Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 157/2007/NĐ-CP chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ

Số hiệu: 157/2007/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 27/10/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ
*****

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 157/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 27 tháng 10 năm 2007

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CƠ QUAN, TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG THI HÀNH NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26 tháng 02 năm 1998; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 04 năm 2000; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 04 năm 2003;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Nghị định này áp dụng đối với người đứng đầu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước sau đây:

a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; các tổ chức hành chính trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

b) Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp; các Ban thuộc Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;

c) Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng; Kiểm toán Nhà nước; Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp; Tòa án quân sự, Viện kiểm sát quân sự các cấp;

d) Các tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

đ) Các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty, các công ty của Nhà nước (sau đây gọi chung là doanh nghiệp nhà nước).

2. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này cũng phải chịu trách nhiệm như người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công lãnh đạo, quản lý, điều hành bằng văn bản ủy quyền hoặc bằng quyết định phân công phụ trách lĩnh vực của người đứng đầu cơ quan, tổ chức hoặc cơ quan chủ quản cấp trên.

3. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các tổ chức cấu thành cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này cũng phải thực hiện chế độ trách nhiệm trong quá trình đề xuất, tham mưu, trình, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công liên quan đến chế độ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. ''Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước'' quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này là người được phân công giúp người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý, phụ trách một số lĩnh vực nhất định trong cơ quan, đơn vị hoặc một số cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc.

2. ''Chế độ trách nhiệm'' đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước là toàn bộ các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền được Nhà nước giao cho người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 6 Nghị định này.

3. ''Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước'' quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định này là: Chủ tịch Hội đồng quản trị; các viên chức nhà nước được bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc doanh nghiệp nhà nước.

Điều 4. Căn cứ xác định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu

1. Căn cứ nghĩa vụ, nhiệm vụ, quyền hạn, quyền lợi của cán bộ, công chức và những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm quy định tại Pháp lệnh Cán bộ, công chức và các văn bản pháp luật khác liên quan.

2. Căn cứ vào mối quan hệ và nội dung phân công công tác giữa trách nhiệm của người đứng đầu với cấp phó của người đứng đầu trong chỉ đạo, quản lý, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước.

3. Căn cứ nội dung chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu quy định tại Điều 7 Nghị định này.

Điều 5. Trách nhiệm của người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước

Người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này cũng phải thực hiện chế độ trách nhiệm như người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước.

Điều 6. Các hình thức trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước

1. Người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước nếu vi phạm chế độ trách nhiệm quy định tại Nghị định này, tùy theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm, phải chịu một hoặc nhiều hình thức trách nhiệm sau đây:

a) Trách nhiệm kỷ luật;

b) Trách nhiệm dân sự;

c) Trách nhiệm vật chất;

d) Trách nhiệm hình sự;

đ) Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm kỷ luật: người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước vi phạm các quy định của pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, nếu chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm phải bị xử lý kỷ luật. Việc xử lý kỷ luật phải tuân theo các quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức.

3. Trách nhiệm dân sự: người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước nếu có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ, gây thiệt hại, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân, uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị đến mức phải chịu trách nhiệm dân sự thì ngoài việc bị xử lý kỷ luật phải bị xử lý về trách nhiệm dân sự. Việc xử lý trách nhiệm dân sự đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước phải tuân theo quy định của pháp luật dân sự và tố tụng dân sự.

4. Trách nhiệm vật chất: người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước nếu có hành vi vi phạm pháp luật trong thi hành nhiệm vụ, công vụ làm mất mát, hư hỏng trang bị, thiết bị hoặc gây ra thiệt hại về tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị, nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của pháp luật.

5. Trách nhiệm hình sự: người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ nếu phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 2 Bộ luật hình sự năm 1999. Việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước phải tuân theo quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

Chương 2:

CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU

Điều 7. Nội dung chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu

1. Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý.

2. Gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và chỉ đạo của cấp trên; tổ chức, điều hành cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, có chất lượng và đúng thời hạn được giao; quyết định chủ trương, giải pháp cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về quyết định đó.

3. Ban hành hoặc trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật bảo đảm tính hợp pháp của văn bản (bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt, công văn chỉ đạo, điều hành và nội quy, quy chế, điều lệ, quy định áp dụng trong nội bộ cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý).

4. Căn cứ các quy định về phân công, phân cấp và nhiệm vụ, quyền hạn được giao, ban hành văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của các cấp phó, các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấu thành hoặc từng cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền; không để tình trạng chồng chéo, trùng lắp về nhiệm vụ hoặc trách nhiệm không rõ ràng; bảo đảm cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và đúng pháp luật.

5. Tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, nâng lương, cử dự thi nâng ngạch, quyết định nâng ngạch, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, cho nghỉ chế độ và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

6. Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản công được giao; phòng, chống cháy nổ và bảo đảm an toàn lao động tại cơ quan, tổ chức, đơn vị. Khi sử dụng các nguồn tài chính, các tài sản, trang thiết bị phải thực hiện đúng chế độ, chính sách và đúng quy định của pháp luật; quản lý, kiểm tra thường xuyên, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, hư hỏng, mất mát, thất thoát.

7. Thực hiện đúng quy định của pháp luật về văn hóa công sở; không để xảy ra tình trạng cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý có thái độ hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân, doanh nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ.

8. Tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

9. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước; về phát ngôn, khai thác, quản lý và sử dụng mạng Internet trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

10. Các chế độ trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Trách nhiệm của cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc phân công nhiệm vụ cho người đứng đầu

1. Cấp có thẩm quyền khi quyết định bổ nhiệm hoặc phân công nhiệm vụ cho người đứng đầu phải quy định rõ quyền hạn, nhiệm vụ của người được bổ nhiệm vào vị trí người đứng đầu theo nguyên tắc:

a) Quyền hạn của người đứng đầu phải tương xứng với chức trách và nhiệm vụ được giao;

b) Quyền hạn, chức trách và nhiệm vụ giao cho người đứng đầu phải rõ ràng, cụ thể.

2. Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc phân công nhiệm vụ cho người đứng đầu phải có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về nguồn nhân lực, tài chính, trang thiết bị, thời gian cho người đứng đầu để thực hiện chức trách, quyền hạn và nhiệm vụ được giao.

Chương 3:

KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 9. Khen thưởng

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công vụ và chấp hành nghiêm chế độ trách nhiệm quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác liên quan thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật và được xem xét khi giới thiệu ứng cử, bổ nhiệm lại, bổ nhiệm chức vụ cao hơn, xét nâng lương trước thời hạn hoặc khi cử dự thi nâng ngạch theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Những trường hợp xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu

1. Vi phạm nội dung chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu quy định tại Điều 7 Nghị định này.

2. Khi phát hiện cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, người đứng đầu không có biện pháp kiên quyết để chấm dứt hành vi vi phạm đó và không kịp thời áp dụng biện pháp khắc phục có hiệu quả.

3. Không giao nhiệm vụ hoặc giao nhiệm vụ cho cấp dưới không rõ; không kiểm tra hoặc thiếu kiểm tra, đôn đốc cấp dưới thực hiện.

4. Cấp dưới đã báo cáo, xin chỉ thị những vấn đề thuộc thẩm quyền của người đứng đầu nhưng không kịp thời giải quyết theo quy định.

5. Đưa ra ý kiến chỉ đạo trái pháp luật, chung chung, không rõ ràng, không nhất quán, gây lãng phí ngân sách, tài sản của Nhà nước; tham mưu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản trái pháp luật; không thực hiện đúng thời hạn nhiệm vụ được giao.

6. Cấp phó, người đại diện hoặc người được ủy quyền làm trái chế độ, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà pháp luật đã giao cho người đứng đầu.

7. Để cấp phó và cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý tham nhũng, lãng phí.

