HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 146/2016/NQ-HĐND
|
Hải Phòng, ngày
13 tháng 12 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾ
HOẠCH TỔ CHỨC XÂY DỰNG, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2017-2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
KHÓA XV, KỲ HỌP THỨ 3
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Dân quân tự vệ ngày 23
tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 03/2016/NĐ-CP
ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành
một số điều của Luật Dân quân tự vệ;
Căn cứ Nghị định số 133/2015/NĐ-CP
ngày 28 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ Quy định việc phối hợp của Dân quân tự
vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy
rừng;
Căn cứ Thông tư số 33/2016/TT-BQP ngày 29 tháng 3 năm 2016 của Bộ Quốc phòng Hướng dẫn một số điều
của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ;
Căn cứ Thông tư số 02/2016/TT BQP
ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Bộ Quốc phòng Quy định chương trình tập huấn,
huấn luyện và tổ chức diễn tập, hội thao Dân quân tự vệ;
Căn cứ Thông tư số 65/2016/TT-BQP
ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Bộ Quốc phòng Quy định và hướng dẫn về trang bị,
quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của Dân quân tự vệ;
Xét Tờ trình số 235/TTr-UBND ngày 15
tháng 11 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố và Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân thành phố; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ
họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông
qua nội dung Dự thảo Kế hoạch tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực
lượng dân quân tự vệ thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017 - 2020 được gửi kèm Tờ
trình số 235/TTr-UBND ngày 15/11/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố (có dự thảo
Kế hoạch và Phụ lục bảng biểu kèm theo), với những nội dung chính như sau:
1. Mục
tiêu
Xây dựng lực lượng dân quân tự vệ
thành phố Hải Phòng đúng quy định của pháp luật; bảo đảm vững mạnh, rộng khắp,
số lượng hợp lý, chất lượng ngày càng cao, thực sự là lực lượng nòng cốt
thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - quân sự ở địa phương; đáp ứng ngày
càng tốt hơn yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ thành
phố Cảng, công nghiệp, dịch vụ, biển, đảo trong tình hình mới, phòng chống bạo
loạn lật đổ và chiến tranh xâm lược hiện đại.
2. Một số chỉ tiêu, nhiệm vụ chủ
yếu
a) Tổ chức xây dựng lực lượng dân
quân tự vệ
Chất lượng chính trị: Tỷ lệ đảng viên
trong dân quân tự vệ thường xuyên đạt 23% trở lên. Tiểu đội dân quân thường
trực có đảng viên; trung đội dân quân tự vệ cơ động có tổ đảng; các đại đội
pháo phòng không dân quân tự vệ có chi bộ. Để góp phần nâng cao chất lượng đảng
viên, hàng năm mỗi cấp ủy có kế hoạch kết nạp ít nhất 1,5% dân quân tự vệ vào
Đảng; tỷ lệ đoàn viên đạt trên 60%.
Tổ chức biên chế: Tổ chức, biên chế
dân quân tự vệ đúng đủ thành phần, lực lượng theo quy định, tỷ lệ dân quân tự
vệ đạt 1,45% đến 1,59% so với dân số.
- Dân quân:
Cấp thành phố tổ chức 03 đại đội dân
quân tự vệ pháo 37mm-1 trong đó 01 đại đội dân quân pháo
37mm-1 thường trực thuộc quận Hải An và 03 trung đội pháo
57mm, hoặc 01 trung đội, 02 đại đội pháo 85mm. cấp huyện tổ chức 01 trung đội
dân quân cơ động, 02 trung đội dân quân phòng không, pháo binh; cấp xã tổ chức
01 trung đội dân quân cơ động, các tổ dân quân binh chủng bảo đảm (cấp xã trọng
điểm về quốc phòng - an ninh xây dựng 01 tiểu đội dân quân
luân phiên thường trực); 100% các thôn, tổ dân phố tổ chức dân quân tại chỗ; tổ
chức biên chế như sau:
Tổ chức dân quân thường trực: 01 đại đội pháo 37mm dân quân quận Hải An; 01 tiểu đội dân quân huyện
Cát Hải.
Tổ chức dân quân cơ động: 239 trung đội.
Tổ chức dân quân phòng không: 29 trung đội súng máy phòng không 12,7mm (hoặc 14,5mm). 268 tổ bắn máy
bay bay thấp bằng súng bộ binh (nằm trong lực lượng dân quân cơ động).
Tổ chức dân quân pháo binh: 03 trung đội pháo 57mm; 28 trung đội cối 82mm; 28 trung đội ĐKZ; 223
khẩu đội cối 60mm; nghiên cứu khảo sát đến năm 2018 đề
nghị Quân khu thành lập 02 đại đội pháo 85mm.
Tổ chức dân quân công binh, trình
sát, thông tin, phòng hóa, y tế: Tổ chức 1.115 tổ.
Tổ chức dân quân tại chỗ: Tổ chức dân quân: 2.598 tổ tại chỗ
Tổ chức dân quân biển: Tổ chức 14 trung đội, 17 tiểu đội.
- Tự vệ:
Các sở, ban, ngành, đoàn thể thành
phố phải tổ chức xây dựng lực lượng tự vệ và thành lập ban chỉ huy quân sự. Các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hoạt động từ 12 tháng trở lên đủ điều kiện
thành lập tự vệ theo quy định của pháp luật về Dân quân tự vệ phải tổ chức xây
dựng lực lượng tự vệ (mỗi năm khảo sát thành lập từ 10 đến 15 đơn vị tự vệ mới
thuộc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp).
Tổ chức biên chế như sau:
Tổ chức tự vệ cơ động: 10 trung đội;
Tổ chức tự vệ phòng không: 02 đại đội tự vệ pháo phòng không 37mm-1;
Tổ chức tự vệ tại chỗ: 10 tiểu đoàn, 20 đại đội, 233 trung đội, 86 tiểu đội;
Tổ chức tự vệ biển: Tổ chức 02 hải đội, 02 trung đội.
Trường hợp các
doanh nghiệp không đủ điều kiện tổ chức tự vệ thì chủ doanh nghiệp hoặc người
đại diện hợp pháp của chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm tổ chức cho người
lao động của doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ ở địa
phương nơi doanh nghiệp hoạt động.
b) Xây dựng đội ngũ cán bộ Ban Chỉ
huy quân sự và cán bộ quản lý chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ:
Ban Chỉ huy quân sự cấp xã: Chỉ huy trưởng là công chức cấp xã, 100% là đảng viên, là thành viên Ủy
ban nhân dân và tham gia Hội đồng nhân dân, phân đâu có 85% trở lên tham gia cấp ủy và Ban Thường vụ Đảng ủy cấp xã. Chính trị viên do
Bí thư Đảng ủy cấp xã kiêm nhiệm. Chính trị viên phó là Bí thư Đoàn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh cấp xã kiêm nhiệm. Chỉ huy phó là người hoạt động không
chuyên trách cấp xã.
Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ
chức cơ sở: Biên chế đúng, đủ theo quy định của pháp
luật về dân quân tự vệ.
Cán bộ Thôn đội trưởng, Tổ đội
trưởng: Thôn đội trưởng được tổ chức ở các thôn thuộc
các xã, Tổ đội trưởng được tổ chức ở các tổ dân phố thuộc các phường, thị trấn
(Mỗi thôn, tổ dân phố bố trí 01 đồng chí Thôn đội trưởng, Tổ đội trưởng). Căn
cứ thực tế ở địa phương cơ sở có thể do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, phó trưởng
thôn, tổ phó tổ dân phố, bí thư, phó bí thư chi đoàn thôn, tổ dân phố kiêm nhiệm
khi địa phương cơ sở có yêu cầu.
