HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 14/NQ-HĐND
|
Lai Châu, ngày 10 tháng 12 năm 2018
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC KỲ HỌP THƯỜNG LỆ CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NĂM 2019
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
KHÓA XIV, KỲ HỌP THỨ TÁM
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật hoạt động giám sát của
Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 46/2016/NQ-HĐND
ngày 28 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy chế hoạt động
của Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu khóa XIV, nhiệm kỳ 2016-2021; Nghị quyết số
08/2018/NQ-HĐND ngày 11 tháng 7 năm 2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Chương
trình hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2019;
Xét Tờ trình số 476/TTr-HĐND ngày
30 tháng 11 năm 2018 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh về kế hoạch tổ chức
các kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2019; ý kiến của đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1.
Thông qua kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ của Hội đồng nhân dân tỉnh năm
2019, như sau:
1. Số lượng kỳ họp
Trong năm 2019, Hội đồng nhân dân tỉnh
tổ chức 02 kỳ họp thường lệ, gồm: Kỳ họp giữa năm (kỳ họp thứ chín) và kỳ
họp cuối năm (kỳ họp thứ mười).
2. Hình thức, thời gian, địa điểm tổ
chức các kỳ họp
a) Hình thức: Hội đồng nhân dân tỉnh
họp công khai. Trong trường hợp cần thiết có thể họp kín theo quy định.
b) Thời gian
- Kỳ họp giữa năm (kỳ họp thứ
chín): Được tổ chức vào tháng
7 năm 2019.
- Kỳ họp cuối năm (kỳ họp thứ mười):
Được tổ chức vào tháng 12 năm 2019.
c) Địa điểm: Trung tâm Hội nghị - Văn
hóa tỉnh.
3. Thành phần dự kỳ họp
a) Các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
khóa XIV, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
b) Khách mời dự kỳ họp
- Đại diện Ban công tác đại biểu Ủy
ban Thường vụ Quốc hội;
- Đại diện lãnh đạo Kiểm toán nhà nước
khu vực VII;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Các đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu
khóa XIV;
- Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệm
kỳ 2016-2021;
- Đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục trưởng cục thi hành án dân sự tỉnh;
- Đại diện lãnh đạo các sở, ban,
ngành, đoàn thể tỉnh;
- Đại diện lãnh đạo và chuyên viên
Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng HĐND tỉnh, Văn
phòng UBND tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên các phòng chuyên môn thuộc Văn phòng
HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh;
- Đại diện Thường trực HĐND, các ban
HĐND, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố;
- Đại diện lãnh đạo Văn phòng HĐND và
UBND các huyện, thành phố;
- Phóng viên các cơ quan báo chí.
4. Nội dung
a) Xem xét, thảo luận các báo cáo 6
tháng và 1 năm:
- Báo cáo công tác của Thường trực Hội
đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội
đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát
nhân dân tỉnh, Cục thi hành án dân sự tỉnh.
- Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh về
kinh tế - xã hội; thực hiện ngân sách nhà nước, quyết toán ngân sách nhà nước của
địa phương; công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; giải quyết khiếu nại,
tố cáo và kiến nghị của cử tri.
- Nghe Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tỉnh thông báo về công tác mặt trận tham gia xây dựng chính
quyền.
b) Xem xét, quyết định một số vấn đề
quan trọng liên quan đến việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng -
an ninh của địa phương thuộc thẩm quyền; xem xét thông qua các báo cáo, đề án,
dự thảo nghị quyết trình kỳ họp.
c) Tổ chức phiên thảo luận tại tổ và
thảo luận tại hội trường về các nội dung trong chương trình kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh.
d) Chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ
họp.
e) Xem xét, quyết định một số vấn đề
khác theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh.
Điều 2. Hội
đồng nhân dân tỉnh giao
1. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh,
Ủy ban nhân dân tỉnh, các ban Hội đồng nhân dân tỉnh, các đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh và các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Nghị quyết. Trong quá
trình thực hiện, nếu có nội dung cần điều chỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân
tỉnh xem xét, quyết định.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh,
các ban Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc
thực hiện Nghị quyết.
Điều 3.
Hiệu lực thi hành
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Lai Châu khóa XIV, kỳ họp thứ tám thông qua ngày 10 tháng 12 năm 2018
và có hiệu lực từ ngày thông qua./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng
Chính phủ;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban
MTTQ tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện,
thành phố;
- Lãnh đạo, chuyên viên Văn
phòng HĐND tỉnh;
- Công báo tỉnh, Cổng thông tin
điện tử tỉnh;
- Lưu: VT.
|
CHỦ
TỊCH
Vũ Văn Hoàn
|