party Central Committee of the
Xth Congress, the Government promulgates its action program with the following
principal contents: I. MAJOR
TASKS Based on the objectives, tasks,
solutions and a number of important tasks to be implemented with concentrated leadership
and direction from now till the Xth National Party Congress, which were
resolved by the 9lh plenum of the Party Central Committee of the Xth Congress
in Resolution No. 31-NQ/TW of February 2, 2009, the Government concentrates its
direction on the performance of the following major tasks: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Ministries, branches and
localities shall apply synchronous measures to actively stop the recession,
prevent inflation, stabilize the macro economy, create favorable conditions for
production and business to develop, and maintain reasonable and sustainable
economic growth. a/ To boost production, business
and export and raise product quality and competitiveness. To further apply strong policy
solutions with a view to creating a favorable environment and conditions for
investment and production as well as business development; to continue
implementing commitments to international economic integration, to step up
economic restructuring, addressing economic weaknesses, creating improvements in
growth quality, investment efficacy and competitiveness of the economy. To
further revise and promulgate adequate documents guiding the Enterprise Law and
relevant laws; to further simplify administrative procedures and publicize all
administrative processes and procedures. To concentrate on implementing
and fulfilling programs and projects assigned in the Government's Resolution
No. 24/2008/NQ-CP of October 28, 2008, promulgating its action program for
materialization of the Resolution of the 7th plenum of the Party Central
Committee of the Xth Congress on agriculture, peasants and rural areas. To take measures to remove
difficulties for, and support agricultural, forestry and fishery production. To
further support the procurement of production machinery and equipment while
paying attention to boosting the development of domestic engineering to
manufacture agricultural equipment. To expenditiously restore economic and
social infrastructure works support and create conditions for stabilizing of
the life of people in storm- and flood-stricken areas. To provide monetary
support to buy rice and subsidiary food crop strains and domestic animal,
cattle and fishery breeds for peasants to restore agricultural and fishers
production in areas hit by natural disasters and epidemics. To mobilize capital
from various sources and step up capital disbursement for efficiently using of
state budget funds for the repair and consolidation of dyke systems, repair and
upgrading of drainage and irrigation systems and infrastructure in aquaculture
areas, storm shelters for vessels, to provide support for canals embankment,
afforestation, and agricultural, forestry and fishery extension. To support investment in
post-harvest technologies for agricultural, forest and fishery products,
particularly the drying systems for annual Summer-Autumn harvests, the systems
of commodity rice storehouses in the Mekong river delta region and processing
technologies in order to assist peasants in reducing losses and selling their
commodity farm produce. To provide support for building marketing centers in
provinces with large-scale and concentrated agricultural production,
agricultural production service-providing establishments and export aquatic
product quality-inspection centers in regions with concentrated production. To provide resolute and strict
direction in order to ensure adequate supply of irrigation water, fertilizers
and insecticides; not to let crop and animal diseases and epidemics spread. To
address the recent situation of "bumper crop but lower prices" and
unsaleability of food and agricultural products. To adequately supply peasants
with high-quality strains for timely harvests. To provide preferential loans to
peasants for procuring agricultural machines, housing materials, and purchasing
on installment payment some consumer goods items such as motorbikes, television
sets.... To continue with the purchase of commodity farm produce for temporary
storage when market prices drop. Through these solutions, to create conditions
for boosting agricultural production, stimulate demand and expand rural
markets. For industrial production and
construction, to further simplify procedures related to investment and
production as well as business activities. To concentrate on removing
difficulties and problems in ground clearance, access to credit sources and tax
payment procedures, reconsidering the application of high electricity prices in
the morning, reducing seaport service charges, allowing the delayed payment of
contributions by enterprises meeting with difficulties.... To step up the production of
consumer goods for domestic consumption, particularly foodstuffs, beverage,
garments and textiles and medicines, prioritizing supports for production
branches with advantages in production of import substitutes, using domestic
raw materials and employing large numbers of laborers such as enterprises
manufacturing consumer goods, construction materials and fertilizers, and
engineering, manufacturing and shipbuilding enterprises.... To support the sale
of a number of industrial products currently in stock such as steel cast,
construction steel, cement, fertilizer, paper, chemicals on the principle of
rescheduling the lending terms, exempting or reducing interests rates for loans
subject to high interest rates. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 To intensify trade promotion at
home and abroad, attaching importance to the development of the rural market.
