|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị quyết 16/NQ-CP 2023 phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 01
Số hiệu:
|
16/NQ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Trần Lưu Quang
|
Ngày ban hành:
|
09/02/2023
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Số công báo:
|
Đang cập nhật
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Nghị quyết 16/NQ-CP: Đề nghị xây dựng Luật việc làm (sửa đổi)
Ngày 09/02/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết 16/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 01 năm 2023.Theo đó, Chính phủ thống nhất sự cần thiết lập Đề nghị xây dựng Luật Việc làm nhằm thể chế hóa cụ thể hơn đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Chính phủ cơ bản thống nhất với mục tiêu của 04 nhóm chính sách thể hiện tại Đề nghị xây dựng Luật;
Tuy nhiên, cần rà soát, nghiên cứu tập trung và đánh giá tác động kỹ lưỡng hơn đối với một số giải pháp trọng tâm, thực sự cần thiết, đặc biệt là nội dung mới mà chưa có quy định pháp luật điều chỉnh để:
Giải quyết vướng mắc thực tiễn, bảo đảm không mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định pháp luật liên quan; phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn quốc tế, hướng tới phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, nâng cao chất lượng lao động có kỹ năng nghề, đáp ứng yêu cầu thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước trong tình hình mới.
Đối với các quy định về các loại quỹ cần phân tích, đánh giá kỹ lưỡng sự cần thiết thành lập mỗi loại quỹ, làm rõ hơn mô hình hoạt động và cơ chế huy động nguồn vốn là quỹ tài chính ngoài ngân sách có sự hỗ trợ của Nhà nước hay quỹ ngoài ngân sách thực hiện cơ chế xã hội hóa; tác động của các quỹ này với các cơ chế tài chính hiện hành, đồng bộ với các quy định của pháp luật có liên quan, bảo đảm tính linh hoạt trong việc điều hành chính sách của Chính phủ.
Xem thêm nội dung tại Nghị quyết 16/NQ-CP ngày 09/02/2023.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 16/NQ-CP
|
Hà Nội, ngày 09
tháng 02 năm 2023
|
NGHỊ QUYẾT
PHIÊN
HỌP CHUYÊN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THÁNG 01 NĂM 2023
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức
Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 39/2022/NĐ-CP
ngày 18 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
Trên cơ sở thảo luận của các Thành viên Chính phủ
và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật,
tổ chức ngày 02 tháng 02 năm 2023,
QUYẾT NGHỊ:
Chính phủ đánh giá cao nỗ lực, cố gắng của các bộ,
cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đã cơ bản hoàn thành Chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh năm 2022, các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo Nghị quyết được
Chính phủ trình Quốc hội bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng, cụ thể hóa được
các chủ trương, đường lối của Đảng, Hiến pháp,
các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và phù hợp với các cam kết quốc tế; bám sát thực tiễn, tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách cũng như xử lý các vấn đề mới phát sinh,
tạo cơ sở pháp lý để phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với mục đích quốc
phòng, an ninh, bảo vệ quyền con người, quyền sở hữu hợp pháp của cá nhân, tổ
chức, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.
Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ trong công tác xây dựng pháp luật; thực hiện nghiêm quy định của
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trực
tiếp chỉ đạo việc xây dựng, hoàn thiện thể chế và tổ chức thi hành pháp luật;
có giải pháp khắc phục triệt để các tồn tại, hạn chế trong công tác xây dựng
pháp luật; xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong việc để xảy ra
tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy phạm pháp luật hoặc không bảo đảm chất
lượng của văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo thẩm quyền hoặc được
giao chủ trì soạn thảo, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành. Trong quá trình
tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật, đề nghị xây dựng luật cần phối hợp chặt chẽ,
có hiệu quả với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, cơ quan, tổ chức liên quan
khác; lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, ý kiến của các chuyên
gia, nhà khoa học; tham khảo kinh nghiệm quốc tế; tăng cường truyền thông, tạo
đồng thuận, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Bộ trưởng
Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường tổ chức nghiên cứu, báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc xây dựng
dự thảo Nghị quyết của Quốc hội hoặc Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của các luật liên quan đến đất đai, bất động sản để xử lý các khó khăn,
vướng mắc hiện nay, tạo hành lang pháp lý và động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Chính phủ quyết nghị các nội dung cụ thể như sau:
1. Về Đề nghị của Chính phủ về
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng
luật, pháp lệnh năm 2023
a) Chính phủ cơ bản thông qua Đề nghị của Chính phủ
về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; điều chỉnh Chương trình xây
dựng luật, pháp lệnh năm 2023 (sau đây gọi tắt là Chương trình) do Bộ Tư pháp tổng
hợp, trình Chính phủ tại Tờ trình số 02/TTr-BTP ngày 18 tháng 01 năm 2023;
b) Chính phủ thống nhất điều chỉnh thời gian trình
một số dự án Luật như sau:
- Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Địa chất và
Khoáng sản; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn: Đưa 03 dự án Luật này vào
Chương trình năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024)
và thông qua tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) để bảo đảm nguồn lực thực hiện, bảo
đảm chất lượng, tiến độ xây dựng các dự án luật và cân đối Chương trình năm
2023 và Chương trình năm 2024.
