Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 19/2004/NĐ-CP hướng dẫn Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003

Số hiệu: 19/2004/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Phan Văn Khải
Ngày ban hành: 10/01/2004 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 19/2004/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 10 tháng 1 năm 2004

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 19/2004/NĐ-CP NGÀY 10 THÁNG 01 NĂM 2004 QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN NĂM 2003

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003 (sau đây gọi là Luật) về số đại biểu Hội đồng nhân dân, đơn vị bầu cử và khu vực bỏ phiếu; các tổ chức phụ trách bầu cử; lập danh sách cử tri; tuyên truyền và vận động bầu cử; trình tự bầu cử và kết quả bầu cử; bầu cử thêm, bầu cử lại và bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Điều 2. Quyền bầu cử và ứng cử

Quyền bầu cử và quyền ứng cử tại Điều 2 của Luật được quy định như sau:

Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời hạn cư trú:

1. Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; trừ những trường hợp đã được quy định tại Điều 25 của Luật.

2. Đủ 21 tuổi trở lên, có đủ điều kiện và tiêu chuẩn quy định đều có quyền ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trừ những trường hợp đã được quy định tại Điều 31 của Luật.

Điều 3. Cách tính tuổi để thực hiện quyền bầu cử và ứng cử

Cách tính tuổi để thực hiện quyền bầu cử và ứng cử tại Điều 2 của Luật được quy định như sau:

1. Tuổi để thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của công dân được tính từ ngày, tháng, năm sinh ghi trong Giấy khai sinh đến ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ấn định. Trường hợp không có Giấy khai sinh thì căn cứ vào sổ hộ khẩu hoặc Giấy chứng minh nhân dân để tính tuổi thực hiện quyền bầu cử, ứng cử.

Mỗi tuổi tròn được tính từ ngày, tháng, năm sinh (dương lịch) của năm trước đến ngày, tháng, năm sinh (dương lịch) của năm sau.

2. Trường hợp không xác định được ngày sinh thì lấy ngày 01 của tháng sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử. Trường hợp không xác định được ngày và tháng sinh thì lấy ngày 01 tháng 01 của năm sinh làm căn cứ để xác định tuổi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử.

Điều 4. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong bầu cử

Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện công tác bầu cử theo Điều 5 của Luật được quy định như sau:

1. Bộ Nội vụ giúp Chính phủ hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai, thực hiện công tác bầu cử của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp; phát hành mẫu phiếu bầu, mẫu thẻ cử tri, mẫu thẻ đại biểu Hội đồng nhân dân và các biểu mẫu phục vụ công tác bầu cử.

2. Các Bộ, ngành liên quan, các cơ quan, tổ chức, đơn vị tích cực, chủ động tham gia công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật; cử người tham gia phối hợp, thực hiện công tác bầu cử theo yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các tổ chức phụ trách bầu cử.

3. Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện công tác bầu cử, bảo đảm phương tiện vật chất cho cuộc bầu cử; giữ gìn an ninh trật tự, tổ chức phòng, chống cháy, nổ tại các địa điểm bỏ phiếu, bảo đảm để cuộc bầu cử diễn ra dân chủ, đúng pháp luật, an toàn và tiết kiệm.

4. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai công tác chuẩn bị và phục vụ bầu cử theo phân công của Uỷ ban nhân dân.

Sở Nội vụ có trách nhiệm giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi tiến độ cuộc bầu cử, tổng hợp kết quả cuộc bầu cử và thống kê số lượng, chất lượng, cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Điều 5. Kinh phí phục vụ bầu cử

Kính phí tổ chức bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo Điều 8 của Luật được quy định như sau:

1. Kinh phí bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân do ngân sách nhà nước bảo đảm.

2. Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Nội vụ lập phương án phân bổ ngân sách phục vụ bầu cử trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và hướng dẫn việc lập dự toán, quyết toán kinh phí bầu cử, bảo đảm để kinh phí bầu cử được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

Chương 2:

SỐ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ĐƠN VỊ BẦU CỬ VÀ KHU VỰC BỎ PHIẾU

Điều 6. Cách tính số đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Cách tính số đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo Điều 9 của Luật được quy định như sau:

1. Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân của mỗi đơn vị hành chính được tính trên cơ sở dân số của từng đơn vị theo quy định tại Điều 9 của Luật.

2. Căn cứ để tính số đại biểu Hội đồng nhân dân của mỗi địa phương là số liệu dân số có đến ngày 31 tháng 12 của năm trước năm tiến hành cuộc bầu cử do Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cung cấp.

Điều 7. Ấn định số lượng đơn vị bầu cử và xác định đơn vị bầu cử

Số lượng đơn vị bầu cử tại Điều 11 của Luật được quy định như sau:

1. Uỷ ban nhân dân các cấp căn cứ quy định tại Điều 11 của Luật và tình hình cụ thể địa phương để ấn định số đơn vị bầu cử và danh sách các đơn vị bầu cử, trình Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn; số đơn vị bầu cử và danh sách đơn vị bầu cử cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ấn định và trình Chính phủ phê chuẩn.

2. Việc xác định đơn vị bầu cử được thực hiện như sau:

a) Đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) thì đơn vị bầu cử được xác định là huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là huyện), liên huyện hoặc liên xã;

b) Đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân huyện thì đơn vị bầu cử được xác định là xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã), liên xã hoặc liên thôn;

c) Đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã thì đơn vị bầu cử được xác định là thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc (gọi chung là thôn), tổ dân phố hoặc liên thôn, liên tổ dân phố;

d) Trường hợp thành lập hai đơn vị bầu cử ở một đơn vị hành chính huyện, xã hoặc ở một thôn, tổ dân phố, Uỷ ban nhân dân cấp bầu cử có trách nhiệm xác định ranh giới rõ ràng, hợp lý giữa các đơn vị bầu cử để việc tổ chức thực hiện bầu cử được thuận lợi.

