Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị quyết 1170/2016/NQ-UBTVQH13 Quy chế hoạt động đối ngoại Quốc hội

Số hiệu: 1170/2016/NQ-UBTVQH13 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 17/03/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Nghị quyết 1170/2016/NQ-UBTVQH13 Quy chế hoạt động đối ngoại của Quốc hội quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục và điều kiện bảo đảm thực hiện các hoạt động đối ngoại của Quốc hội (Ủy ban thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội,…).

 

1. Hoạt động đối ngoại của Ủy ban thường vụ Quốc hội và lãnh đạo Quốc hội

Theo quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong hoạt động đối ngoại tại Nghị quyết số 1170, có thể kể đến các nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Báo cáo Quốc hội những vấn đề thuộc chính sách đối ngoại liên quan đến quan hệ với Quốc hội các nước, với các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực, với các tổ chức quốc tế khác.

- Trong thời gian Quốc hội không họp, xem xét báo cáo định kỳ của Chính phủ về công tác đối ngoại; cho ý kiến về chính sách đối ngoại trước khi trình Quốc hội.

- Quyết định việc gia nhập hoặc rút khỏi tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực; quyết định đăng cai tổ chức hội nghị liên nghị viện thế giới và khu vực tại Việt Nam.

- Theo Nghị quyết 1170/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, quyết định việc thành lập, quyết định tổ chức và hoạt động của tổ chức nghị sĩ hữu nghị Việt Nam.

- Thông qua chương trình hoạt động đối ngoại hằng năm của Ủy ban thường vụ Quốc hội; xem xét, quyết định dự toán ngân sách hoạt động đối ngoại.

2. Hoạt động đối ngoại của các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, tổng thư ký Quốc hội, văn phòng Quốc hội, đại biểu Quốc hội

Theo đó, đại biểu Quốc hội có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Nghị quyết số 1170 năm 2016 quy định khi được mời hoặc được yêu cầu, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, đối ngoại nhân dân ở trong nước và nước ngoài;

- Theo Nghị quyết 1170/2016/UBTVQH1, trường hợp đại biểu Quốc hội tham gia hoạt động đối ngoại ở nước ngoài với danh nghĩa đại biểu Quốc hội thì phải có văn bản gửi Ủy ban đối ngoại của Quốc hội để trình xin ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đối ngoại.

3. Tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài

Nghị quyết số 1170/2016/NQ-UBTVQH13 quy định việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn hỗ trợ phát triển của nước ngoài phải tuân theo các quy định của pháp luật về ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế, về NSNN, về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, về quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài và quy định khác liên quan.

 

Nghị quyết 1170 có hiệu lực từ ngày 17/03/2016.

ỦY BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Nghị quyết số: 1170/2016/NQ-UBTVQH13

Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2016

 

NGHỊ QUYẾT

BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA QUỐC HỘI

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội s 57/2014/QH13;

Căn cứ Tờ trình của Ban soạn thảo,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1.

Ban hành kèm theo Nghị quyết này Quy chế hoạt động đối ngoại của Quốc hội.

Điều 2.

Ủy ban thường vụ Quốc hội, thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này.

Điều 3.

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Nghị quyết số 618/NQ-UBTVQH12 ngày 06 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban thường vụ Quốc hội hết hiệu lực kể từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực.

 

 

TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Sinh Hùng

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA QUỐC HỘI
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 1170/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 17 tháng 3 năm 2016 của UBTVQH)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục và điều kiện bảo đảm thực hiện các hoạt động đi ngoại của Quốc hội.

2. Quy chế này áp dụng đối với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Hoạt động đi ngoại bao gồm các hoạt động đoàn ra, đoàn vào; nhận, tặng các hình thức khen thưởng có yếu tố nước ngoài; gia nhập hoặc rút khỏi tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực; đăng cai, tổ chức hội nghị, hội thảo liên nghị viện thế giới và khu vực; hợp tác quốc tế; tiếp khách quốc tế; trả lời phỏng vấn của phóng viên nước ngoài và đưa tin về hoạt động đối ngoại.

2. Kế hoạch hoạt động đối ngoại hằng năm là dự kiến các hoạt động đối ngoại đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua.

3. Hoạt động đối ngoại ngoài kế hoạch đã được duyệt là hoạt động phát sinh, không có trong Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Điều chỉnh hoạt động đối ngoại trong kế hoạch đã được duyệt là hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng do nhu cầu đột xuất có sự thay đổi, bổ sung, điều chỉnh cơ bản về nội dung, chương trình, thời gian, kinh phí và thành phần tham gia.

Điều 3. Những nguyên tắc chung

Việc thực hiện hoạt động đối ngoại của Quốc hội phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

1. Quán triệt và thực hiện đúng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật tổ chức Quốc hội, Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại của Bộ Chính trị và các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động đối ngoại;

2. Phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và đối ngoại nhân dân trên cơ sở phân công, phân nhiệm rõ ràng;

3. Tuân thủ chương trình hoạt động đối ngoại hằng năm đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và thực hiện nghiêm túc chủ trương thiết thực, tiết kiệm nguồn ngân sách nhà nước và sử dụng hiệu quả các nguồn viện trợ phát triển;

4. Tổ chức, thực hiện theo sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội. Việc triển khai hoạt động cụ thể được dựa trên nguyên tắc đối đẳng, có đi có lại trong quan hệ quốc tế. Đối với những trường hợp ngoại lệ, y ban đối ngoại của Quốc hội trình cấp có thẩm quyền quyết định;

5. Phân công, phân cấp, xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức và cá nhân trong các hoạt động đối ngoại của Quốc hội;

6. Ủy ban đối ngoại của Quốc hội chịu trách nhiệm giúp lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội chủ trì phối hợp, điều hòa trong việc triển khai các hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của Quốc hội.

Chương II

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VÀ LÃNH ĐẠO QUỐC HỘI

Mục 1. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong hoạt động đối ngoại

1. Báo cáo Quốc hội những vấn đề thuộc chính sách đối ngoại của Nhà nước liên quan đến quan hệ với Quốc hội các nước, với các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực, với các tổ chức quốc tế khác.

2. Trong thời gian Quốc hội không họp, xem xét báo cáo định kỳ của Chính phủ về công tác đối ngoại; cho ý kiến về những vấn đề thuộc chính sách cơ bản về đối ngoại của Nhà nước trước khi trình Quốc hội.

3. Quyết định việc gia nhập hoặc rút khỏi tổ chức liên nghị viện thế gii và khu vực; quyết định đăng cai tổ chức hội nghị liên nghị viện thế giới và khu vực tại Việt Nam.

4. Quyết định việc thành lập, quyết định tổ chức và hoạt động của tổ chức nghị sĩ hữu nghị Việt Nam.

5. Thông qua chương trình hoạt động đối ngoại hằng năm của Ủy ban thường vụ Quốc hội; xem xét, quyết định dự toán ngân sách hoạt động đối ngoại.

6. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động đối ngoại của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội, các nhóm nghị sĩ hữu nghị, nhóm nữ nghị sĩ, nhóm nghị sĩ trẻ.

7. Xem xét, đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm của Quốc hội; xem xét báo cáo kết quả chuyến thăm, làm việc của đoàn Quốc hội tại nước ngoài và đoàn Quốc hội nước ngoài, tổ chức quốc tế đến thăm, làm việc với Quốc hội Việt Nam; xem xét báo cáo kết quả các hội nghị quốc tế do Quốc hội đăng cai tổ chức; xem xét báo cáo hoạt động đối ngoại định kỳ của các cơ quan của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội và Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước.

Mục 2. CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội trong hoạt động đối ngoại

1. Chỉ đạo việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam tại các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.

2. Xem xét, quyết định hoạt động đối ngoại của Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, người đứng đầu các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội là Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước và các đối tượng thuộc diện Ủy ban thường vụ Quốc hội quản lý.

3. Xem xét, quyết định chủ trương để cán bộ giữ các chức danh quy định tại khoản 2 Điều này nhận huân chương, huy chương, danh hiệu, giải thưởng do nước ngoài, tổ chức quốc tế tặng, trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

4. Xem xét, quyết định chủ trương đón và nội dung làm việc với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Quốc hội các nước; chủ trương đón Chủ nhiệm Ủy ban và lãnh đạo cấp tương đương của Quốc hội các nước; lãnh đạo các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực thăm, làm việc tại Việt Nam.

5. Chỉ đạo Ủy ban đối ngoại của Quốc hội trong việc giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội điều hòa, phối hợp và triển khai các hoạt động đối ngoại của Quốc hội.

6. Quyết định việc tổ chức hội nghị về công tác đối ngoại của Quốc hội khi cần thiết.

Điều 6. Ủy quyền

Chủ tịch Quốc hội có thể ủy quyền cho một Phó Chủ tịch Quốc hội thực hiện một snhiệm vụ và quyn hạn của mình trong hoạt động đối ngoại được quy định tại Quy chế này.

