CHÍNH PHỦ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/2023/NĐ-CP
|
Hà Nội,
ngày tháng năm
2023
|
DỰ THẢO 23.4.2023
|
|
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 60/2021/NĐ-CP
NGÀY 21 THÁNG 6 NĂM 2021 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN
VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6
năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật
Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng
6 năm 2015;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm
2019;
Căn cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản công
ngày 21 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Luật Phí và lệ phí ngày 25 tháng 11
năm 2015;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ
quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ
quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập
1. Bổ sung thêm nội dung khoản 5 Điều 2 như sau:
“Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý
dự án khu vực không thuộc đối tượng áp dụng quy định của Nghị định này. Cơ chế
tài chính và việc quản lý, sử dụng các khoản thu từ hoạt động tư vấn, quản lý dự
án của các chủ đầu tư, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thực hiện
theo hướng dẫn của Bộ Tài chính”.
2. Bổ sung thêm nội dung a1 khoản 3 Điều 4 như
sau:
“a1. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh căn cứ danh mục dịch vụ sự nghiệp công quy định tại Điều 4 Nghị định này
quyết định hoặc phân cấp cho cơ quan trực thuộc lựa chọn đơn vị sự nghiệp công để cung ứng dịch vụ
sự nghiệp công theo hình thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu”.
3. Sửa đổi quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4
như sau:
“b) Ngoài các danh mục dịch vụ sự nghiệp công
ban hành theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này; cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp
công sử dụng ngân sách nhà nước theo phân cấp thuộc phạm vi quản lý của địa
phương và phù hợp với khả năng ngân sách của địa phương, gửi Bộ Tài chính và
các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực để giám sát trong quá trình thực hiện”.
4. Bỏ quy định tại khoản 3 Điều 5.
5. Bổ sung quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9
như sau:
“c. Đơn vị cung cấp các dịch vụ sự nghiệp công
không sử dụng ngân sách nhà nước, giá dịch vụ sự nghiệp công xác định theo cơ
chế thị trường, tự bù đắp chi phí và có tích lũy đảm bảo chi thường xuyên của
đơn vị”.
6. Sửa đổi quy định tại điểm b khoản 1 Điều
10 như sau:
“b) B gồm các khoản chi quy định tại Điều 12, Điều
16, Điều 20 của Nghị định này; các khoản chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và
công nghệ khi được cơ quan có thẩm quyền tuyển chọn hoặc giao trực tiếp (áp dụng
đối với tổ chức khoa học và công nghệ công lập); không bao gồm các khoản
chi thực hiện cung cấp dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước
theo quy định tại Điều 6 Nghị định này”
7. Sửa đổi quy định tại điểm c khoản 1 Điều
11 như sau:
“c) Kinh phí chi thường xuyên thực hiện các nhiệm
vụ Nhà nước giao (nếu có), gồm: Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc
gia; kinh phí vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quyết
định của cấp có thẩm quyền; kinh phí thực hiện nhiệm vụ được cơ quan có thẩm
quyền giao; kinh phí được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự
nghiệp công để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân
sách nhà nước trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá để
đặt hàng; Kinh phí thực hiện các chương trình/kế hoạch/đề án/dự án được cấp
có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm cả mua sắm, sửa chữa từ nguồn chi thường
xuyên)”
8. Sửa đổi quy định tại điểm b khoản 1 Điều
13 như sau:
“b) Chi mua sắm tài sản, sửa chữa lớn tài sản,
máy móc, thiết bị phục vụ công việc, dịch vụ và thu phí từ nguồn thu phí được để
lại (trừ đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư
từ nguồn thu phí theo Luật phí và lệ phí)”
9. Sửa đổi quy định tại điểm b khoản 1 Điều
14 như sau:
“b) Trích lập Quỹ bổ sung thu nhập áp dụng trong
trường hợp đơn vị chi tiền lương theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị
định này: Đơn vị nhóm 1 được tự quyết định mức trích (không khống chế mức
trích); đơn vị nhóm 2 trích tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương ngạch,
bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công và các khoản
phụ cấp do Nhà nước quy định. Trường hợp đơn vị chi tiền lương theo quy định tại
điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này thì không trích lập Quỹ bổ sung thu nhập;”
10. Sửa đổi quy định tại điểm a khoản 2 Điều
14:
a) Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Để đầu tư
xây dựng, cải tạo, nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị,
phương tiện làm việc, xe ô tô phục vụ hoạt động của đơn vị; phát
triển năng lực hoạt động sự nghiệp; chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công
nghệ; đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho người lao động trong đơn vị; mua
bản quyền tác phẩm, chương trình; góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức,
cá nhân trong nước và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ sự nghiệp công
theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các khoản chi khác (nếu có);
11. Sửa đổi quy định tại điểm d khoản 1 Điều
15 như sau:
“d) Kinh phí chi thường xuyên thực hiện các nhiệm
vụ Nhà nước giao (nếu có): Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc
gia; kinh phí vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quyết
định của cấp có thẩm quyền; kinh phí thực hiện nhiệm vụ được cơ quan có thẩm
quyền giao; kinh phí được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự
nghiệp công để thực hiện nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân
sách nhà nước trong trường hợp chưa có định mức kinh tế - kỹ thuật và đơn giá để
đặt hàng; kinh phí thực hiện tinh giản biên chế; kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, viên chức theo đề án được duyệt; Kinh phí thực hiện các chương
trình/kế hoạch/đề án/dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt (bao gồm cả mua sắm,
sửa chữa từ nguồn chi thường xuyên)”
12. Bỏ quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 16 và
điểm b Khoản 1 Điều 20.
13. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 18 như sau:
“a) Trong thời
gian Chính phủ chưa ban hành chế độ tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW, trích
lập Quỹ bổ sung thu nhập tối đa không quá 2 lần quỹ tiền lương ngạch,
bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp
do Nhà nước quy định”.
14. Bổ sung quy định tại điểm đ khoản 1 Điều
19 như sau:
“đ) Kinh phí cung cấp hoạt động dịch vụ sự nghiệp
công thuộc danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước”
15. Bổ sung quy định tại khoản 2a sau khoản 2
Điều 19 như sau:
“2a. Nguồn thu phí được để lại đơn vị sự nghiệp công
để chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí”.
16. Bổ sung quy định tại khoản 3a sau khoản 3
Điều 20 như sau:
“3a. Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch
vụ thu phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí; chi cho các hoạt động dịch
vụ”.
17. Bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 20 như
sau:
“Đối với các nội dung chi chưa được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định, căn cứ tình hình thực tế, đơn vị xây dựng mức chi
cho phù hợp với nguồn tài chính của đơn vị và phải quy định trong quy chế chi tiêu
nội bộ. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công phải chịu trách nhiệm về quyết định của
mình”.
18. Sửa đổi điểm a khoản 2 Điều 22 như sau:
“a) Bổ sung thu
nhập cho viên chức, người lao động: Đơn vị chi thu nhập bình quân tăng thêm cho
viên chức, người lao động tối đa không quá 0,3 lần quỹ tiền lương ngạch,
bậc, chức vụ, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp
do Nhà nước quy định của viên chức, người
lao động của đơn vị theo nguyên tắc phải gắn với hiệu quả, kết quả công việc của
từng người”.
19. Sửa đổi khoản 2 Điều 25 như sau:
“2. Trường hợp sử dụng tài sản công vào mục
đích liên doanh, liên kết, đơn vị sự nghiệp công xây dựng đề án liên doanh,
liên kết trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương (đối với đơn vị thuộc
trung ương quản lý) phê duyệt sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Tài
chính..”.
20. Bỏ quy định tại Điều 29.
21. Sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 1 Điều
35:
“1. Đơn vị sự nghiệp công xây dựng phương
án tự chủ tài chính trong giai đoạn ổn định 05 (năm) năm, phù hợp với giai đoạn
phát triển kinh tế - xã hội do Chính phủ quy định; dự toán thu, chi năm đầu thời
kỳ ổn định và đề xuất phân loại mức độ tự chủ tài chính của đơn vị, phù hợp với
chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao (theo mẫu quy định tại Phụ lục
II ban hành kèm theo Nghị định này), báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (bộ,
cơ quan trung ương đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý; Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, cấp huyện đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý Đơn vị dự toán cấp
I). Nội dung của phương án tự chủ tài chính cần xác định rõ mức độ tự chủ
tài chính theo 04 nhóm đơn vị quy định tại Nghị định này.
22. Sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 2 Điều
35:
“2. Đối với đơn vị sự nghiệp công có đơn vị sự
nghiệp trực thuộc:
a) Đơn vị sự nghiệp công
xây dựng phương án tự chủ tài chính báo cáo đơn vị sự nghiệp công cấp trên trực
tiếp phê duyệt sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan quản lý cấp trên.
b) Đơn vị sự nghiệp công cấp
trên xây dựng phương án tự chủ tài chính của đơn vị (không bao gồm phương án tự
chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công trực thuộc đã quy định tại điểm a khoản
này) gửi cơ quan quản lý cấp trên.
c) Trong trường hợp đơn vị sự nghiệp công trực
thuộc được xác định là đơn vị nhóm 3 hoặc nhóm 4, cơ quan quản lý cấp trên cần
lấy ý kiến của cơ quan tài chính cùng cấp để làm cơ sở giao quyền tự chủ tài
chính cho đơn vị sự nghiệp công quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”
23. Sửa đổi quy định tại khổ thứ 2 khoản 3 Điều
35 như sau:
“Sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài
chính cùng cấp, cơ quan quản lý cấp trên xác định phân loại đơn vị và ra quyết
định giao quyền tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc; phê
duyệt dự toán mức hỗ trợ kinh phí chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà
nước, nguồn thu phí được để lại chi; kinh phí ngân sách nhà nước đặt hàng cung
cấp dịch vụ sự nghiệp công (nếu có) cho các đơn vị theo phương án tự chủ tài
chính năm đầu thời kỳ ổn định”.
