CHÍNH PHỦ
*****
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số: 189/2007/NĐ-CP
|
Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2007
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
BỘ CÔNG THƯƠNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Bộ
Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện,
năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp,
công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công
nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, lưu thông hàng hoá trong nước;
xuất nhập khẩu, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch
vụ thương mại, hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế, quản lý cạnh tranh, kiểm
soát độc quyền, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp,
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ
Công Thương thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số
178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền
hạn cụ thể sau đây:
1.
Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh, các dự thảo nghị quyết, nghị định,
cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật khác về các ngành, lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ.
2.
Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch
phát triển tổng thể; chiến lược, quy hoạch ngành và lĩnh vực; quy hoạch vùng,
lãnh thổ và các chương trình phát triển, chương trình mục tiêu quốc gia, chương
trình kỹ thuật - kinh tế, các dự án quan trọng và các văn bản quy phạm pháp luật
khác trong phạm vi các ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý.
3. Phê
duyệt chiến lược, quy hoạch, các chương trình phát triển các ngành và lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, các vùng, lãnh thổ theo phân cấp và ủy
quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Ban
hành các quyết định, chỉ thị, thông tư; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức
thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thông
tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công nghiệp và thương mại.
5. Xây dựng tiêu chuẩn, ban hành quy trình, quy chuẩn, định mức
kinh tế kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
tổ chức quản lý, hướng dẫn, kiểm tra đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện
thuộc ngành công nghiệp và thương mại theo danh mục do Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ quy định.
6. Chủ
trì thẩm định hoặc phê duyệt, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu
tư trong các ngành công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
7. Quy
định việc cấp, điều chỉnh, thu hồi, gia hạn giấy phép về điện, hoá chất, vật liệu
nổ công nghiệp, sản xuất thuốc lá điếu và các loại giấy phép, giấy chứng nhận,
giấy đăng ký khác theo quy định của pháp luật.
8. Phối
hợp với Bộ Tài chính xây dựng kế hoạch dự trữ quốc gia về xăng dầu, vật liệu nổ
công nghiệp, hạt giống cây bông và các dự trữ khác theo quy định của Chính phủ.
9. Về
an toàn kỹ thuật công nghiệp:
a) Quản
lý, chỉ đạo, kiểm tra, chịu trách nhiệm việc tổ chức thực hiện công tác kỹ thuật
an toàn trong ngành công nghiệp; bảo vệ môi trường công nghiệp theo quy định của
pháp luật;
b) Đề
xuất danh mục máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, đề nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thống
nhất ban hành;
c) Xây
dựng và ban hành quy trình kiểm định đối với các máy, thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, sau khi
có ý kiến thẩm định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Xây
dựng và ban hành tiêu chí, điều kiện hoạt động đối với các tổ chức kiểm định
khi thực hiện hoạt động kiểm định các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, sau khi có ý kiến thẩm
định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Hướng
dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về an toàn đối
với máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
10. Về
cơ khí, luyện kim:
Chỉ đạo
và kiểm tra việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách
phát triển ngành cơ khí, ngành luyện kim, phát triển các sản phẩm cơ khí, cơ -
điện tử trọng điểm, các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp kỹ thuật
cơ khí, tự động hóa, điện tử công nghiệp.
11. Về
điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo:
a) Phê
duyệt quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
công bố danh mục các công trình điện thuộc quy hoạch phát triển điện lực để kêu
gọi đầu tư xây dựng và quản lý việc thực hiện;
b) Phê
duyệt quy hoạch bậc thang thủy điện, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái
tạo;
c) Tổ
chức chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ về điện nguyên tử, năng lượng mới, năng
lượng tái tạo;
d) Ban
hành quy định về lập, thẩm định, lấy ý kiến, trình duyệt giá bán lẻ điện.