To expand export markets according to commodity lines and big export contracts.
To intensify high-level contacts for market expansion and lobbies through
official and non-official channels in order to actively cope with trade
protectionism and remove tariff and non-tariff barriers in order to boost
export. To take advantage of the agreements on free trade areas as well as
bilaterial economic treaties and agreements in order to boost export, reduce
trade deficit in markets with high trade deficit; to promote the early
conclusion of agreements on free trade areas between ASEAN and Australia. New
Zealand, India while proceeding with preparation for free trade area
negotiations with other important partners. To direct the flexible
regulation of business activities and strictly control transaction and bidding
activities in order to ensure the highest efficiency of the export of crude
oil, coal and other minerals; to flexibly administer border trading activities
in the direction of encouraging export, controlling import, balancing sources
of imported raw materials and adopting policies to encourage the processing,
increasing export turnover of branches employing large number of laborers and
using domestic raw materials; to provide supports for exporting enterprises by
mode of goods delivery at bonded warehouses and intensifying combat smuggling
and trade frauds in order to protect domestic production. To raise export competitiveness
(in terms of business environment, competitiveness of enterprises and
competitiveness of commodity groups); to continue with the policy on import
substitutes by promoting support industries, manufacturing industries and
petro-chemical industry in order to make full use of resources, technologies,
supplies, equipment and machinery made at home up to standards and reduce trade
deficit. To remove obstacles in order to
step up the execution of key national projects on tourism; to raise the
efficiency and step up promotion and advertisement of tourism in close
combination with trade and investment
promotion for expanding tourism advertisement scope and contents. To upgrade
the existing airports in localities with tourist towns and national tourist
resorts, attracting tourists from markets with high tourist spending potential.
To raise the quality of tourist services up to international standards while
formulating programs and tourist products deeply imbued with Vietnam's cultural
identity so as to increase the rate of tourists returning to Vietnam. b/ To stimulate investment, to
mobilize and efficiently use investment capital and spur consumption demands To arrange and efficiently use
domestic demand-stimulation investment capital for effective domains, for
proper provide purposes and objects, actively stopping economic decline and
contributing to economic restructuring. To prioritize investment in the
construction of socio-economic infrastructure, programs and projects on
development of branches, key regions and areas meeting with exceptional
difficulties. To scrutinize and wipe out inefficient investment projects, to
reschedule unurgent projects, concentrating capital to complete key national
works and allocating adequate capital for necessary programs and projects
defined in the Resolutions of the Party Central Committee, the Political Bureau
or the National Assembly. To strictly manage investment
capital from the state budget and government bonds and the use of capital by
state-run economic groups and corporations. To focus on the application of
measures to speed up the disbursement of capital from the state budget,
government bonds, official development assistance (ODA), investment credit,
investment capital of state enterprises, particularly for large-scale projects
and works, foreign direct investment (FDI) and investment projects on
infrastructure construction and agricultural and rural development. To improve the investment
environment with a view to creating favorable conditions for. and encouraging
domestic and foreign investors to invest their capital in business. To submit
to the National Assembly for promulgation the law amending and supplementing a
number of articles of the laws concerning investment in capital construction.
To further revise and promulgate adequate documents guiding the Investment Law,
the Bidding Law and relevant laws. To promulgate appropriate policies in order
to remove lingering problems in land recovery compensation, ground clearance
and resettlement. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 To continue attracting FDI.
