Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1039/2006/NQ-UBTVQH11 Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Người ký: Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành: 28/08/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

SỐ: 1039/2006/NQ-UBTVQH11

Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2006

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG VỀ PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Căn cứ vào Luật tổ chức Quốc hội;
Căn cứ vào Luật phòng, chống tham nhũng;
Theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ;

QUYẾT NGHỊ:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1

1. Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng (sau đây gọi là Ban chỉ đạo) do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.

2. Ban chỉ đạo chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong công tác phòng, chống tham nhũng theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Điều 2

1. Trong quá trình chỉ đạo, phối hợp, kiểm tra, đôn đốc hoạt động phòng, chống tham nhũng, Ban chỉ đạo tôn trọng và không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định.

2. Ban chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ; Trưởng Ban chỉ đạo kết luận và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Điều 3

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền chịu trách nhiệm thực hiện kịp thời, đầy đủ sự chỉ đạo, yêu cầu, kiến nghị của Ban chỉ đạo trong công tác phòng, chống tham nhũng.

Chương 2:

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, CƠ CẤU TỔ CHỨC

Điều 4: Ban chỉ đạo có các nhiệm vụ sau đây:   

1. Chỉ đạo, đôn đốc cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền kiểm tra việc triển khai thực hiện các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng về công khai, minh bạch; xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng;

2. Chỉ đạo, đôn đốc hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra; đôn đốc, chỉ đạo việc kiểm tra hoạt động truy tố, xét xử đối với vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm nhằm góp phần kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật; chỉ đạo các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, tòa án thông qua hoạt động của mình làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng; những sơ hở, bất hợp lý của chính sách, pháp luật để kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền đề ra biện pháp khắc phục, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật cho phù hợp;

3. Chỉ đạo phối hợp hoạt động của các cơ quan kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, tòa án nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả của công tác đấu tranh chống tham nhũng, góp phần bảo đảm cho công tác này được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật;

4. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền trong việc xử lý khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng và các thông tin về vụ, việc tham nhũng do các phương tiện thông tin đại chúng phát hiện, cung cấp, đưa tin;

5. Chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý, cung cấp thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng và các vụ, việc tham nhũng cụ thể, bảo đảm việc tuyên truyền, thông tin được kịp thời, chính xác, trung thực, khách quan theo đúng quy định của pháp luật; chỉ đạo cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền xử lý nghiêm những hành vi vi phạm việc quản lý, cung cấp thông tin, vi phạm Luật báo chí, những trường hợp báo chí thông tin sai sự thật và những hành vi lợi dụng việc tuyên truyền, thông tin về phòng, chống tham nhũng để vu khống người khác, gây mất đoàn kết nội bộ, mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước;

6. Tham mưu, đề xuất với các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền trong việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng trong từng thời gian và lĩnh vực thường xảy ra tham nhũng; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch và chủ trì tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng;

7. Định kỳ hoặc theo yêu cầu báo cáo Ban chấp hành trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ về tình hình và kết quả phòng, chống tham nhũng; công khai báo cáo hằng năm về công tác phòng, chống tham nhũng, về hoạt động của Ban chỉ đạo và về việc xử lý những vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.

Điều 5: Ban chỉ đạo có các quyền hạn sau đây:

1. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền báo cáo về tình hình tham nhũng và kết quả công tác phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; trong trường hợp cần thiết, yêu cầu báo cáo việc xử lý những vụ, việc tham nhũng cụ thể, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý thông tin về hành vi tham nhũng;

2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kiến nghị, yêu cầu với cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền xem xét trách nhiệm, xử lý đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng để xảy ra hậu quả nghiêm trọng;

3. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra làm rõ các vụ, việc có dấu hiệu tiêu cực, tham nhũng và khi cần thiết thì chỉ đạo tổ chức việc phúc tra; chủ trì thảo luận và kết luận chỉ đạo việc phối hợp xử lý đối với các vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm; trong trường hợp cần thiết, trực tiếp chỉ đạo về chủ trương xử lý đối với các vụ, việc đó hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền giải quyết lại nhằm bảo đảm việc xử lý được kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật;

4. Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo quyết định tạm đình chỉ công tác đối với người giữ chức vụ Thứ trưởng và các chức vụ tương đương, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên thường trực Hội đồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các thành viên khác của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các chức vụ khác do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, cách chức khi người đó có dấu hiệu tham nhũng, có hành vi gây khó khăn đối với hoạt động chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức.