12. Về
dầu khí:
a) Phê
duyệt kế hoạch khai thác sớm dầu khí tại các mỏ;
b) Quyết
định thu hồi mỏ trong trường hợp nhà thầu không tiến hành phát triển mỏ và khai
thác dầu khí theo thời gian quy định đã được phê duyệt;
c) Quyết
định cho phép đốt bỏ khí đồng hành;
d) Tổng
hợp, theo dõi, báo cáo tình hình phát triển và kết quả tìm kiếm, thăm dò,
khai thác, tiêu thụ dầu khí trong nước và xuất khẩu.
13. Về
công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu
xây dựng và sản xuất xi măng):
a) Xây
dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn
bản quy phạm pháp luật về công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản;
b) Chỉ
đạo, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác, chế biến và sử dụng
khoáng sản sau khi được phê duyệt;
c) Tổ
chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy chuẩn, định
mức kinh tế - kỹ thuật, công nghệ, an toàn vệ sinh, bảo vệ môi trường trong
khai thác mỏ và chế biến khoáng sản;
d) Tổ
chức thẩm định thiết kế cơ sở các công trình thuộc dự án đầu tư khai thác, chế
biến khoáng sản;
đ) Ban
hành danh mục, điều kiện và tiêu chuẩn khoáng sản cấm xuất khẩu, khoáng sản hạn
chế xuất khẩu theo quy định của pháp luật.
14. Về
hoá chất, vật liệu nổ công nghiệp:
a)
Theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra, tổng hợp tình hình phát triển công nghiệp
hoá chất;
b)
Công bố danh mục các loại vật liệu nổ công nghiệp cấm, hạn chế sử dụng; kiểm
tra việc thực hiện các quy định về sản xuất, nhập khẩu, cung ứng, sử dụng vật
liệu nổ công nghiệp.
15. Về
công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác:
a) Kiểm
tra, giám sát đầu tư đối với các dự án đầu tư thuộc ngành công nghiệp tiêu dùng
và thực phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Chỉ
đạo và kiểm tra việc tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính
sách phát triển các ngành công nghiệp tiêu dùng và công nghiệp thực phẩm;
c) Hướng
dẫn, kiểm tra việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản
phẩm công nghiệp, an toàn vệ sinh, môi trường công nghiệp; an toàn vệ sinh thực
phẩm từ khâu nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Bộ đến trước khi được đưa ra thị trường nội địa và xuất
khẩu.
16.
Về phát triển công nghiệp và thương mại địa phương:
a) Xây
dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các cơ chế,
chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp ở địa
phương;
b) Tổng
hợp chung về phát triển công nghiệp địa phương và quản lý các cụm, điểm công
nghiệp ở cấp huyện và các doanh nghiệp công nghiệp ở địa phương;
c) Hướng
dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy hoạch ngành, vùng trong lĩnh vực
công nghiệp và thương mại trên phạm vi cả nước;
d) Ban
hành cơ chế khuyến khích hỗ trợ và định hướng phát triển công nghiệp và thương
mại ở địa phương thuộc phạm vi quản lý của Bộ;
đ) Tổ
chức phổ biến kinh nghiệm về sản xuất, quản lý, khoa học - công nghệ, đầu tư,
đào tạo, cung cấp thông tin, triển lãm, hội chợ, quảng bá sản phẩm cho các cơ sở
sản xuất công nghiệp và thương mại ở địa phương;
e) Xây
dựng chương trình, kế hoạch, quản lý kinh phí khuyến công quốc gia.
