CHÍNH
PHỦ
---------
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
43/2007/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 3 năm 2007
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT
CÔNG AN NHÂN DÂN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Công an nhân dân ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công an nhân dân về tuyển chọn
công dân vào Công an nhân dân; hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân;
biệt phái sĩ quan Công an nhân dân; áp dụng biện pháp nghiệp vụ Công an nhân
dân; chế độ chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng
tác, giúp đỡ Công an nhân dân; chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan
Công an nhân dân nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi phục vụ trong Công an nhân dân;
khen thưởng đối với Công an nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối
hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân.
Điều
2. Đối tượng áp dụng
Cơ quan, tổ chức, cá
nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài cư trú, hoạt động trên lãnh thổ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thực hiện quy định của Nghị định này và
các quy định có liên quan khác của pháp luật. Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng điều ước
quốc tế đó.
TUYỂN CHỌN CÔNG DÂN VÀO CÔNG AN NHÂN DÂN
Điều 3. Mục tiêu, nguyên tắc tuyển chọn công dân vào
Công an nhân dân
1. Tuyển chọn công dân
vào Công an nhân dân nhằm bổ sung, tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ, đáp ứng yêu cầu công tác, chiến đấu của Công an nhân dân trong từng thời
kỳ. Ưu tiên tuyển chọn bổ sung cho lực lượng trực tiếp chiến đấu.
2. Tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân bảo đảm
đúng quy trình, đối tượng, chỉ tiêu, tiêu chuẩn và điều kiện đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Quá trình tuyển chọn
công dân vào Công an nhân dân phải bảo đảm thực hiện đúng quy chế dân chủ trong
công tác tuyển sinh, tuyển dụng và trong công tác xây dựng lực lượng Công an
nhân dân.
4. Hằng năm, căn cứ vào
yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ
trưởng Bộ Nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tổng biên chế của Công an
nhân dân. Căn cứ vào biên chế được phê duyệt, Bộ trưởng Bộ Công an phân bổ chỉ
tiêu và hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục tuyển chọn công dân vào Công an nhân
dân.
Điều
4. Tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn công dân vào Công an nhân dân
Công dân nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể được tuyển chọn vào Công an nhân dân
khi có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
1. Trung
thành với tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có lý lịch bản thân và gia đình rõ
ràng; gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam,
pháp luật Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất, tư cách đạo
đức tốt; có sức khoẻ, trình độ học vấn và năng khiếu phù hợp với công tác công
an; có nguyện vọng phục vụ trong trong lực lượng Công an nhân dân.
2. Giao Bộ
trưởng Bộ Công an quy định cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn và điều kiện tuyển chọn
công dân vào Công an nhân dân đối với từng lực lượng, từng vùng miền và từng thời
kỳ cụ thể.
Điều 5. Ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học sinh vào
Công an nhân dân
1. Công an nhân dân được
ưu tiên tuyển chọn sinh viên, học viên tốt nghiệp xuất sắc ở các học viện, trường
đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề; có đủ
tiêu chuẩn để đào tạo, bổ sung vào Công an nhân dân.
2. Bộ Công an chủ trì,
phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các
cơ quan hữu quan quy định cụ thể về thủ tục tuyển chọn sinh viên, học viên tốt
nghiệp xuất sắc vào Công an nhân dân. Các cơ sở đào tạo có trách nhiệm phối hợp,
tạo điều kiện cho Bộ Công an thực hiện việc tuyển chọn sinh viên, học viên xuất
sắc theo yêu cầu.
3. Việc tuyển chọn sĩ quan, hạ sĩ quan được đào tạo các chuyên ngành phù hợp
tại các trường của Quân đội nhân dân vào Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công
an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Điều 6. Tuyển chọn, đào tạo công dân ở miền núi, vùng
cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vào Công an nhân dân
1. Để bảo đảm
an ninh, trật tự tại các địa bàn trọng yếu, hàng năm Bộ Công an được ưu tiên
tuyển chọn công dân là người dân tộc thiểu số hoặc công dân khác có thời gian
thường trú từ 10 năm liên tục trở lên ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa,
biên giới, hải đảo vào Công an nhân dân.
