HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
05/2016/NQ-HĐND
|
Quảng Bình,
ngày 21 tháng 7 năm 2016
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHÍNH
SÁCH THU HÚT, ĐÀO TẠO NGƯỜI CÓ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CAO TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN
2016 - 2020
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHÓA XVII - KỲ HỌP THỨ 2
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng
11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm
2010;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng
6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05
tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức;
Căn cứ Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15
tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công
chức;
Nghị định số 93/2010/NĐ-CP ngày 03 tháng 8 năm
2010 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính
phủ;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12
tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25
tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số
18/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công
chức;
Qua xem xét Tờ trình số 1083/TTr-UBND ngày 13
tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình về Chính sách thu hút, đào
tạo nhân tài tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban
Văn hóa - Xã hội, Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành Chính sách thu hút, đào
tạo người có trình độ chuyên môn cao tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020 (có
Chính sách kèm theo).
Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh
cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Chính sách thu hút, đào tạo
người có trình độ chuyên môn cao tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020. Giao Thường trực Hội
đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội đồng nhân dân
tỉnh giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này; định kỳ hằng năm báo
cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 3. Nghị quyết này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh
thông qua.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Quảng Bình khóa XVII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 21 tháng 7 năm
2016./.
|
CHỦ TỊCH
Hoàng Đăng Quang
|
CHÍNH SÁCH THU
HÚT, ĐÀO TẠO NGƯỜI CÓ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CAO TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2016 -
2020
(Ban hành kèm
theo Nghị quyết số 05/2016/NQ-HĐND ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân
dân tỉnh)
Chương I
CHÍNH SÁCH THU HÚT NGƯỜI CÓ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN CAO
Điều 1. Hình thức, đối tượng
và phạm vi thu hút
1. Hình thức, đối tượng:
a) Thu hút bằng hình thức mời gọi,
tiếp nhận về công tác tại tỉnh đối với những đối tượng tốt nghiệp đại học loại
giỏi, loại xuất sắc, cán bộ khoa học;
b) Thu hút bằng hình thức
tuyển dụng không qua thi tuyển, xét tuyển vào công chức, viên chức đối với
người tốt nghiệp đại học trở lên.
2. Phạm vi thu hút:
a) Thu hút vào công chức các cơ
quan Đảng, Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh,
cấp huyện, các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện;
b) Thu hút vào viên chức đơn vị
sự nghiệp trực thuộc các sở, ban, ngành cấp tỉnh trở lên.
Điều 2. Điều kiện, tiêu
chuẩn
1. Điều kiện, tiêu chuẩn chung:
Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, đủ sức khỏe để làm việc, chấp hành các
chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; chấp hành sự phân
công, bố trí của cơ quan có thẩm quyền sau khi được thu hút.
2. Điều kiện về độ tuổi:
a) Đối tượng thu hút bằng
hình thức mời gọi, tiếp nhận đối với nam còn ít nhất 15 năm công tác, đối với nữ
còn ít nhất 10 năm công tác;
b) Đối tượng thu hút bằng
hình thức tuyển dụng không qua thi tuyển, xét tuyển vào công chức, viên chức:
Tiến sĩ không quá 40 tuổi; Thạc sĩ, Đại học không quá 35 tuổi.
3. Điều kiện, tiêu chuẩn cụ thể:
a) Người tốt nghiệp đại học đạt
loại giỏi, xuất sắc hệ chính quy tại các cơ sở đào tạo đại học công lập trong
nước phải có tổng điểm thi đầu vào đại học (3 môn) đạt từ 21 điểm trở
lên hoặc xét tuyển đầu vào đại học (3 môn) đạt từ 24 điểm trở lên đối
với kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia (điểm các môn không nhân hệ
số); hoặc đạt giải quốc gia được tuyển thẳng vào các trường đại học chính quy
công lập;
b) Người tốt nghiệp đại học đạt
loại giỏi trở lên tại các cơ sở đào tạo đại học nước ngoài nếu không có điểm
thi hoặc xét đầu vào đại học như quy định tại Điểm a, Khoản 3 điều này thì
3 năm học Trung học phổ thông phải đạt loại giỏi;
c) Riêng đối với những người tốt
nghiệp Thạc sĩ, Tiến sĩ phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điểm
a và Điểm b, Khoản 3 Điều này và có chuyên ngành đào tạo đúng với chuyên ngành
đào tạo đại học trước đó.