Điều 8. Số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử

Số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử tại Điều 10 của Luật được quy định như sau:

1. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được bầu theo đơn vị bầu cử. Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu không quá năm đại biểu.

2. Uỷ ban nhân dân các cấp căn cứ vào tình hình cụ thể của địa phương để ấn định số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử, nhưng hạn chế số đơn vị được bầu dưới ba đại biểu và trình Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn; số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ấn định và trình Chính phủ phê chuẩn.

Điều 9. Trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng

Khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng theo Điều 42 của Luật được quy định như sau:

1. Trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng ở một đơn vị bầu cử là trường hợp khuyết người ứng cử sau khi danh sách những người ứng cử đã được công bố do một hoặc một số người ứng cử bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị chết hoặc vì lý do khác phải xoá tên hoặc rút tên khỏi danh sách người ứng cử, dẫn đến số người ứng cử ở đơn vị bầu cử không còn nhiều hơn số đại biểu được bầu ở đơn vị đó ít nhất là hai người như quy định tại Điều 42 của Luật.

2. Trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng xảy ra trước khi niêm yết danh sách những người ứng cử hai ngày trở lên, thì Hội đồng bầu cử sau khi thống nhất ý kiến với Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp lựa chọn người có tín nhiệm cao nhất trong số người còn lại ở danh sách hiệp thương lần thứ ba để bổ sung vào danh sách những người ứng cử.

3. Trường hợp không lựa chọn được người để bổ sung vào danh sách những người ứng cử hoặc trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng xảy ra sau thời gian quy định tại khoản 2 Điều này, thì Uỷ ban nhân dân cấp bầu cử quyết định việc giảm số đại biểu được bầu ở đơn vị bầu cử khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng, trình Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn; đối với đơn vị bầu cử cấp tỉnh thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Chính phủ phê chuẩn.

Điều 10. Phân định khu vực bỏ phiếu

Phân định khu vực bỏ phiếu theo Điều 13 của Luật được quy định như sau:

1. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Uỷ ban nhân dân cấp xã) căn cứ vào hoàn cảnh địa dư, phân bố dân cư và khả năng tổ chức của địa phương, phân chia khu vực bỏ phiếu và trình Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn:

a) Mỗi khu vực bỏ phiếu có thể là một thôn, tổ dân phố hoặc là liên thôn, liên tổ dân phố;

b) Trường hợp do số cử tri đông, phải phân chia thôn, tổ dân phố thành nhiều khu vực bỏ phiếu thì Uỷ ban nhân dân cấp xã xác định rõ ranh giới và thông báo để cử tri nhận biết khu vực bỏ phiếu.

2. Chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân quyết định việc phân chia khu vực bỏ phiếu ở đơn vị mình.

Chương 3:

CÁC TỔ CHỨC PHỤ TRÁCH BẦU CỬ

Điều 11. Thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử

Việc thành lập các tổ phụ trách bầu cử theo Điều 16 của Luật được quy định như sau:

1. Sau khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ấn định ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thống nhất ý kiến với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, quyết định thành lập Hội đồng bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử theo đúng thời hạn quy định của Luật;

2. Trong cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, các tổ chức phụ trách bầu cử được tổ chức như sau:

a) Thành viên Hội đồng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện có thể là thành viên Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;

b) Thành viên Hội đồng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có thể là thành viên Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện;

c) Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã kiêm nhiệm vụ của Tổ bầu cử và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 17, Điều 18 của Luật trong trường hợp đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã chỉ có một khu vực bỏ phiếu.

Điều 12. Trách nhiệm của thành viên tổ chức phụ trách bầu cử

Thành viên các tổ chức phụ trách bầu cử phải nắm vững các quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân; các văn bản hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Trung ương và địa phương.

Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quy định tại các Điều 16, 17 và 18 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, thành viên tổ chức bầu cử phải luôn công tâm, khách quan, trung thực đối với các nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 13. Thay đổi hoặc bổ sung thành viên tổ chức phụ trách bầu cử

Trường hợp tổ chức phụ trách bầu cử bị khuyết thành viên do bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị chết hoặc vì lý do khác, thì Uỷ ban nhân dân sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân và Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thay đổi hoặc bổ sung thành viên tổ chức phụ trách bầu cử.

Chương 4:

LẬP DANH SÁCH CỬ TRI

Điều 14. Danh sách cử tri

Lập danh sách cử tri theo Điều 23 và 24 của Luật được quy định như sau:

1. Uỷ ban nhân dân cấp xã và Ban Chỉ huy đơn vị (đối với các đơn vị vũ trang nhân dân) lập danh sách cử tri theo khu vực bỏ phiếu như sau:

a) Người đủ tuổi theo quy định của pháp luật được ghi tên vào danh sách cử tri để thực hiện quyền bầu cử tại nơi mình cư trú, trừ những trường hợp thuộc quy định tại khoản 1 Điều 25 và Điều 31 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

b) Trong thời hạn lập danh sách cử tri, những người chưa có hộ khẩu thường trú nhưng có giấy chứng nhận chuyển đi của cơ quan có thẩm quyền ở nơi cư trú cũ thì được ghi tên vào danh sách cử tri tại nơi cư trú mới để tham gia bầu cử;

c) Trường hợp tạm vắng khỏi nơi cư trú để đi lao động, làm ăn hoặc vì lý do khác, nếu đã đăng ký tạm trú từ sáu tháng trở lên ở nơi cư trú mới thì được ghi tên vào danh sách cử tri tại địa phương nơi cư trú mới để thực hiện quyền bầu cử;

d) Trường hợp tạm vắng khỏi nơi cư trú để đi thăm người thân, đi du lịch hoặc vì lý do khác thì ghi tên vào danh sách cử tri nơi đăng ký hộ khẩu thường trú để thực hiện quyền bầu cử;

đ) Sinh viên, học sinh, học viên có hộ khẩu tạm trú ở các trường chuyên nghiệp, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung học chuyên nghiệp và quân nhân ở các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh sách cử tri ở nơi học tập, công tác hoặc nơi đóng quân để tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện;

e) Quân nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương (gần nơi đóng quân) có thể được Thủ trưởng đơn vị cấp giấy chứng nhận để ghi tên vào danh sách cử tri để tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân ở nơi cư trú.

