Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 04/2024/NQ-HĐTP Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao Người ký: Nguyễn Hòa Bình
Ngày ban hành: 12/06/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Hướng dẫn truy cứu hình sự 08 hành vi liên quan đến khai thác trái phép thủy sản

Ngày 12/6/2024, Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thông qua Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản.

Cụ thể, hướng dẫn áp dụng các điều tại Bộ Luật Hình sự 2015 bao gồm:

- Điều 347, 348 và 349 Bộ Luật Hình sự 2015 về hành vi xuất nhập cảnh để khai thác thủy sản trái phép.

- Điều 287 Bộ Luật Hình sự 2015 về hành vi cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông để khai thác thủy sản trái phép.

- Điều 188, 189, 198 và 341 Bộ Luật Hình sự 2015 về hành vi xâm phạm trong lĩnh vực thương mại thủy sản.

Truy cứu hình sự 08 hành vi liên quan đến khai thác trái phép thủy sản

Theo đó, Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP nêu rõ 08 hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

(1) Khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển nước ngoài.

(2) Tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh để đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam.

(3) Khai thác thủy sản vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

(4) Khai thác, mua bán, vận chuyển thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.

(5) Người nước ngoài đưa tàu cá đánh bắt trái phép tại vùng biển Việt Nam.

(6) Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thiết bị giám sát hành trình tàu cá nhằm khai thác thủy sản trái phép

(7) Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản.

(8) Buôn lậu, vận chuyển trái phép thủy sản, dùng thủ đoạn gian dối mua, bán thủy sản.

Tại Khoản 2 Điều 11 Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP cũng có nêu rõ, đối với những trường hợp người phạm tội đã bị xét xử trước ngày 01/8/2024 theo đúng các quy định, hướng dẫn trước đây và bản án đã có hiệu lực thì sẽ không căn cứ vào Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP để thực hiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Xem chi tiết tại Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 01/8/2024.

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/2024/NQ-HĐTP

Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2024

NGHỊ QUYẾT

HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỀ TRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN KHAI THÁC, MUA BÁN, VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP THỦY SẢN

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24 tháng 11 năm 2014;

Để áp dụng đúng và thống nhất một số quy định của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản;

Sau khi có ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này hướng dẫn áp dụng một số quy định tại các điều 347, 348 và 349 về hành vi xuất cảnh, nhập cảnh để khai thác thủy sản trái phép; các điều 242, 244 về hành vi liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Điều 287 về hành vi cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông để khai thác thủy sản trái phép; các điều 188, 189, 198 và 341 về hành vi xâm phạm trong lĩnh vực thương mại thủy sản của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 (sau đây gọi là Bộ luật Hình sự).

Điều 2. Về một số từ ngữ

Trong Nghị quyết này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Khai thác thủy sản trái phép là thực hiện một hoặc nhiều hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp quy định tại khoản 1 Điều 60 của Luật Thủy sản, bao gồm:

a) Khai thác thủy sản không có giấy phép;

b) Khai thác thủy sản trong vùng cấm khai thác, trong thời gian cấm khai thác; khai thác, vận chuyển thủy sản cấm khai thác; khai thác loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định; sử dụng nghề, ngư cụ khai thác bị cấm;

c) Khai thác trái phép loài thủy sản thuộc Danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm;

d) Khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam;

đ) Khai thác thủy sản vượt sản lượng theo loài, khai thác sai vùng, quá hạn ghi trong giấy phép;

e) Che giấu, giả mạo hoặc hủy chứng cứ vi phạm quy định liên quan đến khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

g) Ngăn cản, chống đối người có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, giám sát sự tuân thủ các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản;

h) Chuyển tải hoặc hỗ trợ cho tàu đã được xác định có hành vi khai thác thủy sản bất hợp pháp, trừ trường hợp bất khả kháng;

i) Không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ hoặc không vận hành thiết bị thông tin liên lạc và thiết bị giám sát hành trình theo quy định;

k) Không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định;

l) Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp;

m) Không ghi, ghi không đầy đủ, không đúng, không nộp nhật ký khai thác thủy sản, không báo cáo theo quy định;

n) Sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải là thành viên để khai thác thủy sản trái phép trong vùng biển quốc tế thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực;

o) Sử dụng tàu cá để khai thác thủy sản không theo quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong vùng biển quốc tế không thuộc thẩm quyền quản lý của tổ chức quản lý nghề cá khu vực.