Điều 7. Quy trình triển khai các hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Quốc hội

1. Việc triển khai chuyến công tác nước ngoài được thực hiện như sau:

a) Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội chủ trì lấy ý kiến các cơ quan, xây dựng tờ trình về chủ trương, đề án chính trị về chuyến công tác, báo cáo xin ý kiến đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, hoặc Bí thư Trung ương Đảng phụ trách đi ngoại và trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định;

b) Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức đoàn tin trạm và báo cáo Chủ tịch Quốc hội về các vn đề liên quan. Thành phần Đoàn tiền trạm gồm đại diện của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Bộ Tư lệnh cảnh vệ. Trong trường hợp cần thiết để đảm bảo yêu cầu công tác, Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội quyết định bổ sung thành phần của các cơ quan liên quan khác;

c) Văn phòng Quốc hội chủ trì tổ chức triển khai các hoạt động lễ tân phục vụ chuyến công tác. Văn phòng Quốc hội xây dựng đề án lễ tân căn cứ vào nội dung, yêu cầu tại đề án chính trị của Ủy ban đi ngoại của Quốc hội;

d) Ủy ban đối ngoại của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Văn phòng Quốc hội, Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan dự kiến thành phần đoàn chính thức trình Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định; Ủy ban đối ngoại phối hợp với Văn phòng Quốc hội lập danh sách đoàn cán bộ tùy tùng, nhóm phóng viên đi cùng.

2. Việc đón các đoàn thăm chính thức được thực hiện như sau:

a) Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội chủ trì xây dựng tờ trình về chủ trương, đề án chính trị. Văn phòng Quốc hội xây dựng đề án lễ tân căn cứ vào nội dung và yêu cầu của đề án chính trị;

b) Đại diện Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội hoặc Nhóm nghị sĩ hữu nghị liên quan đón tại sân bay;

c) Thành phần dự lễ đón chính thức, hội đàm hoặc hội kiến, chiêu đãi chính thức Đoàn do Chủ tịch Quốc hội chủ trì gồm đại diện Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, đại diện Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội theo đối đẳng, đại diện Văn phòng Quốc hội, nhóm nghị sĩ hữu nghị liên quan, đại biểu Quốc hội;

d) Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội hoặc đại diện nhóm nghị sĩ hữu nghị tháp tùng và tiễn đoàn tại sân bay.

3. Việc tiếp khách quốc tế được thực hiện như sau:

a) Đối với đoàn khách của Đảng, Nhà nước thăm chính thức Việt Nam, Đoàn lãnh đạo Quốc hội và đoàn Ủy ban Quốc hội các nước thăm không chính thức, y ban đi ngoại của Quốc hội trình Chủ tịch Quốc hội kế hoạch tiếp đoàn đphê duyệt.

Ủy ban đối ngoại của Quốc hội trình danh sách các đại biểu tham gia tiếp khách cùng Chủ tịch Quốc hội và đề nghị đại diện Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan hữu quan báo cáo Chủ tịch Quốc hội về tình hình quan hệ hai nước và những vấn đề liên quan đến chuyến thăm của khách;

b) Căn cứ vào kế hoạch đón tiếp đã được phê duyệt, Văn phòng Quốc hội xây dựng kế hoạch ltân và tổ chức thực hiện;

c) Chủ tịch Quốc hội tiếp Tổng thống, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội hoặc cấp tương đương, có sự tham gia của đại diện Thường trực y ban đi ngoại của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội hoặc lãnh đạo Văn phòng Quốc hội và đại diện của các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc y ban thường vụ Quốc hội theo nguyên tắc đối đẳng;

d) Chủ tịch Quốc hội tiếp các đoàn nghị sĩ thuộc các Ủy ban, nhóm nghị sỹ hữu nghị, nhóm nữ nghị sĩ, nhóm nghị sĩ trẻ các nước. Tham dự có đại diện Thường trực Ủy ban tương ứng của Quốc hội Việt Nam hoặc đại diện nhóm nghị sĩ hữu nghị trong trường hợp tiếp đoàn nhóm nghị sĩ;

đ) Chủ tịch Quốc hội tiếp Đại sứ các nước đến chào xã giao, từ biệt nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ, kết thúc nhiệm kỳ hoặc theo yêu cầu công việc. Thành phần tham dự có đại diện Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội;

e) Chủ tịch Quốc hội tiếp các đoàn Chủ tịch Quốc hội hoặc cấp tương đương thăm không chính thức hoặc quá cảnh. Thành phần tham dự có đại diện Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội hoặc đại diện Nhóm nghị sĩ hữu nghị liên quan.

4. Đối với các hoạt động đối ngoại khác của Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban đối ngoại của Quốc hội phối hợp với Bộ Ngoại giao báo cáo Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định.

Mục 3. CÁC PHÓ CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó Chủ tịch Quốc hội trong hoạt động đối ngoại

1. Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại theo sự phân công của Chủ tịch Quốc hội.

2. Đề xuất yêu cầu, nội dung hoạt động đối ngoại hằng năm của mình đỦy ban đối ngoại của Quốc hội tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

3. Cho ý kiến về nội dung, chương trình hoạt động đối ngoại hằng năm của các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và các hoạt động đối ngoại liên quan đến lĩnh vực phụ trách.

4. Chủ trì các hoạt động đối ngoại, tiếp đón các đoàn khách quốc tế, các hội nghị, hội thảo quốc tế thuộc lĩnh vực phụ trách khi có yêu cầu.

Điều 9. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Chủ tịch Quốc hội được Chủ tịch Quốc hội ủy quyền trong công tác đối ngoại

1. Quyết định việc cử đoàn cấp Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, người đứng đu cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội không phải là Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Đoàn đại biu Quốc hội, cấp Phó cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, cấp Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó Tổng thư ký Quốc hội, cấp phó Tổng Kiểm toán nhà nước, đại biểu Quốc hội đi thăm, làm việc tại nước ngoài.

2. Quyết định đón đoàn Quốc hội nước ngoài từ cấp Phó Chủ nhiệm Ủy ban trở xuống.

3. Quyết định chủ trương để cán bộ giữ các chức danh quy định tại khoản 1 Điều này nhận huân, huy chương và danh hiệu của nước ngoài, tổ chức quốc tế.

4. Cho ý kiến về dự án hợp tác quốc tế của Hội đồng dân tộc, các y ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước và Văn phòng Quốc hội.

5. Cho ý kiến trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động đối ngoại hằng năm của các cơ quan của Quc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.

6. Thay mặt Chủ tịch Quốc hội trong các hoạt động đối ngoại khi được Chủ tịch Quốc hội ủy quyền.

Điều 10. Quy trình triển khai các hoạt động đối ngoại của Phó Chủ tịch Quốc hội

1. Việc triển khai chuyến công tác nước ngoài được thực hiện như sau:

a) Thường trực Ủy ban đi ngoại của Quốc hội trình xin ý kiến Phó Chủ tịch Quốc hội tác chủ trương đoàn đi;

b) Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội trình Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đối ngoại, Chủ tịch Quốc hội và cấp có thẩm quyền về chủ trương, thành phần đoàn công tác;

c) Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội xây dựng và trình Phó Chủ tịch Quốc hội đề án chính trị chuyến công tác;

d) Văn phòng Quốc hội xây dựng và trình Phó Chủ tịch Quốc hội đề án lễ tân theo đề án chính trị của Ủy ban đi ngoại của Quốc hội;

đ) Thành phần đoàn không quá 12 người, trường hợp đặc biệt do Phó Chủ tịch Quốc hội quyết định.

2. Việc đón các đoàn thăm chính thức được thực hiện như sau:

a) Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội kiến nghị Chủ tịch Quốc hội cử Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì việc đón tiếp đoàn;

b) Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội xây dựng và trình Phó Chủ tịch Quốc hội duyệt đề án chính trị, Văn phòng Quốc hội xây dựng và trình Phó Chủ tịch Quốc hội duyệt đề án ltân căn cứ vào đề án chính trị của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội;

c) Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trì đón tiếp, hội đàm, chiêu đãi.

3. Việc tiếp khách quốc tế được thực hiện như sau:

a) Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội trình Phó Chủ tịch Quốc hội chủ trương, thành phần tiếp khách quốc tế;

b) Căn cứ vào ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội đối với tờ trình của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội triển khai phục vụ cuộc tiếp.

Chương III

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI, CÁC CƠ QUAN THUỘC ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI, TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI, VĂN PHÒNG QUỐC HỘI, ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Điều 11. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, đại biểu Quốc hội trong hoạt động đối ngoại

1. Các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Thực hiện quan hệ đối ngoại với cơ quan hữu quan của Quốc hội các nước, cơ quan hữu quan khác của nước ngoài, tổ chức quốc tế nhằm nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, góp phần tăng cường quan hệ đi ngoại và hợp tác quốc tế theo chính sách đối ngoại của Nhà nước;

b) Phối hợp với Ủy ban đối ngoại của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội thực hiện quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế; tham gia vi Ủy ban đi ngoại của Quốc hội triển khai công tác thông tin đi ngoại của Quốc hội;

c) Chủ động đề xuất, dự kiến chương trình hoạt động đối ngoại hằng năm của mình;

d) Cử thành viên, công chức Vụ giúp việc tham gia hoạt động đối ngoại khi có yêu cầu;

đ) Tham gia công tác giám sát các cơ quan đại diện ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trực tiếp hoặc phi hp giám sát việc thực hiện nghị quyết của y ban thường vụ Quốc hội về người Việt Nam ở nước ngoài;

e) Trước kỳ họp Quốc hội cuối năm, gửi báo cáo công tác đối ngoại tới Ủy ban thường vụ Quốc hội, đồng gửi Ủy ban đối ngoại của Quốc hội để tổng hợp và gửi Văn phòng Quốc hội đđưa lên cổng thông tin điện tử Quốc hội. Báo cáo gm các văn bản sau đây: Bảng tng hp kế hoạch đoàn ra - vào đã thực hiện trong năm (mu số 01); Bảng tổng hợp nhân sự thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đi công tác nước ngoài trong năm (mẫu số 02); Bng tổng hợp kế hoạch đoàn ra năm tiếp theo (mẫu s 03); Tổng hợp kế hoạch đoàn vào năm tiếp theo (mu s 04); Báo cáo kết quả hội nghị, hội thảo quốc tế (mẫu số 05).