8. Để tình trạng đơn, thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp, kéo dài.

9. Xử lý không nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật của cấp dưới hoặc bao che cho hành vi vi phạm pháp luật của cấp dưới.

Điều 11. Trường hợp đặc biệt

Trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước thực hiện cơ chế điều hành tập thể, khi giải quyết vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của tập thể lãnh đạo, nếu ý kiến của đa số thành viên lãnh đạo là trái với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước mà người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu được phân công lãnh đạo, quản lý lĩnh vực đó không có ý kiến khác thì phải bị xử lý trách nhiệm nặng hơn một mức so với các thành viên khác trong tập thể lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước theo quy định tại Nghị định này.

Điều 12. Nguyên tắc xem xét xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu

Khi xử lý người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu vi phạm chế độ trách nhiệm, ngoài việc thực hiện các nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật hiện hành, còn phải thực hiện các nguyên tắc sau:

1. Việc xử lý người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu vi phạm chế độ trách nhiệm của người đứng đầu phải được tiến hành một cách công minh, công khai, khách quan, đúng pháp luật, đúng thủ tục, đúng tính chất và mức độ của hành vi vi phạm; không xử lý oan, sai; không để lọt hành vi vi phạm;

2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu có cùng hành vi vi phạm pháp luật có tính chất và mức độ như nhau, thì người đứng đầu bị xử lý nặng hơn một mức so với cấp phó của người đứng đầu.

Điều 13. Các trường hợp được miễn, giảm nhẹ trách nhiệm đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu

1. Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau:

a) Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu không thể biết hoặc đã làm hết trách nhiệm và áp dụng các biện pháp cần thiết để phòng ngừa, ngăn chặn hành vi tham nhũng, lãng phí hoặc hành vi vi phạm pháp luật khác;

b) Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu phụ trách lĩnh vực được phân công đã ban hành văn bản pháp luật để sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật do mình ban hành và khắc phục xong hậu quả do việc ban hành và thực hiện văn bản trái pháp luật đó gây ra;

c) Do thiên tai, địch họa, các tai nạn rủi ro khác hoặc trường hợp bất khả kháng mà người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đã có biện pháp phòng, chống;

d) Người đứng đầu vắng mặt tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và có văn bản ủy quyền cho cấp phó trong thời gian vắng mặt; cấp phó của người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu trong văn bản ủy quyền;

đ) Trường hợp người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu phải chấp hành quyết định của cấp trên, khi có căn cứ để cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo ngay với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết định và không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.

2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu vi phạm chế độ trách nhiệm được xem xét giảm nhẹ một mức kỷ luật khi người đó đã tự nhận hành vi vi phạm, có đơn xin từ chức và đã khắc phục hậu quả do mình gây ra, được cấp có thẩm quyền chấp thuận.

Điều 14. Các trường hợp tăng nặng trách nhiệm đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu

Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu vi phạm chế độ trách nhiệm sẽ bị xem xét tăng nặng trách nhiệm trong các trường hợp sau:

1. Báo cáo sai sự thật về tình hình thực hiện, kết quả thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao;

2. Phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về hiện tượng vi phạm pháp luật tại cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cấp trên phát hiện và đã kịp thời có ý kiến chỉ đạo nhưng người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu không thực hiện hoặc không áp dụng ngay biện pháp để xử lý, dẫn đến xảy ra hậu quả;

3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đã bị xử lý kỷ luật về hành vi vi phạm chế độ trách nhiệm mà lại tái phạm hoặc thiếu trung thực trong báo cáo, tường trình, tiếp thu phê bình, kiểm điểm hoặc cố tình né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.

Điều 15. Khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện, khởi kiện và kháng cáo

1. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước có quyền khiếu nại, khiếu kiện, khởi kiện hoặc kháng cáo theo quy định của pháp luật đối với quyết định xử lý trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền.