Trong trường hợp cần thiết yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ chức vụ đối với đảng viên, cán bộ, công chức khác khi người đó có dấu hiệu tham nhũng, gây khó khăn đối với hoạt động chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức; cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo trong thời hạn chậm nhất là bảy ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu;

5. Kiến nghị cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với người giữ chức vụ lãnh đạo cơ quan, tổ chức ở trung ương không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này khi người đó có dấu hiệu tham nhũng, có hành vi gây khó khăn đối với hoạt động chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức;

6. Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với đảng viên, cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này; khi xét thấy cần thiết, yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với đảng viên, cán bộ, công chức khác.

Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền không xử lý kỷ luật hoặc xử lý kỷ luật không nghiêm, Ban chỉ đạo có quyền yêu cầu, kiến nghị cấp trên của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền xem xét xử lý kỷ luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm hoặc xem xét lại quyết định kỷ luật đó, bảo đảm sự nghiêm minh của kỷ luật đảng và pháp luật của Nhà nước;

7. Trưng tập cán bộ, công chức của cơ quan, tổ chức hữu quan để thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo khi cần thiết; yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người tố cáo hành vi tham nhũng, tham gia và thực hiện nhiệm vụ chống tham nhũng; đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khen thưởng đối với những cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác phòng, chống tham nhũng; kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền xem xét, phục hồi quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia, thực hiện nhiệm vụ chống tham nhũng trong trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại do cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền gây ra.

Kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật đối với những người có hành vi lợi dụng việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng để vu khống, hãm hại người khác, gây mất đoàn kết nội bộ, mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Điều 6: Ban chỉ đạo bao gồm:

1. Trưởng Ban chỉ đạo: Thủ tướng Chính phủ;

2. Phó Trưởng Ban chỉ đạo: Phó Thủ tướng Chính phủ;

3. Các Uỷ viên Ban chỉ đạo:

a) Ủy viên thường trực;

b) Tổng Thanh tra;

c) Bộ trưởng Bộ Công an;

d) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

đ) Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;

e) Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin;

g) Phó Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra trung ương;

h) Phó Trưởng Ban nội chính trung ương;

i) Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Điều 7: Trưởng Ban chỉ đạo có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Lãnh đạo, điều hành hoạt động của Ban chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Ban chỉ đạo;

2. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình về phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước;

3. Quyết định kế hoạch, chương trình công tác và những vấn đề khác thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Ban chỉ đạo;

4. Chủ trì, kết luận các cuộc họp của Ban chỉ đạo;

5. Chịu trách nhiệm trước Ban chấp hành trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ về hoạt động của Ban chỉ đạo.

Điều 8: Phó Trưởng Ban chỉ đạo có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Giúp Trưởng Ban chỉ đạo trực tiếp chỉ đạo, điều phối hoạt động, phân công công việc cho các thành viên Ban chỉ đạo; chỉ đạo, phối hợp, triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng của Ban chỉ đạo;

2. Thay mặt Trưởng Ban chỉ đạo triệu tập các cuộc họp định kỳ, đột xuất của Ban chỉ đạo;

3. Thay mặt Trưởng Ban chỉ đạo xử lý công việc thường xuyên của Ban chỉ đạo; chủ trì các cuộc họp của Ban chỉ đạo khi được Trưởng Ban chỉ đạo ủy quyền;

4. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất trực tiếp với Trưởng Ban chỉ đạo về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng và hoạt động của Ban chỉ đạo.