2. Tàu cá bao gồm tàu khai thác nguồn lợi thủy sản, tàu hậu cần khai thác nguồn lợi thủy sản quy định tại khoản 20 Điều 3 của Luật Thủy sản và tàu thuyền khác quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật Hàng hải phục vụ khai thác thủy sản.

3. Ngoài vùng biển Việt Nam là vùng biển không thuộc vùng biển Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 3 của Luật Biển Việt Nam và không thuộc vùng biển khác mà Việt Nam được quyền khai thác nguồn lợi thủy sản theo quy định của Luật Thủy sản.

Điều 3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xuất cảnh đi khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam

Người chỉ huy cao nhất trên tàu cá không làm thủ tục xuất cảnh cho tàu cá, thành viên tàu cá và ngư dân theo quy định hoặc có làm thủ tục xuất cảnh nhưng sau khi xuất cảnh đã tẩy, xóa số đăng ký tàu cá hoặc viết số đăng ký tàu cá không đúng với thông tin do cơ quan có thẩm quyền cấp để thành viên tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về xuất cảnh quy định tại Điều 347 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Điều 4. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh để đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam

1. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh để đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh trái phép quy định tại Điều 348 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm:

a) Không làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh theo quy định;

b) Làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh để khai thác thủy sản không đúng khu vực được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, chấp thuận hoặc giấy phép khai thác hết hạn.

2. Tổ chức cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh để đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam hướng dẫn tại khoản 1 Điều này là thực hiện một trong các hành vi bố trí, sắp xếp, điều hành con người, phương tiện để đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chỉ huy, phân công, điều hành không làm thủ tục xuất cảnh theo quy định hoặc có làm thủ tục xuất cảnh nhưng sau khi xuất cảnh đã tẩy, xóa số đăng ký tàu cá hoặc viết số đăng ký tàu cá không đúng với thông tin do cơ quan có thẩm quyền cấp;

b) Chỉ huy, phân công, điều hành đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam;

c) Chỉ huy, phân công, điều hành sử dụng tàu cá không quốc tịch hoặc mang quốc tịch của quốc gia không phải là thành viên của tổ chức nghề cá khu vực;

d) Chỉ huy, phân công, điều hành việc thay đổi, xóa bỏ nhật ký hành trình trên máy định vị vệ tinh;

đ) Chuẩn bị, cung cấp tàu cá; tạo các điều kiện vật chất, hậu cần như ứng tiền, lương thực, thực phẩm, cung cấp dụng cụ, ngư cụ đánh bắt thủy sản và các điều kiện khác cho ngư dân đi khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam;

e) Tuyển ngư dân và đưa họ đi khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam;

g) Thực hiện những công việc khác để đưa tàu cá và ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam.

3. Môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh để đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản trái phép ở ngoài vùng biển Việt Nam hướng dẫn tại khoản 1 Điều này là việc cá nhân làm trung gian để hỗ trợ, chuẩn bị thực hiện một hoặc nhiều hành vi hướng dẫn tại khoản 2 Điều này nhằm mục đích hưởng lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất.

4. Người nào tổ chức, môi giới cho người khác đưa tàu cá, ngư dân khai thác thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam mà biết ngư dân sẽ trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép quy định tại Điều 349 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

5. Người nào chỉ đạo, sắp xếp, bố trí, điều hành ngư dân không làm thủ tục xuất cảnh theo quy định và thực hiện một hoặc nhiều hành vi khai thác thủy sản hướng dẫn tại các điểm a, b, c, d, đ, n và o khoản 1 Điều 2 Nghị quyết này thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép quy định tại Điều 348 còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản quy định tại Điều 242 hoặc tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Điều 244 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Điều 5. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai thác thủy sản vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản

1. Người nào khai thác thủy sản mà vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản quy định tại Điều 242 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

2. Phương tiện, ngư cụ bị cấm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 242 của Bộ luật Hình sự là các phương tiện, ngư cụ quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản.