2. Đại biu Quốc hội có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

a) Khi được mời hoặc được yêu cầu, đại biểu Quốc hội có trách nhiệm tham gia các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, đối ngoại nhân dân ở trong nước và nước ngoài;

b) Trường hợp đại biểu Quốc hội tham gia hoạt động đối ngoại ở nước ngoài với danh nghĩa đại biểu Quốc hội thì phải có văn bản gửi Ủy ban đối ngoại của Quốc hội đ trình xin ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đi ngoại.

Điều 12. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội trong hoạt động đối ngoại

1. Thực hiện quan hệ đối ngoại với Quốc hội các nước, các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực theo sự chỉ đạo của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội. Trong quá trình triển khai hoạt động đối ngoại cụ thể nếu thấy cần thiết, đề xuất cấp có thẩm quyền nâng mức độ đón tiếp và lễ tân.

2. Kiến nghị các vấn đề về chính sách đối ngoại của Nhà nước, về quan hệ với Quốc hội các nước, các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực, các tổ chức quốc tế khác.

3. Chủ trì xây dựng chương trình hoạt động đối ngoại của Chtịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng công tác tại Quốc hội. Trình cấp có thẩm quyền về hoạt động đi ngoại của Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các đng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng công tác tại Quốc hội, Văn bản trình đồng thời được gửi tới Ban Đối ngoại Trung ương Đảng và Bộ Ngoại giao.

4. Tng hợp dự kiến chương trình hoạt động đi ngoi hng năm ca y ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội trình y ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định; sau đó báo cáo xin ý kiến đng chí y viên Bộ Chính trị hoặc Bí thư Trung ương Đảng phụ trách đi ngoại và trình Chủ tịch Quốc hội xét duyệt.

5. Chủ trì, phi hợp với Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai các hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội; các chuyến đi nước ngoài của các đoàn Quốc hội; đón các đoàn Quốc hội nước ngoài thăm Việt Nam.

6. Làm đu mối tiếp nhận và trình duyệt đề nghị của các cơ quan, tổ chức về việc các đng chí Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp khách quốc tế.

7. Chủ trì trình cấp có thẩm quyền và gửi Ban Đối ngoại Trung ương Đảng và Bộ Ngoại giao về các vấn đề sau đây:

a) Trình Bộ Chính trị xem xét, quyết định bổ sung hoặc điều chỉnh hoạt động đi ngoại của Chủ tịch Quốc hội;

b) Trình Tổng Bí thư xem xét, quyết định bổ sung hoặc điều chỉnh hoạt động đi ngoại của các đng chí y viên Bộ Chính trị công tác tại Quốc hội;

c) Trình Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định bổ sung hoặc điều chỉnh hoạt động đối ngoại của các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội;

d) Trình đồng chí Thường trực Ban Bí thư xem xét, quyết định bổ sung hoặc điều chỉnh hoạt động đi ngoại của các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng công tác tại các cơ quan thuộc Quốc hội.

8. Giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội theo dõi, xây dựng và triển khai hoạt động đối ngoại của tổ chức nghị sĩ hữu nghị Việt Nam và các nhóm nghị sĩ hữu nghị, nhóm nữ nghị sĩ, nhóm nghị sĩ trẻ.

Điều 13. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng thư ký Quốc hội trong các hoạt động liên quan đến đối ngoại

1. Thực hiện hoạt động đối ngoại trong vai trò Tổng thư ký Quốc hội.

2. Phối hợp với các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan xây dựng dự thảo nghị quyết về đối ngoại do Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.

3. Là người phát ngôn của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; tổ chức công tác cung cấp thông tin, báo chí, xuất bản, thư viện, bảo tàng, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động đối ngoại của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và đại biểu Quốc hội.

4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác liên quan đến đối ngoại do Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội giao.

Điều 14. Nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Quốc hội trong các hoạt động liên quan đến đối ngoại

1. Phối hợp với Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan hữu quan trin khai hoạt động đối ngoại của Quốc hội.

2. Chủ trì việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình hoạt động, công tác l tân, an ninh, hậu cần, tài chính đảm bảo công tác hoạt động đối ngoại của Quốc hội theo đúng yêu cầu về chính trị, nội dung chuyên môn và phù hợp với các quy định chung về ltân của Nhà nước và của Quốc hội.

3. Tham mưu, phục vụ điều phối việc triển khai hoạt động hợp tác quốc tế nhm nâng cao kỹ năng chuyên môn, tăng cường quan hệ đi ngoại thông qua việc tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo chuyên đề, các đoàn đi nghiên cứu, khảo sát ở nước ngoài, các khóa tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đại biu Quốc hội, công chức của Văn phòng Quốc hội.

4. Xây dựng, quản lý, cập nhật cơ sở dữ liệu về hoạt động đối ngoại trên cng thông tin điện tử của Quốc hội.

5. Thực hiện nhiệm vụ khác liên quan đến việc phục vụ hoạt động đối ngoại theo yêu cầu của Lãnh đạo Quốc hội.

Điều 15. Quy trình xây dựng chương trình hoạt động đối ngoại

1. Tháng 10 hằng năm, dựa trên yêu cầu chuyên môn phục vụ công tác, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng kim toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội chủ động xây dựng chương trình hoạt động đối ngoại ở nước ngoài (kèm theo dự kiến số lượng thành viên đoàn) của năm tiếp theo và gửi tới Ủy ban đối ngoại của Quốc hội.

2. Ủy ban đối ngoại của Quốc hội tổng hợp, xây dựng chương trình hoạt động đối ngoại hằng năm của các cơ quan, Tổng thư ký Quốc hội và ý kiến của y ban về chương trình này trình y ban thường vụ Quốc hội phê duyệt. Trên cơ sở chương trình này, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Ủy ban đối ngoại của Quốc hội lập dự toán ngân sách hoạt động đi ngoại để trình y ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.

3. Đối với hoạt động đối ngoại ngoài kế hoạch hoặc điều chỉnh các hoạt động đối ngoại trong kế hoạch, các cơ quan và Tổng thư ký Quốc hội trình Chủ tịch Quốc hội xem xét, quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội. Trong Tờ trình cần nêu rõ: lý do phát sinh hoặc điều chnh hoạt động đối ngoại; mục đích, yêu cầu cử hoặc đón đoàn; danh nghĩa đoàn; slượng, thành phần đoàn và cấp Trưởng đoàn; nội dung hoạt động; thời gian và địa bàn hoạt động; đối tác làm việc và mức độ quan hệ; nguồn kinh phí và các tài liệu, hồ sơ liên quan khác.

Điều 16. Quy trình triển khai hoạt động đối ngoại

1. Quy trình triển khai đoàn ra được thực hiện như sau:

a) Căn cứ Chương trình hoạt động đối ngoại đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê duyệt, cơ quan tổ chức đoàn ra chủ trì phối hợp với y ban đi ngoại của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội triển khai thực hiện;

b) Đối với các đoàn có sự điều chỉnh về địa bàn, thời gian hoặc tăng số lượng thành viên. Cơ quan tổ chức đoàn ra phối hợp với y ban đi ngoại của Quốc hội trình Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đối ngoại và Chủ tịch Quốc hội;

c) Trước khi cử các đoàn đi công tác đến các địa bàn nhạy cảm hoặc tham dự các hoạt động đối ngoại phức tạp, nhạy cảm, cơ quan chủ trì tổ chức đoàn trao đổi ý kiến với Ủy ban đối ngoại của Quốc hội, đồng thời phi hợp chặt chẽ với các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam tại địa bàn trong quá trình trin khai;

d) Ủy ban đối ngoại của Quốc hội gửi công hàm, công điện cho Đại sứ quán nước sở tại tại Việt Nam và Đại sứ quán ta tại nước sở tại khng định thời gian, chương trình chuyến thăm;

đ) Văn phòng Quốc hội gửi công hàm, công điện liên quan đến lễ tân, hậu cn và phi hợp hướng dn làm các thủ tục hộ chiếu, thị thực cho đoàn. Phi hp với cơ quan tổ chức đoàn ra lập dự trù kinh phí cho đoàn nếu được yêu cu;

đ) Cơ quan tổ chức đoàn ra xây dựng báo cáo kết quả chuyến công tác báo cáo tới cấp có thẩm quyền theo quy định. Báo cáo đồng gửi tới Văn phòng Quốc hội đ đưa lên cng thông tin điện tử Quốc hội đ thông tin đến các đối tượng có quan tâm.