- Luật Dân số (sửa đổi): Đưa dự án Luật này vào Chương
trình năm 2024, trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và
thông qua tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) để bảo đảm tính gối đầu của Chương
trình năm 2024 và Chương trình năm 2025.
c) Chính phủ giao các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng
cơ quan ngang bộ:
- Tăng cường công tác chỉ đạo nghiên cứu, rà soát,
lập hồ sơ đề nghị xây dựng luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Kế
hoạch số 81/KH-UBTVQH15 ngày 05 tháng 11 năm
2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định số 2114/QĐ-TTg ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng
Chính phủ triển khai Kết luận số 19-KL/TW về
định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, gửi Bộ Tư
pháp để tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.
- Các đồng chí Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Công Thương,
Tài chính chỉ đạo các đơn vị, cá nhân liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp
thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội về
đề nghị xây dựng các luật: Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi), Luật Phát triển công
nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại
doanh nghiệp (sửa đổi); tiếp tục tổng kết thực tiễn, xác định rõ sự cần thiết,
phạm vi sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các dự án Luật này, báo cáo Chính phủ
xem xét, quyết định.
- Về các dự án luật: Luật Đường bộ, Luật Trật tự,
an toàn giao thông đường bộ, Luật Lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở: Chính phủ
đã có báo cáo Quốc hội về việc hoàn thiện hồ sơ các dự án Luật này. Bộ Công an,
Bộ Giao thông vận tải tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, các cơ quan của
Quốc hội để thống nhất về quy trình, thủ tục trình bổ sung các dự án luật nêu
trên vào Chương trình.
- Đối với Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Cảnh vệ và Đề nghị xây dựng Luật Việc làm (sửa đổi): Bộ Công
an, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương tiếp thu ý kiến Thành viên
Chính phủ tại Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 01 năm 2023, hoàn
thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp vào Chương trình.
- Đối với Đề nghị xây dựng các luật: Luật Thủ đô (sửa
đổi), Luật Phòng không nhân dân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu
giá tài sản sẽ được Chính phủ cho ý kiến tại Phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật
tháng 02 năm 2023: Sau khi Chính phủ cho ý kiến, Bộ Quốc phòng và Bộ Tư pháp khẩn
trương tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật
để tổng hợp vào Chương trình.
- Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, cơ
quan liên quan xây dựng hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật,
trình Chính phủ cho ý kiến, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp, bổ sung vào Chương
trình xây dựng luật, pháp lệnh, trình Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại 01 kỳ
họp (Kỳ họp thứ 6, tháng 10/2023).
- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với bộ, cơ quan liên
quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Thành viên, chỉnh lý, hoàn thiện Đề nghị của
Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương
trình năm 2023. Giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng, thay mặt
Chính phủ ký Tờ trình về Đề nghị của Chính phủ nêu trên, trình Quốc hội, Ủy ban
Thường vụ Quốc hội theo quy định.
2. Về dự án Luật tài nguyên nước
(sửa đổi)
Đánh giá cao sự chuẩn bị nghiêm túc, tích cực của Bộ
Tài nguyên và Môi trường hoàn thiện hồ sơ dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi)
theo đúng quy định của Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật.