Điều 9: Uỷ viên thường trực có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công của Trưởng Ban chỉ đạo;

2. Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo về mọi hoạt động của Văn phòng Ban chỉ đạo;

3. Quản lý, điều hành hoạt động của Văn phòng Ban chỉ đạo; quyết định các vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Ban chỉ đạo.

Điều 10: Uỷ viên Ban chỉ đạo thực hiện và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban chỉ đạo về những nhiệm vụ được phân công; chủ động đề xuất, kiến nghị với Trưởng Ban chỉ đạo các chủ trương, giải pháp về công tác phòng, chống tham nhũng.

Các Uỷ viên Ban chỉ đạo sử dụng bộ máy của cơ quan, tổ chức do mình quản lý, phụ trách để thực hiện nhiệm vụ được Trưởng Ban chỉ đạo phân công.

Điều 11:

1. Văn phòng Ban chỉ đạo là cơ quan hoạt động chuyên trách, giúp việc Ban chỉ đạo.

2. Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo quyết định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của Văn phòng Ban chỉ đạo theo đề nghị của Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo.

3. Văn phòng Ban chỉ đạo có trách nhiệm tuyển chọn người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, có phẩm chất, đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, có trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn, có tinh thần kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng làm cán bộ, công chức của Văn phòng Ban chỉ đạo.

Điều 12:

1. Ban chỉ đạo, Văn phòng Ban chỉ đạo có con dấu riêng theo quy định của pháp luật.

2. Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo và Văn phòng Ban chỉ đạo là một khoản độc lập trong ngân sách nhà nước, do Văn phòng Ban chỉ đạo lập dự toán và đề nghị Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

3. Thành viên Ban chỉ đạo và cán bộ, công chức của Văn phòng Ban chỉ đạo được hưởng phụ cấp trách nhiệm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng do Chính phủ quy định.

Chương 3:

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN HỆ CÔNG TÁC

Điều 13:

1. Ban chỉ đạo họp định kỳ ba tháng một lần; họp đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban chỉ đạo hoặc Phó Trưởng Ban chỉ đạo; tuỳ theo từng vấn đề mà mời họp toàn thể hay mời họp những thành viên có liên quan; trong trường hợp cần thiết, Trưởng Ban chỉ đạo quyết định việc mời lãnh đạo cơ quan, tổ chức hữu quan tham dự cuộc họp của Ban chỉ đạo;

2. Định kỳ sáu tháng một lần, Ban chỉ đạo tổ chức giao ban công tác phòng, chống tham nhũng với các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành phần tham dự do Trưởng Ban chỉ đạo quyết định, tập trung vào những lĩnh vực, bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiều vụ, việc tham nhũng hoặc có nhiều hạn chế trong việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng.

Điều 14:

1. Các bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gửi báo cáo định kỳ ba tháng, sáu tháng, hằng năm cho Ban chỉ đạo về tình hình và kết quả thực hiện phòng, chống tham nhũng của bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Uỷ viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo định kỳ ba tháng về kết quả hoạt động theo nhiệm vụ được phân công cho Trưởng Ban chỉ đạo và Phó Trưởng Ban chỉ đạo.

3. Định kỳ ba tháng, sáu tháng, hằng năm, Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo chương trình, kế hoạch và kết quả thực hiện đấu tranh chống tham nhũng của các đơn vị chuyên trách về chống tham nhũng của cơ quan mình với Ban chỉ đạo; các báo cáo khác về vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm được gửi đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải đồng thời được gửi đến Ban chỉ đạo.

4. Định kỳ ba tháng một lần, Ban chỉ đạo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ; sáu tháng một lần gửi Ban chấp hành trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước và báo cáo đột xuất khi các cơ quan này yêu cầu. Báo cáo của Ban chỉ đạo phải nêu rõ tình hình tham nhũng, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, nguyên nhân thuận lợi, khó khăn và kiến nghị các biện pháp phòng, chống tham nhũng trong thời gian tiếp theo.