3. Khai thác thủy sản trong khu vực cấm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 242 của Bộ luật Hình sự là khai thác thủy sản trong vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản hoặc khai thác trong các khu vực khác có quy định cấm theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

4. Khai thác thủy sản trong khu vực cấm có thời hạn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 242 của Bộ luật Hình sự là khai thác thủy sản trong khu vực quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản.

5. Khai thác loài thủy sản bị cấm khai thác quy định tại điểm c khoản 1 Điều 242 của Bộ luật Hình sự là khai thác loài thủy sản thuộc Nhóm I Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.

Thủy sản thuộc Nhóm II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản cũng được coi là loài thủy sản bị cấm khai thác nếu việc khai thác chúng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

6. Phá hoại nơi cư ngụ của loài thủy sản quy định tại điểm d khoản 1 Điều 242 của Bộ luật Hình sự là hành vi làm suy giảm, gây tổn hại hoặc mất đi môi trường sống, hệ sinh thái thủy sinh, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống, đường di cư của loài thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

Điều 6. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi khai thác, mua bán, vận chuyển thủy sản nguy cấp, quý, hiếm

Người nào khai thác, mua bán, vận chuyển thủy sản thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ quy định tại Điều 37 của Luật Đa dạng sinh học hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm quy định tại Điều 244 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Điều 7. Truy cứu trách nhiệm hình sự người nước ngoài về hành vi đưa tàu cá khai thác thủy sản trái phép tại vùng biển Việt Nam

1. Người nước ngoài sử dụng tàu cá đi vào vùng biển Việt Nam để khai thác thủy sản mà không làm thủ tục nhập cảnh theo quy định thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về nhập cảnh quy định tại Điều 347 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

2. Trường hợp người nước ngoài sử dụng tàu cá đi vào vùng biển Việt Nam hợp pháp nhưng khai thác thủy sản trái phép hoặc có hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng quy định tại Bộ luật Hình sự và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Điều 8. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng thiết bị giám sát hành trình tàu cá nhằm khai thác thủy sản trái phép

Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây cản trở hoặc rối loạn khả năng quản lý, giám sát, điều hành của cơ quan có thẩm quyền nhằm khai thác thủy sản trái phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử quy định tại Điều 287 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

1. Tháo gỡ, tàng trữ, vận chuyển từ 02 thiết bị giám sát hành trình của tàu cá khác trở lên;

2. Xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu hoặc gây rối loạn hoạt động của thiết bị giám sát hành trình tàu cá.

Điều 9. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản

1. Người nào vi phạm quy định về xuất cảnh hoặc tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép mà còn làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả để khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về xuất cảnh quy định tại Điều 347 hoặc tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép quy định tại Điều 348 còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 341 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

2. Tài liệu giả, giấy tờ giả quy định tại khoản 1 Điều này là một trong những tài liệu giả, giấy tờ giả sau đây:

a) Giấy tờ tùy thân, hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế;

b) Giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC;

c) Hồ sơ đăng ký đối với tàu cá;

d) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa;

đ) Chứng nhận kiểm dịch;

e) Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thủy sản với loài có tên trong danh mục loại thủy sản xuất khẩu có điều kiện hoặc thủy sản cấm xuất khẩu;

g) Hồ sơ, tài liệu giả khác nhằm hợp thức hóa hồ sơ xuất khẩu thủy sản;

h) Giấy phép hoặc giấy chấp thuận khai thác thủy sản;

i) Giấy tờ, tài liệu khác để hỗ trợ việc khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản.