Chính phủ thống nhất về sự cần thiết xây dựng dự án
Luật tài nguyên nước (sửa đổi) nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng
và Nhà nước theo hướng sửa đổi toàn diện Luật tài nguyên nước năm 2012 để hoàn
thiện hệ thống pháp luật về tài nguyên nước, đáp ứng yêu cầu về quản lý tài
nguyên nước hiệu quả, bền vững; khắc phục căn bản những bất cập, vướng mắc do quy
định hiện hành; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật và các
cam kết đa phương, song phương của Việt Nam.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng việc thực hiện
Luật tài nguyên nước năm 2012 để làm rõ các kết
quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm và các giải pháp
chính sách, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần chọn lọc những vấn đề đã chín, đã
rõ, đã được thực tiễn chứng minh là hiệu quả thì tiếp tục thực hiện; các vướng
mắc, bất cập, điểm nghẽn trong thực tế thì điều chỉnh để tháo gỡ; bổ sung những
vấn đề chưa có quy định.
Nội dung chính sách của dự thảo Luật cần tập trung
tăng cường phân cấp quản lý, gắn với phân bổ nguồn lực và nâng cao trách nhiệm
người đứng đầu, tăng cường công cụ kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm. Đồng thời,
quy định cụ thể, đầy đủ về trách nhiệm của các bộ, cơ quan, tổ chức có liên
quan, bảo đảm đồng bộ, tránh chồng chéo, bỏ sót, tăng cường công tác phối hợp
và cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.
Chú ý các chính sách về bảo vệ công trình cấp nước sinh hoạt; bảo vệ, quản lý
nguồn nước, dòng chảy tự nhiên, an toàn hồ chứa, đập,... gắn với chính sách bảo
vệ môi trường và phát triển các phương thức vận tải phù hợp để phát triển kinh
tế. Cần có các cơ chế tài chính, chính sách thuế, giá, phí bảo đảm đồng bộ, hiệu
quả về lâu dài, phù hợp với các nguyên tắc của kinh tế thị trường, đồng bộ với
các chính sách khác về quản lý tài nguyên nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp chặt
chẽ với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu tiếp thu tối đa ý kiến của các
Thành viên Chính phủ, nhất là về các vấn đề liên quan đến: cơ chế tài chính, thẩm
quyền và thủ tục cấp phép, điều hòa và phân phối tài nguyên nước, khai thác, quản
lý nguồn nước, hành lang bảo vệ nguồn nước..., nhất là các chính sách tác động
trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân, doanh nghiệp.
Trong quá trình soạn thảo dự án Luật, Bộ Tài nguyên
và Môi trường cần chủ động tổ chức tham vấn, lấy ý kiến bằng hình thức phù hợp,
hiệu quả đối tượng chịu sự tác động, doanh nghiệp, nhà khoa học và các cơ quan,
địa phương, tổ chức có liên quan, tăng cường truyền thông chính sách để tạo sự
đồng thuận.
Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu,
tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến Thành viên Chính phủ, kết luận của Chính phủ
để hoàn thiện hồ sơ dự án Luật. Giao Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo việc
hoàn thiện dự án Luật này, để trình Quốc hội dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 5,
thông qua tại Kỳ họp thứ 6 năm 2023.
3. Về Đề nghị xây dựng Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật cảnh vệ
Chính phủ đánh giá cao Bộ Công an đã chủ trì xây dựng
Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ theo đúng quy
định nhằm thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng1 về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về cảnh
vệ.
Cơ bản thống nhất với đề xuất của Bộ Công an về mục
tiêu và nội dung 04 chính sách, trong đó lưu ý cần thống nhất về tiêu chí xác định
đối tượng cảnh vệ, các biện pháp cảnh vệ khả thi, hiệu quả, phù hợp với thông lệ
quốc tế (Chính sách 2); tăng cường trang thiết bị hiện đại, có chế độ chính
sách hợp lý để thực hiện các biện pháp cảnh vệ chủ động, hiệu quả trong tình
hình mới (Chính sách 3); tăng cường quyền hạn của lực lượng cảnh vệ để bảo đảm
việc thực hiện nhiệm vụ của lực lượng này, làm rõ nhiệm vụ của lực lượng cảnh vệ
thực hiện ở địa phương để quy định phù hợp, bảo đảm không phát sinh tổ chức bộ
máy mới, không làm tăng biên chế trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân theo
đúng chủ trương của Đảng (Chính sách 4). Trong quá trình xây dựng Luật, cần
tăng cường tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các chuyên gia, các cơ quan, tổ chức có
liên quan, chú trọng truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận trước, trong
và sau khi ban hành chính sách.