17. Về
lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu:
a) Tổ
chức thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển thương mại nội địa, xuất khẩu,
nhập khẩu, thương mại biên giới, lưu thông hàng hóa trong nước, bảo đảm các mặt
hàng thiết yếu cho miền núi, hải đảo và đồng bào dân tộc;
b) Chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành chỉ đạo, điều tiết lưu thông hàng hóa trong từng
thời kỳ, bảo đảm cân đối cung cầu, cán cân thương mại, phát triển ổn định thị
trường hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu;
c) Thống
nhất quản lý về xuất khẩu; nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập;
chuyển khẩu; quá cảnh hàng hoá; hoạt động ủy thác; uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu;
đại lý mua bán; gia công; thương mại biên giới và lưu thông hàng hoá
trong nước,
d) Ban
hành các quy định về hoạt động dịch vụ thương mại, dịch vụ phân phối trong nước
và từ nước ngoài vào Việt Nam, từ Việt Nam ra nước ngoài;
đ) Quản
lý hoạt động của các văn phòng, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt
Nam theo quy định của pháp luật;
e) Tổng
hợp tình hình, kế hoạch xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông hàng hoá và dịch vụ
thương mại trong phạm vi cả nước.
18. Về
thương mại điện tử:
a) Chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng, chỉ đạo và kiểm tra việc thực
hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, chính sách phát triển
thương mại điện tử;
b) Chủ
trì hợp tác quốc tế về thương mại điện tử; ký kết hoặc tham gia các thoả thuận
quốc tế liên quan đến thương mại điện tử.
19. Về
quản lý thị trường:
a) Chỉ
đạo công tác quản lý thị trường trong cả nước; hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát
việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh, lưu thông hàng hoá,
các hoạt động thương mại trên thị trường, hàng hoá và hoạt động xuất khẩu, nhập
khẩu, dịch vụ thương mại; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định;
b) Chỉ
đạo và tổ chức kiểm tra, kiểm soát chất lượng hàng hoá công nghiệp lưu thông
trên thị trường; phối hợp với Bộ Y tế kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các
quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm;
c) Chủ
trì và tổ chức phối hợp hoạt động giữa các ngành, các địa phương trong việc kiểm
tra, kiểm soát; chống đầu cơ lũng đoạn thị trường, buôn lậu, sản xuất và buôn
bán hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh khác trái
quy định của pháp luật.
20. Về
quản lý cạnh tranh và kiểm soát độc quyền, áp dụng biện pháp tự vệ chống bán
phá giá, chống trợ cấp và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng:
a) Tổ
chức điều tra và xử lý, giải quyết khiếu nại các vụ việc cạnh tranh; quản lý về
chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng biện pháp tự vệ đối với hàng hoá nhập
khẩu vào Việt Nam;
b) Tổ
chức thực hiện cơ chế, chính sách, các quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng theo quy định của pháp luật;
c) Chủ
trì phối hợp với các Bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng để xử lý vụ
việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng biện pháp tự vệ của nước ngoài
đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.
21.
Về xúc tiến thương mại:
a) Chủ
trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch, chương trình
xúc tiến thương mại quốc gia hàng năm và chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra
việc thực hiện theo quy định hiện hành;
b) Hướng
dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động quảng cáo thương mại, hội chợ,
triển lãm thương mại, khuyến mại, trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ ở
trong và ngoài nước, thương hiệu theo quy định của pháp luật;
c) Quản
lý nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động xúc tiến thương mại hàng năm.
22. Về
hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế:
a) Xây
dựng, thực hiện chủ trương, cơ chế, chính sách hội nhập kinh tế - thương mại quốc
tế; giải thích, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực
hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam;
b) Tổng
hợp, xây dựng phương án và tổ chức đàm phán để ký kết hoặc gia nhập các điều ước
quốc tế đa phương hoặc khu vực về thương mại; đàm phán các thoả thuận thương mại
tự do; đàm phán các hiệp định hợp tác kinh tế thương mại và các thoả thuận mở rộng
thị trường giữa Việt Nam với các nước, các khối nước hoặc vùng lãnh thổ;
c) Đại
diện lợi ích kinh tế - thương mại của việt Nam, đề xuất phương án và tổ
chức thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến kinh tế - thương mại của Việt
Nam tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN); Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); Diễn đàn hợp
tác Á - Âu (ASEM) và các tổ chức, diễn đàn kinh tế quốc tế khác theo phân công
của Thủ tướng Chính phủ;
d) Thường
trực công tác hội nhập kinh tế - thương mại quốc tế của Việt Nam;
đ) Đầu
mối tổng hợp, theo dõi và báo cáo về sử dụng nguồn vốn ODA và đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) vào ngành công nghiệp và thương mại; đầu tư của ngành
công nghiệp và thương mại ra nước ngoài.