2. Quy trình đón đoàn vào và tiếp khách quốc tế được thực hiện như sau:

a) Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội thông báo đề nghị của phía nước ngoài tới cơ quan liên quan của Quốc hội;

b) Đối với đoàn vào, sau khi có ý kiến đồng ý đón của cơ quan liên quan của Quốc hội, y ban đi ngoại của Quốc hội trình Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đi ngoại xem xét, quyết định chủ trương và đề án đón tiếp. Văn phòng Quốc hội xây dựng Đề án ltân căn cứ vào Đề án chính trị của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội và triển khai thực hiện;

c) Đối với cuộc tiếp khách quốc tế, cơ quan liên quan của Quốc hội chủ trì, phối hợp với y ban đi ngoại của Quốc hội chuẩn bị về nội dung và phối hợp với Văn phòng Quốc hội chuẩn bị về mặt lễ tân, hậu cần để tổ chức thực hiện.

3. Đối với những hoạt động đối ngoại có tính chất thông thường, phát sinh đột xuất, có quy mô nhỏ, không nhạy cảm hoặc thời gian yêu cầu diễn ra hoạt động quá gp như các hoạt động hiếu, hỉ; hỗ trợ giải quyết tình huống khẩn cấp; các trường hợp ra nước ngoài, đón đoàn nước ngoài vào khám chữa bệnh khẩn cấp, các cơ quan và Tổng thư ký Quốc hội thông báo với Ủy ban đối ngoại của Quốc hội và tổ chức trin khai. Khi kết thúc hoạt động, cơ quan tiến hành hoạt động gửi báo cáo kết quả về Ủy ban đối ngoại của Quốc hội để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Quốc hội.

Chương IV

TIẾP NHẬN, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HỖ TRỢ CỦA NƯỚC NGOÀI

Điều 17. Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn hỗ trợ phát triển của nước ngoài

Việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng các ngun hỗ trợ phát triển của nước ngoài phải tuân theo các quy định của pháp luật về ký kết và thực hiện các thỏa thuận quốc tế, về ngân sách nhà nước, về quản lý và sử dụng ngun hỗ trợ phát triển chính thức, về quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 18. Ban điều phối việc quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển của nước ngoài

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập Ban điều phối gồm một số thành viên hoạt động kiêm nhiệm để giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội trong quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển của nước ngoài tại Hội đồng dân tộc, các y ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội. Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đối ngoại làm Trưởng ban điều phối. Văn phòng Quốc hội làm nhiệm vụ thường trực Ban điều phối.

2. Ban Điều phối có trách nhiệm giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội điều phối và công khai việc quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển của nước ngoài đtránh chồng chéo, trùng lắp, phát huy tối đa hiệu quả của nguồn hỗ trợ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Điều 19. Đề xuất yêu cầu tiếp nhận nguồn hỗ trợ phát triển của nước ngoài

1. Hằng năm, căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ và nhu cầu hợp tác quốc tế, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đề xuất nội dung hoạt động cần có nguồn hỗ trợ của nước ngoài gửi tới Ban điều phối và Ủy ban đối ngoại của Quốc hội. Đề xuất phi nêu rõ về sự cần thiết, nội dung, lĩnh vực, phạm vi hợp tác, cách thức quản lý, sử dụng nguồn hỗ trợ đó.

2. Ban điều phối có trách nhiệm tổng hợp, xem xét, cân đối đảm bảo tránh chồng chéo, trùng lắp với các chương trình, dự án khác của Hội đồng dân tộc, các y ban của Quốc hội và các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; phối hợp lấy ý kiến Thường trực y ban đối ngoại của Quốc hội về dự kiến nội dung hoạt động hợp tác; báo cáo Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đối ngoại quyết định.

3. Căn cứ vào ý kiến của Chủ tịch Quốc hội hoặc Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đối ngoại, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc y ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội được giao nhiệm vụ chủ trì phối hợp với Ủy ban đối ngoại của Quốc hội tiến hành các thủ tục đàm phán, ký kết về việc tiếp nhận nguồn hỗ trợ.

Điều 20. Thực hiện chương trình, dự án

1. Tháng 12 hằng năm, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội gửi báo cáo tình hình thực hiện các chương trình, dự án của năm đó và định hướng chủ trương hoạt động cho năm tiếp theo về Thường trực Ban điều phối và Ủy ban đối ngoại của Quốc hội để tổng hợp trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến.

2. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội, Văn phòng Quốc hội có chương trình, dự án hỗ trợ có trách nhiệm gửi dự kiến hoạt động thuộc chương trình, dự án của mình tới Thường trực Ban điều phối và Ủy ban đối ngoại của Quốc hội để tổng hợp dự kiến kế hoạch hoạt động của các chương trình, dự án đó trình Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách lĩnh vực cho ý kiến.

Điều 21. Chế độ tài chính - kế toán

1. Vốn đối ứng của dự án, chương trình hợp tác quốc tế là một khoản trong ngân sách hoạt động của Quốc hội. Chế độ chi tiêu vốn đối ứng phải tuân thủ chế độ tài chính và quy định của pháp luật Việt Nam.

2. Chế độ chi tiêu tài chính của dự án được thực hiện theo thỏa thuận ký kết với bên nước ngoài và các quy định của pháp luật Việt Nam.

3. Chế độ kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, các chuẩn mực quốc tế; báo cáo kế toán phải được kiểm toán độc lập công nhận, được gửi tới các cơ quan hữu quan của Việt Nam theo quy định trong văn kiện chương trình, dự án và pháp luật.

4. Ưu tiên áp dụng chế độ tài chính của nhà tài trợ đối với các dự án hợp tác quốc tế.

Chương V

MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC VỀ HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI

Điều 22. Thông tin về hoạt động đối ngoại

Thông tin về hoạt động đối ngoại của Quốc hội được cung cấp đến đại biểu Quốc hội theo định kỳ và được đăng tải trên các phương tiện truyền thông của Quốc hội trên cơ sở tuân thủ những quy định về công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại.

Điều 23. Quy trình tổ chức hội thảo, hội nghị quốc tế liên nghị viện hoặc song phương tại Việt Nam

1. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định việc đăng cai tổ chức hội nghị của các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực tại Việt Nam.

2. Chủ tịch Quốc hội quyết định việc đăng cai, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế liên nghị viện hoặc song phương do Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội chủ trì.

3. Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách đối ngoại quyết định việc đăng cai, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế liên nghị viện hoặc song phương do Thường trực các cơ quan của Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Phó Tổng thư ký Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội chủ trì.

4. Cơ quan chủ trì phối hợp với Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội xây dựng đề án và chịu trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền. Báo cáo kết quả hội nghị, hội thảo được gửi tới Ủy ban thường vụ Quốc hội, đồng gửi Ủy ban đối ngoại của Quốc hội để theo dõi, tổng hợp và Văn phòng Quốc hội để đưa lên cổng thông tin điện tử Quốc hội.

Điều 24. Hoạt động đối ngoại tại kỳ họp Quốc hội

1. Họp báo trước và sau kỳ họp

Tổng thư ký Quốc hội chủ trì họp báo trước và sau kỳ họp để thông báo cho đoàn ngoại giao, các cơ quan thông tấn báo chí trong nước và quốc tế về chương trình, nội dung và kết quả của kỳ họp.

2. Mời Đoàn ngoại giao tham dự kỳ họp

Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội mời các Đoàn ngoại giao tham dự phiên khai mạc. Tổng thư ký Quốc hội phối hợp với Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội xin ý kiến Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc mời Đoàn ngoại giao tham dự các phiên họp khác của Quốc hội.

3. Tổng thư ký Quốc hội trao đổi, thống nhất với Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội trước khi báo cáo để Chủ tịch Quốc hội quyết định danh sách khách quốc tế dự thính phiên họp toàn thể của Quốc hội. Khi cần thiết Chủ tọa phiên họp giới thiệu Đoàn khách trước Quốc hội.

4. Trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài, họp báo quốc tế:

Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội xem xét, đề xuất ý kiến về việc lãnh đạo Quốc hội trả lời phỏng vấn của báo chí nước ngoài, họp báo quốc tế. Đại biểu Quốc hội tự chịu trách nhiệm về việc trả lời phỏng vấn trong hoặc ngoài thời gian của kỳ họp; nếu thấy cần thiết tham khảo ý kiến của Thường trực Ủy ban đối ngoại của Quốc hội./.

 

Mẫu 01

Cơ quan/Tổ chức/Tỉnh, thành phố: …

BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ĐOÀN RA - VÀO ĐÃ THỰC HIỆN NĂM …

I- ĐOÀN RA

TT

Tên đoàn

Danh nghĩa đoàn

Trưởng đoàn

Số thành viên

Đến nước

Đối tác làm việc

Nội dung hoạt động

Thời gian thực hiện

Kinh phí

Báo cáo

Loại đoàn

Trong KH

Ngoài KH

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lưu ý:

1- Tên đoàn: Đoàn của cơ quan nào, cấp nào...

2- Danh nghĩa đoàn: Ghi rõ là đoàn đối ngoại, nghiên cứu, thăm nội bộ, đào tạo, nghiệp vụ...