Việc hoàn thiện các chính sách cần đánh giá tác động
chính sách một cách kỹ lưỡng, khoa học, đúng quy định pháp luật; luật hóa những
vấn đề đã đánh giá, tổng kết kỹ; khắc phục tối đa hạn chế, bất cập của các quy
định hiện hành; tăng cường phân cấp, phân quyền, đẩy mạnh kiểm tra, giám sát; bảo
đảm tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tế và tiến trình hội nhập, mở rộng
giao lưu và hợp tác quốc tế; tiếp tục nghiên cứu phân cấp, phân quyền rõ, cụ thể;
giải quyết các bất cập, vướng mắc trong quy định hiện hành; bảo đảm tính thống
nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi của hệ thống pháp luật.
Bộ Công an khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư
pháp, Văn phòng Chính phủ và cơ quan có liên quan tiếp thu ý kiến Thành viên
Chính phủ, hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gửi
Bộ Tư pháp tổng hợp, bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để trình
Quốc hội cho ý kiến, thông qua tại một kỳ họp (Kỳ họp 6, tháng 10 năm 2023).
4. Về đề nghị xây dựng Luật việc
làm (sửa đổi)
Chính phủ thống nhất sự cần thiết lập Đề nghị xây dựng
Luật Việc làm nhằm thể chế hóa cụ thể hơn đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà
nước về phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, hỗ trợ phát triển thị
trường lao động, cải cách chính sách bảo hiểm thất nghiệp phù hợp với điều kiện,
yêu cầu của thời kỳ mới, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với các quy định tại
các luật liên quan, cũng như hướng tới giải quyết hiệu quả các vướng mắc của thực
tiễn.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở tổng
kết việc thi hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực việc làm, cần đánh
giá, nghiên cứu toàn diện, kỹ lưỡng hơn về kết quả đạt được, các hạn chế, bất cập,
nguyên nhân và phân tích đầy đủ các căn cứ chính trị, pháp lý, thực tiễn để bảo
đảm sự hợp pháp, khả thi của những giải pháp được đề xuất tại các nhóm chính
sách.
Cơ bản thống nhất với mục tiêu của 04 nhóm chính
sách thể hiện tại Đề nghị xây dựng Luật, tuy nhiên, cần rà soát, nghiên cứu tập
trung và đánh giá tác động kỹ lưỡng hơn đối với một số giải pháp trọng tâm, thực
sự cần thiết, đặc biệt là nội dung mới mà chưa có quy định pháp luật điều chỉnh
để giải quyết vướng mắc thực tiễn, bảo đảm không mâu thuẫn, chồng chéo với các quy
định pháp luật liên quan; phù hợp với các quy định, tiêu chuẩn quốc tế, hướng tới
phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiệu quả, nâng cao chất lượng lao động
có kỹ năng nghề, đáp ứng yêu cầu thực tiễn về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
cho đất nước trong tình hình mới.
Đối với các quy định về các loại quỹ cần phân tích,
đánh giá kỹ lưỡng sự cần thiết thành lập mỗi loại quỹ, làm rõ hơn mô hình hoạt
động và cơ chế huy động nguồn vốn là quỹ tài chính ngoài ngân sách có sự hỗ trợ
của Nhà nước hay quỹ ngoài ngân sách thực hiện cơ chế xã hội hóa; tác động của
các quỹ này với các cơ chế tài chính hiện hành, đồng bộ với các quy định của
pháp luật có liên quan, bảo đảm tính linh hoạt trong việc điều hành chính sách
của Chính phủ.
Trong quá trình hoàn thiện các chính sách của Đề
nghị xây dựng Luật, cơ quan chủ trì soạn thảo cần tập trung thời gian, nguồn lực
để tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các đối tượng liên quan, nhà khoa học, chuyên
gia, các cơ quan, tổ chức có liên quan, thực hiện tốt công tác truyền thông, lấy
ý kiến nhân dân để tạo sự đồng thuận.