particularly projects on infrastructure construction, investment projects on
manufacture of hi-tech projects of high export value and projects creating more
jobs. To intensify investment promotion activities. To synchronously implement
six groups of urgent solutions already approved by the Government to attract
and better manage FDI sources in the coming period[1]. To tap to the utmost ODA sources
in order to supplement capital for development investment. In parallel with the
acceleration of negotiation and conclusion Of agreements and the capital
disbursement under the existing agreements or projects, to step up the
mobilization of preferential ODA loans of international financial institutions
such as the World Bank and the Asian Development Bank. To apply appropriate measures to
tap the domestic markets. To encourage the use of home-made goods in order to
boost domestic production and limit import. To develop networks of distribution
of essential goods, focusing on food, gasoline and oil, fertilizer, iron and
steel, cement and curative medicines in order to ensure that the production of
these goods items are managed by the State against trade frauds, speculation
and price raising, which destabilize the market, and to protect consumer interests. To continue with the policy of
eliminating price subsidies through a reasonable roadmap. To enhance measures
to manage of market, prices, goods quality and food hygiene and safety; to
strictly handle violations according to current laws, particularly acts of
illegal trading, tax evasion, coordinated monopoly, aiming to control market
and prices. To encourage and support
enterprises in organizating drives of discount in order to stimulate
consumption demand in various forms such as discount trade fairs, sales day,
sales weeks; sales at the beginning and the end of seasons, on festive days or
important national events. c/ To implement financial and
monetary policies and ensure macro-economic stability To flexibly administer tax
policies in order to support enterprises and control trade deficits. To well
implement urgent tax-related solutions. aiming to curb recession,
maintain growth and ensure social welfare. To raise the efficiency of the use
of state funds, resolutely practicing thrift, combating waste, putting off
unnecessary spending tasks, particularly meetings and conferences, overseas
trips, festivals, public procurement,... To strictly control foreign loans and
debt payment. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 To actively and flexibly apply
monetary policy, aiming to maintain macro-economic stability, prevent inflation
and meet the capital demand of the economy. To flexibly and cautiously
administer monetary policy tools, interest rates and exchange rates; to apply
the interest rate support mechanism and efficiently expand credit in accordance
with law. to increase credit for the agricultural and rural sector, credit for
poor households and other social policy beneficiaries, contributing to ensuring
social welfare. To reduce conditions for credit guarantee for small and
medium-sized enterprises while reforming procedures to consider and approve
credit for them. To actively handle bad debts and
prevent new ones arising in the system of commercial banks; to intensify
inspection and supervision, ensuring safety for the banking system and
international payment balance. To develop tools on the foreign
exchange market so that market members may select them and actively prevent
risks. To intensify examination, supervision and handling of violations in
order to ward off speculation and illegal trading of foreign exchanges. In couple with financial and
monetary policies against economic decline, measures should be enhanced to
stabilize the macro economy, first of all to ensure the stability of major
balances: state budget revenue and expenditure, export and import, money,
credit and international payment balance. d/ To enhance and raise the
quality of socioeconomic forecast, planning and plans To enhance the forecast and
warning of the economic situation; to formulate a process of coordination and
information supply, formulating analyzing and forecasting methods in order to
promptly provide advice to leaders at different levels in economic and social
direction and administration. To strictly monitor world and domestic economic
developments in order to anticipate circumstances which may occur and formulate
appropriate response plans and solutions. To adjust, supplement and raise
the quality of planning on development of big and important branches, regions
and products and publicize such planning and policies to all economic sectors
for making investment. To step up planning work; to
renew and improve the work of formulating monitoring and evaluating the
implementation of. socioeconomic development plans. To proceed with the
formulation of the ten-year (2011-2020) strategy for socio-economic development
and five-year (2011-2015) socio-economic development plan. e/To perfect, renew and
efficiently implement economic institutions and policies ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Committee (the Xlh Congress) on
improvement of the institutions on socialist-oriented market economy, the
Resolution of the 4lh plenum of the Party Central Committee (the Xlh Congress)
on major undertakings and policies when Vietnam becomes a member of the World
Trade Organization (WTO) and the Government's action programs for
materialization of these Resolutions. To enhance and consolidate elements
ensuring the socialist orientation of the market economy. To organize the
preliminary review of the Political Bureau's Resolution No. 48/NQ-TW on
development strategy, and improve the Vietnamese legal system till 2010 with
orientations towards 2020. To adopt policies so that
regions in the country bring into the fullest play their advantages and develop
faster; promote the roles of motive economic zones with importance being
attached to investment in the development of regions meeting with difficulties
and ethnic minority regions. To encourage the development of various economic
sectors in couple with further renewal, development and higher efficiency of
the state-run economy, collective economy which play the leading role and act
as foundations in the socialist-oriented market economy. 2.