Quyết định tạm đình chỉ công tác, kiến nghị tạm đình chỉ công tác đối với người giữ chức vụ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 5 của Nghị quyết này phải được gửi đến Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày ký.

Trong quá trình thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, xét xử vụ, việc tham nhũng nếu có sự cản trở, can thiệp trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền thì cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, tòa án có trách nhiệm kịp thời báo cáo Ban chỉ đạo.

Điều 15: Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 16: Ban chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng trong ngành Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.

Điều 17: Ban chỉ đạo có trách nhiệm phối hợp với Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội trong công tác giám sát phòng, chống tham nhũng theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng.

Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội được mời tham dự các phiên họp của Ban chỉ đạo bàn về chương trình công tác hằng năm, việc phát hiện và xử lý hành vi tham nhũng.

Các báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất về công tác phòng, chống tham nhũng của Ban chỉ đạo quy định tại khoản 4 Điều 14 của Nghị quyết này được gửi đến Uỷ ban pháp luật của Quốc hội.

Điều 18: Ban chỉ đạo có trách nhiệm phối hợp với các Ban của Đảng, các cấp uỷ đảng trực thuộc trung ương để thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

1. Kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng trong các cơ quan, tổ chức Đảng;

2. Kiến nghị, yêu cầu cấp uỷ đảng có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng có liên quan đến tham nhũng.

Điều 19: Ban chỉ đạo có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận thực hiện trách nhiệm giám sát và phòng, chống tham nhũng theo chức năng, nhiệm vụ của mình và pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Điều 20: Ban chỉ đạo có trách nhiệm chủ trì phối hợp hoạt động giữa cơ quan thanh tra, kiểm toán, điều tra, kiểm sát, tòa án trong công tác phòng, chống tham nhũng theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo việc xây dựng quy chế phối hợp trong công tác phòng, chống tham nhũng giữa các cơ quan này.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21:

1. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày công bố.

2. Ban chỉ đạo, Trưởng Ban chỉ đạo, các thành viên khác của Ban chỉ đạo có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

3. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.

 

T/M ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH




Nguyễn Phú Trọng

 

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 1039/2006/NQ-UBTVQH11

Hanoi, August 28, 2006

 

RESOLUTION

ON ORGANIZATION, TASKS, POWERS AND OPERATION REGULATION OF THE ANTI-CORRUPTION CENTRAL STEERING COMMITTEE

THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Pursuant to the Law on Organization of the National Assembly;
Pursuant to the Law on Corruption Prevention and Combat;
At the proposal of the Prime Minister;

RESOLVES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Steering Committee shall be answerable to the Party's Central Committee, Political Bureau and Secretariat, the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly, the State President and the Government for the performance of its tasks and the exercise of its powers in prevention and combat of corruption in strict accordance with the provisions of the Constitution and law.

Article 2.-

1. In the course of directing, coordinating, inspecting and urging anti-corruption activities, the Steering Committee shall respect and not hinder the normal activities of agencies, organizations, units and competent persons in performing the functions, tasks and powers prescribed by the Constitution and law.

2. The Steering Committee shall work on the principle of democratic centralism; the head of the Committee shall make conclusions and take responsibility for his/her decisions.

Article 3.- Within the ambit of their respective functions, tasks and powers prescribed by law, agencies, organizations, units and competent persons shall have to fully implement in time the directions, requests and recommendations of the Steering Committee in anti-corruption work.

Chapter II

TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE

Article 4.- The Steering Committee shall have the following tasks:

1. To direct and urge agencies, organizations, units and competent persons to inspect the implementation of the provisions of the Law on Corruption Prevention and Combat, regarding publicity and transparency; the formulation and implementation of regimes, norms and criteria; the implementation of codes of conducts and professional ethics, swap of working positions of cadres, officials and public employees; and the responsibilities of heads of agencies, organizations or units where corruption occurs;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. To direct the coordination of activities of examining, inspecting, auditing, investigating agencies, procuracies and courts with a view to enhancing the effectiveness and efficiency of corruption combat, contributing to ensuring that it is conducted in strict accordance with the provisions of law.