Cán bộ quản lý chỉ huy đơn vị dân
quân tự vệ: Biên chế đúng, đủ theo quy định của pháp
luật về dân quân tự vệ.
c) Đào tạo, tập huấn, huấn luyện:
Đào tạo: Chỉ
huy trưởng, Chỉ huy phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã được đào tạo đạt trình độ
trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên. Giai đoạn từ năm 2017-2020
mở 02 lớp đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ
sở tại Trường Quân sự thành phố: Mỗi khóa dự kiến quân số từ 80 đến 90 đồng
chí. Tuyển chọn cán bộ, nguồn cán bộ cử đi đào tạo cao đẳng, đại học ngành quân
sự cơ sở mỗi năm từ 20 đến 30 đồng chí tại Trường Quân sự Quân khu 3 và Trường
Sỹ quan lục quân I.
Tổ chức tập huấn, huấn luyện: Nội dung, thời gian tập huấn cán bộ, huấn luyện cho các đối tượng dân
quân tự vệ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BQP ngày
08/01/2016 của Bộ Quốc phòng.
d) Chế độ chính sách đối với dân
quân tự vệ:
Thực hiện theo quy định của Luật Dân
quân tự vệ, Nghị định số 03/2016/NĐ- CP ngày 05/01/2016
của Chính phủ và các quy định hiện hành cho các đối tượng dân quân tự vệ tại
Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 và Nghị quyết số 25/2014/NQ-HĐND
ngày 11/12/2014 của Hội đồng nhân dân thành phố.
đ) Trang bị vũ khí, thao trường
huấn luyện, trang thiết bị, trang phục dân quân tự vệ:
Trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ: Thực hiện theo Thông tư số
65/2016/TT- BQP ngày 16/5/2016 của Bộ Quốc phòng, Ủy ban nhân dân thành phố và
Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường, thị trấn thường xuyên bổ sung trang
bị, các công cụ hỗ trợ cho lực lượng dân quân tự vệ để sử dụng
trong tuần tra canh gác giữ gìn an ninh trật tự - an toàn
xã hội, bảo vệ các ngày lễ, tết theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Thao trường, bãi tập phục vụ huấn
luyện dân quân tự vệ: Ủy ban nhân dân quận, huyện nghiên
cứu xác định vị trí xây dựng 01 thao trường huấn luyện tập trung, khảo sát, lập
dự toán thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố
trình Hội đồng nhân dân thành phố phê duyệt; giao cho Ủy ban nhân dân huyện Cát
Hải và Kiến Thụy nghiên cứu lập dự án xây dựng thao trường chuyên dùng phục vụ
cho huấn luyện, kiểm tra bắn đạn thật các bài bắn trên biển và diễn tập cho lực
lượng dân quân tự vệ biển báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân
dân thành phố phê duyệt.
Trang thiết bị bảo đảm cho lực
lượng phòng thủ dân sự thuộc các đơn vị dân quân tự vệ: Thực hiện theo Thông tư số 38/2010/TT-BQP ngày 10/5/2010 của Bộ Quốc
phòng.
Trang phục cho dân quân tự vệ: Bảo đảm trang phục theo quy định tại Điều 14 Nghị định số
03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ và Thông tư số 04/2015/TT-BQP ngày
13/01/2015.
Phòng làm việc riêng cho Ban Chỉ
huy quân sự cấp xã và nơi ở để dân quân cơ động trực sẵn sàng chiến đấu: Ủy ban nhân dân xã, phường,
thị trấn bố trí phòng làm việc riêng cho Ban Chỉ huy quân sự cấp xã để quản lý
vũ khí, trang bị, công cụ hỗ trợ đông thời bảo đảm tốt
công tác bí mật quân sự và nơi ở cho lực lượng dân quân thường trực, dân quân
cơ động trực sẵn sàng chiến đấu khi có lệnh tập trung, theo quy định tại Khoản
1 Điều 15 Nghị định số 03/2016/NĐ-CP. Danh mục trang thiết bị chuyên ngành quân
sự ở trụ sở hoặc phòng làm việc của Ban Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy
quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện theo Điều 8 Thông tư số
33/2016/TT-BQP của Bộ Quốc phòng.
e) Hoạt động của dân quân tự vệ: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ.
3. Một số giải pháp chủ yếu
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản
lý của Nhà nước về công tác dân quân tự vệ;
Làm tốt công tác tuyên truyền pháp
luật về Luật Dân quân tự vệ để thống nhất cao về nhận thức và trách nhiệm của
nhân dân đối với công tác dân quân tự vệ;
Quán triệt, triển khai đồng bộ, thống
nhất trong phạm vi toàn thành phố.
Phát huy vai trò công tác tham mưu
của cơ quan quân sự; các sở, ban, ngành, đoàn thể của địa phương để xây dựng
lực lượng dân quân tự vệ.
Chú trọng công tác hướng dẫn, kiểm
tra của cấp trên đối với cấp dưới và của cơ quan quân sự đối với các đơn vị có trách
nhiệm tổ chức lực lượng dân quân tự vệ cùng cấp; kịp thời sơ kết,
tổng kết rút kinh nghiệm.
Hàng năm lập dự toán ngân sách và
quyết toán ngân sách chi cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân
quân tự vệ theo phân cấp được quy định tại Luật ngân sách nhà nước và Nghị
quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của Hội đồng nhân dân thành phố. Điều
hành ngân sách đảm bảo kịp thời kinh phí cho các nhiệm vụ công tác xây dựng lực
lượng dân quân tự vệ và thực hiện tốt chế độ chính sách đối với dân quân tự vệ
theo quy định hiện hành.
Điều 2. Bãi
bỏ Điểm e Mục 2 Điều 1 Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày
12/12/2011 của Hội đồng nhân dân thành phố về tổ chức, xây dựng lực lượng Dân
quân tự vệ thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
Điều 3. Tổ chức thực hiện
1. Giao Ủy ban nhân dân thành phố chỉ
đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết
này.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân
thành phố, các Ban của Hội đồng nhân dân thành phố, các Tổ đại biểu, đại biểu
Hội đồng nhân dân thành phố đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị
quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân thành phố Hải phòng khoá XV kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 08/12/2016 và có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2017./.