Điều 15. Thời gian niêm yết danh sách cử tri

Thời gian niêm yết danh sách cử tri theo Điều 26 của Luật được quy định như sau:

Chậm nhất là ba mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải niêm yết danh sách cử tri tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã và những nơi công cộng trong khu vực bỏ phiếu; đồng thời thông báo rộng rãi địa điểm niêm yết để nhân dân biết và kiểm tra.

Chương 5:

TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG BẦU CỬ

Điều 16. Tuyên truyền cho cuộc bầu cử

Thông tin, tuyên truyền cho bầu cử theo các Điều 44 và 45 của Luật được quy định như sau:

1. Các cơ quan thông tin đại chúng ở Trung ương, địa phương có trách nhiệm đưa tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử, các quy định của pháp luật về bầu cử, công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc trong kiểm tra, giám sát cuộc bầu cử ở địa phương và trong phạm vi cả nước; cổ động để cử tri tham gia bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

2. Uỷ ban nhân dân các cấp bảo đảm công tác thông tin cho cuộc bầu cử; tổ chức tuyên truyền, cổ động cho cuộc bầu cử ở địa phương theo chỉ đạo của Hội đồng bầu cử.

Điều 17. Vận động bầu cử

Việc vận động bầu cử theo Điều 46 của Luật được quy định như sau:

Vận động bầu cử của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là hoạt động gặp gỡ, tiếp xúc của người ứng cử với cử tri nơi công tác, nơi cư trú hoặc thông qua phương tiện thông tin đại chúng để người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nhằm thực hiện trách nhiệm của người đại biểu nếu được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân.

Điều 18. Nguyên tắc vận động bầu cử

1. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương nào thực hiện quyền vận động bầu cử trong phạm vi địa phương đó.

2. Việc vận động bầu cử được tiến hành công khai, dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và phải kết thúc trước khi bắt đầu cuộc bỏ phiếu hai mươi bốn giờ.

3. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân không được lợi dụng vận động bầu cử để tuyên truyền những quan điểm trái với Hiến pháp, pháp luật hoặc làm tổn hại đến uy tín, danh dự và lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.

4. Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân không được sử dụng tiền, phương tiện vật chất khác của Nhà nước, tập thể và cá nhân để lôi kéo, mua chuộc cử tri.

5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân không được lợi dụng vận động bầu cử để quyên góp tiền, phương tiện vật chất hoặc kêu gọi tài trợ để phục vụ cho việc vận động bầu cử.

Điều 19. Các hình thức, nội dung vận động bầu cử

Các hình thức, nội dung vận động bầu cử theo điều 46 của Luật được quy định như sau:

1. Việc vận động bầu cử được tiến hành dưới các hình thức sau đây:

a) Gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri thông qua hội nghị tiếp xúc cử tri do Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp ở địa phương tổ chức;

b) Gặp gỡ, tiếp xúc cử tri ở cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người ứng cử công tác;

c) Trả lời phỏng vấn trên báo chí, phát thanh, truyền hình địa phương.

2. Nội dung vận động bầu cử của người ứng cử bao gồm:

a) Trình bày dự kiến chương trình hoạt động của mình nếu được bầu làm đại biểu Hội đồng nhân dân;

b) Trao đổi với cử tri những vấn đề cùng quan tâm;

c) Trả lời các câu hỏi của cử tri.

Điều 20. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong vận động bầu cử

1. Hội đồng bầu cử chỉ đạo công tác vận động bầu cử và giải quyết các khiếu nại, tố cáo về vận động bầu cử ở địa phương.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân phối hợp với Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc các cấp tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri cho người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình.

3. Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình tạo điều kiện cho người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp xúc với cử tri ở cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; bảo đảm cho việc tổ chức vận động bầu cử được tiến hành công khai, dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật.

4. Các cơ quan báo chí có trách nhiệm đưa tin về hội nghị tiếp xúc cử tri, các cuộc trả lời phỏng vấn của người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương.

Điều 21. Kinh phí vận động bầu cử

Kinh phí vận động bầu cử lấy từ nguồn kinh phí phục vụ công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân do Nhà nước cấp và kinh phí hoạt động thường xuyên của cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ra ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Chương 6:
TRÌNH TỰ BẦU CỬ VÀ KẾT QUẢ BẦU CỬ

Điều 22. Thời gian bầu cử

Thời gian bầu cử theo Điều 48 của Luật được quy định như sau:

Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ đến mười chín giờ cùng ngày. Tuỳ tình hình cụ thể, Tổ bầu cử có thể quyết định bắt đầu cuộc bỏ phiếu sớm hơn và kết thúc muộn hơn giờ quy định, nhưng không được bắt đầu trước năm giờ và kết thúc quá hai mươi giờ cùng ngày.

Khu vực bỏ phiếu nào đã có một trăm phần trăm cử tri có tên trong danh sách cử tri đi bầu thì Tổ bầu cử ở nơi đó có thể kết thúc cuộc bỏ phiếu sớm hơn giờ quy định.