4. Những người được tỉnh thu
hút bằng hình thức mời gọi để làm công tác lãnh đạo, quản lý ngoài các điều kiện,
tiêu chuẩn nêu trên phải đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên
chức theo quy định.
Điều 3. Nguyên tắc thu hút
1. Việc thu hút người có trình
độ chuyên môn cao phải đảm bảo công khai, minh bạch và khách quan;
2. Việc thu hút người có trình
độ chuyên môn cao tại các cơ quan, đơn vị phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị
trí việc làm và phải có chỉ tiêu biên chế;
3. Nếu một vị trí có nhiều người
đăng ký có các điều kiện, tiêu chuẩn như nhau thì ưu tiên thu hút theo thứ tự
như sau: Người có trình độ cao hơn; người thành thạo ngoại ngữ; người có kết quả
học tập cao hơn (kết quả học tập sau đại học, đại học, điểm đầu vào đại học, điểm
xét tuyển), người có quá trình cống hiến được cấp tỉnh công nhận, là đảng viên
Đảng cộng sản Việt Nam, người thuộc đối tượng chính sách.
Điều 4. Chế độ, chính sách
thu hút
1. Thu hút bằng hình thức mời
gọi, tiếp nhận:
a) Hỗ trợ một lần như sau:
Giáo sư được hỗ trợ một lần bằng
200 lần mức lương cơ sở;
Phó Giáo sư được hỗ trợ một lần
bằng 170 lần mức lương cơ sở.
b) Tạo điều kiện tiếp nhận, bố
trí công tác cho vợ (hoặc chồng) của những người được tỉnh thu hút bằng hình thức
mời gọi, tiếp nhận về làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh (nếu có nhu cầu
và có bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm).
2. Hỗ trợ một lần đối với những
trường hợp thu hút bằng hình thức tuyển dụng đặc cách không qua thi tuyển,
xét tuyển:
Tiến sĩ được hỗ trợ một lần bằng
100 lần mức lương cơ sở;
Thạc sĩ được hỗ trợ một lần bằng
70 lần mức lương cơ sở;
Đại học được hỗ trợ một lần bằng
50 lần mức lương cơ sở.
Điều 5. Trách nhiệm của người
được thu hút
1. Người được thu hút phải có
đơn cam kết công tác liên tục tại tỉnh ít nhất là 15 năm đối với nam và 10 năm
đối với nữ không tính thời gian được cử đi đào tạo, bồi dưỡng và phải
chấp hành sự phân công công tác tại các cơ quan, đơn vị;
2. Nếu người được hưởng các chế
độ thu hút không hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc không thực hiện đủ thời
gian đã cam kết thì phải trả lại toàn bộ kinh phí theo chính sách thu hút người
có trình độ chuyên môn cao của tỉnh. Các thủ tục bồi hoàn phải xong trước khi
chuyển đi hoặc nghỉ việc tại cơ quan, đơn vị.
Điều 6. Ngành, lĩnh vực ưu
tiên thu hút
Ưu tiên các ngành, lĩnh vực kỹ
thuật, y, dược, kiến trúc, xây dựng, kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,
công nghệ sinh học, du lịch và các ngành, lĩnh vực khác khi tỉnh có nhu cầu.
Chương II
CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO NGƯỜI CÓ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN
MÔN CAO
Điều 7. Hình thức đào tạo
Đào tạo Tiến sĩ hệ chính quy tập
trung, tại các cơ sở đào tạo công lập trong nước hoặc tại các cơ sở đào tạo
ngoài nước.
Điều 8. Đối tượng được cử đi
đào tạo
1. Cán bộ, công chức các cơ
quan Đảng; Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh,
cấp huyện; các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện;
2. Viên chức các đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc tỉnh và các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
3. Các đối tượng đã được tỉnh
thu hút người có trình độ chuyên môn cao.