Nơi nhận:
- UBTV QH, Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVB QPPL);
- Bộ Quốc phòng;
- Cục DQTV- BTTM;
- Bộ
Tư lệnh QK3;
- TT Thành ủy;
- HĐND, UBND, UBMTTQVN TP;
- Đoàn ĐBQHHP;
- Các Ban HĐND TP;
- Đại biểu HĐND thành phố Khóa XV;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- Các VP: TU, Đoàn ĐBQH, UBND TP;
- TT Huyện ủy, Quận ủy, HĐND các q, h;
- UBND các quận, huyện;
- CVP, các PVCP;
- Lưu
VP, lưu Hồ sơ kỳ họp, Th.
|
CHỦ TỊCH
Lê Văn Thành
|
KẾ HOẠCH
TỔ
CHỨC XÂY DỰNG, HUẤN LUYỆN, HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN TỰ VỆ THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG GIAI ĐOẠN 2017-2020
Thực hiện Luật Dân quân tự vệ; Đề án
số 7495/ĐA-UBND ngày 30/11/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc xây dựng
lực lượng Dân quân tự vệ thành phố Hải Phòng; Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND của
Hội đồng nhân dân thành phố về việc xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ thành phố
Hải Phòng giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số
25/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố về số lượng, chức danh, mức phụ
cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn,
thôn, tổ dân phố và kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị-xã hội cấp xã
trên địa bàn thành phố. Công tác tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động của
lực lượng Dân quân tự vệ thành phố Hải Phòng giai đoạn từ năm 2011 - 2016 đạt
được một số kết quả nổi bật như sau:
Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo
các sở, ban, ngành thành phố và Ủy ban nhân dân các quận, huyện quán triệt,
triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Dân quân tự vệ và Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND thành phố; tổ chức xây dựng lực lượng Dân quân
tự vệ (sau đây viết tắt là DQTV) rộng khắp, có số lượng hợp lý, chất lượng ngày
càng cao, tỷ lệ Đảng viên trong DQTV thường xuyên đạt trên 22% cao hơn mức bình quân trên địa bàn Quân khu là 2%. 100% các thôn, tổ dân phố có
tổ chức Dân quân; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được tổ chức tự vệ mới tăng 35
đơn vị so với năm 2011. Lực lượng DQTV được huấn luyện đầy đủ các nội dung và
thời gian theo quy định, chất lượng huấn luyện năm sau cao hơn năm trước. Công
tác đào tạo cán bộ Ban chỉ huy quân sự (sau đây viết tắt là CHQS) xã, phường,
thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) đến nay số cán bộ được đào tạo trình độ
trung cấp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở 344 đồng chí, đang công tác
268 đồng chí, phát triển lên các chức danh khác 76 đồng chí, hiện nay đang đào
tạo tại trường sỹ quan lục quân 1 và trường quân sự thành phố 102 đồng chí, qua
đó chất lượng công tác quân sự, quốc phòng ở cơ sở được nâng lên rõ rệt. Công
tác bảo đảm chế độ chính sách cho DQTV được Ủy ban nhân
dân thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện và cấp xã, các cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp quan tâm đúng mức góp phần quan trọng cho lực lượng DQTV huấn
luyện, hoạt động, sẵn sàng chiến đấu đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác
quân sự, quốc phòng địa phương cơ sở trong tình hình mới.
Tuy nhiên trong quá trình tổ chức
thực hiện Luật Dân quân tự vệ, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Dân quân tự
vệ và Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố còn tồn tại
một số nội dung sau: Vai trò làm tham mưu và năng lực chỉ đạo, tổ chức thực
hiện công tác DQTV của một số cơ quan quân sự địa phương còn hạn chế, chưa gắn
việc đổi mới với nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở. Tổ chức, biên
chế cán bộ DQTV một số địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp còn bất cập,
chất lượng hạn chế so với yêu cầu. Nhận thức của một số ít cán bộ chủ chốt cấp
cơ sở chưa đầy đủ, chưa thấy rõ vị trí vai trò của lực lượng DQTV trong thời
bình và thời chiến; công tác tuyển chọn DQTV chưa chặt chẽ, chưa làm tốt việc
kiện toàn nâng cao chất lượng cán bộ Ban CHQS cấp xã, khả năng tổ chức chỉ huy,
quản lý nhà nước về DQTV, ngân sách bảo đảm đối với Dân quân tham gia huấn
luyện, hoạt động và trợ cấp ngày công lao động chưa tương xứng với ngày công
lao động ở địa phương. Công tác đào tạo cán bộ quân sự Ban CHQS cấp xã chưa đạt
được chỉ tiêu Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND đề ra (Nghị quyết đề ra là 100% có
trình độ trung cấp hiện nay mới đạt 63,9%).
Để tiếp tục triển khai thực hiện Luật
Dân quân tự vệ và các văn bản quy phạm pháp luật về Dân quân tự vệ mới ban hành
thiết thực, hiệu quả trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Hải
Phòng xây dựng Kế hoạch tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng
Dân quân tự vệ thành phố Hải phòng giai đoạn từ năm 2017-2020 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ
là một nội dung quan họng trong đường lối quân sự của Đảng, là trách nhiệm của
toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Để tạo nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh trong các tình huống, góp phần giữ vững ổn định ở địa phương cơ sở và chuẩn bị nguồn
nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
khi có tình huống chiến tranh xảy ra;
- Làm cơ sở tổ chức xây dựng lực
lượng dân quân tự vệ thống nhất trên phạm vi toàn thành phố, trong điều kiện
mới, điều kiện cơ chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và
hội nhập kinh tế quốc tế; góp phần xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh ở địa
phương cơ sở. Tập trung thống nhất công tác quản lý nhà nước về xây dựng lực
lượng dân quân tự vệ ngay tại cơ sở gắn với mọi hoạt động về chính trị, kinh
tế, xã hội, quốc phòng, an ninh ở đơn vị, địa phương đạt chất lượng, hiệu quả.
- Làm cơ sở thực hiện công tác thanh
tra, kiểm tra, sơ tổng kết rút kinh nghiệm trong xây dựng lực lượng, tổ chức
thực hiện các chế độ chính sách cho lực lượng Dân quân tự vệ đúng luật; tạo
động lực, đồng thuận về nhận thức và hành động trong lực lượng vũ trang thành
phố giai đoạn 2017-2020.
2. Yêu cầu:
- Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền,
triển khai Luật Dân quân tự vệ và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Dân quân
tự vệ; làm cho mọi tổ chức, cá nhân, trước hết là các cấp lãnh đạo nâng cao
nhận thức về vị trí, vai trò và tính cần thiết về nhiệm vụ xây dựng lực lượng
DQTV trong tình hình mới.
- Hằng năm, Bộ Chỉ huy quân sự thành
phố chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai cho Ban CHQS quận, huyện, Ban CHQS cơ quan,
tổ chức cơ sở lập kế hoạch và triển khai thực hiện công tác DQTV đúng luật,
chặt chẽ, chất lượng và hiệu quả.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ đăng
ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ, xét
duyệt, tuyển chọn công dân có đủ năng lực, phẩm chất chính trị thực hiện nghĩa
vụ dân quân tự vệ nòng cốt. Xây dựng dân quân tự vệ theo phương châm vững mạnh,
rộng khắp, thực hiện ở đâu có dân, có tổ chức Đảng, ở đó có dân quân tự vệ, gắn
việc xây dựng lực lượng dân quân tự vệ với việc đổi mới, nâng cao chất lượng hệ
thống chính trị cơ sở. Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, doanh
nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải thực hiện nghiêm túc
việc tổ chức lực lượng tự vệ theo quy định của pháp luật.
- Cấp ủy chính quyền địa phương các
cấp, các ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có trách
nhiệm quan tâm bảo đảm chế độ, chính sách cho lực lượng dân quân tự vệ huấn
luyện và hoạt động, gắn trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ với quyền lợi của người
tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ ngày càng tốt hơn; tạo điều kiện động viên lực
lượng dân quân tự vệ cả về vật chất và tinh thần, phù hợp với cơ chế thị trường
ở từng quận, huyện.