Điều 10. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép thủy sản, dùng thủ đoạn gian dối mua, bán thủy sản

1. Người nào buôn bán thủy sản qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại mà không có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản hoặc không đúng với nội dung giấy phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu quy định tại Điều 188 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

2. Người nào vận chuyển thủy sản qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc vào vùng biển Việt Nam nhưng không có giấy phép, không đúng với nội dung giấy phép, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quy định tại Điều 189 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

3. Người nào dùng thủ đoạn gian dối như hợp thức hóa hồ sơ, chứng từ, nguồn gốc thủy sản khai thác trái phép để mua, bán thì bị truy cứu trách nhiệm về tội lừa dối khách hàng quy định tại Điều 198 của Bộ luật Hình sự, nếu có đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Ví dụ: Nguyễn Văn A đánh bắt trái phép cá ngừ tại vùng biển Việt Nam nhưng làm hồ sơ, hợp thức hóa số cá ngừ nêu trên có nguồn gốc xuất xứ từ nước B để xuất khẩu đi nước C. Trường hợp này, Nguyễn Văn A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa dối khách hàng quy định tại Điều 198 của Bộ luật Hình sự.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Nghị quyết này đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 12 tháng 6 năm 2024 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2024.

2. Trường hợp người phạm tội đã bị xét xử trước ngày Nghị quyết này có hiệu lực theo đúng các quy định, hướng dẫn trước đây và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì không căn cứ vào Nghị quyết này để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.


Nơi nhận:
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (để giám sát);
- Ủy ban Pháp luật của Quốc hội;
- Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Ban Dân nguyện thuộc UBTVQH;
- Ban Nội chính Trung ương;
- Văn phòng Chính phủ 02 bản;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bộ Tư pháp;
- Bộ Công a1. Người nào buôn bán thủy sản qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại mà không có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản hoặc không đúng với nội dung giấy phép thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội buôn lậu quy định tại nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Bộ Ngoại giao;
- Bộ Quốc phòng;
- Bộ Tài chính;
- Các TAND và TAQS các cấp (để thực hiện);
- Các Thẩm phán và các đơn vị TANDTC (để thực hiện);
- Cổng Thông tin điện tử TANDTC (để đăng tải);
- Lưu: VT, Vụ PC&QLKH TANDTC.

TM. HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN
CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

THE COUNCIL OF JUSTICES
THE SUPREME PEOPLE’S COURT
------------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence-Freedom-Happiness
-----------------

No. 04/2024/NQ-HDTP

Hanoi, June 12, 2024

 

RESOLUTION

PROVIDING GUIDELINES FOR APPLICATION OF SOME REGULATIONS OF CRIMINAL CODE ON CRIMINAL PROSECUTION FOR ILLEGAL FISHING, TRADING AND TRANSPORT OF FISHERY PRODUCTS

THE COUNCIL OF JUSTICES OF THE SUPREME PEOPLE’S COURT

Pursuant to the Law on Organization of People’s Courts dated November 24, 2014;

For the purpose of exact and consistent application of some regulations of Criminal Code No. 100/2015/QH13, as amended by the Law on 12/2017/QH14, on criminal prosecution for illegal fishing, trading and transport of fishery products;

After getting opinions from the Director of the People’s Supreme Procuracy and the Minister of Justice of Vietnam;

HEREIN RESOLVES:

Article 1. Scope

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. Definitions

For the purpose of this Resolution, the terms below shall be construed as follows:

1. “illegal fishing” means the conduct of one or some of the illegal fishing activities specified in clause 1 Article 60 of the Law on Fisheries, including:

a) Carrying out commercial fishing without obtaining a valid license;

b) Carrying out commercial fishing in no-take zones, or within period during which fishing activities are banned; catching and transporting aquatic species banned from commercial fishing; catching of undersized fish; engaging in banned fishing occupations or using banned fishing gears;

c) Carrying out illegal fishing of aquatic specifies included in the List of endangered, rare and precious aquatic species;

d) Carrying out illegal fishing outside the territorial waters of Vietnam;

dd) Carrying out commercial fishing in excess of the granted fishing quota of each species; failing to carry out commercial fishing within the areas and period specified in the granted license;

e) Concealing, forging or destroying evidences of violations against regulations on fishing and protection of aquatic resources;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