Điều 23. Địa điểm bỏ phiếu và phòng bỏ phiếu

Địa điểm bỏ phiếu (phòng bỏ phiếu) phải bảo đảm trang nghiêm, có đủ các điều kiện, phương tiện vật chất cần thiết phục vụ cho việc bầu cử và thuận tiện cho cử tri đến bầu cử.

Điều 24. Thẻ cử tri

Công dân có tên trong danh sách cử tri được phát thẻ cử tri để thực hiện quyền bầu cử của mình:

1. Thẻ cử tri của công dân do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi lập danh sách cử tri ký tên và đóng dấu;

2. Thẻ cử tri của quân nhân ở đơn vị vũ trang nhân dân do Chỉ huy đơn vị ký tên và đóng dấu.

Điều 25. Các trường hợp đặc biệt ảnh hưởng đến ngày bỏ phiếu

Việc gián đoạn, hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn theo Điều 54 của Luật được quy định như sau:

1. Trong ngày bầu cử, cuộc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ như thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn hoặc các trường hợp bất khả kháng khác làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ bầu cử phải lập tức niêm phong giấy tờ và hòm phiếu, kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử biết, đồng thời tổ chức hòm phiếu phụ và thực hiện các biện pháp cần thiết khác để cuộc bỏ phiếu được tiếp tục.

2. Hội đồng bầu cử cấp tỉnh báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét việc hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định trong các trường hợp sau:

a) Hoãn ngày bỏ phiếu ở các đơn vị bầu cử do ảnh hưởng của thiên tai, bão lụt hoặc vì lý do khác không thể tiến hành ngày bỏ phiếu theo quy định của Luật;

b) Tổ chức bỏ phiếu sớm hơn ngày bầu cử đã được ấn định đối với những đơn vị bầu cử có khó khăn về địa hình, giao thông và phương tiện đi lại.

Điều 26. Báo cáo tình hình trong ngày bầu cử

1. Hội đồng bầu cử các cấp có trách nhiệm báo cáo tình hình trong ngày bầu cử đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và cấp trên trực tiếp; đối với cấp tỉnh thì báo cáo lên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Uỷ ban nhân dân các cấp báo cáo cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp về tình hình, tiến độ thực hiện công tác bầu cử ở địa phương; đối với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thì báo cáo Chính phủ.

3. Nội dung báo cáo tình hình trong ngày bầu cử gồm:

a) Giờ khai mạc và không khí ngày bầu cử;

b) Số cử tri đi bầu và tiến độ đi bầu cử của cử tri địa phương;

c) Tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội và những khó khăn ảnh hưởng đến việc cử tri đi bỏ phiếu;

d) Những vấn đề phát sinh cần xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn;

đ) Kết quả sơ bộ của cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương.

Điều 27. Kiểm phiếu và xác định kết quả bầu cử

Kiểm phiếu và xác định kết quả bầu cử theo các Điều 55, 56, 57, 58, 59 và 60 của Luật được quy định như sau:

1. Tổ bầu cử phải tiến hành kiểm phiếu, lập biên bản kiểm phiếu và niêm phong phiếu bầu theo đúng trình tự quy định tại các Điều 55, 56, 57, 58 và 59 của Luật, đồng thời tạo điều kiện để phóng viên báo chí và đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử chứng kiến việc kiểm phiếu;

Trước khi mở hòm phiếu và tiến hành kiểm phiếu, Tổ bầu cử phải lập biên bản kiểm kê việc sử dụng phiếu bầu và niêm phong số phiếu không sử dụng đến để bàn giao cho Uỷ ban nhân dân cấp xã lưu trữ, quản lý sau khi cuộc bầu cử kết thúc;

Biên bản kiểm phiếu được gửi đến Ban bầu cử, Uỷ ban nhân dân, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn.

2. Ban bầu cử kiểm tra các biên bản kiểm phiếu do Tổ bầu cử chuyển đến, tổng hợp để lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử do mình phụ trách để gửi tới Hội đồng bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

3. ở đơn vị bầu cử chỉ có một khu vực bỏ phiếu thì Ban bầu cử kiêm Tổ bầu cử lập biên bản kiểm phiếu và xác định kết quả bầu cử để gửi tới Hội đồng bầu cử và Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

Điều 28. Trường hợp có sự kiện làm gián đoạn việc kiểm phiếu

Trường hợp có sự kiện xảy ra làm gián đoạn việc kiểm phiếu hoặc không thể tiến hành kiểm phiếu được thì Tổ bầu cử phải niêm phong hòm phiếu hoặc số phiếu đã kiểm, báo cáo ngay với Ban bầu cử, Hội đồng bầu cử để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 29. Tổng kết bầu cử

Tổng kết bầu cử theo Điều 66 của Luật được quy định như sau:

1. Hội đồng bầu cử các cấp lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử và báo cáo tổng kết cuộc bầu cử tại địa phương theo quy định tại Điều 66 của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân;

Biên bản tổng kết cuộc bầu cử ở cấp huyện, cấp xã được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và cấp trên trực tiếp. Biên bản tổng kết cuộc bầu cử ở cấp tỉnh được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp tổ chức Hội nghị tổng kết công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở địa phương;

Báo cáo Tổng kết công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp; đối với cấp tỉnh thì gửi tới Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 30. Lưu trữ, quản lý hồ sơ, phương tiện sau khi kết thúc cuộc bầu cử

Uỷ ban nhân dân cấp bầu cử có trách nhiệm lưu trữ, quản lý toàn bộ hồ sơ, tài liệu, con dấu của các Tổ chức phụ trách bầu cử cấp mình;

Uỷ ban nhân dân cấp xã lưu trữ, quản lý các biên bản kiểm phiếu, toàn bộ phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp (kể cả phiếu bầu không sử dụng đến đã được niêm phong), con dấu và hòm phiếu do Tổ bầu cử bàn giao theo quy định pháp luật.