24. Sửa đổi quy định tại khoản 4 Điều 35:
“4. Sau mỗi thời kỳ ổn định (05 năm), các bộ,
cơ quan trung ương (đối với đơn vị thuộc trung ương quản lý), Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh (đối với đơn vị thuộc địa phương quản lý) có trách nhiệm rà soát, nâng mức
độ tự chủ tài chính của các đơn vị nhóm 3 theo lộ trình hằng năm, thực hiện
giảm tối thiểu 2,5% chi hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước đối với phần
kinh phí chi thường xuyên giao tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công trực thuộc.”
25. Sửa đổi quy định tại khoản 5 Điều 35 như
sau:
“Đơn vị sự nghiệp công đã được cơ quan có thẩm
quyền phân loại là đơn vị nhóm 1 hoặc nhóm 2 tiếp tục thực hiện theo các quy định
về cơ chế tự chủ tài chính quy định tại Nghị định này; không được điều chỉnh
phân loại sang đơn vị nhóm 3 hoặc nhóm 4 trong giai đoạn ổn định phân loại 05
(năm) năm hoặc sau giai đoạn ổn định 05 (năm) năm, trừ trường hợp bất khả
kháng do nguyên nhân khách quan (như thiên tai, dịch bệnh) hoặc được cơ quan có
thẩm quyền của Nhà nước điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định
của pháp luật dẫn đến biến động nguồn thu của đơn vị và làm thay đổi mức độ tự
chủ tài chính trừ trường hợp đơn vị có thay đổi về chức năng, nhiệm vụ hoặc
có biến động lớn về tình hình kinh tế xã hội, thay đổi chính sách, chế độ hoặc
do nguyên nhân bất khả kháng (như thiên tai, dịch bệnh) dẫn đến biến động nguồn
thu làm thay đổi mức độ tự chủ tài chính”.
26. Sửa đổi, bổ sung quy định tại điểm c khoản
1 Điều 36 như sau:
“c. Ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung định mức
kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí (nếu có) thuộc lĩnh vực quản lý
làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước
theo quy định của pháp luật về giá và quy định của các pháp luật khác có liên
quan để làm cơ sở giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung ứng dịch vụ sự
nghiệp công theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ”.
27. Sửa đổi quy định tại khoản 2 Điều 37
“2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ định mức
kinh tế kỹ thuật, định mức chi phí (nếu có) của các lĩnh vực đã được các bộ, cơ
quan trung ương ban hành làm cơ sở ban hành đơn giá, giá dịch vụ sự nghiệp công
sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về giá và quy định pháp
luật khác có liên quan để làm cơ sở giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung ứng
dịch vụ sự nghiệp công theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính
phủ. Trường hợp, các bộ, cơ quan trung ương chưa ban hành định mức kinh tế kỹ
thuật, định mức chi phí (nếu có) thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm
ban hành đối với các dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc phạm
vi quản lý”.
28. Sửa đổi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều
40:
“1. Đối với
các đơn vị đã được giao quyền tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày
25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016
của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập;
Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy
định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh
tế và sự nghiệp khác thì tiếp tục thực hiện theo phương án tự chủ tài chính được
cấp có thẩm quyền phê duyệt đến hết năm 2022.
2. Từ năm
2023, các đơn vị sự nghiệp công quy định tại khoản 1 Điều này xây dựng
phương án tự chủ tài chính để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo
quy định tại Điều 35 của Nghị định này. Thời kỳ ổn
định tự chủ tài chính lần đầu được áp dụng trong giai đoạn 2023 - 2025, phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế xã hội.
Đối với đơn vị sự
nghiệp công đã được cơ quan có thẩm quyền giao tự chủ tài chính theo quy định tại
Nghị định này trong năm 2021 - 2022 thì tiếp tục thực hiện theo phương án tự chủ
tài chính đã được phê duyệt đến hết năm 2025. Trường hợp đơn vị có thay đổi về
mức độ tự chủ tài chính, đơn vị xây dựng phương án tự chủ tài chính theo quy định
tại Điều 35 Nghị định này để trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.”
29.
Sửa đổi nội dung ghi chú số 1 Phụ lục II:
“Dùng cho đơn vị sự nghiệp cấp
III báo cáo cơ quan quản lý câp trên”.
Điều 2. Hiệu
lực thi hành và tổ chức thực hiện
1. Nghị định này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày tháng năm 2023 và áp dụng
cho năm ngân sách 2023.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định
này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung
ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (2).
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Phạm Minh Chính
|