23. Quản
lý hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân Việt Nam ở nước ngoài và của
nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật; quản lý, chỉ đạo hoạt động
của các cơ quan thương vụ, các tổ chức xúc tiến thương mại, trung tâm giới thiệu
sản phẩm hàng hóa ở nước ngoài có sự tham gia của cơ quan nhà nước Việt Nam.
24.
Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế, công nghiệp,
thương mại, thị trường, thương nhân trong và ngoài nước phục vụ các cơ quan Đảng,
Nhà nước và các tổ chức kinh tế.
25. Thực
hiện hợp tác quốc tế trong các ngành công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi quản
lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
26. Tổ
chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công
nghệ trong công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi quản lý của Bộ, bao gồm:
a) Ban
hành hàng rào kỹ thuật và quản lý các hoạt động về điểm hỏi, đáp về hàng rào kỹ
thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
b) Tổ
chức thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ từ nguồn ngân
sách nhà nước theo kế hoạch dài hạn, hàng năm trong ngành công nghiệp và thương
mại;
c) Thống
nhất quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng tiết kiệm, khai thác hợp lý tài
nguyên năng lượng, vệ sinh an toàn trong công nghiệp chế biến thực phẩm theo
quy định của pháp luật.
27. Về
dịch vụ công:
a) Quản
lý quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
b) Xây
dựng các tiêu chuẩn, ban hành các quy trình, quy chuẩn, trình tự, thủ tục, định
mức kinh tế - kỹ thuật đối với các hoạt động tổ chức cung ứng dịch vụ công thuộc
ngành, lĩnh vực công nghiệp và thương mại;
c) Hướng
dẫn, tạo điều kiện, hỗ trợ cho các tổ chức thực hiện dịch vụ công theo quy định
của pháp luật.
28. Thực
hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước
trong các ngành công nghiệp và thương mại thuộc phạm vi quản lý của Bộ, bao gồm:
a) Xây
dựng đề án sắp xếp, tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu để trình Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt và chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án sau khi được phê duyệt;
b)
Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm theo
thẩm quyền các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý, kế toán trưởng;
c) Phê
duyệt theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều lệ tổ chức
và hoạt động.
29. Hướng
dẫn, tạo điều kiện cho Hội, Hiệp hội, tổ chức phi Chính phủ (gọi tắt là Hội)
tham gia vào hoạt động của ngành; tổ chức lấy ý kiến của Hội để hoàn thiện các
quy định quản lý ngành công nghiệp và thương mại; kiểm tra việc thực hiện
các quy định của nhà nước đối với Hội.
30.
Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu
cực và xử lý vi phạm pháp luật theo chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
31.
Quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ
theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt.
32. Quản
lý cán bộ, công chức, viên chức:
a) Quản
lý các ngạch công chức, viên chức chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ
theo quy định của pháp luật;
b) Ban
hành tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch viên chức thuộc
ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý sau khi có ý kiến thẩm định
của Bộ Nội vụ; xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức
thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ được phân công, phân cấp quản lý để Bộ Nội vụ ban
hành; ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể của người đứng đầu cơ quan chuyên
môn thuộc ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
c) Tổ
chức thi nâng ngạch và công nhận kết quả kỳ thi nâng ngạch đối với các ngạch
viên chức chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
33. Quản
lý tổ chức bộ máy, biên chế; chỉ đạo thực hiện chế độ tiền lương và các chính
sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức
nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ; đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc thẩm quyền.
34.