Education and training, science and technology, culture, healthcare and social
affairs a/ Education and training
development To concentrate on raising the
quality of education, comprehensive training and development of human resources
meeting the requirements of socialist-oriented industrialization and
modernization. To formulate programs for development of human resources for
major economic and social branches and key economic regions. To elaborate the
2011-2020 education development strategy aiming for educational reform in the
spirit of the Resolution of the X1'1 National Party Congress and the Resolution
of the 4th plenum of the Party Central Committee (the Xth Congress). To renew
educational curricula, contents and methodology as well as educational
administration; to address the imbalance in the education and training
structure; to raise the quality of comprehensive education. To attach
importance to raising people's intellectual level, human resource development,
talents training with both knowledge teaching, vocational training and
personality teaching conduct, attaching special importance to education in
ideal, personality, ethical quality and lifestyle. To increase state investment
while stepping up the socialization of mobilization of resources for education
and training development; to basically address prolonged negative phenomena in
education and training. To step up vocational training to meet the requirements
of industrialization and modernization. To proceed with the program on job
training for one million rural laborers. To orient and strictly manage the cooperation
with foreign countries in the field of education and training; to build an
advanced, national, independent and socialist education. b/ Scientific and technological
development To continue with the
comprehensive renewal of management mechanisms and policies on scientific and
technological development; to study, formulate, supplement and improve
strategies, planning and plans for scientific and technological development of
the nation, branches and important products. To renew the financial mechanisms,
increasing autonomy for scientific research institutions. To continue promoting
democracy in scientific research. To develop science and technology market. To
raise the quality of scientific research, linking scientific research with
production, business, education and training. To adopt peferential policies and
regimes and create better working conditions for scientific researchers,
particularly top ones with high qualifications. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 To quantitatively and
qualitatively train enough medical personnel and intensify the rotation of
health workers to help lower levels raise the quality of their medical
examination and treatment; to conduct on-spot training of health workers and
raise their professional ethics and qualifications, repelling negative
phenomena in medical examination and treatment. To strictly manage private
medical examination and treatment, the medicine market; to ensure food hygiene
and safety; to enhance measures to prevent and control epidemics; to prevent
and combat drug addiction. HIV infection.... To renew and improve the health
insurance regime. To develop traditional medicine and pharmacy. To well
implement policies on population, family planning, striving for lower birth
rate and preventing gender imbalance. d/ Job creation, poverty reduction
and social welfare assurance To perform the tasks of job
creation, poverty reduction, social welfare assurance and improvement of
people's living conditions. To adopt policies to encourage job creation; to
expand forms of vocational training, to provide lending supports for job
learning and creation, particularly to laid-off laborers of enterprises hit by
recession, under Decision No. 30/2009/QD-TTg of February 23, 2009. To step up
labor export, contributing to job creation, income increase and sustainable
poverty reduction, particularly in rural districts with high poverty rates,
under the Prime Minister's Decision No. 71/2009/QD-TTg of April 29. 2009. To
better manage and protect the legitimate interests of laborers working
overseas. To build healthy labor relations, to ensure labor hygiene and safety
in enterprises of various types. To fully and promptly implement
social welfare policies, providing supports for policy families, people in
regions hit by difficulties or natural disasters and ethnic minority people; to
concentrate on fast and sustainable poverty reduction in rural districts with
high poverty rates under the Government's Resolution No. 30a/2008/NQ-CP of
December 27, 2008. on the program to support fast and sustainable poverty
reduction in 61 poor rural districts. To well implement policies on
medical examination and treatment as well as health insurance for the poor. To
well implement the increase of basic salary and allowance policies for a number
of subjects in accordance with the approved wage reform program. The State shall invest in and
adopt policies to encourage enterprises to build social houses for low-income
earners, dormitories for students, to improve the material and spiritual life
of workers in industrial parks, export processing zones as well as low-income
earners. To study the establishment of funds for house purchase with
installment payment in order to support low-income earners meeting with housing
difficulties. To adopt policies on partial support for laid-off laborers in order
to sustain their life. To materialize the undertaking to build dormitories for
students with capital from government bonds, striving to ensure in 2009 and
2010 lodgings for about 40% of students entitled to stay in school campuses. dd/Culture, family, physical
training and sport, information and communication To develop and raise the quality
of cultural, physical training and sport activities. To step up the realization
of the strategy on culture: to closely associate cultural development with
economic development so that culture is the motive to boost economic
development and also the spiritual foundation of the society. To increase state