h) Carrying out transshipment or assisting fishing vessels which are found to have carried out illegal fishing, except force majeure events;

i) Failing to provide or insufficiently providing communication equipment and vessel tracking units (VTUs) for fishing vessels or failing to operate such equipment and VTUs as prescribed;

k) Failing to possess a valid certificate of fulfillment of food safety conditions as prescribed;

l) Carrying out temporary import for re-export, temporary export for re-import, or transit through the territory of Vietnam of fish and fishery products originating from illegal fishing;

m) Failing to fill in, recording incorrect or inadequate information, or failing to submit fishing logbook, or failing to submit reports as prescribed;

n) Carrying out unauthorized fishing in international waters under the jurisdiction of a Regional fisheries management organization using vessels without nationality or those flying the flag of a State that is not a member of this organization;

o) Using fishing vessels for carrying out commercial fishing against regulations on fishing and protection of aquatic resources in international waters beyond the jurisdiction of Regional fisheries management organizations.

2. “fishing vessels” include vessels used for catching aquatic resources and vessels used for providing logistics services for commercial fishing as prescribed in clause 20 Article 3 of the Law on Fisheries, and other vessels, as prescribed in clause 1 Article 4 of the Maritime Code, used for carrying out commercial fishing activities.

3. “outside the territorial waters of Vietnam” means territorial waters which are considered neither the territorial waters of Vietnam as prescribed in clause 1 Article 3 of the Law of the Sea of Vietnam nor any other territorial waters in which Vietnam is entitled to catch aquatic resources in accordance with the Law on Fisheries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



In case the person who has the supreme command on a fishing vessel has failed to carry out procedures for exit of his fishing vessel, crew members and fishermen as prescribed, or has finished exit procedures as prescribed but has erased or removed the fishing vessel’s registration number after exiting Vietnam, or has written a fishing vessel’s registration number other than the one issued by competent authorities to facilitate his crew members and fishermen’s illegal fishing outside the territorial waters of Vietnam, he shall face criminal prosecution for offenses against regulations of law on immigration as prescribed in Article 347 of the Criminal Code, if there are sufficient constituent elements of a crime.

Article 4. Criminal prosecution for organizing or brokering entry or exit to bring fishing vessels and fishermen to carry out illegal fishing outside territorial waters of Vietnam

1. Any person organizing or brokering others’ exit or entry to bring fishing vessels and fishermen to carry out illegal fishing outside the territorial waters of Vietnam in one of the following circumstances shall face criminal prosecution for organizing or brokering illegal exit or entry as prescribed in Article 348 of the Criminal Code, if there are sufficient constituent elements of a crime:

a) Failing to carry out exit or entry procedures as prescribed;

b) Carrying out exit or entry procedures for carrying out commercial fishing in areas other than the ones licensed or approved by competent authorities, or using expired fishing license.

2. Organizing others’ exit or entry to bring fishing vessels and fishermen to carry out illegal fishing outside the territorial waters of Vietnam prescribed in clause 1 of this Article means the act of arranging, directing or operating humans or vehicles to bring fishing vessels and fishermen to carry out illegal fishing outside the territorial waters of Vietnam in one of the following circumstances:

a) Commanding, assigning or directing others not to carry out exit procedures as prescribed or to carry out exit procedures as prescribed but erase or remove the fishing vessel’s registration number or to write a fishing vessel’s registration number other than the one issued by a competent authority;

b) Commanding, assigning or directing others to bring fishing vessels and fishermen to carry out illegal fishing outside the territorial waters of Vietnam;

c) Commanding, assigning or directing others to use fishing vessels without nationality or those flying the flag of a State that is not a member of any Regional fisheries management organization;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Preparing or providing fishing vessels; providing financial support or logistics services such as money, foods, foodstuffs, fishing gears and tools, and other conditions for fishermen to carry out illegal fishing outside the territorial waters of Vietnam;

e) Employing and bring fishermen to carry out illegal fishing outside the territorial waters of Vietnam;

g) Performing other activities to bring fishing vessels and fishermen to carry out illegal fishing outside the territorial waters of Vietnam.