II. NỘI DUNG
A. TỔ CHỨC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN
QUÂN TỰ VỆ
1. Đăng ký, quản
lý, tuyển chọn lực lượng dân quân tự vệ:
a) Đăng ký, quản lý: Tháng 4 hàng năm Ủy ban nhân dân các quận, huyện chỉ đạo các xã,
phường, thị trấn, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tổ chức đăng
ký, quản lý công dân trong độ tuổi dân quân tự vệ theo đúng quy định của Luật
Dân quân tự vệ.
b) Tuyển chọn: Sau khi đã đăng ký xong, phân tích các yếu tố trong sổ đăng ký, Ban
chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức có bước sơ bộ tuyển chọn
những công dân có đủ điều kiện đưa vào đội ngũ dân quân để phát triển lực lượng
trong năm. Sau đó phối hợp với Công an, các tổ chức đoàn thể và nhân dân tuyển
chọn kỹ số trong danh sách đã được sơ tuyển. Kết quả tuyển chọn cuối cùng, Ban
Chỉ huy quân sự cơ sở trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt kết
nạp; đồng thời tổng hợp kết quả đăng ký báo cáo lên cơ quan quân sự cấp trên
theo quy định.
2. Xây dựng đội
ngũ cán bộ Ban Chỉ huy quân sự và cán bộ quản lý dân quân tự vệ:
a) Ban Chỉ huy quân sự cấp xã:
Biên chế đủ 4 đồng chí: Chỉ huy
trưởng là công chức cấp xã, 100% là đảng viên, là thành viên Ủy ban nhân dân và
tham gia Hội đồng nhân dân, phấn đấu có 85% trở lên tham
gia cấp ủy và Ban Thường vụ cấp xã. Chính trị viên là Bí thư Đảng ủy cấp xã
kiêm nhiệm. Chính trị viên phó là Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
cấp xã kiêm nhiệm. Chỉ huy phó là người hoạt động không chuyên trách cấp xã.
b) Ban Chỉ huy Quân sự cơ quan, tổ
chức cơ sở:
Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức
biên chế đúng, đủ theo quy định của pháp luật về Dân quân tự vệ: Chỉ huy trưởng
là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức kiêm nhiệm.
Chính trị viên là bí thư Đảng ủy (Chi bộ) cơ quan, tổ chức kiêm nhiệm. Chính
trị viên phó là cán bộ phòng, ban, đoàn thanh niên (công đoàn) kiêm nhiệm. Chỉ
huy phó là cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
c) Cán bộ Thôn đội trưởng, Tổ đội
trưởng:
Thôn đội trưởng được tổ chức ở các
thôn thuộc các xã, Tổ đội trưởng được tổ chức ở các tổ dân phố thuộc các
phường, thị trấn (Mỗi thôn, tổ dân phố bố trí 01 đồng chí Thôn đội trưởng, Tổ
đội trưởng). Thôn đội trưởng, Tổ đội
trưởng căn cứ thực tế ở địa phương cơ sở có thể do Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ
dân phố, Phó Trưởng thôn, Tổ Phó Tổ dân phố, Bí thư, Phó Bí thư chi đoàn thôn,
tổ dân phố kiêm nhiệm khi địa phương cơ sở có yêu cầu.
d) Cán bộ quản lý chỉ huy đơn vị
dân quân tự vệ:
- Tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng,
trung đội trưởng (trung đội trưởng, tiểu đội trưởng dân quân tự vệ cơ động,
thường trực là Đảng viên);
- Đại đội, hải đội có Ban Chỉ huy gồm
4 đồng chí: Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội; Đại đội phó; Chính trị viên
phó đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội, Hải
đội phó, Chính trị viên phó hải đội (là Đảng viên);
- Tiểu đoàn, hải đoàn có Ban Chỉ huy
gồm 4 đồng chí: Tiểu đoàn trưởng; Chính trị viên tiểu đoàn, Tiểu đoàn phó,
Chính trị viên phó tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn, Hải đoàn
phó, Chính trị viên phó hải đoàn (là Đảng viên).
3. Tổ chức, biên
chế lực lượng dân quân tự vệ
a) Xây dựng về chất lượng dân quân
tự vệ:
Tỷ lệ Đảng viên trong dân quân tự vệ
toàn thành phố thường xuyên đạt 23% trở lên. Tiểu đội dân quân thường trực có
đảng viên; trung đội dân quân tự vệ cơ động có tổ đảng; các đại đội pháo phòng
không dân quân tự vệ có chi bộ; Để góp phần nâng cao chất lượng đảng viên, hàng
năm mỗi cấp ủy có kế hoạch kết nạp ít nhất 1,5% dân quân tự vệ vào Đảng; tỷ lệ
đoàn viên đạt trên 60%.
b) Xây dựng về quy mô tổ chức,
biên chế:
- Dân quân:
Cấp thành phố tổ chức 03 đại đội dân
quân tự vệ pháo 37mm-1 trong đó 01 đại đội dân quân pháo
37mm-1 thường trực thuộc quận Hải An và 03 trung đội pháo
57mm, hoặc 01 trung đội, 02 đại đội pháo 85mm. Cấp huyện tổ chức 01 trung đội
dân quân cơ động, 02 trung đội dân quân phòng không, pháo binh; cấp xã tổ chức
01 trung đội dân quân cơ động, các tổ dân quân binh chủng bảo đảm (cấp xã trọng
điểm về quốc phòng - an ninh xây dựng 01 tiểu đội dân quân luân phiên thường
trực); 100% các thôn, tổ dân phố tổ chức dân quân tại chỗ; tổ chức biên chế như
sau:
Tổ chức dân quân thường
trực: 01 đại đội pháo 37mm dân quân quận Hải An; 01
tiểu đội dân quân huyện Cát Hải.
Tổ chức dân quân cơ động: 239 trung đội.
Tổ chức dân quân phòng không: 29 trung đội súng máy phòng không 12,7mm (hoặc 14,5mm). 268 tổ bắn máy
bay bay thấp bằng súng bộ binh (nằm trong lực lượng dân quân cơ động).
Tổ chức dân quân pháo binh: 03 trung đội pháo 57mm; 28 trung đội cối
82mm; 28 trung đội ĐKZ; 223 khẩu đội cối 60mm; nghiên cứu khảo sát đến năm 2018
đề nghị Quân khu thành lập 02 đại đội pháo 85mm.
Tổ chức dân quân công binh, trình
sát, thông tin, phòng học, y tế: Tổ chức 1.115 tổ.
Tổ chức dân quân tại chỗ: Tổ chức dân quân: 2.598 tổ tại chỗ
Tổ chức dân quân biển: Tổ chức 14 trung đội, 17 tiểu đội.
- Tự vệ:
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành
phố phải tổ chức xây dựng lực lượng tự vệ và thành lập ban chỉ huy quân sự. Các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hoạt động từ 12 tháng trở lên đủ điều kiện
thành lập tự vệ theo quy định của pháp luật về Dân quân tự vệ phải tổ chức xây
dựng lực lượng tự vệ (mỗi năm khảo sát thành lập từ 10 đến 15 đơn vị tự vệ
thuộc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp).
Trường hợp các doanh nghiệp không đủ
điều kiện tổ chức tự vệ thì chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của
chủ doanh nghiệp phải có trách nhiệm tổ chức cho người lao động của doanh
nghiệp thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ ở địa phương nơi doanh nghiệp
hoạt động.
Tổ chức biên chế như sau:
Tổ chức tự vệ cơ động: 10 trung đội;
Tổ chức tự vệ phòng không: 02 đại đội tự vệ pháo phòng không 37mm-1;
Tổ chức tự vệ tại chỗ: 10 tiểu đoàn, 20 đại đội, 233 trung đội, 86 tiểu đội tại chỗ;
Tổ chức tự vệ biển: Tổ chức 02 hải đội, 02 trung đội.