2. Bộ Công an
có kế hoạch tuyển chọn, công khai chỉ tiêu, tiêu chuẩn, điều kiện tuyển chọn và
thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng văn hoá, nghiệp vụ, pháp luật phù hợp với yêu
cầu công tác của Công an nhân dân; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan
quy định và thực hiện chế độ, chính sách đối với các đối tượng quy định tại khoản
1 Điều này.
Điều 7. Chọn cử học sinh, sinh viên, cán bộ Công an
nhân dân đào tạo tại các cơ sở giáo dục ngoài Công an nhân dân
1. Bộ Công an
được chọn cử học sinh, sinh viên, cán bộ Công an nhân dân đến các cơ sở giáo dục
ngoài Công an nhân dân để đào tạo ngành nghề thích hợp phục vụ nhiệm vụ công
tác công an.
2. Bộ Công an
chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan hữu quan quy định cụ
thể về thủ tục chọn cử học sinh, sinh viên và cán bộ Công an nhân dân đến đào tạo
tại các cơ sở giáo dục ngoài Công an nhân dân.
HẠN TUỔI PHỤC VỤ CỦA SĨ QUAN CÔNG AN NHÂN
DÂN
Điều 8. Hạn tuổi phục vụ cao nhất và điều kiện
xét kéo dài tuổi phục của sĩ quan Công an nhân dân
1. Hạn tuổi
cao nhất của sĩ quan Công an nhân dân quy định cụ thể như sau:
Cấp úy: nam
50, nữ 50;
Thiếu tá,
Trung tá: nam 55, nữ 53;
Thượng tá:
nam 58, nữ 55;
Đại tá, cấp
tướng: nam 60, nữ 55.
2. Sĩ quan
Công an nhân dân được xét kéo dài tuổi phục vụ khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đơn vị trực
tiếp sử dụng sĩ quan hoặc đơn vị khác trong Công an nhân dân thực sự có nhu cầu.
b) Sĩ quan
Công an nhân dân có phẩm chất tốt, sức khoẻ tốt, tự nguyện và có một trong các
điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ sau:
- Cán bộ
nghiên cứu khoa học trong Công an nhân dân có chức danh giáo sư, phó giáo sư;
trình độ tiến sĩ; danh hiệu nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân
dân, thầy thuốc ưu tú, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú;
- Cán bộ trong Công an
nhân dân đang tham gia vào chương trình, đề tài khoa học cấp Nhà nước; chuyên
gia giỏi trong các lĩnh vực công tác của Công an nhân dân;
- Trường hợp
đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 9. Thời hạn, thẩm quyền kéo dài tuổi phục vụ trong Công
an nhân dân
1. Sĩ quan
Công an nhân dân có đủ điều kiện quy định tại Điều 8 có thể được kéo dài tuổi
phục vụ một hoặc nhiều lần, mỗi lần không quá 2 năm nhưng thời hạn tối đa không
quá 5 năm.
2. Trường hợp
xét kéo dài tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm từ Thiếu
tướng, chức vụ từ Tổng Cục trưởng trở lên do Bộ trưởng Bộ Công an trình cấp có
thẩm quyền quyết định.
3. Trường hợp
xét kéo dài tuổi phục vụ của sĩ quan Công an nhân dân có cấp bậc hàm từ Đại tá,
chức vụ từ Phó tổng cục trưởng trở xuống do Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.
Điều 10. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan được kéo dài tuổi
phục vụ
1. Sĩ quan
Công an nhân dân được kéo dài tuổi phục vụ thì thôi giữ chức vụ quản lý, chỉ
huy.
2. Trường hợp
đặc biệt, đối với sĩ quan giữ chức vụ do bổ nhiệm có thời hạn và được kéo dài
tuổi phục vụ được cấp có thẩm quyền quyết định thì vẫn được giữ chức vụ quản
lý, chỉ huy cho đến hết thời hạn bổ nhiệm.