Chương 7:
BẦU CỬ THÊM, BẦU CỬ LẠI VÀ BẦU CỬ BỔ SUNG ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Điều 31. Tổ chức phụ trách bầu cử trong bầu cử thêm, bầu cử lại

Việc bầu cử thêm, bầu cử lại theo các Điều 62, 63, 64 và 65 của Luật được quy định như sau:

1. Các tổ chức phụ trách bầu cử trong lần bầu cử đầu tiên tiếp tục làm nhiệm vụ trong cuộc bầu cử thêm, bầu cử lại.

2. Trường hợp Tổ bầu cử hoặc thành viên Tổ bầu cử vi phạm pháp luật bầu cử hoặc không được nhân dân tín nhiệm thì Uỷ ban nhân dân sau khi thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Thường trực Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định thành lập Tổ bầu cử mới hoặc bổ sung thành viên để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Điều 32. Thẩm quyền quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Việc bầu cử bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định tại các Điều 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74 và 75 của Luật.

Chương 8:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 33. Tổ chức thực hiện

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức có liên quan thực hiện Nghị định này.

Điều 34. Hiệu lực thi hành và trách nhiệm thi hành

Nghị định này có hiệu lực sau mười lăm ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 81/CP ngày 01 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành Luật Bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi) năm 1994.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Phan Văn Khải

(Đã ký)

THE GOVERNMENT
-------------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------

No: 19/2004/ND-CP

Ha Noi, January 10th, 2004

DECREE

DETAILING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE 2003 LAW ON THE ELECTION OF DEPUTIES TO THE PEOPLE'S COUNCILS

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 26, 2003 Law on the Election of Deputies to the People's Councils;
At the proposal of the Minister of Home Affairs,

DECREES:

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.- Scope of regulation

This Decree guides in detail the implementation of a number of articles of the November 26, 2003 Law on the Election of Deputies to the People's Councils (hereinafter referred to the Law) regarding the number of People's Council deputies, election units and polling stations; the election-managing organizations; the listing of voters; election propagation and campaigning; election order and election returns; additional election, re-election, and election of additional deputies to the People's Councils of all levels.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The right to vote and the right to stand for election mentioned in Article 2 of the Law are prescribed as follows:

All citizens of the Socialist Republic of Vietnam, regardless of their ethnicity, sex, social class, belief, religion, educational level, profession, or duration of residence:

1. Who are full 18 years or older shall have the right to elect People's Council deputies, except for cases prescribed in Article 25 of the Law.

2. Who are full 21 years or older and fully meet the prescribed conditions and criteria shall have the right to stand for election to the People's Councils of all levels, except for cases prescribed in Article 31 of the Law.

Article 3.- Methods of calculating the age for exercising the rights to vote and stand for election

The methods of calculating the age for exercising the rights to vote and stand for election mentioned in Article 2 of the Law are prescribed as follows:

1. The ages for exercising the citizens' rights to vote and stand for election shall count from their birth dates inscribed in the birth certificates to the date of election of People's Council deputies, already fixed by the National Assembly Standing Committee. In case of non-availability of the birth certificates, the household registration books or people's identity cards shall serve as a basis for calculating the ages for exercising the rights to vote and stand for election.

A full year age shall count from the birth date (of the calendar year) of the preceding year to the birth date (of the calendar year) of the following year.

2. In cases where the birth date cannot be determined, the 1st day of the month of birth shall serve as a basis for determining the ages for exercising the rights to vote and stand for election. In cases where the dates and months of birth cannot be determined, the 1st day of January of the year of birth shall serve as a basis for determining the ages for exercising the rights to vote and stand for election.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The Government shall direct the ministries, branches and the People's Committees of all levels in performing the election work under Article 5 of the Law as follows:

1. The Ministry of Home Affairs shall assist the Government in guiding and examining the performance of the election work by the standing bodies of the People's Councils and the People's Committees of all levels; issue the form of ballot, the form of voter's card, the form of card of People's Council deputy, and forms in service of the election work.

2. The concerned ministries and branches, agencies, organizations and units shall take initiative in participating in the work of election of People's Council deputies according to law provisions; appoint their officials and employees to participate in coordinating and performing the election work at requests of competent State bodies and the election-managing organizations.

3. The People's Committees of all levels shall organize the performance of the election work and ensure the material conditions for the election; maintain security and order, and organize fire and explosion prevention and fighting at the polling stations, ensuring that the election shall take place in a democratic, lawful, safe and thrifty manner.

4. The professional agencies of the provincial/municipal People's Committees shall have to proceed with the work of preparation and service for the election under the assignment of the provincial/municipal People's Committees.

The provincial/municipal Services of Home Affairs shall have to assist the provincial/municipal People's Committees in monitoring the progress of the election, sum up the election returns and make statistics on the number, quality and structure of deputies to the People's Councils of all levels.

Article 5.- Funding for the election

Funding for organization of the election of deputies to the People's Councils of all levels as mentioned in Article 8 of the Law is prescribed as follows:

1. Funding for the election of People's Council deputies shall be supplied by the State budget.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Chapter II

NUMBER OF PEOPLE'S COUNCIL DEPUTIES, ELECTION UNITS AND POLLING STATIONS

Article 6.- Methods of calculating the number of deputies to the People's Councils of all levels

The methods of calculating the number of deputies to the People's Councils of all levels as mentioned in Article 9 of the Law are prescribed as follows:

1. The number of the People's Council deputies of each administrative unit shall be calculated on the basis of the population of each unit as provided for in Article 9 of the Law.