5. Về việc xét tặng “Giải thưởng
Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật năm 2021
Giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối
hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan nghiên cứu, sửa đổi Nghị
định số 90/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm
2014 về “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước” về văn học nghệ thuật
và Nghị định số 133/2018/NĐ-CP ngày 01 tháng
10 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2014/NĐ-CP để giải quyết các vướng mắc
trong thực tiễn về việc xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”
trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý, Thư ký TTg, các PTTg; các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, TGĐ Cổng TTĐTCP;
- Lưu: VT, PL (3b).
|
TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trần Lưu Quang
|
1
Nghị quyết số 12-NQ/TW, ngày 16/3/2022 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng lực
lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện
đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; Kết luận số 35-KL/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về Danh
mục chức danh, chức vụ lãnh đạo và tương đương của hệ thống chính trị từ Trung
ương đến cơ sở
Nghị quyết 16/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 01 năm 2023 do Chính phủ ban hành
GOVERNMENT
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------
|
No. 16/NQ-CP
|
Hanoi, February
9, 2023
|
RESOLUTION THEMATIC SESSION ON
LEGISLATION DRAFTING IN JANUARY 2023 GOVERNMENT Pursuant to the Law on Government Organization
dated June 19, 2015; the Law on Amendments and Supplements to certain Articles
of the Law on Government Organization and the Law on Local Government
Organization dated November 22, 2019; Pursuant to the Government’s Decree No.
39/2022/ND-CP dated June 18, 2022, issuing the Government’s Working Regulations; According to the discussions of the Cabinet
members and the conclusion of the Prime Minister in the Thematic Session on
legislation drafting, held on February 2, 2023, HEREUNDER RESOLVES: The Government is highly appreciating efforts and
hard work of ministries, ministerial-level agencies and governmental bodies in
basically completing the 2022 Law and Ordinance Formulation Program; projects
for making laws, ordinances and draft Resolutions that have been submitted to
the National Assembly to seek its approval on time and in a way that their
quality is improved; they succeed in actualizing the CPV's guidelines and
policies, the Constitution, conclusions of the Politburo, the CPV’s
Secretariat, and instructions of the Government and the Prime Minister and
agree with international commitments; in staying closely connected to reality,
removing difficulties and issues relating to regulatory mechanisms and policies
as well as responding to new challenges, forming a legal basis for
socio-economic development and serving the purposes of national defense,
security, protection of human rights and lawful property rights of persons and
entities, and improving the effectiveness and efficiency of state management
tasks. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. The Government is adopting the resolution on the
specific subjects as follows: 1. In reference to
the Government's Proposal for the 2024 Law and Ordinance Formulation Program,
and modification of the 2023 Law and Ordinance Formulation Program a) The Government has basically approved the
Government's Proposal for the 2024 Law and Ordinance Formulation Program;
modification of the 2023 Law and Ordinance Formulation Program (hereinafter
referred to as Program) integrated into the Report No. 02/TTr-BTP dated January
18, 2023, and submitted to the Government by the Ministry of Justice; b) The Government has agreed to change the
deadlines for submission of a number of draft Laws as follows: - Law on Notaries (amended); Law on Geology and
Minerals; Law on Urban and Rural Planning: Including these 03 draft Laws in the
2024 Program; submitting them to the National Assembly for its comments in the
7th Session (taking place in May 2024) and its approval in the 8th
Session (taking place in October/2024) with a view to providing adequate
resources needed for program implementation, maintaining the expected quality
of and achieving the satisfactory progress in drafting of these Laws, as well
as balancing the workload of the 2023 Program and that of the 2024 Program. - Law on Population (amended): Including this draft
Law in the 2024 Program; submitting it to the National Assembly for its
comments in the 8th Session (taking place in October 2024) and its
approval in the 9th Session (taking place in May 2025) with a view
to ensuring the overlap between the 2024 Program and the 2025 Program. c) The Government gives Ministers and Heads of
ministerial-level agencies the following assignments: - Increase the task of leading researches,
reviewing and preparing proposal dossiers for law formulation in accordance
with the Law on Promulgation of Legal Documents, the Plan No. 81/KH-UBTVQH15
dated November 5, 2021 of the National Assembly’s Standing Committee and the
Decision No. 2114/QD-TTg dated December 16, 2021 of the Prime Minister, implementing
the Conclusion No. 19-KL/TW regarding the orientation of the Law-making Program
in the 15th National Assembly's tenure, and sending them to the