4. To direct, inspect and urge agencies, organizations and competent persons in the handling of complaints and denunciations about acts of corruption and information on corruption cases detected, supplied and reported by the mass media;

5. To direct and inspect the management and supply of information and propagation on corruption prevention and combat and specific corruption cases, ensuring timely, accurate, honest and objective propagation and information strictly according to the provisions of law; to direct agencies, organizations and competent persons to strictly handle acts of breaching the management and supply of information, violating the Press Law, cases of false reporting by the press and acts of taking advantage of propagation and information on corruption prevention and combat to slander other people, disrupt internal unity and cause the loss of people's confidence in the Party and the State.

6. To advise and propose to agencies, organizations, units and competent persons on renewal and perfection of anti-corruption mechanisms, policies and law; to draw up anti-corruption programs and plans in each period and domains where corruption often occurs; to inspect and urge the implementation of these programs and plans and assume the prime responsibility for organizing preliminary and final reviews of anti-corruption work.

7. To report periodically or upon request to the Party's Central Committee, Political Bureau, Secretariat, the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly, the State President and/or the Government on anti-corruption work and its results; to publicize annual reports on corruption prevention and combat, on activities of the Steering Committee and on the handling of serious and complicated corruption cases of particular public concern.

Article 5.- The Steering Committee shall have the following powers:

1. To request agencies, organizations, units and/or competent persons to report on the situation of corruption and results of anti-corruption work in their respective agencies, organizations or units; in case of necessity, to request reports on handling of specific corruption cases, handling of complaints and denunciations and handling of information on acts of corruption;

2. To request agencies, organizations, units and/or competent persons to take measures to ward off corruption; to recommend or request agencies, organizations, units and/or competent persons to examine the responsibilities of and handle heads of agencies, organizations and/or units who fail to apply anti-corruption measures, entailing serious consequences;

3. To request agencies, organizations, units and/or competent persons to conduct examinations, inspections, audits and investigations in order to make clear cases showing signs of negative phenomena or corruption and, when necessary, to direct the organization of verifications; to preside over discussions and, conclusions and direct the coordination in handling of serious and complicated corruption cases of particular public concern; in case of necessity, to direct by itself the undertaking to handle such cases or to request agencies, organizations, units and/or competent persons to handle them with a view to ensuring that the handling is timely, strict and lawful.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In case of necessity, to request agencies, organizations, units and/or competent persons to issue decisions on suspension of Party members, cadres or other public servants from their positions when such persons show signs of corruption, causing difficulties to anti-corruption activities of agencies or organizations; agencies, organizations, units and competent persons shall have to implement the requests of the Prime Minister - head of the Steering Committee - within seven days after the receipt thereof;

5. To recommend agencies, organizations and/or competent persons to issue decisions on suspension of persons from leading positions in central agencies or organizations other than the cases provided for in Clause 4 of this Article when such persons show signs of corruption or commit acts of causing difficulties to anti-corruption activities of agencies, organizations;

6. To recommend or request agencies, organizations, units and/or competent persons to discipline Party members, cadres or officials who commit acts of corruption which are not serious enough for examination of penal liability as provided for in Clauses 4 and 5 of this Article; when necessary, to request agencies, organizations, units and/or competent persons to discipline other Party members, cadres or officials.