investment in culture; to socialize appropriate domains in order to mobilize
resources for cultural development. To strictly manage cultural, entertainment
and recreation activities, festivals and rituals. To strongly develop physical
training and mass sports, aiming to further realize the campaign "All
people do physical exercises as exemplified by great Uncle Ho" in order to
involve large social forces in such activities in various flexible forms,
contributing to raising the spiritual and cultural life and enhance the
physical strength of people. To maintain high-achievement sports for a higher
position of Vietnamese sports in the international arena. To raise the quality
of the "All people unite to build a cultured life" movement. To well
preserve and promote the values of national cultural heritages. To encourage
the creation of cultural, literary and art works of high ideological and
artistic values. To further step up the propagation for. and education in,
moral values and healthy lifestyle in families. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 To spur the post and
telecommunications market in couple with higher and higher competitiveness of
enterprises in the sector. To intensify the application and development of
information technology, attaching importance to information technology in
managerial activities and administrative procedures. To step up the
popularization of internet to commoners, particularly people in deep-lying,
remote and ethnic minority regions. 3.
Protection of natural resources and environment To substantively improve the
legal system of laws on land: to bring into play land resources in the process
of accelerated national industrialization and modernization. To efficiently
address weaknesses in land management; to complete and develop a modern land
management system. To tap and use water resources
in a reasonable, thrifty and efficient manner, aming to meet water demands of
people's daily life and sustainable socio-economic development in association
with environmental protection. To raise the proportion of water contribution to
economic growth, orienting toward the policy of economization in the management
of water resource. To formulate a national target program for sustainable
development of water industry. To intensify the investigation
and assessment of mineral resources, further clarifying mineral potential,
structural conditions and geological environment in the service of
socio-economic development planning and strategy. To raise the efficiency of
the state management of mineral resources, ensuring the rational, thrifty and
efficient use of mineral resources on the basis of intensive processing,
maximizing the recovery of ores and useful components in mineral exploitation,
meeting sustainable, stable and long-term development requirements while
raising economic efficiency, minimizing environmental impacts, maintaining
defense, security and social order and safety in mineral activities. To further improve mechanisms,
policies and laws on environmental protection, adopting strong measures to
prevent and severely handle violations. To study the provisions on legal
persons' penal liability in the Penal Code, aiming to increase deterrence to
acts of causing environmental pollution by legal persons. To include
environmental protection contents in strategies, planning and plans on
development of branches or domains, investment programs and projects. To step
up the socialization of environmental protection; to formulate and materialize
the national target program on environmental protection; to resolutely settle
"black spots" and "hot spots" on environment. To actively ward off and limit
environmental pollution and improve environment quality; to basically settle
the environmental degeneration in industrial parks, populated quarters in
cities and some rural areas; to address environmental pollution on rivers,
ponds, lakes and canals: to effectively respond to and redress environmental
incidents; to ensure ecological balance at a high level, to conserve nature and
preserve biodiversity; to actively meet environmental requirements in
international economic integration, restricting adverse impacts of
globalization amd ensuring sustainable national development. To formulate and complete
necessary legal frameworks and appropriate financial mechanisms, creating
conditions for raising the capacity and efficiency of activities of the
meteorological sector, creating marked qualitative improvements in forecasts,
particularly storm and flood forecasts; to incrementally make warnings of flash
floods, land slides, tsunamis, ensuring the consistency; to adopt
mechanisms to link meteorological activities with socio-economic development,
defense and security maintenance activities; to prevent, combat and reduce damage
caused by natural disasters; to formulate and implement the national target
program on reduction of natural disasters and adaptation to climate change. To actively implement the action
program for materialization of the Resolution of the 4th plenum of the Party
Central Committee of the Xth Congress on Vietnam Sea Strategy till 2020. To
step by step modernize and raise the quality of basic surveys and management of
marine resources and environment to actively serve marine-economy development
in a comprehensive and focal manner, early making Vietnam a regional nation
strong in marine economy, in association with defense and security maintenance
and international integration. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 To raise the awareness and
responsibility of ministries, branches, localities and people about the tasks
of defending the socialist Fatherland in the new situation; to include the
national defense tasks in socio-economic development strategies, programs and
projects. To closely combine defense with security, economy and external
relations. To further renew and raise the quality of defense education and
training. To well perform the task of
building the all-people defense, building defense areas under Resolution No.