2. The population figures counted to December 31 of the year preceding the year when the election is held, provided by the provincial/municipal Statistics Departments, shall serve as bases for calculating the number of the People's Council deputies of each locality.

Article 7.- Fixing the number of election units and determination of the election units

The number of election units mentioned in Article 11 of the Law is prescribed as follows:

1. The People's Committees of all levels shall base themselves on the provisions of Article 11 of the Law and the practical situation of their respective localities to fix the number and lists of the election units, and submit them to the immediate superior People's Committees for ratification; the number and lists of the provincial-level election units shall be fixed by the provincial-level People's Committees and submitted to the Government for ratification.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ For the election of deputies to the People's Councils of the provinces and centrally-run cities (referred collectively to as the provincial-level), the election units shall be rural or urban districts, provincial towns or cities (referred collectively to as districts), inter-districts or inter-communes;

b/ For the election of deputies to the district People's Councils, the election units shall be communes, wards or district townships (referred collectively to as communes), inter-communes or inter-villages;

c/ For the election of deputies to the commune People's Councils, the election units shall be the hamlets or villages (referred collectively to as villages), population groups, inter- villages or inter-population groups;

d/ In cases where two election units are set up in a district or commune administrative unit, or in a village or population group, the People's Committees of the election level shall have to determine clear and rational boundaries among the election units so that the election is organized conveniently.

Article 8.- Number of deputies to be elected at each election unit

The number of deputies to be elected at each election unit as mentioned in Article 10 of the Law is prescribed as follows:

1. Deputies to the People's Councils of all levels shall be elected according to the election units. Each unit for the election of People's Council deputies may elect no more than five deputies.

2. The People's Committees of all levels shall base themselves on the practical situation in their respective localities to fix the number of deputies to be elected at each election unit, but restrict the number of units where less than three deputies shall be elected, and submit it to the immediate superior People's Committees for ratification; the number of deputies to be elected at each provincial-level election unit shall be fixed by the provincial-level People's Committees and submitted to the Government for ratification.

Article 9.- Cases of inadequacy of candidates due to force majeure reasons

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Cases of inadequacy of candidates due to force majeure reasons at an election unit mean cases where candidates are inadequate after the lists of candidates have been publicized because one or several candidates have been examined for penal liability, died or due to other reasons, have their names deleted or excluded from the lists of candidates, thus making the number of candidates at the election unit smaller than the number of deputies to be elected at such unit by at least two persons as prescribed in Article 42 of the Law.

2. In cases where the inadequacy of candidates due to force majeure reasons takes place two days or more before the posting-up of the lists of candidates, the Election Councils shall, after consulting with the standing boards of Vietnam Fatherland Front Committees of the same levels, select the most prestigious persons among those being left on the lists of the third-consultative conferences to add them to the lists of candidates.

3. In cases where no one can be selected for addition to the lists of candidates or where the inadequacy of candidates due to force majeure reasons takes place after the time prescribed in Clause 2 of this Article, the People's Committees of the election level shall decide on the reduction of the number of deputies to be elected at the election units where candidates are inadequate due to force majeure reasons, and report thereon to the immediate superior People's Committees for ratification; for the provincial-level election units, the provincial-level People's Committees shall report thereon to the Government for ratification.

Article 10.- Delimitation of polling stations

The delimitation of polling stations mentioned in Article 13 of the Law is prescribed as follows:

1. The People's Committees of the communes, wards or district townships (hereinafter called the commune-level People's Committees for short) shall base themselves on geographical situation, population distribution and organizational capabilities of their respective localities to delimit the polling stations and report thereon to the immediate superior People's Committees for ratification:

a/ Each polling station may be a village, population group, inter-village or inter-population group;

b/ In cases where a village or population group must be divided into many polling stations because of large numbers of voters, the commune-level People's Committees shall clearly determine the boundaries and notify such to voters so that they can identify the polling stations.

2. The commanders of the people's armed force units shall decide on the division of polling stations in their respective units.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ELECTION ORGANIZATIONS

Article 11.- Setting-up of the election organizations

The setting-up of election organizations as mentioned in Article 16 of the Law is prescribed as follows:

1. After the National Assembly Standing Committee fixes the date for election of People's Council deputies, the People's Committees shall consult with the standing bodies of the People's Councils and the standing boards of Vietnam Fatherland Front Committees of the same levels and decide to set up the Election Councils, the Election Boards and the Election Teams strictly within the time limit prescribed by the Law;

2. In the election of deputies to the People's Councils of all levels, the election organizations shall be organized as follows:

a/ Members of the Councils for election of deputies to the district-level People's Councils may be members of the Boards for election of deputies to the provincial-level People's Councils;

b/ Members of the Councils for election of deputies to the commune-level People's Councils may be members of the Boards for election of deputies to the district-level People's Councils;

c/ The Boards for election of deputies to the commune People's Councils shall concurrently perform the tasks of the Election Teams, and perform the tasks and exercise the powers prescribed in Articles 17 and 18 of the Law in cases where there is only one polling station at the unit for election of deputies to the commune-level People's Councils.

Article 12.- Responsibilities of members of the election organizations

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



In the course of performing the functions and tasks prescribed in Articles 16, 17 and 18 of the Law on the Election of Deputies to the People's Councils, members of the election organizations must always be impartial, objective and honest in performance of their assigned tasks and powers.

Article 13.- Change or addition of members of the election organizations

In cases where the numbers of members of the election organizations are inadequate because some are disciplined, examined for penal liability, die or for other reasons, the People's Committees shall, after consulting with the standing bodies of the People's Councils and the standing boards of Vietnam Fatherland Front Committees of the same levels, decide to change or add members to the election organizations.