4. Trang bị vũ
khí, thao trường huấn luyện, trang thiết bị, trang phục Dân quân tự vệ:
a) Trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ:
- Thực hiện theo Thông tư số
65/2016/TT-BQP ngày 16/5/2016 của Bộ Quốc phòng về quy định và hướng dẫn trang
bị, quản lý, sử dụng vũ khí công cụ hỗ trợ của lực lượng dân quân tự vệ.
- Ủy ban nhân dân thành phố, quận,
huyện và xã, phường, thị trấn thường xuyên bổ sung trang bị, các công cụ hỗ trợ
cho lực lượng dân quân tự vệ để sử dụng trong tuần tra canh
gác giữ gìn an ninh trật tự - an toàn xã hội, bảo vệ các ngày lễ, tết theo quy
định của cấp có thẩm quyền.
b) Thao trường, bãi tập phục vụ
huấn luyện dân quân tự vệ:
Ủy ban nhân dân quận, huyện nghiên
cứu xác định vị trí xây dựng 01 thao trường huấn luyện tập trung, khảo sát, lập
dự toán thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố
phê duyệt và bố trí ngân sách; Giao cho Ủy ban nhân dân huyện Cát Hải và Kiến
Thụy nghiên cứu lập dự án xây dựng thao trường chuyên dùng phục vụ cho huấn
luyện, kiểm tra bắn đạn thật các bài bắn trên biển và diễn tập cho lực lượng
dân quân tự vệ biển báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng nhân dân
thành phố phê duyệt.
c) Trang thiết bị bảo đảm cho lực
lượng phòng thủ dân sự thuộc các đơn vị dân quân tự vệ:
Thực hiện theo Thông tư số
38/2010/TT-BQP ngày 10/5/2010 của Bộ Quốc phòng về ban hành danh mục mua sắm,
sản xuất vật tư, phương tiện, trang thiết bị cho Quân đội
nhân dân và Dân quân tự vệ thực hiện nhiệm vụ phòng thủ dân sự.
d) Trang phục cho dân quân tự vệ:
Bảo đảm trang phục theo quy định tại
Điều 14 Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ và Thông tư số
04/2015/TT-BQP ngày 13/01/2015 của Bộ Quốc phòng Quy định quản lý, sử dụng
trang phục Dân quân tự vệ.
5. Phòng làm
việc riêng cho Ban Chỉ huy quân sự cấp xã và nơi ở để dân quân cơ động trực sẵn sàng chiến đấu:
Ủy ban nhân dân các quận, huyện chỉ
đạo các xã, phường, thị trấn thuộc quyền bố trí phòng làm việc riêng cho Ban
Chỉ huy quân sự để quản lý vũ khí, trang bị, công cụ hỗ trợ đồng thời bảo đảm
tốt công tác bí mật quân sự và nơi ở cho lực lượng dân quân
thường trực, dân quân cơ động trực sẵn sàng chiến đấu khi có lệnh tập trung,
thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 03/2016/NĐ-CP. Danh
mục trang thiết bị chuyên ngành quân sự ở trụ sở hoặc phòng làm việc của Ban
Chỉ huy quân sự cấp xã, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức ở cơ sở thực hiện
theo Điều 8 Thông tư số 33/2016/TT-BQP.
B. HUẤN LUYỆN DÂN QUÂN TỰ VỆ
1. Đào tạo cán
bộ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học ngành
quân sự cơ sở:
a) Tổ chức đào tạo:
- Giai đoạn từ năm 2017-2020 mở 02
lớp đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở tại Trường Quân sự Hải
Phòng: Mỗi khóa dự kiến quân số từ 80 đến 90 đồng chí.
- Tuyển chọn cán bộ, nguồn cán bộ cử
đi đào tạo cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở từ 50 đến 70 đồng chí tại
Trường Quân sự Quân khu 3 và trường sỹ quan lục quân I.
b) Bố trí sắp xếp sau đào tạo:
Đối tượng được địa phương (cấp xã) cử
đi đào tạo sau khi tốt nghiệp có bằng trung cấp chuyên
nghiệp ngành quân sự cơ sở trở lên được bố trí, bổ nhiệm giữ chức vụ Chỉ huy
trưởng, Chỉ huy phó ban Chỉ huy quân sự cấp xã, trường hợp chưa bố trí giữ chức
vụ trên thì được bố trí giữ chức vụ trung đội trưởng dân quân cơ động.
2. Tập huấn cán
bộ:
a) Tập huấn cán bộ do thành phố tổ
chức:
- Đối tượng, thời gian:
+ Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó, chính
trị viên, chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã, cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp; chỉ huy đơn vị tự vệ cấp đại đội trở lên; thời gian tập huấn 07
ngày vào quý 1 hàng năm;
+ Chỉ huy trung đội, đại đội dân quân
tự vệ pháo binh, phòng không, dân quân tự vệ biển; thời gian tập huấn 07 ngày
vào từ tháng 6 đến tháng 7 hàng năm;
- Nội dung: Theo quy định tại Thông
tư số 02/2016/TT-BQP ngày 08/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Địa điểm: Tại Trường Quân sự Hải
Phòng.
b) Tập huấn do quận, huyện tổ chức:
- Đối tượng, thời gian:
+ Tiểu đội, trung đội dân quân cơ
động, cán bộ tiểu đội, trung đội đơn vị tự vệ và chuyên trách tự vệ, tiểu giáo
viên, thời gian tập huấn 05 ngày vào quý 1 hàng năm;
+ Khẩu đội trưởng dân quân tự vệ
phòng không, pháo binh, cối 60mm, tiểu đội trưởng dân quân tự vệ biển; thời
gian tập huấn 07 ngày vào từ tháng 6 đến tháng 7 hàng năm.
- Nội dung: Theo quy định tại Thông
tư số 02/2016/TT-BQP ngày 08/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Địa điểm: Tại Ban Chỉ huy quân sự
các quận, huyện hoặc các cụm khu vực do Ban chỉ huy quân sự các quận, huyện xác
định.
3. Huấn luyện
chiến sỹ Dân quân tự vệ:
- Thời gian: 15 ngày đối với dân quân
tự vệ năm thứ nhất; 12 ngày đối với dân quân tự vệ cơ động, phòng không, pháo
binh, công binh, phòng hóa, thông tin, trinh sát, y tế, dân quân tự vệ biển; 7
ngày đối với dân quân tự vệ tại chỗ; 60 ngày đối với dân quân thường trực;
- Nội dung: Theo quy định tại Thông
tư số 02/2016/TT-BQP ngày 08/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Tổ chức huấn luyện, luyện tập bổ
sung theo các phương án: Kế hoạch chiến đấu phòng thủ cấp xã, cấp huyện, kế
hoạch bảo vệ cơ quan, quyết tâm phòng thủ theo yêu cầu nhiệm vụ của cấp có thẩm
quyền quy định nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ địa phương
cơ sở.
C. HOẠT ĐỘNG CỦA DÂN QUÂN TỰ VỆ:
Hoạt động của dân quân tự vệ sẵn sàng
chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong bảo vệ an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội và các hoạt động khác phải đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng,
sự điều hành của chính quyền và sự chỉ huy trực tiếp của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ
huy quân sự xã, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức cơ sở và sự
chỉ huy, chỉ đạo của cơ quan quân sự cấp trên và quy định của pháp luật.