3. Brokering others’ exit or entry to bring fishing vessels and fishermen to carry out illegal fishing outside the territorial waters of Vietnam prescribed in clause 1 of this Article means an individual’s acting as an intermediary to assist or prepare the performance of one or several acts mentioned in clause 2 of this Article for the purpose of receiving either tangible or intangible benefits.

4. Any person organizing or brokering bringing of fishing vessels and fishermen to carry out illegal fishing outside the territorial waters of Vietnam while clearly knowing that these fishermen will illegally emigrate or stay in foreign countries shall face criminal prosecution for organizing or brokering illegal emigration or stay in foreign countries as prescribed in Article 349 of the Criminal Code, if there are sufficient constituent elements of a crime.

5. Any person who directs, arranges or orders fishermen not to follow exit procedures and to perform one or several fishing activities specified in points a, b, c, d, dd, n and o clause 1 Article 2 of this Resolution shall, in addition to the criminal prosecution for organizing illegal exit as prescribed in Article 348 of the Criminal Code, also face criminal prosecution for destruction of aquatic resources as prescribed in Article 242 or for offenses against regulations on protection of endangered, rare and precious aquatic species as prescribed in Article 244 of the Criminal Code, if there are sufficient constituent elements of a crime.

Article 5. Criminal prosecution for commercial fishing against regulations on protection of aquatic resources

1. Any person who carries out commercial fishing in contravention of regulations on protection of aquatic resources shall face criminal prosecution for destruction of aquatic resources as prescribed in Article 242 of the Criminal Code, if there are sufficient constituent elements of a crime.

2. Banned fishing equipment and gears prescribed in point a clause 1 Article 242 of the Criminal Code are those prescribed in Appendix II enclosed with the Circular No. 01/2022/TT-BNNPTNT dated January 18, 2022 of the Minister of Agriculture and Rural Development of Vietnam providing amendments to some Circulars on fisheries.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Commercial fishing in temporarily banned areas prescribed in point b clause 1 Article 242 of the Criminal Code means the act of carrying out commercial fishing in those areas prescribed in Appendix III enclosed with the Circular No. 01/2022/TT-BNNPTNT dated January 18, 2022 of the Minister of Agriculture and Rural Development of Vietnam providing amendments to some Circulars on fisheries.

5. Catching aquatic species banned from fishing prescribed in point c clause 1 Article 242 of the Criminal Code means catching the aquatic species in Group I of Appendix II enclosed with the Government’s Decree No. 37/2024/ND-CP dated April 04, 2024 providing amendments to the Government’s Decree No. 26/2019/ND-CP dated March 08, 2019 elaborating the Law on Fisheries.

Catching of aquatic species in Group II of Appendix II enclosed with the Government’s Decree No. 37/2024/ND-CP dated April 04, 2024 providing amendments to the Government’s Decree No. 26/2019/ND-CP dated March 08, 2019 elaborating the Law on Fisheries shall also be considered as catching of aquatic species banned from fishing if catching conditions are not satisfied.

6. Destroying the habitat of aquatic species prescribed in point d clause 1 Article 242 of the Criminal Code means deteriorating or causing harm to or loss of habitat, aquatic ecosystems, areas where juvenile fish lives or migration pathways of the aquatic species include in the List of endangered, rare and precious species that need prioritized protection.

Article 6. Criminal prosecution for catching, trading and transport of endangered, rare and precious aquatic species

Any person who carries out catching, trading and/or transport of aquatic species in the List of endangered, rare and precious species that need prioritized protection as prescribed in Article 37 of the Law on Biodiversity or in Appendix I of the Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES) shall face criminal prosecution for offenses against regulations on protection of endangered, rare and precious aquatic species as prescribed in Article 244 of the Criminal Code, if there are sufficient constituent elements of a crime.

Article 7. Criminal prosecution against foreigners bringing fishing vessels to carry out illegal fishing in territorial waters of Vietnam

1. Any foreigner who operates a fishing vessel to carry out commercial fishing in the territorial waters of Vietnam without following entry procedures as prescribed shall face criminal prosecution for offenses against regulations of law on immigration as prescribed in Article 347 of the Criminal Code, if there are sufficient constituent elements of a crime.