Where agencies, organizations, units and/or competent persons fail to discipline or have improperly disciplined them, the Steering Committee may request or recommend the superiors of such agencies, organizations, units or competent persons to consider and discipline such violating agencies, organizations or individuals or reconsider such disciplinary decisions, ensuring strictness and justness of the Party discipline and the state law;

7. To requisition cadres and officials of concerned agencies and organizations for the performance of tasks of the Steering Committee when necessary; to request agencies, organizations, units or competent persons to apply measures to ensure safety for persons who denounce acts of corruption to participate in and perform anti-corruption tasks; to request competent state bodies to commend agencies, organizations, units and individuals that have recorded achievements in anti-corruption work; to recommend or request agencies, organizations, units and/or competent persons to consider and restore the legitimate rights and interests of persons who have participated in or performed anti-corruption tasks in cases where their legitimate rights and interests were infringed upon by agencies, organizations, units or competent persons.

To recommend or request agencies, organizations, units or competent persons to strictly handle according to law persons who abuse anti-corruption work to slander or harm other persons, disrupt internal unity and cause the loss of people's confidence in the Party and the State.

Article 6.- The Steering Committee shall be composed of:

1. The head: the Prime Minister;

2. A deputy head: A Deputy Prime Minister;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Permanent member;

b/ Inspector General;

c/ Minister of Public Security;

d/ Chairman of the Supreme People's Procuracy;

e/ President of the Supreme People's Court;

f/ Minister of Culture and Information;

g/ Deputy-head of the Party Central Committee's Inspection Commission;

h/ Deputy-head of the Party Central Committee's Internal Affairs Commission;

i/ Vice Minister of Defense.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. To lead and administer activities of the Steering Committee; to assign tasks to each member of the Steering Committee;

2. To direct the formulation of anti-corruption plans and programs throughout the country;

3. To decide on working plans, programs and other matters falling under the tasks and powers of the Steering Committee;

4. To chair and conclude meetings of the Steering Committee;

5. To take responsibility before the Party's Central Committee, Political Bureau, Secretariat, the National Assembly, the Standing Committee of the National Assembly, the State President, the Government for the activities of the Steering Committee.

Article 8.- The deputy head of the Steering Committee shall have the following tasks and powers:

1. To assist the head of the Committee in personally directing and coordinating activities, assigning tasks to members of the Steering Committee; direct, coordinate and organize the implementation of the Steering Committee's anti-corruption programs and plans.

2. To convene, on behalf of the Committee's head, regular and extraordinary meetings of the Steering Committee.

3. To represent the Committee's head to handle routine activities of the Steering Committee; to chair meetings of the Steering Committee when so authorized by the Committee's head;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 9.- The permanent member shall have the following tasks and powers:

1. To perform tasks and exercise powers as assigned by the Committee's head;

2. To be answerable to the Committee's head for all activities of the Steering Committee's Office;

3. To manage and administer the activities of the Steering Committee's Office; to decide on matters falling under the tasks and powers of the Steering Committee's Office.

Article 10.- Members of the Steering Committee shall perform their assigned tasks and take responsibility before the Committee's head therefor; to actively propose to the Committee's head anti-corruption undertakings and solutions.

The Steering Committee's members shall use the apparatuses of agencies, organizations under their respective management to perform tasks assigned by the Committee's head.

Article 11.-

1. The Steering Committee's Office is an agency working on a full-time basis to assist the Steering Committee.

2. The Prime Minister, in the capacity as head of the Steering Committee, shall decide on the organization, tasks, powers and operation regulation of the Office of the Steering Committee at the proposal of the director of the Office of the Steering Committee; decide on the appointment, dismissal of director and deputy-director of the Office.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 12.-

1. The Steering Committee and its Office shall have their own seals as provided for by law.

2. The funding for operation of the Steering Committee and its Office shall come from a separate state budget amount estimated by the Office and proposed to the Government for submission to the National Assembly for decision.

3. Members of the Steering Committee and cadres as well as officials of its Office shall enjoy responsibility allowances in anti-corruption work, which shall be provided for by the Government.