3- Trưng đoàn: Ghi rõ họ tên, chức vụ của đồng chí Trưởng đoàn

4- Số thành viên: Ghi rõ số lượng thành viên tham gia đoàn

5- Đến nước: Ghi đầy đủ nước (các nước) đến công tác theo lộ trình, kể cả nước quá cảnh mà phải nhập cảnh tạm thời

6- Đối tác làm việc: Ghi rõ những đối tác làm việc chính

7- Nội dung hoạt động: Những nội dung làm việc chính

8- Thời gian thực hiện: Ghi cụ thể ngày, tháng, năm triển khai hoạt động

9- Kinh phí: Ghi cụ thể phía Việt Nam chi những khoản nào, kinh phí lấy từ nguồn nào; phía đối tác chi những khoản nào

10- Báo cáo: Ghi rõ số và ngày của văn bản báo cáo kết quả hoạt động của đoàn

11, 12- Loại đoàn: Ghi rõ đoàn trong hay ngoài kế hoạch đã được duyệt

II- ĐOÀN VÀO

TT

Tên đoàn vào

Đến từ nước

Trưởng đoàn

Số người

Nội dung hoạt động

Thời gian thực hiện

Kinh phí

Báo cáo

Loại đoàn

Trong KH

Ngoài KH

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lưu ý:

1- Tên đoàn: Đoàn của nước/cơ quan/địa phương/đối tác...

2- Đến từ nước: Ghi rõ nước cử đoàn vào. Trường hợp đoàn vào thuộc tổ chức quốc tế thì ghi rõ nước đặt trụ sở

3- Trưng đoàn: Ghi rõ họ tên, chức vụ của Trưởng đoàn

4- Số người: Ghi rõ số lượng khách nước ngoài vào Việt Nam

5- Nội dung hoạt động: Những nội dung làm việc chính

6- Thời gian thực hiện: Ghi cụ thể ngày, tháng, năm triển khai hoạt động

7- Kinh phí: Ghi cụ thể phía Việt Nam chi những khoản nào, kinh phí lấy từ nguồn nào

8- Báo cáo: Ghi rõ số và ngày của văn bản báo cáo kết quả đón đoàn

9, 10- Loại đoàn: Ghi rõ đoàn trong hay ngoài kế hoạch đã được duyệt

 

Mẫu 02

BẢNG TỔNG HỢP VIỆC ĐI NƯỚC NGOÀI NĂM...
CỦA CÁN BỘ THUỘC DIỆN BỘ CHÍNH TRỊ/BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ

TT

Họ tên

Chức vụ

Đến nước

Nội dung hoạt động

Thời gian đi

Ghi chú

 

1

2

3

4

5

6

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

1- Họ tên: Ghi đầy đủ họ tên của cán bộ

2- Chức vụ: Ghi đầy đủ chức danh đảng và chức vụ chính quyền

3- Đến nước: nước (các nước) đến công tác

4- Nội dung hoạt động: Ghi tóm tắt những nội dung hoạt động chính

5- Thời gian đi: Ghi cụ thể đến ngày

 

Mẫu 03

Cơ quan/Tổ chức/Tỉnh, thành phố: …

BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ĐOÀN RA NĂM...

TT

Tên đoàn

Danh nghĩa đoàn

Trưởng đoàn

Số thành viên

Đến nước

Đối tác làm việc

Nội dung hoạt động

Số ngày

Thời gian thực hiện

Nguồn kinh phí

Ghi chú

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

1- Tên đoàn: Đoàn của cơ quan nào, cấp nào...

2- Danh nghĩa đoàn: Ghi rõ là đoàn đối ngoại, nghiên cứu, thăm nội bộ, đào tạo, nghiệp vụ...

3- Trưng đoàn: Ghi rõ cấp Trưởng đoàn dự kiến

4- Số thành viên: Ghi rõ số lượng thành viên dự kiến tham gia đoàn

5- Đến nước: Ghi nước (các nước) đến công tác theo lộ trình, kể cả nước quá cảnh mà phải nhập cảnh tạm thời

6- Đối tác làm việc: Ghi rõ những đối tác chính làm việc

7- Nội dung hoạt động: Những nội dung làm việc chính

8- Số ngày: Tổng thời gian chuyến đi, kể cả thời gian đi, về và quá cảnh

9- Thời gian thực hiện: Ghi cụ thể đến tháng

10- Nguồn kinh phí: Ghi cụ thể phía Việt Nam chi những khoản nào, phía đối tác chi những khoản nào và kinh phí lấy từ nguồn nào (Ngân sách Đảng, ngân sách Nhà nước, ngân sách thường xuyên của cơ quan, tổ chức, địa phương; nước ngoài đài thọ; tài trợ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước...)

 

Mẫu 04

Cơ quan/Tổ chức/Tỉnh, thành phố:...

BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH ĐOÀN VÀO NĂM...

TT

Tên đoàn

Danh nghĩa đoàn

Trưởng đoàn

Số thành viên

Đến từ nước

Nội dung hoạt động

Số ngày

Thời gian thực hiện

Nguồn kinh phí

Ghi chú

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

1- Tên đoàn: Đoàn của nước/cơ quan/tổ chức/địa phương nào

2- Danh nghĩa đoàn: Ghi rõ là đoàn đối ngoại, thăm nội bộ, đào tạo, nghiệp vụ...

3- Trưng đoàn: Ghi rõ cấp Trưởng đoàn dự kiến

4- Số thành viên: Ghi rõ số lượng thành viên dự kiến tham gia đoàn

5- Đến từ nước: Ghi rõ nước cử đoàn vào. Trường hợp đoàn vào thuộc tổ chức quốc tế thì ghi rõ nước đặt trụ sở

6- Nội dung hoạt động: Những nội dung làm việc chính

7- Số ngày: Tổng số ngày ở Việt Nam (không tính thời gian đi, về của đoàn vào)

8- Thời gian thực hiện: Ghi cụ thể đến tháng

9- Nguồn kinh phí: Ghi cụ thể phía Việt Nam chi những khoản nào, phía đối tác chi những khoản nào và kinh phí lấy từ nguồn nào (Ngân sách Đảng, ngân sách Nhà nước, ngân sách thường xuyên của cơ quan, tổ chức, địa phương; nước ngoài đài thọ; tài trợ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước...)

 

Mẫu 05

BÁO CÁO

Kết quả hội nghị, hội thảo quốc tế

I. Thông tin chung về hội nghị, hội thảo

1. Tên hội nghị, hội thảo

2. Mục đích hội nghị, hội thảo

3. Nội dung, chương trình của hội nghị, hội thảo

4. Thời gian và địa điểm tổ chức hội nghị, hội thảo

5. Người chủ trì và đồng chủ trì (nếu có)

6. Cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức (phía Việt Nam và phía nước ngoài)

7. Thông tin về báo cáo viên người nước ngoài

8. Thành phần tham dự, số lượng, cơ cấu thành phần đại biểu Việt Nam và đại biểu có quốc tịch nước ngoài

9. Nguồn kinh phí

II. Kết quả hội nghị, hội thảo

1. Kết quả hội nghị, hội thảo

2. Đánh giá ưu điểm, hạn chế

3. Những vướng mắc, vấn đề phát sinh trong hội nghị, hội thảo đã hoặc chưa được xử lý (nếu có)

4. Các văn bản, tuyên bố được ký kết hoặc đưa ra tại hội nghị, hội thảo (nếu có)

III. Đề xuất, kiến nghị (nếu có)

THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 1170/2016/NQ-UBTVQH13

Hanoi, March 17, 2016

 

RESOLUTION

PROMULGATING THE REGULATION ON EXTERNAL ACTIVITIES OF THE NATIONAL ASSEMBLY

THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Pursuant the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

Pursuant to Law No. 57/2014/QH13 on Organization of the National Assembly;

Pursuant to the Drafting Board’s report;

RESOLVES:

Article 1.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2.

The National Assembly Standing Committee, members of the National Assembly Standing Committee, the Ethnic Council and Committees of the National Assembly, the National Assembly Secretary General, the National Assembly Office, agencies under the National Assembly Standing Committee and related agencies, organizations and individuals shall implement this Regulation.

Article 3.

This Resolution takes effect on the date of its signing.

Resolution No. 618/NQ-UBTVQH12 of May 6, 2008, of the National Assembly Standing Committee ceases to be effective on the date this Resolution takes effect.

 

 

ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
CHAIRMAN





Nguyen Sinh Hung

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

ON EXTERNAL ACTIVITIES OF THE NATIONAL ASSEMBLY
(Promulgated together with Resolution No. 1170/2016/NQ-UBTVQH13 of March 17, 2016, of the National Assembly Standing Committee)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and subjects of application

1. This Regulation specifies the tasks, powers, order, procedures and conditions for implementing external activities of the National Assembly.

2. This Regulation applies to the National Assembly Standing Committee, the National Assembly Chairperson and Vice Chairpersons, agencies of the National Assembly, agencies under the National Assembly Standing Committee, the National Assembly Secretary General, the National Assembly Office and National Assembly deputies.

Article 2. Interpretation of terms

In this Regulation, the terms below shall be construed as follows:

1. External activities include activities of outgoing and incoming delegations; receiving and conferring commendation involving foreign elements; joining or leaving international or regional inter-parliamentary organizations; hosting or holding international and regional inter- parliamentary conferences and seminars; international cooperation; receiving international guests; answering to interview questions of foreign journalists and publishing news on external activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Unplanned external activity means an activity not yet included in approved programs.