Ministry of Justice to integrate them into the final report to the Government
to seek its decision. - Minister of Health, Minister of Industry and
Trade and Minister of Finance shall be assigned to instruct their relevant
units and staff members to speed up studying, accepting and responding to
comments of the National Assembly’s Standing Committee and Committees of the
National Assembly on proposals for formulation of the Law on Health Insurance
(amended), Law on Industry Development, Law on Management and Use of State
Capital Invested in Production and Business at Enterprises (amended); continue
to review practical situations, clearly define the necessity and scope of
modification, supplementation or promulgation of these draft Laws, and report
to the Government to seek its decision. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Regarding the Proposal for formulation of the Law
on amendments and supplements to a number of Articles of the Law on Guards and
the Proposal for formulation of the Law on Employment (amended), the Ministry
of Public Security, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs
shall promptly survey Cabinet members in the Thematic Session on Legislation
Drafting in January 2023, finalize the proposal dossier for formulation of
Laws, and send it to the Ministry of Justice for integration into the Program. - Regarding the Proposal for formulation of Law on
Capital (amended), Law on People's Air Defense, and Law on Amendments and
Supplements to a number of Articles of Law on Property Auction to be commented
upon by the Government in the Thematic Session on Legislation Drafting in
February 2023, after the Government gives its comments, the Ministry of
National Defence and the Ministry of Justice shall promptly accept opinions
from Cabinet members, and finalize the proposal dossier for formulation of Laws
for integration into the Program. - The Ministry of Public Security shall preside
over, and cooperate with the Ministry of Justice and relevant agencies in,
preparing the proposal dossier for formulation of the Law on Amendments and
Supplements to a number of Articles of the Law on Citizens' Exit and Entry in
accordance with the Law on Promulgation of Legal Documents for submission to
the Government for its comments; sending it to the Ministry of Justice for its
integration into the Law and Ordinance Formulation Program; submitting that
Program to the National Assembly for its comments and approval in a meeting
session (the 6th Session taking place in October 2023). - The Ministry of Justice shall preside over and
cooperate with relevant ministries and agencies in studying and accepting
Cabinet members' opinions, and revising and finalizing the Government's
proposal for the 2024 Law and Ordinance Formulation Program, and modifying the
2023 Program. The Minister of Justice shall be assigned to act on behalf of the
Prime Minister and the Government to sign the Transmittal Document on the
Government's Proposal mentioned above, and submit it to the National Assembly
and the National Assembly’s Standing Committee as required by law. 2. In reference to
Law on Water Resource (amended) The Government is highly appreciating serious and
active preparations made by the Ministry of Natural Resources and Environment
for completion of the dossier of the draft Law on Water Resources (amended) in
accordance with the provisions of the Law on Promulgation of Legal Documents. The Government confirms the necessity of drafting
the Law on Water Resources (amended) in order to fully institutionalize the
guidelines of the CPV and the State in the expectation of comprehensively
amending the 2012 Law on Water Resources to perfect legal documents on water
resources on water resources, meeting the requirements for effective and
sustainable management of water resources; radically handle issues and problems
caused by regulations in force; ensure the unity and convergence of legal
documents in the legal system and the consistency of legal documents with
Vietnam's multilateral and bilateral commitments. On the basis of the careful review and assessment
of the implementation of the 2012 Law on Water Resources aimed at clearly
identifying achievements, issues, problems, lessons and response policies, the
Ministry of Natural Resources and Environment should select matters that have
been ripe, clear, and practically proven to be effective for continued
implementation; make changes to respond to problems, issues and
encumbrances arising in the real situations; include those that have not yet
been covered under any regulation in the Law. Regulatory policies contained in this draft Law
should focus on improvement of the decentralization of power, allocation of
resources and increase in the accountability of the heads, and availability of
more tools for inspection, supervision and handling of violations. In addition,
the Law should set forth specific and complete regulations on the
responsibilities of relevant ministries, agencies and organizations with the
aim of ensuring consistency, avoidance of overlaps and omissions, strengthening
cooperation and reform of administrative procedures to improve effectiveness
and efficiency of state management. Attention should be paid to regulatory
policies on protection of domestic water supply facilities; protection and
management of water sources, natural flows, safety for reservoirs, dams, etc.