3. Sĩ quan được
kéo dài tuổi phục vụ được hưởng lương và các chế độ khác theo quy định hiện
hành.
Điều 11. Nghỉ hưu trước hạn tuổi phục vụ của sĩ quan Công an
nhân dân
1. Sĩ quan
Công an nhân dân đủ tuổi phục vụ quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định này,
nếu đủ năm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định thì được cơ quan có thẩm quyền thực
hiện chế độ nghỉ hưu.
2. Sĩ quan
Công an nhân dân có thời gian công tác trong Công an nhân dân đối với nam đủ 25
năm, nữ đủ 20 năm, nếu sức khoẻ yếu, năng lực hạn chế, do yêu cầu công tác hoặc
tự nguyện xin nghỉ thì được nghỉ hưu trước hạn tuổi.
3. Bộ trưởng
Bộ Công an quy định cụ thể việc sĩ quan Công an nhân dân được nghỉ hưu trước hạn
tuổi phục vụ.
BIỆT PHÁI SĨ QUAN CÔNG AN NHÂN DÂN VÀ
THẨM QUYỀN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP NGHIỆP VỤ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂN
Điều
12. Biệt phái sĩ quan Công an nhân dân
1. Biệt phái
sĩ quan Công an nhân dân gồm có:
a) Biệt phái
Công an nhân dân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an
toàn xã hội và tình báo theo quy định của Pháp luật;
b) Biệt phái
sĩ quan Công an nhân dân đến công tác tại các cơ quan Đảng và Nhà nước.
2. Bộ trưởng
Bộ Công an quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự và thủ tục biệt phái
sĩ quan Công an nhân dân đến công tác tại các cơ quan Đảng và Nhà nước.
Điều 13. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan Công an nhân dân
biệt phái
1. Sĩ quan
Công an nhân dân biệt phái theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định
này được hưởng mọi chế độ, chính sách quy định tại các nghị định liên quan;
2. Sĩ quan
Công an nhân dân biệt phái đến công tác tại các cơ quan của Đảng và Nhà nước
theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này được hưởng các chế độ,
chính sách sau:
a) Khi được
chọn cử, điều động đến công tác tại cơ quan ngoài Công an nhân dân, căn cứ vào
yêu cầu tổ chức, phẩm chất, trình độ, năng lực, sĩ quan được xem xét, bổ nhiệm
các chức vụ phù hợp tại các cơ quan đó. Quá trình công tác tại cơ quan ngoài
Công an nhân dân nếu phát triển tốt thì được xem xét đưa vào quy hoạch, điều động
về bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý, chỉ huy trong Công an nhân dân;
b) Sĩ quan
Công an nhân dân được chọn cử đến công tác tại các cơ quan ngoài Công an nhân
dân nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì miễn chức vụ, điều động về Bộ Công an để
bố trí công việc khác phù hợp;
c) Sĩ quan
Công an nhân dân đang công tác tại các cơ quan ngoài Công an nhân dân được hưởng
chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các chế độ, chính sách
khác đối với Sĩ quan Công an nhân dân;
d) Trường hợp
do yêu cầu điều động trở lại phục vụ trong Công an nhân dân thì thời gian biệt
phái được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thăng cấp bậc hàm và thâm
niên công tác;
đ) Sĩ quan
Công an nhân dân đang công tác tại các cơ quan ngoài Công an nhân dân đến tuổi
nghỉ hưu, được điều động về Bộ Công an để thực hiện chính sách theo quy định.
Điều 14. Thẩm quyền áp dụng biện pháp nghiệp vụ trong
Công an nhân dân
1. Cơ quan và
cán bộ chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia trong Công an nhân dân được áp dụng
các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của Luật Công an nhân dân, Luật An ninh
quốc gia và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Đơn vị
nghiệp vụ và cán bộ chuyên trách đấu tranh phòng, chống tội phạm thuộc lực lượng
Cảnh sát nhân dân được áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo quy định của Luật
Công an nhân dân, Luật Phòng, chống ma tuý và các văn bản pháp luật khác có
liên quan.
CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VÀ KHEN THƯỞNG
Điều 15. Bảo vệ, giữ bí mật đối với cơ quan, tổ chức,
cá nhân phối hợp, tham gia, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân
1. Nhà nước bảo
vệ, giữ bí mật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp, tham gia, cộng tác,
giúp đỡ Công an nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội.
2. Bộ trưởng
Bộ Công an ban hành quy chế bảo vệ, giữ bí mật đối với các đối tượng quy định tại
khoản 1 Điều này.
Điều 16. Chế độ chính sách đối với cơ quan, tổ chức,
cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân
Cơ quan, tổ chức, cá
nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân trong bảo vệ an
ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội mà bị tổn hại về danh dự thì được
khôi phục, bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù, bị thương tích, tổn hại về
sức khoẻ, tính mạng thì bản thân và gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo
quy định của pháp luật.
Điều 17. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan Công an nhân dân
nghỉ hưu
1. Điều kiện
nghỉ hưu của sĩ quan được quy định cụ thể như sau:
a) Sĩ quan
Công an nhân dân nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về
bảo hiểm xã hội hiện hành;
b) Sĩ quan nghỉ
việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi hết hạn tuổi phục vụ theo quy định tại
khoản 1, khoản 2 Điều 28 của Luật Công an nhân dân và có đủ
20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
c) Sĩ quan nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định
tại khoản 3 Điều 28 của Luật Công an nhân dân khi có đủ các điều kiện sau:
- Nam sĩ quan
đủ 25 năm, nữ sĩ quan đủ 20 năm công tác trong Công an nhân dân trở lên, nếu sức
khoẻ yếu, năng lực hạn chế.
Thời gian
công tác trong Công an nhân dân bao gồm: thời gian là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến
sĩ, học viên (học tại các trường Công an nhân dân hoặc gửi học tại các trường
ngoài Công an nhân dân), công nhân, viên chức Công an nhân dân, trong đó có ít
nhất 5 năm được tính thâm niên. Thời gian công tác trong Công an nhân dân được
tính theo năm dương lịch (không quy đổi theo hệ số), nếu có thời gian đứt quãng
thì được cộng dồn.
- Cơ quan,
đơn vị Công an nhân dân không còn nhu cầu bố trí công tác hoặc cá nhân sĩ quan
tự nguyện.
2. Cách tính lương hưu hàng tháng của sĩ quan được thực hiện
theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.
Điều 18. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ
quan Công an nhân dân chuyển ngành
1. Sĩ quan, hạ
sĩ quan chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị và tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước,
công ty nhà nước được hưởng các chế độ sau :
a) Được ưu
tiên bố trí việc làm phù hợp với ngành nghề chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ; được
đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết phù hợp với công việc đảm
nhiệm;
b) Được miễn
thi tuyển nếu chuyển ngành về cơ quan cũ hoặc chuyển ngành theo yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, được sắp xếp làm việc phù hợp chuyên môn nghiệp vụ;
c) Được ưu
tiên cộng thêm điểm vào kết quả thi tuyển khi thi tuyển công chức. Mức điểm ưu
tiên do Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Công an và các cơ quan, tổ chức có liên quan
quy định cụ thể;
d) Được xếp và hưởng lương theo công việc mới, chức vụ mới kể
từ ngày có quyết định chuyển ngành. Trường hợp hệ số lương theo ngạch, bậc được
xếp thấp hơn hệ số lương cấp bậc hàm của sĩ quan, hạ sĩ quan được hưởng tại thời
điểm chuyển ngành thì được bảo lưu phần chênh lệch giữa hệ số mức lương tại thời