Chapter IV

LISTING OF VOTERS

Article 14.- Lists of voters

The listing of voters as mentioned in Articles 23 and 24 of the Law is prescribed as follows:

1. The commune-level People's Committees and the units' commands (for the people's armed force units) shall make lists of voters according to the polling stations as follows:

a/ Those with ages prescribed by law shall have their names put on the lists of voters for exercising the right to vote in their places of residence, except for cases prescribed in Clause 1 of Article 25, and Article 31, of the Law on the Election of Deputies to the People's Councils;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c/ In cases where voters are temporarily absent from their residence places to work or earn their living or for other reasons, if they have registered for temporary residence for six months or more in new places of residence, their names shall be put on the lists of voters in the new places of their residence for the exercise of their right to vote;

d/ In cases where voters are temporarily absent from their residence places to visit their relatives or tour, or for other reasons, their names shall be put on the lists of voters in the places where they make the permanent-residence household registration for the exercise of their right to vote;

e/ Students, pupils and learners who have temporary-residence household books in vocational training schools, universities, colleges or intermediate vocational schools, as well as armymen of the people's armed force units shall have their names put on the lists of voters in the places where they study, work or are stationed for participation in the election of deputies to the provincial- and district-level People's Councils;

f/ Armymen who have permanent-residence household books in the localities (near the places of stationing) may be granted certificates by the units' heads for inscription of their names in the lists of voters in order to cast their ballots for the election of People's Council deputies in their places of residence.

Article 15.- Time for posting up lists of voters

The time for posting up lists of voters as mentioned in Article 26 of the Law is prescribed as follows:

At least thirty five days before the election day, the commune-level People's Committees must post up the lists of voters at their head-offices and public places in the polling stations, and at the same time widely announce the posting-up places to people for examination.

Chapter V

ELECTION PROPAGATION AND CAMPAIGNING

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The election information and propagation mentioned in Articles 44 and 45 of the Law are prescribed as follows:

1. The central and local mass media agencies shall have to carry reports and propagation on the election, the law provisions on election, and the work of preparation for the election of deputies to the People's Councils of all levels; on activities of leaders of the Party, the State and Vietnam Fatherland Front in examining and supervising the election in localities and nationwide; and agitate voters to participate in the election of deputies to the People's Councils of all levels.

2. The People's Committees of all levels shall ensure the information work for the election; organize propagation and agitation for the election in their respective localities under the direction of the Election Councils.

Article 17.- Election campaigning

The election campaigning mentioned in Article 46 of the Law is prescribed as follows:

The election campaigning by People's Council candidates means activities of their meetings or contacts with voters in their places of work or residence, or their reports through mass media to voters on their planned programs of action for the performance of their responsibilities if they are elected People's Council deputies.

Article 18.- Principles for election campaigning

1. Candidates of the People's Council of any locality shall exercise the right to canvass for the election within such locality.

2. The election campaigning shall be conducted in a public, democratic, equitable and lawful manner, ensuring social order and safety, and must be finished twenty-four hours before the voting starts.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



4. The People's Council candidates must not use money or other material means of the State, collectives or individuals to induce or buy off voters.

5. Agencies, organizations, units and individuals must not abuse the election campaigning to collect money or material means or call for financing in service of the election campaigning.

Article 19.- Forms and contents of election campaigning

The forms and contents of election campaigning mentioned in Article 46 of the Law are prescribed as follows:

1. The election campaigning shall be conducted in the following forms:

a/ Meetings or contacts with voters through meet-with-voter conferences, organized by the standing boards of Vietnam Fatherland Front Committees of all levels in localities;

b/ Meetings or contacts with voters in agencies, organizations or units where the candidates work;

c/ Granting interviews to local newspapers, radios or televisions.

2. Contents of candidates' election campaigning cover:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Exchanging ideas with voters on matters of mutual concern;

c/ Answering voters' questions.

Article 20.- Responsibilities of agencies and organizations in election campaigning

1. The Election Councils shall direct the work of election campaigning and settle complaints and denunciations related to election campaigning in localities.

2. The standing bodies of the People's Councils and the People's Committees shall coordinate with the standing boards of Vietnam Fatherland Front Committees of all levels in organizing meet-with-voter conferences for candidates of the People's Councils of their respective levels.

3. State agencies, economic organizations, social organizations and people's armed force units of all levels shall, within the ambit of their respective tasks and powers, create conditions for the People's Council candidates to contact voters in their respective agencies, organizations and units, ensuring that the election campaigning shall be conducted in a public, democratic, equitable and lawful manner.

4. The press agencies shall have to carry reports on meet-with-voter conferences and interviews given by People's Council candidates in localities.

Article 21.- Funding for election campaigning

Funding for election campaigning shall come from the State-allocated funding source in service of the work of election of People's Council deputies and regular operation funding of agencies, organizations and units, which have People's Council candidates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



ELECTION ORDER AND RETURNS

Article 22.- Election time

The election time mentioned in Article 48 of the Law is prescribed as follows:

The voting shall begin at seven hours and end at nineteen hours on the same day. Depending on the practical situation, the Election Teams may decide to begin the voting earlier and end it later than scheduled, but it must not begin before five hours and end after twenty hours on the same day.

For those polling stations where one hundred percent of voters named in the lists of voters have already gone to the poll, the Election Teams of such polling stations may end the voting earlier than scheduled.

Article 23.- Polling stations and polling rooms

Polling stations (polling rooms) must be solemn, equipped with adequate necessary material conditions and facilities in service of the election, and convenient for voters to go to vote.

Article 24.- Voter's cards

Citizens having their names inscribed in the lists of voters shall be given voter's cards to exercise their right to vote:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Voter's cards of armymen of the people's armed force units shall be signed and stamped by the units' commanders.