4. Adjustment of planned external activity means the substantial change, supplementation or adjustment of the content, agenda, time and funding of and participants in an external activity which has been approved by a competent authority to meet unexpected requirements.

Article 3. General principles

External activities of the National Assembly must comply with the following principles:

1. To thoroughly grasp and conform with the Party’s line and State’s policies on external relations, the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, the Law on Organization of the National Assembly, the Political Bureau’s Regulation on unified management of external activities, and relevant laws on external activities;

2. To closely combine external activities of the Party and State with people-to-people external activities on the basis of clear division and assignment of tasks;

3. To comply with annual programs on external activities decided by the National Assembly Standing Committee and strictly adhere to the policy on practical and economical use of state budget funds and efficient use of development assistance sources;

4. To organize and implement external activities under the direction of the National Assembly Standing Committee and National Assembly Chairperson. To implement specific activities on the basis of the principle of equivalence and reciprocity in international relations. The National Assembly’s External Affairs Committee shall report exceptional cases to competent authorities for decision;

5. To clearly assign, delegate and identify tasks and powers of each agency, organization and individual in external activities of the National Assembly;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter II

EXTERNAL ACTIVITIES OF THE STANDING COMMITTEE AND LEADERS OF THE NATIONAL ASSEMBLY

Section 1. THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE

Article 4. Tasks and powers of the National Assembly Standing Committee in external activities

1. To report to the National Assembly on matters concerning the State’s external policy on the relationships with foreign national assemblies, international and regional inter-parliamentary organizations and other international organizations.

2. When the National Assembly is in recess, to consider the Government’s periodical reports on external affairs; to give opinions on matters concerning the State’s fundamental external policy before submitting them to the National Assembly.

3. To decide to join or leave international and regional inter-parliamentary organizations; to decide to host international and regional inter-parliamentary conferences in Vietnam.

4. To decide on the establishment, organization and operation of Vietnam’s parliamentary friendship organizations.

5. To approve annual external activity programs of the National Assembly Standing Committee; to consider and decide on the tentative budgets for external activities.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7. To consider and evaluate implementation results of annual external activity programs of the National Assembly; to consider reports on outcomes of overseas visits and working trips of the National Assembly’s delegations as well as outcomes of visits to and working sessions with the National Assembly of foreign national assemblies’ and international organizations’ delegations; to consider reports on results of international conferences hosted by the National Assembly; to consider periodical reports on external activities of agencies of the National Assembly, the National Assembly Secretary General, the National Assembly Office, agencies under the National Assembly Standing Committee, and the State Audit Office of Vietnam.

Section 2. THE NATIONAL ASSEMBLY CHAIRPERSON

Article 5. Tasks and powers of the National Assembly Chairperson in external activities

1. To direct external activities of the National Assembly; to represent the National Assembly in external relations; to direct operations of the National Assembly’s delegations at international and regional inter-parliamentary organizations.

2. To consider and decide on external activities of National Assembly Vice Chairpersons, members of the National Assembly Standing Committee, Chairpersons of the Ethnic Council and Committees of the National Assembly, heads of agencies under the National Assembly Standing Committee who are also members of the National Assembly Standing Committee, National Assembly deputies’ delegations, the State Auditor General and other persons managed by the National Assembly Standing Committee.

3. To consider and decide to allow holders of the posts specified in Clause 2 of this Article to receive orders, medals, titles or prizes conferred by foreign and international organizations, except cases falling under the competence of the Party’s Political Bureau or Secretariat.

4. To consider and decide on the reception of, and agendas of work sessions with, heads and deputy heads of foreign national assemblies; reception of heads of foreign national assemblies’ committees and equivalent leaders; and leaders of international and regional inter-parliamentary organizations on working visits to Vietnam.

5. To direct the National Assembly’s External Affair Committee to assist the National Assembly Standing Committee in harmonizing, coordinating and implementing external activities of the National Assembly.

6. To decide on the holding of conferences on external affairs of the National Assembly when necessary.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The National Assembly Chairperson may authorize a National Assembly Vice Chairperson to perform some rights and exercise some powers of the National Assembly Chairperson in external activities specified in this Regulation.

Article 7. Process of implementing external activities of the National Assembly Chairperson

1. An oversea working trip shall be organized as follows:

a/ The Permanent Body of the National Assembly’s External Affairs Committee shall gather opinions of related agencies and prepare a report on the policy and political plan of the working trip and submit the report to the member of the Political Bureau or the Secretariat of the Party Central Committee in charge of external affairs for opinion before submitting the report to the Political Bureau for consideration and decision;

b/ The Permanent Body of the National Assembly’s External Affairs Committee shall, in coordination with concerned agencies, organize and send an advance team and report related matters to the National Assembly Chairperson. The advance team shall be composed of representatives of the National Assembly’s External Affairs Committee, the National Assembly Office and the Guard High Command. When necessary, the Permanent Body of the National Assembly’s External Affairs Committee may decide to add representatives from other related agencies to the advance team so as to meet work requirements.

c/ The National Assembly Office shall assume the prime responsibility for carrying out protocol activities serving the working trip. The National Assembly Office shall work out a protocol plan based on the contents and requirements of the political plan prepared by the National Assembly’s External Affairs Committee;

d/ The National Assembly’s External Affairs Committee shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the National Assembly Office, the Ministry of Foreign Affairs and related agencies in, preparing a list of official members of the delegation and submit it to the National Assembly Chairperson for consideration and decision; the National Assembly’s External Affairs Committee shall coordinate with the National Assembly Office in making a list of entourages and accompanying reporters.

2. A delegation on official visit shall be received as follows:

a/ The Permanent Body of the National Assembly’s External Affairs Committee shall prepare a report on the policy and political plan. The National Assembly Office shall prepare a protocol plan based on the content and requirements of the political plan;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ The participants to the official reception, talk or meeting, or banquet for the delegation, which shall be chaired by the National Assembly Chairperson, include representatives of the Permanent Body of the National Assembly’s External Affairs Committees, the National Assembly Secretary General, and representatives of the National Assembly’s Ethnic Council and Committees according to the principle of equivalence, the related parliamentary friendship group and National Assembly deputies;

d/ The Permanent Body the National Assembly’s External Affairs Committee or a representative of the related parliamentary friendship group shall accompany and see off the delegation at airport.

3. International guests shall be received as follows:

a/ For guests of the Party and State on official visits to Vietnam, leaders of foreign national assemblies and foreign national assemblies’ committees on unofficial visits, the National Assembly’s External Affairs Committee shall submit reception plans to the National Assembly Chairperson/or approval.

For each delegation, the National Assembly’s External Affairs Committee shall submit a list of representatives who will join the National Assembly Chairperson in receiving guests and request representatives from the Ministry of Foreign Affairs or concerned agencies to report to the National Assembly Chairperson on the relation between Vietnam and the country concerned and matters related to the visit;

b/ Based on the approved reception plans, the National Assembly Office shall prepare and implement protocol plans;

c/ The National Assembly Chairperson shall receive foreign Presidents, Prime Ministers, Chairpersons and Vice Chairpersons of foreign national assemblies or the equivalent, with the participation of representatives of the Permanent Body of the National Assembly’s External Affairs Committee, the National Assembly Secretary General or leaders of the National Assembly Office, and representatives of agencies of the National Assembly or agencies under the National Assembly Office on the principle of equivalence;

d/ The National Assembly Chairperson shall receive delegations of parliamentarians from foreign national assemblies’ committees, parliamentary friendship groups, groups of female parliamentarians and groups of young parliamentarians. The reception shall be attended by representatives of permanent bodies of the corresponding committees of the National Assembly or representatives of parliamentary friendship groups, in case of receiving delegations of parliamentary groups;

dd/ The National Assembly Chairperson shall receive foreign ambassadors who pay courtesy or farewell calls at the beginning or the end of their terms or for work requirements. The reception shall also be attended by representatives of the Permanent Body of the National Assembly’s External Affairs Committee, the National Assembly Secretary General or representatives of related parliamentary friendship groups;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. For other external activities of the National Assembly Chairperson, the National Assembly’s External Affairs Committee shall coordinate with the Ministry of Foreign Affairs in reporting them to the National Assembly Chairperson for consideration and decision.

Section 3. NATIONAL ASSEMBLY VICE CHAIRPERSONS

Article 8. Tasks and powers of National Assembly Vice Chairpersons in external activities

1. To perform external affairs-related tasks as assigned by the National Assembly Chairperson.

2. To put forward requirements and contents of their annual external activities for the National Assembly’s External Affairs Committee to summarize and submit them to competent authorities for consideration and decision.

3. To give opinions on contents of annual external activity programs of agencies of the National Assembly, agencies under the National Assembly Standing Committee, the State Audit Office of Vietnam, the National Assembly General Secretary and the National Assembly Office, and external activities related to the fields under their charge.

4. To preside over external activities, receptions of international delegations, and international conferences and seminars in the fields under their charge when so requested.