điểm chuyển ngành (bao gồm cả phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có đối với chức
danh chuyên môn kỹ thuật) với hệ số lương theo ngạch, bậc được xếp khi chuyển
ngành trong thời gian tối thiểu là 18 tháng kể từ khi có quyết định chuyển
ngành và do cơ quan, đơn vị mới chi trả. Việc tiếp tục cho hưởng lương bảo lưu
ngoài thời gian 18 tháng do Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ,
công chức, viên chức xem xét, quyết định phù hợp với tương quan tiền lương nội
bộ. Trong thời gian hưởng bảo lưu lương thì hệ số chênh lệch bảo lưu giảm tương
ứng khi cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương hoặc được hưởng phụ cấp
thâm niên vượt khung trong ngạch hoặc được nâng ngạch;
đ) Trường hợp
do yêu cầu điều động trở lại phục vụ trong Công an nhân dân thì thời gian chuyển
ngành được tính vào thời gian công tác liên tục để xét thăng cấp bậc hàm, thâm
niên công tác;
e) Sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân đã chuyển ngành khi nghỉ
hưu, cách tính lương hưu quy định cụ thể như sau :
- Được lấy mức
lương làm căn cứ tính lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu cộng thêm khoản phụ cấp
thâm niên tính theo thời gian công tác trong Công an nhân dân của mức lương sĩ
quan, hạ sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành (quy đổi theo lương cấp bậc hàm
tương đương tại thời điểm nghỉ hưu) để làm cơ sở tính lương hưu;
- Trường hợp
mức lương hưu tính theo lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu cộng thêm khoản phụ cấp
thâm niên tính theo thời gian công tác thấp hơn mức lương hưu tính theo mức
lương của sĩ quan, hạ sĩ quan tại thời điểm chuyển ngành, thì được lấy mức
lương tại thời điểm chuyển ngành để làm căn cứ tính lương hưu.
2. Sĩ quan, hạ
sĩ quan chuyển sang làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị khác không hưởng
lương từ ngân sách nhà nước, được hưởng trợ cấp thôi phục vụ trong Công an nhân
dân theo quy định khoản 3 Điều 19 Nghị định này và được bảo lưu phần bảo hiểm
xã hội của thời gian công tác trong Công an nhân dân.
Điều 19. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ
quan Công an nhân dân thôi phục vụ trong Công an nhân dân
Sĩ quan, hạ
sĩ quan thôi phục vụ trong Công an nhân dân mà không đủ điều kiện để nghỉ hưu hoặc
không chuyển ngành thì xuất ngũ về địa phương và được hưởng các chế độ sau:
1. Được trợ cấp
tạo việc làm theo quy định của Nhà nước; được ưu tiên vào học nghề hoặc giới
thiệu việc làm tại các trung tâm dịch vụ việc làm của các bộ, ngành, đoàn thể,
địa phương và các tổ chức kinh tế - xã hội khác; được ưu tiên tuyển chọn theo
các chương trình hợp tác đưa người đi lao động nước ngoài.
2. Được hưởng
chế độ bảo hiểm xã hội và các chế độ khác theo quy định hiện hành của pháp luật.
3. Được trợ cấp xuất ngũ một lần: cứ mỗi năm công tác được
tính bằng một tháng tiền lương hiện hưởng và phụ cấp (nếu có).
Thời gian để
tính hưởng chế độ trợ cấp xuất ngũ một lần là tổng thời gian công tác trong
Công an nhân dân (bao gồm thời gian là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học viên,
công nhân, viên chức Công an nhân dân); thời gian công tác trong các cơ quan Đảng,
Nhà nước, tổ chức xã hội, đoàn thể ở Trung ương, địa phương và thời gian làm hợp
đồng có đóng bảo hiểm xã hội (nếu có).
4. Sĩ quan, hạ
sĩ quan đã xuất ngũ về địa phương trong thời gian không quá 01 năm (12 tháng) kể
từ ngày quyết định xuất ngũ có hiệu lực, nếu tìm được việc làm mới, có yêu cầu
chuyển ngành thì được thực hiện chế độ chuyển ngành. Khi thực hiện chế độ chuyển
ngành thì phải hoàn lại khoản trợ cấp đã nhận theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.