Chapter III

WORKING REGIME AND WORKING RELATIONS

Article 13.-

1. The Steering Committee shall meet regularly once every three months; hold extraordinary meetings at the request of the Committee's head or deputy-head; depending on each specific matter, to call plenary meetings or meetings of concerned members; in case of necessity, the Committee's head shall decide to invite leaders of concerned agencies and organizations to attend meetings of the Steering Committee;

2. Once every six months, the Steering Committee shall hold a briefing on anti-corruption work with ministries, branches, provinces and centrally-run cities; the participants shall be decided by the Committee's head, focusing on domains, ministries, branches, provinces and/or centrally-run cities where appear many corruption cases or where exist many limitations in detecting and handling acts of corruption.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Ministries, branches, provinces and centrally-run cities shall send their quarterly, biannual and annual reports to the Steering Committee on their respective anti-corruption work and its results.

2. Members of the Steering Committee shall have to send quarterly reports on the performance of their assigned tasks to the Committee's head and deputy-head.

3. Quarterly, biannually and annually, the Government Inspectorate, the Ministry of Public Security and the Supreme People's Procuracy shall have to report on anti-corruption programs, plans and results of their respective anti-corruption bodies to the Steering Committee; send other reports on serious and complicated corruption cases of particular public concern to competent agencies or organizations and concurrently to the Steering Committee.

4. Once every three months, the Steering Committee shall send a report on anti-corruption work to the Political Bureau, the Secretariat, the National Assembly Standing Committee, the Government; once every six months to the Party Central Committee, the National Assembly, the State President and extraordinary reports when so requested by such agencies. The Steering Committee's reports must clearly state the corruption situation, the anti-corruption results, the causes, advantages, difficulties and propose measures against corruption in the subsequent periods.

Decisions on suspension from work, proposals on suspension from work of persons holding the positions defined in Clauses 4 and 5, Article 5 of this Resolution must be sent to the Political Bureau, the Secretariat, the National Assembly Standing Committee, the State President, the Government within five days after they are signed.

In the course of inspection, auditing, investigation, prosecution, adjudication of corruption cases, if there appears hindrance or illegal intervention by agencies, organizations, units or competent persons, the inspecting, auditing, investigating, prosecuting agencies and courts shall have to promptly report them to the Steering Committee.

Article 15.- The Steering Committee shall have to direct, examine, urge the anti-corruption activities of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial/municipal People's Committees.

Article 16.- The Steering Committee shall have to direct, inspect and urge anti-corruption work within the people's courts and the people's procuracies.

Article 17.- The Steering Committee shall have to coordinate with the Nationality Council and the Committees of the National Assembly in supervising anti-corruption work under the provisions of the Law on Corruption Prevention and Combat.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Steering Committee's periodical and extraordinary reports on anti-corruption work, defined in Clause 4, Article 14 of this Resolution, shall be sent to the Law Committee of the National Assembly.

Article 18.- The Steering Committee shall have to coordinate with the Commissions of the Party, the Party Committees attached to the Party Central Committee in performing the following tasks:

1. Inspecting, urging anti-corruption work in agencies and organizations of the Party;

2. To recommend or request competent Party Committees to consider and discipline cadres, Party members, Party organizations involved in corruption.

Article 19.- The Steering Committee shall have to coordinate with the Vietnam Fatherland Front and its member organizations in performing the responsibility to supervise, prevent and fight corruption according to their respective functions and tasks and the Law on Corruption Prevention and Combat.

Article 20.- The Steering Committee shall have to coordinate activities of the inspecting, auditing, investigating agencies and courts in anti-corruption work under the provisions of the Law on Corruption Prevention and Fighting; direct the elaboration of regulations on coordination in anti-corruption work among these agencies.

Chapter IV

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 21.-

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The Steering Committee, its head and other members shall have to implement this Resolution.

3. The Government, the Prime Minister, ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies, the Supreme People's Court, the Supreme People's Procuracy, the Nationality Council, the Committees of the National Assembly, the State Audit, People's Councils and People's Committees of provinces or centrally-run cities, concerned agencies, organizations, units and individuals shall have to implement this Resolution.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết số 1039/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 28/08/2006 về việc tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


5.956

DMCA.com Protection Status
IP: 3.147.54.227
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!