Article 9. Tasks and powers of National Assembly Vice Chairpersons in external activities when being authorized by the National Assembly Chairperson

1. To decide to send abroad working visits headed by a Vice Chairperson of the Ethnic Council or a Committee of the National Assembly, the head of an agency under the National Assembly Standing Committee who is not a member of the National Assembly Standing Committee, the head of a National Assembly deputies’ delegation, a deputy head of an agency under the National Assembly Standing Committee, a vice chairperson of the National Assembly Office, a Deputy Secretary General of the National Assembly, a Deputy Auditor General, or a National Assembly deputy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. To decide to allow holders of the posts specified in Clause 1 of this Article to receive orders, medals or titles conferred by foreign countries or international organizations.

4. To give opinions on international cooperation projects of the Ethnic Council, Committees of the National Assembly, agencies under the National Assembly Standing Committee, the State Audit Office of Vietnam and the National Assembly Office.

5. To give opinions on plans on allocation of annual funds for external activities of agencies of the National Assembly, agencies under the National Assembly Standing Committee and the National Assembly Office before they are submitted to the National Assembly Standing Committee for consideration and decision.

6. To represent the National Assembly Chairperson in external activities when authorized by the latter.

Article 10. Process of implementing external activities of National Assembly Vice Chairpersons

1. An overseas working trip shall be organized as follows:

a/ The Permanent Body of the National Assembly’s External Affairs Committee shall submit a plan on the delegation’s visit to the National Assembly Vice Chairperson concerned for opinion;

b/ The Permanent Body of the National Assembly’s External Affairs Committee shall submit the policy and composition of the delegation to the National Assembly Vice Chairperson in charge of external affairs, the National Assembly Chairperson and competent authorities;

c/ The Permanent Body of the National Assembly’s External Affairs Committee shall prepare and submit the political plan of the working trip to the related National Assembly Vice Chairperson;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd/ The delegation shall be composed of 12 members at most, except special cases which shall be decided by the related National Assembly Vice Chairperson.

2. A delegation on official visit shall be received as follows:

a/ The Permanent Body of the National Assembly’s External Affairs Committee shall propose the National Assembly Chairperson to appoint a National Assembly Vice Chairperson to take charge of receiving the delegation;

b/ The Permanent Body of the National Assembly’s External Affairs Committee shall prepare a political plan and submit it to the National Assembly Vice Chairperson for approval. The National Assembly Office shall prepare a protocol plan based on that political plan and submit it to the National Assembly Vice Chairperson for approval;

c/ The National Assembly Vice Chairperson shall chair the reception of, talks with, and banquet for the delegation.

3. International guests shall be received as follows:

a/ The Permanent Body of the National Assembly’s External Affairs Committee shall submit the policy on, and persons attending, the reception of international guests to National Assembly Vice Chairpersons;

c/ Based on the National Assembly Vice Chairpersons’ opinions on the report of the National Assembly’s External Affairs Committee, the National Assembly Office shall prepare for the reception.

Chapter III

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Tasks and powers of agencies of the National Assembly, agencies under the National Assembly Standing Committee, the National Assembly Secretary General, the National Assembly Office and National Assembly deputies in external activities

1. Agencies of the National Assembly, agencies under the National Assembly Standing Committee, the National Assembly Secretary General and the National Assembly Office have the following tasks and powers:

a/ To implement external relations with concerned agencies of foreign national assemblies and other concerned agencies of foreign countries and international organizations in order to study and exchange professional experiences and contribute to enhancing external relations and international cooperation in line with the State’s external affairs policy;

b/ To coordinate with the National Assembly’s External Affairs Committee and the National Assembly Office in implementing external relations and international cooperation; to join the National Assembly’s External Affairs Committee in performing external information work of the National Assembly.

c/ To proactively put forward proposals on their annual external activity programs;

d/ To appoint their members and civil servants of their assisting departments to participate in external relation activities when so requested;

dd/ To participate in overseeing overseas diplomatic missions of the Socialist Republic of Vietnam within the ambit of their tasks and powers. To directly oversee or coordinate with others in overseeing the implementation of the National Assembly Standing Committee’s resolutions on overseas Vietnamese;

e/ Annually, before the year-end National Assembly session, to send a report on external affairs work to the National Assembly Standing Committee and concurrently to the National Assembly’s External Affairs Committee for summarization and sending to the National Assembly Office for publishing on the National Assembly’s e-portal. The report must include a list of outgoing and incoming delegations in the year (form 1); a list of holders of posts under the management of the Political Bureau and the Party Secretariat making overseas working trips in the year (form 2); a list of tentative outgoing delegations in the subsequent year (form 3); a list of tentative incoming delegations in the subsequent year (form 4); and a report on outcomes of international conferences and seminars (form 5).

2. National Assembly deputies have the following tasks and powers:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ For a National Assembly deputy who wishes to participate in external activities in a foreign country in the capacity as National Assembly deputy, to send a report to the National Assembly’s External Affairs Committee for the latter to seek opinions from the National Assembly Vice Chairperson in charge of external affairs.

Article 12. Tasks and powers of the National Assembly’s External Affairs Committee in external activities

1. To implement external relations with foreign national assemblies and international and regional inter-parliamentary organizations under the direction of the National Assembly Standing Committee and National Assembly Chairperson. In the process of implementing specific external activities, when necessary, to propose competent authorities to raise the level of reception and protocol.

2. To put forward matters related to the State’s external policy, relations with foreign national assemblies, international and regional inter-parliamentary organizations and other international organizations.

3. To assume the prime responsibility for formulating external activity programs of the National Assembly Chairperson and Vice Chairpersons and members of the Political Bureau and Party Secretariat who work at the National Assembly. To submit to competent authorities reports on external activities of the National Assembly Chairperson and Vice Chairpersons and members of the Political Bureau and Party Secretariat who work at the National Assembly. Such reports shall be also sent to the Party Central Committee’s External Affairs Commission and the Ministry of Foreign Affairs.

4. To summarize tentative annual external activity programs of the National Assembly Standing Committee, the Ethnic Council and Committees of the National Assembly, agencies under the National Assembly Standing Committee, and the National Assembly Office for submission to the National Assembly Standing Committee for consideration and decision, then report them to the member of the Political Bureau or Party Secretariat in charge of external affairs and the National Assembly Chairperson for approval.

5. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Foreign Affairs, the Party Central Committee’s External Affairs Commission and related agencies in, organizing external activities of the National Assembly Chairperson and Vice Chairpersons, members of the National Assembly Standing Committee, and former National Assembly Chairpersons and Vice Chairpersons; overseas trips of National Assembly delegations; and reception of foreign national assemblies’ delegations to Vietnam.

6. To act as the focal point in receiving and submitting for approval agencies’ and organizations’ proposals for reception of international guests by the National Assembly Chairperson and Vice Chairpersons and former National Assembly Chairpersons and Deputy Chairpersons.

7. To submit to competent authorities and send to the Party Central Committee’s External Affairs Commission and the Ministry of Foreign Affairs documents on the following issues:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b/ Supplementation or adjustment of external activities of members of the Political Bureau who work at the National Assembly, for submission to the Party Secretary General for consideration and decision;

c/ Supplementation or adjustment of external activities of the National Assembly Vice Chairpersons, for submission to the National Assembly Chairperson for consideration and decision;

d/ Supplementation or adjustment of external activities of members of the Party Secretariat who work at the National Assembly agencies, for submission to the Permanent Member of the Party Secretariat for consideration and decision.

8. To assist the National Assembly Standing Committee in monitoring, planning and implementing external activities of Vietnam’s parliamentary friendship organizations and parliamentary friendship groups, female parliamentarians’ groups and young parliamentarians’ groups.

Article 13. Tasks and powers of the National Assembly Secretary General in external affairs-related activities.

1. To implement external activities in the capacity as National Assembly Secretary General.

2. To coordinate with agencies of the National Assembly and concerned agencies and organizations in drafting resolutions on external affairs as assigned by the National Assembly or National Assembly Standing Committee.

3. To act as the spokesperson of the National Assembly and National Assembly Standing Committee; to organize the provision of information and press, publishing, library, museum and information technology application activities serving external activities of the National Assembly, agencies of the National Assembly and National Assembly deputies.

4. To perform other tasks and exercise other powers related to external affairs as assigned by the National Assembly Chairperson or National Assembly Standing Committee.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. To coordinate with the National Assembly’s External Affairs Committee, agencies of the National Assembly, agencies under the National Assembly Standing Committee and concerned agencies in implementing external activities of the National Assembly.

2. To assume the prime responsibility for working out and implementing activity programs and protocol, security, logistic and financial activities so as to ensure external activities of the National Assembly satisfy political and professional requirements and comply with general protocol regulations of the State and National Assembly.

3. To advise, serve and coordinate international cooperation activities in order to improve professional skills and enhance external relations through holding conferences and symposia, organizing overseas study tours and holding training and re-training courses to improve capacity for National Assembly deputies and civil servants of the National Assembly Office.

4. To build, manage and update the database on external activities on the e-portal of the National Assembly.

5. To perform other tasks serving external activities as requested by National Assembly leaders.

Article 15. Process of formulating external activity programs

1. In October every year, based on their professional requirements, agencies of the National Assembly, agencies under the National Assembly Standing Committee, the State Audit Office of Vietnam, the National Assembly Secretary General and the National Assembly Office shall formulate their programs on overseas external activities (enclosed with the tentative number of members of each delegation) for the subsequent year and send them to the National Assembly’s External Affairs Committee.