together with policies on environmental protection and development of appropriate
modes of transport for economic development. It is necessary to adopt financial
mechanisms, tax, price and fee policies which are consistent and effective in
the long run; conform to the principles of the market economy; are in sync with
other policies on water resource management. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. In the process of drafting the Law, the Ministry of
Natural Resources and Environment should proactively hold consultations with or
conduct surveys in an appropriate and effective form to collect opinions from
affected subjects, businesses, scientists and other relevant agencies, local
authorities and organizations, and boost dissemination of policies for the
purpose of achieving the consensus among them. The Ministry of Natural Resources and Environment shall
promptly study, accept and respond to all of the opinions from Cabinet members
and conclusions of the Government in order to complete the dossier on this
draft Law. The Deputy Prime Minister Tran Hong Ha shall be vested with
authority to take control of completing this draft Law for submission to the
National Assembly for its comments in the 5th Session and its
approval in the 6th Session in 2023. 3. In reference to
the Proposal for formulation of the Law on Amendments and Supplements to
certain Articles of the Law on Guards The Government is highly appreciating the Ministry
of Public Security for its role in control over the formulation of the Law on
Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Guards in
accordance with regulations with the aim of institutionalizing CPV’s views and
policies1 on formulation and perfection of the legal system pertaining
to guards. In order to finalize policies, it is necessary to
conduct a thorough, scientific and legitimate impact assessment; make those
matters that have been carefully evaluated and reviewed become law; minimize
issues and problems arising from the regulations in force; further decentralize
and delegate authority, strengthen inspection and supervision; ensure that
these policies are feasible and suitable for practical conditions and the
process of integration and expansion of international exchanges and
cooperation; continue to conduct study into the decentralization of powers to
ensure powers are decentralized in a clear and specific manner; address issues
and problems existing in current regulations; ensure the uniformity, consistency,
transparency and feasibility of the legal system. The Ministry of Public Security shall promptly play
its leading role and cooperate with the Ministry of Justice, the Government
Office and relevant agencies in conducting surveys to collect opinions from the
Cabinet members; completing the proposal dossier for formulation of the Law in
accordance with the provisions of the Law on Promulgation of Legal Documents,
and sending it to the Ministry of Justice for its integration into the Law and
Ordinance Formulation Program for submission to the National Assembly for its
comments and approval in a session (6th Session taking place in
October 2023). 4. In reference to
the proposal for formulation of the Law on Employment (amended) The Government has confirmed the necessity of
putting forward the proposal for formulation of the Law on Employment to more
specifically institutionalize the guidelines and policies of CPV and the State
on human resource development, job creation, and support for labor market
development, and reform of regulatory policies on unemployment insurance with
the aim of making them aligned with conditions and requirements in the new era,
ensuring uniformity and consistency with the provisions of relevant laws, as
well as striving to effectively solve practical problems. On the basis of reviewing the implementation of the
regulatory provisions of the law in the field of employment, the Ministry of
Labour, Invalids and Social Affairs should evaluate and study achievements, issues,
problems, causes in a more comprehensive and careful manner, and make a full
analysis of political, legal and practical bases to ensure the legitimacy and
feasibility of the proposed solutions in policy groups. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. As for the regulations on different types of funds,
it is necessary to thoroughly analyze and evaluate the necessity to set up each
type of fund, and further clarify the operating models and the mechanisms for
mobilization of capital with respect to off-budgetary funds supported by the
State or off-budgetary funds implementing the private-sector funding
mechanisms; thoroughly analyze and evaluate the impacts of these funds on
current financial mechanisms, ensure consistency with relevant laws and flexibility
in the Government’s administration of regulatory policies. In the process of finalizing the policies of the
Law-making Proposal, the agency in charge of the drafting of this Law should
devote more time and resources to open surveys conducted to collect opinions
from relevant stakeholders, scientists, experts, agencies and organizations; be
good at performing the communication work, and collecting public opinions with
the aim of arriving at the consensus. 5. In reference to
nomination for “Ho Chi Minh Prize” and “State Prize” in the literature and arts
field in 2021 The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall
be assigned to preside over and cooperate with the Ministry of Justice, the
Ministry of Home Affairs and relevant agencies in studying and amending the
Decree No. 90/2014/ND-CP dated September 29, 2014 regarding "Ho Chi Minh
Prize" and "State Prize" in the literature and arts field, and
the Decree No. 133/2018/ND-CP dated October 1, 2018, amending and supplementing
a number of Articles of the Decree No. 90/2014/ND-CP, to solve practical
problems arising from nomination for “Ho Chi Minh Prize”, “State Prize” in the
literature and arts field. FOR GOVERNMENT
PP. PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER
Tran Luu Quang 1 The Resolution No.
12-NQ/TW dated March 16, 2022 of the Politburo on stimulation of establishment
of a truly clean, strong, regular, elite and modern People's Public Security
force that meets the requirements in the new context; the Conclusion No.
35-KL/TW dated May 5, 2022 of the Politburo on the List of leadership and
equivalent titles and positions in the political system from the central to
grassroots level.
Nghị quyết 16/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 01 ngày 09/02/2023 do Chính phủ ban hành
22.510
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|