1. Xây dựng kế
hoạch hoạt động:
Theo Điều 8 Nghị định số
133/2015/NĐ-CP và Thông tư số 108/2016/TT-BQP.
2. Nội dung
hoạt động:
- Nắm tình hình, thông báo, báo cáo;
- Thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến
đấu;
- Bảo vệ an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội;
- Khi an ninh trật tự ở cơ sở có diễn
biến phức tạp;
- Chống xâm nhập đường không, đường
biển;
- Phòng, chống, khắc phục hậu quả
thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng;
- Vận động quần chúng ở cơ sở;
- Tham gia cùng các lực lượng phòng
chống tệ nạn xã hội trong địa bàn hoạt động.
3. Điều kiện để
dân quân tự vệ hoạt động:
- Có quy chế phối hợp và Kế hoạch
hoạt động đã được cơ quan quân sự cấp trên phê chuẩn;
- Đã được giáo dục chính trị, hiểu
biết những vấn đề cần thiết về pháp luật và huấn luyện quân sự theo quy định
của Luật Dân quân tự vệ; được trang bị vũ khí hoặc công cụ hỗ trợ theo quy định
của pháp luật.
D. CÔNG TÁC BẢO ĐẢM CHẾ ĐỘ CHÍNH
SÁCH CHO DÂN QUÂN TỰ VỆ:
1. Chế độ phụ
cấp trách nhiệm quản lý, chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ:
Thực hiện theo quy định tại Điều 16
Nghị định số 03/2016/NĐ-CP và Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của
Hội đồng nhân dân thành phố.
2. Chế độ phụ
cấp thâm niên đối với cán bộ Ban Chỉ huy quân sự cấp xã:
Thực hiện theo quy định tại Điều 18
Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ; và Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011
của Hội đồng nhân dân thành phố.
3. Chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, tiền ăn, tiền công tác phí, trợ cấp của Chỉ huy phó Ban Chỉ
huy quân sự cấp xã; phụ cấp của Thôn đội trưởng, Tổ đội trưởng; hỗ trợ phương
tiện, chi phí đi lại cho dân quân tự vệ:
Thực hiện theo quy định tại Điều 17
Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ; Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 và
Nghị quyết số 25/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố.
4. Chế độ phụ
cấp đặc thù quốc phòng, quân sự:
Thực hiện theo quy định tại Điều 19
Nghị định số 03/2016/NĐ-CP và Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của
Hội đồng nhân dân thành phố.
5. Chế độ trợ cấp ngày công cho
dân quân tự vệ tham gia huấn luyện và hoạt động:
Thực hiện theo quy định tại Điều 47
Luật Dân quân tự vệ và Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của Hội đồng
nhân dân thành phố.
6. Chế độ chính sách đối với tự vệ:
Thực hiện theo quy định tại khoản 3
Điều 47 Luật Dân quân tự vệ.
7. Chế độ, chính sách đối với dân
quân tự vệ biển khi huấn luyện, làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, tìm kiếm
cứu nạn trên biển:
Thực hiện theo quy định tại Điều 48
Luật Dân quân tự vệ, Điều 20 Nghị định số 03/2016/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị
quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày 12/12/2011 của Hội đồng nhân dân thành phố.
8. Chế độ, chính sách đối với dân
quân chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khi thực hiện nhiệm vụ
bị ốm, bị chết:
Thực hiện theo Điều 21 Nghị định số
03/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
9. Chế độ, chính sách đối với dân
quân chưa tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội khi thực hiện nhiệm vụ
bị tai nạn, bị chết:
Thực hiện theo quy định tại Điều 22
Nghị định số 03/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
10. Chế độ, chính sách đối với dân
quân tự vệ bị chết, hy sinh, bị thương:
Thực hiện theo quy định tại Điều 23
Nghị định số 03/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
11. Chế độ báo, tạp chí:
Thực hiện theo quy định tại Điều 24
Nghị định số 03/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
A. THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO
1. Trưởng Ban chỉ đạo: Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
2. Phó trưởng Ban chỉ đạo:
- Đồng chí Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy
quân sự thành phố;
- Đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân thành phố;
- Đồng chí Giám đốc Sở Tài chính.
3. Ủy
viên Ban chỉ đạo:
- Đồng chí Phó Chỉ huy trưởng kiêm
Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự thành phố;
- Đồng chí Giám đốc Sở Kế hoạch và
đầu tư;
- Đồng chí Giám đốc Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội thành phố;
- Đồng chí Giám đốc Sở Tài nguyên và
Môi trường;
- Đồng chí Giám đốc Sở Xây dựng;
- Đồng chí Giám đốc Sở Nội vụ;
- Các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân
dân 15 quận, huyện;
B. THỜI GIAN
- Thời gian quán triệt triển khai
xong trước tháng 01/2017;
- Tháng 9 hàng năm Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố ban hành quyết định tổ chức biên chế lực lượng dân quân tự
vệ thành phố Hải Phòng năm sau;
- Tháng 10 hàng năm dự toán kinh phí
bảo đảm thực hiện kế hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố trình Hội đồng
nhân dân thành phố phê duyệt;
- Kế hoạch được thực hiện từ tháng
01/2017 đến 31/12/2020.
C. NGUỒN KINH PHÍ BẢO ĐẢM THỰC
HIỆN KẾ HOẠCH
1. Ngân sách thành phố; ngân sách địa
phương các quận, huyện; ngân sách địa phương các xã, phường, thị trấn được phân
bổ dự toán hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Doanh nghiệp có tổ chức tự vệ có trách
nhiệm bố trí kinh phí bảo đảm cho việc tổ chức, huấn luyện và
hoạt động của lực lượng tự vệ. Doanh nghiệp chưa tổ chức tự vệ có trách nhiệm
bảo đảm kinh phí cho người lao động của doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tham
gia dân quân ở địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động.
D. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN
1. Ủy ban nhân
dân thành phố:
Chỉ đạo các Sở, ban, ngành, Bộ Chỉ
huy quân sự thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức triển khai thực
hiện Kế hoạch bảo đảm đạt chất lượng và hiệu quả.
2. Bộ Chỉ huy
quân sự thành phố:
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành
có liên quan quán triệt, chỉ đạo, triển khai, tổ chức, thực hiện xây dựng, huấn
luyện và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ đúng Kế hoạch;
- Phối hợp với Sở Tài chính dự toán
ngân sách địa phương giai đoạn 2017-2020 và theo từng năm bảo đảm cho xây dựng,
huấn luyện và hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ tham mưu cho Ủy ban nhân
dân thành phố trình Hội đồng nhân dân thành phố phê duyệt;
- Hằng năm, Bộ Chỉ huy quân sự thành
phố lập kế hoạch xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, chỉ đạo, hướng dẫn, triển
khai cho Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức
cơ sở lập kế hoạch và triển khai thực hiện công tác dân quân tự vệ chặt chẽ,
chất lượng và hiệu quả. Hướng dẫn, kiểm tra việc lập dự toán, quyết toán ngân
sách bảo đảm cho công tác xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân
quân tự vệ trên địa bàn thành phố.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành có
liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự
cơ quan, tổ chức, cơ sở lập kế hoạch xây dựng lực lượng tự vệ, tham mưu cho Ủy
ban nhân dân thành phố chỉ đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng nền quốc
phòng toàn dân, kết hợp kinh tế với quốc phòng và thực hiện các nhiệm vụ quốc
phòng ở địa phương có liên quan.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành có
liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, lập danh mục sử dụng đất để
làm thao trường huấn luyện, trường bắn cơ bản, trận địa súng máy phòng không,
pháo binh, dân quân tự vệ báo cáo Bộ Quốc phòng trình duyệt, quy hoạch sử dụng
đất quốc phòng đến năm 2030 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn (2017-2020) theo
quy định Điều 41 Luật Đất đai năm 2013.