Xây dựng dự toán ngân sách hàng năm của Bộ, phối hợp với Bộ Tài chính lập, tổng
hợp dự toán thu, chi ngân sách theo ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý để
Chính phủ trình Quốc hội; quản lý, tổ chức thực hiện quyết toán ngân sách nhà
nước; thực hiện các nhiệm vụ khác về ngân sách nhà nước, tài chính, tài sản
theo quy định của pháp luật.
35. Thực
hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công hoặc uỷ quyền của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Vụ
Kế hoạch.
2. Vụ
Tài chính.
3. Vụ
Tổ chức cán bộ.
4. Vụ
Pháp chế.
5 .
Vụ Hợp tác quốc tế.
6.
Thanh tra Bộ.
7. Văn
phòng Bộ.
8. Vụ
Khoa học và Công nghệ.
9. Vụ
Công nghiệp nặng.
10. Vụ
Năng lượng.
11. Vụ
Công nghiệp nhẹ.
1 2. Vụ
Xuất nhập khẩu.
1 3 . Vụ Thị
trường trong nước.
14. Vụ
Thương mại miền núi.
15. Vụ
Thị trường châu Á - Thái Bình Dương.
1 6. Vụ
Thị trường châu Âu.
17. Vụ
Thị trường châu Mỹ.
18. Vụ
Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á.
19. Vụ
Chính sách thương mại đa biên.
20. Vụ
Thi đua - Khen thưởng.
21.
Cục Điều tiết điện lực.
22. Cục
Quản lý cạnh tranh.
23.
Cục Quản lý thị trường.
24. Cục
Xúc tiến thương mại.
25. Cục Công nghiệp địa phương.
26. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
27. Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin.
28.
Thương vụ tại các nước và các vùng lãnh thổ.
29. Cơ
quan Đại diện của Bộ Công Thương tại thành phố Hồ Chí Minh.
30.
Ban Thư ký Hội đồng Cạnh tranh.
31
. Viện Nghiên cứu Chiến lược, chính sách công nghiệp.
32. Viện
Nghiên cứu Thương mại.
33.
Báo Công thương.
34. Tạp
chí Công nghiệp.
35 .
Tạp chí Thương mại .
36. Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán Bộ Công Thương Trung ương.
Các
đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 30 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng
quản lý nhà nước, các đơn vị quy định từ khoản 31 đến khoản 36 Điều này là các
đơn vị sự nghiệp nhà nước thuộc Bộ.
Văn
phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Cơ quan Đại diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh và
các Vụ: Kế hoạch, Pháp chế, Tổ chức cán bộ, Hợp tác quốc tế, Khoa học và Công
nghệ, Công nghiệp nặng, Chính sách thương mại đa biên, Xuất nhập khẩu, Thị trường
trong nước, Thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Thị trường châu Âu, Thị trường
châu Mỹ, Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á và Vụ Thi đua - Khen thưởng được tổ
chức phòng.
Bộ trưởng
Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ: quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Cục Điều tiết điện lực, Cục Quản lý cạnh tranh, Cục Quản
lý thị trường, cho phép thành lập thương vụ tại các nước và các vùng lãnh thổ,
ban hành danh sách đối với các tổ chức sự nghiệp khác còn lại thuộc Bộ.
Các
đơn vị giúp việc cho ủy ban, tổ chức liên ngành thực hiện theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ khi thành lập ủy ban, tổ chức liên ngành.
Điều 4. Hiệu
lực thi hành
Nghị định
này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo; bãi bỏ Nghị định
số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Công nghiệp, Nghị định số 29/2004/NĐ-CP ngày
16 tháng 01 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Thương mại và các quy định trước đây trái với Nghị định
này.
Điều 5. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành
Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng
Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
Cơ quan thuộc Chính phủ;
- VP BCĐ TW về phòng, chống
tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung
ương;
- Văn phòng TW và các Ban của
Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các UB
của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối
cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các
đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế, Tổng
công ty 91;
- VPCP: BTCN, các PCN,
Website Chính phủ,
Người phát ngôn của Thủ tướng
Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc,
Công báo;
- Lưu: Văn thư, TTCB (5b).A
325
|
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|