2. In case a foreigner operates a fishing vessel to legally enter the territorial waters of Vietnam but carries out illegal fishing or commits another violation against the criminal code, he/she shall face criminal prosecution for the corresponding offense prescribed in the Criminal Code and treaties to which Vietnam is a signatory, if there are sufficient constituent elements of a crime.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Any person who performs one of the following acts to obstruct or disturb management and supervision ability of competent authorities to carry out illegal fishing shall face criminal prosecution for obstruction or disturbance of computer networks, telecommunications networks or electronic devices prescribed in Article 287 of the Criminal Code, if there are sufficient constituent elements of a crime.

1. Removing, storing and/or transporting 02 VTUs or more of other fishing vessels;

2. Deleting, damaging or changing a software program or electronic data or illegally obstructing the transmission of data or disturbing operation of VTUs.

Article 9. Criminal prosecution for forging of seals and documents of regulatory authorities or organizations; use of forged seals or documents of regulatory authorities or organizations to carry out illegal fishing, trading and/or transport of fishery products

1. Any person who violates regulations on immigration, or organizes or brokers illegal exit from Vietnam, and forges the seals or documents of other regulatory authorities or organizations or uses such forged seals or documents to carry out illegal fishing, trading and/or transport of fishery products shall, in addition to the criminal prosecution for offenses against regulations of law on immigration as prescribed in Article 347 or for organizing or brokering illegal exit or entry as prescribed in Article 348, also face criminal prosecution for forging of seals or documents of regulatory authorities or organizations and use thereof as prescribed in Article 341 of the Criminal Code, if there are sufficient constituent elements of a crime.

2. The forged document prescribed in clause 1 of this Article is one of the following forged documents:

a) Personal identity paper, passport, laissez-passer, or another document valid for international travel;

b) Any document issued to a foreigner entering, exiting or staying in Vietnam or ABTC card;

c) Any document included in the application for registration of fishing vessel;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Health certificate or sanitary certificate;

e) License granted by a competent aquaculture authority in respect of species included in the list of aquatic species subject to conditional export or banned from export;

g) Any other document which is forged to legalize the dossier on export of fishery products;

h) License or approval for commercial fishing;

i) Any other document used for facilitation of the illegal fishing, trading and/or transport of fishery products.

Article 10. Criminal prosecution for smuggling or illegal transport of fishery products, fraudulent acts performed while buying or selling fishery products

1. Any person who trades fishery products across the border or between a free trade zone and the domestic market without obtaining a valid license for import or export of fishery products or against the granted license shall face criminal prosecution for smuggling as prescribed in Article 188 of the Criminal Code, if there are sufficient constituent elements of a crime.

2. Any person who transports fishery products across the border or between a free trade zone and the domestic market or between a free trade zone and the territorial waters of Vietnam without obtaining a valid license or against the granted license or without possessing any documents proving the origin of the transported fishery products shall face criminal prosecution for illegal transport of goods as prescribed in Article 189 of the Criminal Code, if there are sufficient constituent elements of a crime.

3. Any person who performs fraudulent acts such as legalization of documents or origin of fishery products originating from illegal fishing for trading shall face criminal prosecution for deceiving customers as prescribed in Article 198 of the Criminal Code, if there are sufficient constituent elements of a crime.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 11. Effect

1. This Resolution is ratified by the Council of Justices of the Supreme People’s Court on June 12, 2024 and comes into force from August 01, 2024.

2. If an offender has been tried before the effective date of this Resolution according to previously promulgated regulations and guidelines and a Court's effective sentence has been passed, the Court’s judgment and ruling shall not be appealed according to this Resolution through the reopening or cassation procedures.

 

 

ON BEHALF OF THE COUNCIL OF JUSTICES
CHIEF JUSTICE




Nguyen Hoa Binh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 04/2024/NQ-HĐTP ngày 12/06/2024 hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.169

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.103.62
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!