2. Công dân có quyền tố cáo hành vi vi phạm chế độ trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

Chương 4:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 16. Hiệu lực, hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

2. Cơ quan có thẩm quyền của tổ chức chính trị hướng dẫn việc áp dụng và kiểm tra việc thực hiện Nghị định này đối với các cơ quan, đơn vị thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ có trách nhiệm kiểm tra việc thi hành Nghị định này trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp nhà nước quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

Điều 17. Trách nhiệm thi hành

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Các Tập đoàn kinh tế nhà nước, các Tổng công ty 91;
- VPCP: BTCN, các PCN; Website Chính phủ,
Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, TCCB (10b). Trang

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

THE GOVERNMENT

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence Freedom Happiness

 

No. 157/2007/ND-CP

Hanoi, October 27, 2007

DECREE

DEFINING THE LIABILITY REGIME APPLICABLE TO HEADS OF STATE AGENCIES, ORGANIZATIONS AND UNITS IN PERFORMING TASKS AND PUBLIC DUTIES

THE GOVERNMENT

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the February 26, 1998 Ordinance on Cadres and Civil Servants; the April 28, 2000 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Cadres and Civil Servants; and the April 29, 2003 Ordinance Amending and Supplementing a Number of Articles of the Ordinance on Cadres and Civil Servants;
At the proposal of the Minister of Home Affairs.

DECREES:

Chapter 1

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Decree defines the liability regime applicable to heads of state agencies, organizations and units in performing tasks and public duties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. This Decree applies to heads of the following state agencies, organizations and units:

a/ Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies; administrative organizations under ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies:

b/ Peoples Councils and Peoples Committees at all levels: boards of provincial- or district-level Peoples Councils; professional agencies of provincial- or district-level Peoples Committees;

c/ The State President Office; the National Assembly Office, the Nationalities Council and Committees of the National Assembly; the Office of the Central Steering Committee for Corruption Prevention and Combat; the State Audit; peoples courts and peoples procuracies at all levels; military courts and military procuracies at all levels;

d/ State-run organizations and non-business units;

e/ State-owned economic groups, corporations and companies (below collectively referred to as state enterprises).

2. Deputy heads of state agencies, organizations or units defined in Clause 1 of this Article shall also be held responsible like their respective heads for the domains under their leadership, management and administration as authorized or decided in writing by their respective heads or by superior-level agencies.

3. Heads and deputy heads of organizations constituting state agencies, organizations or units defined in Clause 1 of this Article shall also be subject to the liability regime while making proposals, advices, reports or performing their assigned tasks related to the regime of liability of heads of state agencies, organizations or units.

Article 3. Interpretation of terms

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. The liability regime applicable to heads and deputy heads of state agencies, organizations or units means all regulations on functions, tasks, powers and competence delegated to them by the State; all violations of this regime will be handled according to Article 6 of this Decree.

3. Heads and deputy heads of state enterprises defined at Point e, Clause 1, Article 2, of this Decree are chairmen of the management board and state employees appointed as general directors, deputy general directors, directors or deputy directors of state enterprises.

Article 4. Grounds for determining the regime of liabilities of heads and deputy heads

1. Obligations, tasks, powers and interests of cadres and civil servants and things which must not be done by cadres, civil servants and employees specified in the Ordinance on Cadres and Civil Servants and other relevant legal documents.

2. The relationship and division of jobs between heads and their deputies in directing, managing and administering state agencies, organizations or units.

3. The liability regime applicable to heads specified in Article 7 of this Decree.

Article 5. Liabilities of persons assigned to lead or take charge of state agencies, organizations or units

Those who are assigned to lead or take charge of state agencies, organizations or units defined in Clause 1, Article 2 of this Decree are also subject to the liability regime like heads of state agencies, organizations or units.

Article 6. Forms of liabilities of heads and deputy heads of state agencies, organizations or units

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a/ Disciplinary liability;

b/Civil liability;

c/ Material liability:

d/ Penal liability:

e/ Other liabilities defined by law.