Điều 20. Quy đổi thời gian để tính hưởng chế độ khi sĩ
quan nghỉ hưu, chuyển ngành, thôi phục vụ trong Công an nhân dân
Sĩ quan Công an nhân dân
có thời gian công tác ở địa bàn hoặc công việc có tính chất đặc thù thì được
quy đổi thời gian đó để tính hưởng chế độ trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, chuyển
ngành, thôi phục vụ trong Công an nhân dân như áp dụng đối với sĩ quan Quân đội
nhân dân, quy định tại các khoản 2, 3 Điều 9 và Điều 10 Nghị định
số 04/2001/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2001 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân năm 1999 về chế độ,
chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ; sĩ quan chuyển sang quân nhân
chuyên nghiệp hoặc chuyển sang công chức quốc phòng.
Điều 21. Chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ
quan Công an nhân dân chuyển sang công nhân, viên chức Công an nhân dân
1. Sĩ quan, hạ sĩ quan
thuộc diện chuyển sang công nhân, viên chức Công an nhân dân được xếp lương
theo công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp hệ số mức lương mới được xếp thấp hơn
hệ số mức lương tại thời điểm chuyển sang công
nhân, viên chức Công an nhân dân thì được bảo lưu phần chênh lệch giữa hệ số mức
lương của sĩ quan, hạ sĩ quan với hệ số mức lương mới cho đến khi được nâng
lương bằng hoặc cao hơn.
2. Sĩ quan, hạ sĩ quan
đã chuyển sang công nhân, viên chức Công an nhân dân được điều động trở lại hoặc
nghỉ hưu, được thực hiện các chế độ quy định tại các điểm đ, e khoản 1 Điều 18
Nghị định này.
Điều 22. Kinh phí bảo đảm thực hiện chế độ, chính sách
1. Ngân sách nhà nước đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện các chế độ: trợ cấp
tạo việc làm, trợ cấp thôi phục vụ trong Công an nhân dân quy định tại khoản 1, khoản
3 Điều 19; chi trả đào tạo, chi trả
phần chênh lệch do bảo lưu lương của sĩ quan, hạ sĩ quan chuyển ngành quy định
tại các điểm a, d khoản 1 Điều 18 đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị - xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước; chi trả một lần đối
với thời gian quy đổi được quy định tại Điều 20; chi trả phần chênh lệch
do bảo lưu lương của sĩ quan, hạ sĩ quan chuyển sang công nhân, viên chức Công
an nhân dân và kinh phí đóng bảo hiểm xã hội bổ sung cho thời gian là hạ sĩ
quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn của sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân.
Kinh phí thực hiện chi
trả đào tạo và chi trả phần chênh lệch do bảo lưu lương của sĩ quan, hạ sĩ quan
sau khi chuyển ngành sang doanh nghiệp nhà nước được hạch toán vào giá thành sản
phẩm hoặc chi phí kinh doanh.
2. Bộ Công an chủ trì,
phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ hướng
dẫn thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 23. Khen thưởng
1. Cơ quan, tổ chức, cá
nhân phối hợp, tham gia, cộng tác, giúp đỡ Công an nhân dân trong bảo vệ an
ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến
sĩ, công nhân, viên chức Công an nhân dân có thành tích trong chiến đấu, công
tác thì tuỳ theo công trạng được xét tặng thưởng huân chương, huy chương, danh
hiệu vinh dự nhà nước và các hình thức khen thưởng khác theo quy định của Luật
Thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn.
2. Trường hợp
do yêu cầu bảo vệ bí mật công tác, quyết định khen thưởng của cấp có thẩm quyền
đối với với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, giúp đỡ
Công an nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội
và đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức Công an nhân dân
không công bố công khai.
3. Trường hợp
cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thành
tích đặc biệt xuất sắc trong bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn
xã hội thì ngoài việc được tặng thưởng huân chương, huy chương, danh hiệu vinh
dự Nhà nước còn được Nhà nước và Bộ Công an xét thưởng vật chất theo quy định.
Chương 6:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 24. Hiệu lực thi hành
Nghị định này
có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây trái với quy định của Nghị
định này đều bị bãi bỏ.
Điều 25. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng
Bộ Công an chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi
hành Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Học viện Hành chính Quốc gia;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (5b)
|
TM. CHÍNH PHỦ
Thủ Tướng
Nguyễn Tấn Dũng
|