28-NQ/TW of the Political Bureau (the Xth Congress),
strengthening the defense potential under Resolution No. 27-NQ/TW of the
Political Bureau on defense industry and Resolution No.29-NQ/TW on equipment
strategy for the Defense Ministry: to consolidate the "people's
heart-winning disposition"; to build the regular, crack and incrementally
modernized revolutionary people's army highly ready for combat to successfully
cope with all circumstances, protecting the Party and regime and firmly
defending national independence, sovereignty and territorial integrity. To intensify education in. and
to raise people's awareness of. major challenges to the tasks of protecting the
national security, social order and safety in the new situation. To actively
detect and resolutely frustrate all sabotage schemes and activities of hostile
forces. To continue fruitfully
implementing national programs on crime and social vice prevention and combat.
To build the regular, crack and incrementally modernized revolutionary people's
public security force absolutely loyal to the Fatherland, the Party and
socialist regime and fully devoted to people. To continue expanding external
relations while deepening, stabilizing and sustaining the already established
international relations: to step up the application of comprehensive diplomacy
based on the close combination between state diplomacy, diplomatic activities
of the Party and people's diplomacy; between political diplomacy and economic
as well as cultural diplomacy: between external relations with defense,
security and economy. To be active and dynamic for
international economic integration while expanding international cooperation in
other domains in conformity with national requirements and interests; to
continue well fulfilling the role of non-permanent member of the United Nations Security Council; to
successfully organize the ASEAN Year 2010. To further perform tasks related
to the realization of the agreement on land border demarcation with China; to
thicken and re-embelish the system of border markers with Laos; to speed up the
border demarcation and marker placement with Cambodia according to the agreed
schedule and the determination of continental shelf boundaries in conformity
with the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea; to resolutely
struggle to firmly defend the national independence, sovereignty and
territorial integrity and maintain the environment of peace and stability for
national development. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 5. To build
the state management apparatus, promote social democracy, step up
administrative reform and intensify corruption prevention and combat as well as
thrift practice and waste combat To further renew and consolidate
the organizational apparatuses of state bodies. To perfect the functions and
tasks of ministries and government-attached agencies towards building a modern,
smooth and unified system of executive agencies. To further step up the
decentralization between the Government and provincial administrations in
association with the clear definition of their functions, tasks, powers and
responsibilities, raising the capabilities of cadres and quality of planning
work and planning management, to enhance inspection and supervision, ensuring
the concentrated and unified leadership of the central government and promoting
the dynamism and creativity of authorities at different levels and of branches
in the implementation. To study the reorganization of
professional bodies under provincial and district People's Committees, suitable
to the results obtained in the process of experimenting models of
reorganization of local administrations at each level; to continue separating
the function of state management consultancy with professional management
activities in each branch and domain in order to form organizations providing
public administrative services through bidding and order placement at the
district level. To lead and closely direct the experimentation of
non-organization of People's Councils in rural and urban districts in 10
provinces and centrally run cities. To synchronously renew personnel
work, promote democracy and raise the quality of personnel work, meeting the
requirements and tasks of the period of national industrialization and
modernization as well as international economic integration. To establish and
implement an unified, democratic, public and transparent regime of official
duties strictly according to competence and with inspection and supervision. To
formulate specific statutes and regulations for personnel management and
facilitation of replacement and dismissal of unqualified cadres who fail to
fulfill their tasks, lose their prestige and commit wrongdoings and for the
detection, training, fostering, appointment and promotion of young cadres with
good virtues and talents as well as female cadres to appropriate positions. To
reform wage policies, proceeding to ensure the above-national average living
standards for cadres and civil servants. To direct and implement the work