2. The National Assembly’s External Affairs Committee shall summarize annual external activity programs of agencies of the National Assembly and the National Assembly Secretary General and submit these programs together with its opinions to the National Assembly Standing Committee for approval. On the basis of these programs, the National Assembly Office shall work with the National Assembly’s External Affairs Committee in preparing a tentative budget for external activities and submit it to the National Assembly Standing Committee for consideration and decision.

3. For unplanned and adjusted planned external activities, the agencies of the National Assembly and the National Assembly Secretary General shall report them to the National Assembly Chairperson for decision after consulting the National Assembly’s External Affairs Committee. A report must clearly state the reason why the unplanned activity arises or the planned activity needs to be adjusted; purpose of, and requirements for, the sending or reception of the delegation; status of the delegation; number of members, composition and rank of the head of the delegation; activities; time and venues of these activities; working partners and level of relation; funding sources and other relevant documents and records.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The process of sending an outgoing delegation is as follows:

a/ Based on the external activity program approved by the National Assembly Standing Committee, the agency organizing the delegation shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the National Assembly’s External Affairs Committee and the National Assembly Office in, implementing the activity of sending outgoing delegation;

b/ If there is any change in the geographical area and time of activity of the delegation, or an increase in the number of members of the delegation, the agency organizing the delegation shall, in coordination with the National Assembly’s External Affairs Committee, report the change to the National Assembly Vice Chairperson in charge of external affairs and the National Assembly Chairperson.

c/ Before sending a delegation to work in a sensitive geographical area or participate in complicated and sensitive external activities, the agency organizing the delegation shall exchange ideas with the National Assembly’s External Affairs Committee and, at the same time, closely coordinate with the Vietnamese diplomatic mission in the host country during the visit of the delegation;

d/ The National Assembly’s External Affairs Committee shall send notes to the embassy of the host country in Vietnam and the Vietnamese embassy in the host country to affirm the time and agenda of the visit;

dd/ The National Assembly’s External Affairs Committee shall send notes on protocol and logistic activities and coordinate in clearing passport and visa procedures for the delegation; and coordinate with the agency organizing the delegation in preparing a tentative fund for the delegation, if requested;

e/ The agency organizing the delegation shall make a report on the result of the working trip and send it to competent authorities according to regulations. The report shall also be sent to the National Assembly Office for publishing on the e-portal of the National Assembly.

2. The process for receiving an incoming delegation and receiving international guest is as follows:

a/ The Permanent Body of the National Assembly’s External Affairs Committee shall notify the request of the foreign side to the related agency of the National Assembly;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c/ In case of receiving an international guest, the related agency of the National Assembly shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the National Assembly’s External Affairs Committee in, preparing the content of the reception and coordinate with the National Assembly Office in making protocol and logistic preparations for the reception.

3. For routine, unplanned small-scale and non-sensitive external activities or urgent external activities like funerals and weddings, emergency response support; or overseas visits or receiving incoming delegations for emergency medical examination and treatment, agencies of the National Assembly and the National Assembly Secretary General shall notify the activities to the National Assembly’s External Affairs Committee and then organize the implementation thereof. When finishing the activities, the implementing agencies shall report their results to the National Assembly’s External Affairs Committee for summarization and reporting to the National Assembly leaders.

Chapter IV

RECEIPT, MANAGEMENT AND USE OF FOREIGN ASSISTANCE

Article 17. Receipt, management and use of foreign development assistance

The receipt, management and use of foreign development assistance must comply with the laws on conclusion and implementation of international agreements, the state budget, management and use of official development assistance, management and use of foreign non-governmental assistance and other relevant laws.

Article 18. The Coordinating Board for Foreign Development Assistance Management and Use

1. The National Assembly Standing Committee shall form the Coordinating Board which is composed of part-time members to assist the Committee in managing and using foreign development assistance sources at the Ethnic Council and Committees of the National Assembly, agencies under the National Assembly Standing Committee, and the National Assembly Office. The Board shall be headed by the National Assembly Vice Chairperson in charge of external affairs and have the National Assembly Office as its permanent body.

2. The Coordinating Board shall assist the National Assembly Standing Committee in coordinating and publicizing the management and use of foreign development assistance sources so as to avoid overlap and bring into full play the effectiveness of assistance in accordance with Vietnam’s law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Annually, based on requirements, tasks and demands for international cooperation, the Ethnic Council, Committees of the National Assembly, agencies under the National Assembly Standing Committee, the National Assembly Secretary General and the National Assembly Office shall make proposals on activities in need of foreign assistance and send such proposals to the Coordinating Board and the National Assembly’s External Affairs Committee. A proposal must clearly state the necessity, content, field and scope of cooperation and method of managing and using such assistance sources.

2. The Coordinating Board shall summarize and consider cooperation proposals so as to prevent overlap with other programs and projects of the Ethnic Council and Committees of the National Assembly, agencies under the National Assembly Standing Committee, the National Assembly Secretary General and National Assembly Office; coordinate with and seek opinions from the Permanent Body of the National Assembly’s External Affairs Committee on tentative cooperation activities; and report to the National Assembly Chairperson or the National Assembly Vice Chairperson in charge of external affairs for decision.

3. Based on opinions of the National Assembly Chairperson or the National Assembly Vice Chairperson in charge of external affairs, the Ethnic Council, Committees of the National Assembly, agencies under the National Assembly Standing Committee, the National Assembly

Secretary General and the National Assembly Office shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the National Assembly’s External Affairs Committee in, completing the procedures for negotiating and concluding agreements on the assistance.

Article 20. Implementation of programs and projects

1. In December every year, the Ethnic Council and Committees of the National Assembly, agencies under the National Assembly Standing Committee, the National Assembly Secretary General and the National Assembly Office shall send reports on implementation of programs and projects in the year and orientations for activities in the subsequent year to the Standing Body of the Coordinating Board and the National Assembly’s External Affairs Committee for summarization and submission to the National Assembly Standing Committee for opinion.

2. Before January 15 every year, the Ethnic Council and Committees of the National Assembly, agencies under the National Assembly Standing Committee, the National Assembly Secretary General and the National Assembly Office which have assistance programs or projects shall send tentative activities of their programs or projects to the Standing Body of the Coordinating Board and the National Assembly’s External Affairs Committee for summarization and submission to the National Assembly Vice Chairperson in charge of external affairs for opinion.

Article 21. Finance and accounting regime

1. The counterpart fund of international cooperation projects and programs constitutes an item in the operation budget of the National Assembly. The spending of such counterpart fund must comply with Vietnam’s financial regime and law.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. The accounting regime must comply with Vietnam’s law and international standards; accounting statements shall be recognized by independent auditors and sent to concerned Vietnamese agencies as stated in the program and project documents and prescribed in the law.

4. Financial regimes of donors shall be given preference in the application to international cooperation projects.

Chapter V

SOME OTHER PROVISIONS ON EXTERNAL ACTIVITIES

Article 22. Information on external activities

Information on external activities of the National Assembly shall be provided to National Assembly deputies on a periodical basis and published on the media of the National Assembly in accordance with regulations on external information work.

Article 23. Process of holding inter-parliamentary or bilateral international seminars or conferences in Vietnam

1. The National Assembly Standing Committee shall decide to host conferences of international and regional inter-parliamentary organizations in Vietnam.

2. The National Assembly Chairperson shall decide to host or hold inter-parliamentary or bilateral international conferences or seminars which are to be chaired by members of the National Assembly Standing Committee or the National Assembly Secretary General.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Agencies in charge of holding conferences shall coordinate with the Permanent Body of the National Assembly’s External Affairs Committee in preparing and submitting organization plans to competent authorities. Reports on results of conferences and seminars shall be sent to the National Assembly Standing Committee and, at the same time, to the National Assembly’s External Affairs Committee for monitoring and summarization and to the National Assembly Office for publishing on the National Assembly’s e-portal.

Article 24. External activities at National Assembly sessions

1. Press conferences after and before a session

The National Assembly Secretary General shall preside over press conferences before and after a session to inform diplomatic corps and domestic and international press and news agencies of the agenda, contents and results of the session.

2. Inviting diplomatic corps to attend a session

The National Assembly Secretary General-National Assembly Office Chairman shall invite diplomatic corps to attend the opening meeting of the session. The National Assembly Secretary General shall coordinate with the Permanent Body of the National Assembly’s External Affairs Committee in consulting the National Assembly Standing Committee on the invitation of diplomatic corps to attend other meetings of the National Assembly.

3. The National Assembly Secretary General shall exchange ideas and reach agreement with the Chairman of the National Assembly’s External Affairs Committee on the list of international guests to attend plenary meetings of the National Assembly as observers before reporting it to National Assembly Chairperson for decision. When necessary, the chairperson of the meeting shall introduce guests to the National Assembly.

4. Answering to interview questions of foreign press and holding international press conferences

The Permanent Body of the National Assembly’s External Affairs Committee shall consider and propose opinions on the National Assembly leaders’ answering to interview questions and participation in international press conferences. National Assembly deputies shall take responsibility for the answering to interview questions during National Assembly sessions and while the National Assembly is in recess; if finding necessary, they may consult the Permanent Body of the National Assembly’s External Affairs Committee.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 1170/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 17/03/2016 Quy chế hoạt động đối ngoại của Quốc hội

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.926

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.95.170
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!