- Hàng năm phối hợp với các Sở, ban,
ngành có liên quan tổ chức thanh tra, kiểm tra, sơ kết,
tổng kết công tác dân quân tự vệ, Giáo dục quốc phòng ở các địa phương, cơ sở,
tổng hợp báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố để chỉ đạo.
3. Sở, ngành
thành phố:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với
Bộ Chỉ huy quân sự thành phố hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, địa phương đầu tư
xây dựng các công trình quốc phòng bảo đảm cho huấn luyện và hoạt động của lực
lượng dân quân tự vệ, lập kế hoạch kết hợp kinh tế với quốc phòng và kế hoạch
động viên nền kinh tế quốc dân phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội, kế hoạch đầu tư công và phù hợp với nhiệm vụ chi của
ngân sách thành phố theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách Nhà nước.
- Sở Nội vụ phối hợp với Bộ Chỉ huy
quân sự thành phố thống nhất về tổ chức biên chế cán bộ
Ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, cán bộ thôn (tổ) đội trưởng và chế độ
chính sách cho lực lượng dân quân tự vệ ở cơ sở. Hàng năm phối hợp với các ngành
có liên quan, tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố khảo sát, rà soát xác định
xã trọng điểm về quốc phòng và an ninh báo cáo Bộ Quốc phòng quyết định.
- Sở Tài chính phối hợp với Bộ Chỉ
huy quân sự thành phố lập kế hoạch bảo đảm ngân sách chi cho nhiệm vụ xây dựng,
huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ, công tác quân sự, quốc
phòng địa phương và hướng dẫn kiểm tra việc lập, dự toán, thanh quyết toán ngân
sách Nhà nước bảo đảm cho công tác quốc phòng ở các sở, ngành và các địa phương
theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
- Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây
dựng phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự thành phố khảo sát chọn vị trí quy hoạch,
xây dựng thao trường huấn luyện, trường bắn cơ bản, trận địa súng máy phòng
không, pháo binh dân quân tự vệ.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự thành phố bảo đảm chế độ chính sách cho lực
lượng dân quân tự vệ bị ốm, hy sinh, bị chết theo quy định
pháp luật.
- Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
trên địa bàn thành phố có trách nhiệm thành lập lực lượng tự vệ, tổ chức huấn
luyện, hoạt động của lực lượng tự vệ theo đúng quy định của Luật Dân quân tự vệ
và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Dân quân tự vệ.
4. Ủy ban nhân
dân quận, huyện:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân chịu trách
nhiệm trước cấp ủy Đảng và chính quyền cùng cấp và Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố về việc thực hiện công tác quốc phòng ở địa phương mình, thực hiện và
phát huy tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình về công tác quốc
phòng theo quy định; tổ chức quán triệt, chỉ đạo các cấp, các ngành thuộc quyền
thực hiện Kế hoạch xây dựng lực lượng dân quân tự vệ nghiêm túc, có hiệu quả.
- Chỉ đạo cơ quan quân sự quận, huyện
hàng năm xây dựng Kế hoạch tổ chức xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực
lượng dân quân tự vệ trình Ủy ban nhân dân quận, huyện và báo cáo Bộ Chỉ huy
quân sự thành phố phê duyệt. Lập dự toán và chỉ đạo các xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp lập dự toán và quyết toán ngân sách
bảo đảm cho xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ trên
địa bàn theo đúng quy định của Luật Dân quân tự vệ và Luật Ngân sách.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết công tác quốc phòng, công tác dân quân tự
vệ, Giáo dục quốc phòng và an ninh trên địa bàn hàng năm và từng thời kỳ.
5. Ủy ban nhân
dân xã, phường, thị trấn:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã phường,
thị trấn chịu trách nhiệm toàn diện về tổ chức xây dựng, huấn luyện và chỉ đạo
hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ thuộc quyền trước cấp ủy Đảng, chính
quyền cùng cấp và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện. Bố trí phòng làm việc
riêng cho Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn và chỗ ở cho lực lượng dân
quân tự vệ thường trực, lực lượng sẵn sàng chiến đấu khi có lệnh tập trung.
- Chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự xã,
phường, thị trấn hàng năm lập kế hoạch xây dựng lực lượng
dân quân tự vệ trình Ủy ban nhân dân cùng cấp và Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện
phê duyệt để tổ chức thực hiện. Lập dự toán và quyết toán ngân sách bảo đảm cho
xây dựng, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân trên địa bàn.
- Bảo đảm chế độ chính sách cho lực
lượng dân quân tự vệ theo quy định và chính sách hậu phương
quân đội.
Nhận được Kế hoạch này yêu cầu các
Sở, ngành, đoàn thể, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân thành phố có liên quan, Ủy
ban nhân dân các quận, huyện, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, các doanh
nghiệp, nhà trường quán triệt tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này đạt
hiệu quả; trong quá trình tổ chức thực hiện có vướng mắc, bất cập phản ánh về
Ủy ban nhân dân thành phố (qua Bộ Chỉ huy quân sự thành phố là cơ quan thường
trực) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Cục DQTV/BTTM;
- BTL QK3;
- Thường trực TU, HĐND, UBND;
- CT, các PCT UBND TP;
- CPVP UBND TP;
- Bộ CHQS TP;
- Các Sở, Ban, ngành thuộc TP;
- UBND 15 quận, huyện;
- Ban CHQS 15 quận, huyện;
- Các Phòng: VXNC, TH; KTGSTĐKT;
- Lưu VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Tùng
|
PHỤ
LỤC
(Kèm
theo Kế hoạch số 146/KH-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2016)
I. Kết quả thực hiện Nghị quyết số
22/2011/NQ-HĐND giai đoạn 2011-2015.
1. Tổ chức xây dựng lực lượng DQTV:
- Tổng số DQTV: 28493 đồng chí (trong
đó Dân quân 21396 đồng chí, tự vệ 7097 đồng chí)
- Tổng số Ban CHQS: 402 (trong đó Ban
CHQS cấp xã 223, Ban CHQS cơ quan, tổ chức 179).
- Tổng số thôn đội trưởng, tổ đội
trưởng: 2598 đồng chí
- Tổng số đầu mối DQTV: 542 (trong
đó Dân quân 223, tự vệ 319).
- Biên chế thành
10 tiểu đoàn, 18 đại đội, 523 trung đội, 124 tiểu đội, 3713 tổ .
2. Đào tạo cán bộ Ban chỉ huy quân
sự cấp xã:
- Tổng số cán bộ Ban CHQS cấp xã; 447
đồng chí.
- Từ năm 2011 đến nay:
+ Đào tạo trung cấp chuyên nghiệp
ngành quân sự cơ sở 149 đồng chí, hoàn thiện cấp bằng trung cấp 132 đồng chí,
hiện nay đang đào tạo tại trường quân sự thành 85 đồng chí.