Điều 9. Điều kiện, tiêu
chuẩn
1. Có thời gian công tác tại
tỉnh liên tục đủ từ 05 năm (60 tháng) trở lên kể từ ngày được tuyển
dụng. Riêng đối tượng quy định tại Khoản 3 Điều 9 thì có tối thiểu thời gian
công tác tại tỉnh liên tục đủ từ 03 năm (36 tháng) trở lên kể từ ngày có quyết
định thu hút người có trình độ chuyên môn cao;
2. Có chuyên ngành đào tạo
đại học hệ chính quy, trường công lập tốt nghiệp loại giỏi và phù hợp với vị
trí việc làm;
3. Có ít nhất hai năm liên
tục hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;
4. Phải trong quy hoạch đào tạo
được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
5. Trong công tác có sáng kiến,
cải tiến kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh công nhận;
6. Về độ tuổi: Không quá 40 tuổi.
Điều 10. Chế độ, chính sách
hỗ trợ
1. Đào tạo Tiến sĩ ở nước
ngoài: 200 lần mức lương cơ sở/người/khóa;
2. Đào tạo Tiến sĩ ở trong nước:
100 lần mức lương cơ sở/người/khóa;
3. Việc chi trả chế độ được thực
hiện hai lần vào giữa khóa học và sau khi được cấp bằng tốt nghiệp (mỗi lần chi
1/2 tổng số kinh phí hỗ trợ).
Điều 11. Quyền lợi của những
người được đào tạo
1. Trong thời
gian đào tạo được hưởng nguyên lương và được xét thi đua, khen thưởng theo quy
định của pháp luật;
2. Sau khi
hoàn tất chương trình đào tạo được bố trí công tác theo năng lực, sở trường; được
tạo điều kiện phát huy tốt chuyên môn, nghiệp vụ đã đào tạo.
Điều 12.
Trách nhiệm, nghĩa vụ của người được đào tạo
1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ học
tập đúng thời gian khóa học theo cam kết;
2. Thực hiện nghiêm chỉnh các
quy định và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo trong thời gian tham gia khóa học;
3. Báo cáo
kết quả học tập với cơ quan có thẩm quyền cử đi đào tạo chậm nhất là 30 ngày kể
từ ngày kết thúc khóa học;
4. Phải có
đơn cam kết trước khi được cử đi đào tạo. Sau khi kết thúc chương trình đào tạo
được công tác tại đơn vị cũ hoặc theo sự phân công, điều động của cơ
quan có thẩm quyền với thời gian làm việc ít nhất là 10 năm. Trong thời gian
đào tạo mà tự ý bỏ học, không hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc không chấp hành
đủ thời gian làm việc như nội dung đã cam kết thì phải bồi hoàn toàn bộ kinh
phí đào tạo đã được hỗ trợ theo quy định hiện hành.
Điều 13. Ngành và lĩnh vực
được ưu tiên đào tạo
Tùy theo tình hình cụ thể của từng
năm, cấp có thẩm quyền quyết định ngành, lĩnh vực cần đào tạo người có trình độ
chuyên môn cao phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Điều 14. Thẩm quyền và trách
nhiệm thu hút, đào tạo
Sở Nội vụ có trách nhiệm tổng hợp
nhu cầu thu hút và đào tạo tại các cơ quan, đơn vị trong toàn tỉnh để trình cơ
quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch thu hút, đào tạo người có trình độ chuyên
môn cao hằng năm.
Điều 15. Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện chính sách
thu hút, đào tạo người có trình độ chuyên môn cao do ngân sách tỉnh đảm bảo và
được bố trí trong dự toán ngân sách hằng năm.
Điều 16.
Trách nhiệm của cơ quan sử dụng công chức, viên chức được thu hút
1.
Hằng năm, các cơ quan, đơn vị xác định nhu cầu thu hút người có trình độ chuyên
môn cao (gắn với kế hoạch tuyển dụng công chức, viên chức trong năm của cơ
quan, đơn vị), đồng thời xây dựng kế hoạch gửi Sở Nội vụ vào tháng 11 năm trước;
2. Sử dụng người được thu hút
đúng với trình độ chuyên môn và vị trí việc làm của cơ quan, đơn vị;
3. Tạo môi trường công tác thuận
lợi cho đối tượng được thu hút phát huy khả năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao;
4. Được ưu tiên xem xét bổ nhiệm
các chức danh lãnh đạo, quản lý nếu đủ điều kiện, tiêu chuẩn.
Điều 17. Điều kiện chuyển tiếp
1. Những trường hợp đã được thu
hút nhân tài giai đoạn 2011 - 2015 thì tiếp tục thực hiện theo Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND ngày 18/10/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Những trường hợp đã được cử
đi đào tạo từ ngày 10/11/2011 đến trước ngày Chính sách này có hiệu lực thì áp
dụng các chế độ theo Nghị quyết số 18/2011/NQ-HĐND ngày
18/10/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có phát sinh vướng mắc, Sở Nội vụ tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội
đồng nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.