of personnel planning, arranging, appointing, transferring, training and
fostering cadres, preparing personnel for the Party congresses at all levels,
then the XI"1 National Party Congress and the Government of the XIIIth
tenure. To continue building and consolidating
the law-ruled socialist state. To step up administrative reform, raising the
management and administration efficacy and efficiency of the Government,
ministries, branches and administrations at all levels. To further the
comprehensive and fruitful realization of the general program on administrative
reform, firstly in domains with prolonged social discontent. To apply measures to heighten
the combativeness, sharpness and persuasiveness of ideological work. To further
renew the contents, modes and measures of education in Marxism-Leninism and Ho
Chi Minh Thought, propagating the Party's lines and the State's policies and
laws, fostering patriotism and ideal for national independence and socialism;
to preserve and promote national cultural identities while absorbing the
cultural quintessence of mankind, formulating a system of values of Vietnamese
man in the period of national industrialization and modernization as well as
international integration. To step up and raise the quality
of the "Learning and following the moral examples of Ho Chi Minh"
campaign, creating a substantive improvement in warding off and repelling
degeneration in political ideology, morals and lifestyles in a section of
cadres and people. To actively prevent and combat "self-evolution"
and "self-conversion" and early detect and struggle against erroneous
viewpoints, reject reactionary propagation and frustrate the "peaceful
evolution" ploys and activities of hostile forces in the ideological
domain. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 To create vigorous improvements
in the practice of thrift, the prevention and combat of corruption, waste and
red tape. To further the implementation of the Resolution of the 3rd plenum of
the Party Central Committee (the X"1 Congress) on corruption and waste
prevention and combat. To focus on reviewing, supplementing and perfecting
mechanisms and policies; to strictly observe the regulations of the Party and
State on corruption and waste prevention and combat. To expeditiously complete
the legal procedures for competent authorities to ratify the United Nations
Convention Against Corruption. To intensify examination,
inspection, audit and supervision; to well coordinate examination, inspection,
auditing and supervision bodies, particularly in the handling of cases with signs
of corruption and waste. To administratively and criminally handle cases of
corruption and confiscate involved assets. To consolidate the system of
full-time corruption prevention and combat agencies. To bring into play the
role of people, socio-political organizations and press in the prevention and
combat of corruption, waste and red tape, adopting policies and measures to
protect persons who bravely struggle against corruption, waste.... To intensify propagation and
education about the undertakings and policies of the Party and state law on
democracy promotion; to further detail in law citizens' basic rights defined by
the Constitution; to raise the quality and efficiency of implementation of the
Regulation on grassroots democracy. To build the political system clean, strong and firm,
particularly at the grassroots level. The contents of major tasks of
ministries, branches and localities are defined in the enclosed appendix (not
printed herein). II.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION 1. Based on their assigned
functions, tasks and delegated powers, ministries, branches and
provincial/municipal People's Committees shall perform the tasks and contents
of major work specified in this action program and detail them into tasks of
annual plans; continue formulating, reviewing, amending and supplementing
mechanisms, policies, planning, plans, programs, projects and schemes for
submission to the Government and the Prime Minister from now till the XIth
National Congress of the Party. 2. Ministers, heads of
ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and
presidents of provincial/municipal People's Committees shall concentrate on
direction and intensify the examination and urging of the implementation of
this action program; annually report to the Prime Minister on the
implementation and concurrently to the Ministry of Planning and Investment for
sum-up reports to the Prime Minister. 3. If deeming it necessary to
amend or supplement any specific contents in this action program, ministries,
branches or localities shall actively coordinate with the Ministry of Planning
and Investment in reporting such to the Prime Minister for consideration and
decision.- ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 ON
BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Nguyen Tan Dung
Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 28/05/2009 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng
6.103
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|