Article 25.- Special cases affecting the voting day

The interruption or postponement of the voting day, or the earlier-than-scheduled voting as mentioned in Article 54 of the Law are prescribed as follows:

1. During the election day, the voting must be conducted continuously. In case of unexpected events such as natural disasters, floods, fires or other force majeure cases which interrupt the voting, the Election Teams must immediately seal up papers and ballot boxes, promptly report such to the Election Boards, and at the same time arrange extra ballot boxes and take other necessary measures for the voting to continue.

2. The provincial-level Election Councils shall report to the Government for submission to the National Assembly Standing Committee for consideration on the postponement of the voting day or the earlier-than-scheduled voting in the following cases where:

a/ The voting day is postponed at the election units due to the effects of natural disasters, floods or other reasons, and the voting cannot be conducted under the provisions of the Law;

b/ The voting is organized earlier than the fixed election day, for the units meeting with difficulties regarding geographical terrain, transport and travel means.

Article 26.- Reporting on the election day's situation

1. The Election Councils of all levels shall have to report on the election day's situation to the standing bodies of the People's Councils, the People's Committees, the standing boards of Vietnam Fatherland Front Committees of the same levels and the immediate superior authorities; for the provincial level, to report thereon to the National Assembly Standing Committee, the Government and Vietnam Fatherland Front Central Committee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Contents of reporting on the election day's situation cover:

a/ The opening time and atmosphere of the election day;

b/ The number of voters having gone to the poll and the progress of voting by local voters;

c/ The situation on security, social order and safety, and difficulties affecting the voting by voters;

d/ Arising matters to be directed and guided;

e/ Initial returns of the election of deputies to the People's Councils in localities.

Article 27.- Vote-counting and determination of election returns

Vote-counting and determination of election returns as mentioned in Articles 55, 56, 57, 58, 59 and 60 of the Law are prescribed as follows:

1. The Election Teams must conduct the vote-counting, make records thereon and seal up ballots strictly according to the order prescribed in Articles 55, 56, 57, 58 and 59 of the Law, and at the same time create conditions for the news reporters and representatives of agencies, organizations and units having candidates to witness the vote-counting;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The vote-counting records shall be sent to the Election Boards, the People's Committees and the standing boards of Vietnam Fatherland Front Committees of the communes, wards or district townships.

2. The Election Boards shall examine the vote-counting records sent by the Election Teams and sum them up to make records on determination of the election returns at the election units managed by themselves, and send them to the Election Councils, the standing bodies of the People's Councils, the People's Committees and the standing boards of Vietnam Fatherland Front Committees of the same levels.

3. For the election unit where exists only one polling station, the Election Board-cum-Election Team shall make records on the vote-counting and determine the election returns before sending them to the Election Councils, the standing bodies of the People's Councils, the People's Committees and the standing boards of Vietnam Fatherland Front Committees of the same levels.

Article 28.- Cases where appear events interrupting the vote-counting

In cases where appear events, which interrupt the vote-counting or disable the vote-counting, the Election Teams must seal up the ballot boxes or the counted ballots and immediately report thereon to the Election Boards and the Election Councils for settlement according to law provisions.

Article 29.- Summing up the election

Summing-up of the election as mentioned in Article 66 of the Law is prescribed as follows:

1. The Election Councils of all levels shall make records and reports on sum-up of the election in their respective localities according to the provisions of Article 66 of the Law on the Election of Deputies to the People's Councils;

The records on sum-up of the district- and commune-level election shall be sent to the standing bodies of the People's Councils, the People's Committees, Vietnam Fatherland Front Committees of the same levels and immediate superior authorities. The records on sum-up of the provincial-level election shall be sent to the standing bodies of the People's Councils, the People's Committees, Vietnam Fatherland Front Committees of the same levels as well as the National Assembly Standing Committee, the Government and Vietnam Fatherland Front Central Committee.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



The reports on summing up the work of election of deputies to the People's Councils of all levels shall be sent to the standing bodies of the People's Councils, the People's Committees and Vietnam Fatherland Front Committees of immediate superior levels; for the provincial level, they shall be sent to the National Assembly Standing Committee, the Government and Vietnam Fatherland Front Central Committee.

Article 30.- Archival and management of dossiers and facilities after the election ends

The People's Committees of the election level shall have to archive and manage all dossiers, documents and seals of the election organizations of their respective levels;

The commune-level People's Committees shall archive and manage the vote-counting records, all ballots for election of deputies to the People's Councils of all levels (including unused ones which have been sealed up), seals and ballot boxes transferred by the Election Teams according to law provisions.

Chapter VII

ADDITIONAL ELECTION, RE-ELECTION, AND ELECTION OF ADDITIONAL PEOPLE'S COUNCIL DEPUTIES

Article 31.- Election organizations in additional election and re-election

The additional election and re-election as mentioned in Articles 62, 63, 64 and 65 of the Law are prescribed as follows:

1. The election organizations in the first election shall continue to perform their tasks in additional election or re-election.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 32.- Competence to decide on the election of additional deputies to the People's Councils of all levels

The election of additional deputies to the People's Councils of all levels shall comply with the provisions of Articles 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74 and 75 of the Law.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 33.- Implementation organization

The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility and coordinate with the ministries, the ministerial-level agencies, the Government-attached agencies and the concerned organizations in implementing this Decree.

Article 34.- Implementation effect and implementation responsibilities

This Decree takes effect fifteen days after its publication in the Official Gazette and replaces the Government's Decree No. 81/CP of August 1, 1994 detailing the implementation of the 1994 Law on the Election of Deputies to the People's Councils (amended).

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the chairmen of the People's Councils and the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Phan Van Khai

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 19/2004/NĐ-CP ngày 10/01/2004 Hướng dẫn Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2003

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.887

DMCA.com Protection Status
IP: 3.145.85.74
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!