+ Đào tạo cao đẳng, đại học chuyên
nghiệp quân sự cơ sở 20 đồng chí hiện nay đang đào tạo tại trường lục quân 1 và
trường quân sự quân khu 17 đồng chí.
- Tổng số cán bộ đã qua đào tạo trung
cấp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở 344 đồng chí hiện đang công tác 268
đồng chí, phát triển lên các chức danh khác 76 đồng chí.
- Tổng số cán bộ hiện đang công tác
chưa qua đào tạo 179 đồng chí (chưa thực hiện được theo chỉ tiêu Nghị quyết số
22/2011/NQ-HĐND đề ra.
3. Tổ chức huấn luyện:
Hàng năm tổ chức huấn luyện DQTV theo
đứng quy định về nội dung, thời gian, chương trình tại Thông tư số
79/2010/TT-BQP ngày 23/6/2010 nay là Thông tư số 02/2016/TT-BQP ngày
08/01/2016. Quân số huấn luyện hàng năm đạt 96- 98% kết quả đạt khá.
4. Tổ chức hoạt động:
Hàng năm chỉ đạo tổ chức cho DQTV
tham gia trực sẵn sàng chiến đấu các ngày lễ, tết, sự kiện chính trị của đất
nước và thành phố (cấp huyện trực 01 trung đội Dân quân cơ động, cấp xã trực 01
tiểu đội dân quân cơ động). Tổ chức DQTV tham gia diễn tập chiến đấu phòng thủ
cấp huyện, cấp xã và phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn mỗi năm trên 5 ngàn lượt người với trên 20 ngàn ngày công; ngoài ra còn tổ chức
cho DQTV tham gia giúp dân phòng chống bão và giúp dân xây dựng nông thôn mới....
5. Thực hiện chế độ chính sách:
Thực hiện đầy đủ chính sách cho DQTV
theo đúng quy định của Luật Dân quân tự vệ và Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND
ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng.
- Phụ cấp hàng tháng cho thôn đội
trưởng:
+ Năm 2012-2015 (4 năm) là 35.535.000.000 đồng.
+ Năm 2016 là 9.347.250.000 đồng.
- Hỗ trợ bảo hiểm xã hội cho chỉ
huy phó Ban CHQS cấp xã:
+ Năm 2012-2015 (4 năm) là
2.338.824.000 đồng.
+ Năm 2016 là 615.212.000 đồng.
- Phụ cấp hàng tháng đối với Chỉ
huy phó ban CHQS cấp xã:
+ Năm 2012-2015 (4 năm) là
18.461.400.000 đồng.
+ Năm 2016 là 4.856.940.000 đồng.
- Phụ cấp hàng tháng cho cán bộ
quản lý đơn vị DQTV:
+ Năm 2012-2015 (4 năm) là
52.162.470.000 đồng.
+ Năm 2016 là 13.343.154.000 đồng.
- Phụ cấp thâm niên cho cán bộ Ban
Chỉ huy quân sự cấp xã:
+ Năm 2012-2015 (4 năm) là
4.108.746.000 đồng.
+ Năm 2016 là 1.251.438.000 đồng.
- Kinh phí đào tạo cán bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã:
+ Năm 2012-2015 (4 năm) là
12.600.000.000 đồng.
+ Năm 2016 là 3.123.455.000 đồng.
- Tập huấn cán bộ huấn luyện DQTV:
+ Năm 2012-2015 (4 năm) là 21.223.250.000 đồng
+ Năm 2016 là 6.464.147.000 đồng.
- Hỗ trợ ngày công Dân quân tham
gia huấn luyện:
+ Năm 2012-2015 (4 năm) là
100.210.080.000 đồng
+ Năm 2016 là 26.390.969.000 đồng.
- Hỗ trợ ngày công Dân quân tham
gia hoạt động trực sẵn sàng chiến đấu:
+ Năm 2012-2015 (4 năm) là 10.438.320.000 đồng.
+ Năm 2016 là 2.745.732.000 đồng.
- Hỗ trợ ngày công cho DQTV tham
gia diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp xã:
+ Năm 2012-2015 (4 năm) là
13.540.560.000 đồng.
+ Năm 2016 là 3.258.288.000 đồng.
- Mua sắm trang phục cho Dân quân:
+ Năm 2012-2015 (4 năm) là
29.997.585.000 đồng.
+ Năm 2016 là 9.999.175.000 đồng.
* Tổng từ năm 2012-2015(4 năm)
là 300.616.235.000 đồng.
*Tổng năm 2016 là 81.395.760.000 đồng.
II.
Nội dung chính kế hoạch tổ chức xây dựng lực lượng DQTV giai đoạn 2017-2020:
1. Tổ chức xây
dựng lực lượng DQTV:
- Tổng số DQTV: 35.003 đồng chí
(trong đó Dân quân 21.686 đồng chí, tự vệ 13.317 đồng chí)
- Tổng số Ban CHQS: 412 (trong đó Ban
CHQS cấp xã 223, Ban CHQS cơ quan, tổ chức 189).
- Tổng số thôn đội trưởng, tổ đội
trưởng: 2598 đồng chí.
- Tổng số đầu mối DQTV: 575 (trong đó
Dân quân 223, tự vệ 352). Thành lập mới 20 đầu mối đơn vị tự vệ thuộc các
trường trung học phổ thông và doanh nghiệp trên địa bàn.
- Biên chế thành 10 tiểu đoàn, 25 đại
đội, 576 trung đội, 103 tiểu đội, 3713 tổ .
2. Đào tạo cán
bộ Ban chỉ huy quân sự cấp xã:
Từ năm 2017-2020 dự kiến mở 02 khoá
đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở tại trường Quân sự thành
phố; mỗi khoá từ 80 - 90 đồng chí. Tuyển chọn cán bộ,
nguồn cán bộ cử đi đào tạo cao đẳng, đại học ngành quân sự
cơ sở từ 50 đến 70 đồng chí tại trường Quân sự Quân khu 3 và trường Sỹ quan lục
quân I.
3. Tổ chức huấn
luyện:
Tổ chức huấn luyện DQTV theo đúng quy
định về nội dung, thời gian, chương trình tại Thông tư số 02/2016/TT-BQP ngày
08/01/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chương trình tập huấn, huấn
luyện và tổ chức diễn tập, hội thi, hội thao Dân quân tự vệ.
4. Tổ chức hoạt
động:
Hàng năm tổ chức cho DQTV tham gia
trực sẵn sàng chiến đấu các ngày lễ, tết, sự kiện chính trị của đất nước và
thành phố (cấp huyện trực 01 trung đội Dân quân cơ động, cấp xã trực 01 tiểu
đội dân quân cơ động). Tổ chức DQTV tham gia diễn tập chiến đấu phòng thủ cấp
huyện, cấp xã và phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn và phối hợp thực hiện
các nhiệm vụ khác theo Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính
phủ.
5. Bảo đảm kinh
phí thực hiện chế độ chính sách:
- Dự kiến năm 2017: 87.093.463.200
đồng
- Dự kiến năm 2018: 93.190.006.000
đồng
- Dự kiến năm 2019: 99.713.306.420
đồng
- Dự kiến năm 2020: 106.693.237.420
đồng
Tổng từ năm
2017-2020(4 năm) là 386.690.013.040 đồng.
* Ghi chú: Mỗi năm tăng 7% do dự kiến
tăng mức lương tối thiểu