2. Disciplinary liability: if heads and deputy heads of state agencies, organizations or units violate legal provisions while performing their tasks or public duties but their violations are not serious enough for examination of penal liability, they shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined. The disciplining must comply with legal provisions on disciplining of cadres and civil servants.

3. Civil liability: If heads and deputy heads of state agencies, organizations or units commit law-breaking acts while performing their tasks or public duties, causing damage to or hurting the honor or dignity of individuals or the prestige of agencies, organizations or units to the extent of civil liability, they shall, apart from being disciplined, be subject to civil liability. The imposition of civil liability on heads and deputy heads of state agencies, organizations or units complies with civil law and civil procedure law.

4. Material liability: If heads and deputy heads of state agencies, organizations or units commit law-breaking acts while performing their tasks or public duties, causing the loss or damage to equipment, facilities or properties of agencies, organizations or units, but their violations are not serious enough for examination of penal liability, they shall bear material liability in accordance with law.

5. Penal liability: If heads and deputy heads of state agencies, organizations or units commit a crime defined in the Penal Code while performing their tasks or public duties, they shall bear penal liability as prescribed in Article 2 of the 1999 Penal Code. The imposition of penal liability on heads and deputy heads of state agencies, organizations or units shall comply with provisions of criminal law and criminal procedure law.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



LIABILITY REGIME APPLICABLE TO HEADS

Article 7. Contents of the liability regime applicable to heads

1. To take responsibility for all activities of agencies, organizations or units they are assigned to lead and manage.

2. To set bright examples and strictly abide by the lines, undertakings and policies of the Party, laws of the State and instructions of their superiors; to organize and run their agencies, organizations or units for the performance of assigned functions, tasks and powers within set schedule; to decide on undertakings and solutions necessary for fulfilling tasks and take responsibility for their decisions.

3. To promulgate or propose competent agencies or persons to promulgate legal documents and ensure the legality of these documents (including normative documents, specific documents, directing and administering official letters and internal rules and regulations to be applied within their respective agencies, organizations or units).

4. Basing themselves on decentralization regulations and assigned tasks and powers, to promulgate documents defining the functions, tasks, powers and responsibilities of deputy heads, of attached agencies, organizations or units or of each cadre, civil servant or employee under their management; to avoid the assignment of overlapping tasks or unspecified responsibilities; and to ensure that cadres, civil servants and employees under their management perform their assigned functions, tasks and powers in strict accordance with law.

5. To recruit, employ, evaluate, train and manage cadres, civil servants and employees, raise their wages, appoint them to participate in rank-promotion exams and decide on their rank promotion, appointment, commendation, disciplining and retirement in strict accordance with the Party undertakings and policies and the state laws.

6. To manage and effectively use allocated public assets; to prevent and fight fire and explosion and ensure labor safety in their agencies, organizations or units. To comply with the prescribed regimes, policies and legal provisions on the use of financial sources, assets, equipment and facilities; to conduct management and regular inspection so as to prevent corruption, waste or property loss or damage.

7. To comply with legal provisions on culture behaviors in working offices; to prevent cadres, civil servants and employees under their management from showing imperious behaviors towards or causing harassment to citizens and enterprises while performing their tasks or public duties.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. To strictly comply with legal provisions on the protection of state secrets, the supply of information, the exploitation, management and use of the Internet within their agencies, organizations or units.

10. Other liabilities prescribed by law.

Article 8. Liabilities of authorities competent to appoint or assign tasks to heads

1. Competent authorities, when deciding to appoint or assign tasks to heads, shall specify the powers and tasks of persons who arc appointed as heads on the following principles:

a/ The powers of heads must correspond to their assigned responsibilities and tasks;

b/ Powers, responsibilities and tasks assigned to heads must be clear and specific.

2. Authorities competent to appoint or assign tasks to heads shall ensure all conditions on personnel, finance, equipment and time for heads to perform their assigned responsibilities, powers and tasks.

Chapter 3

COMMENDATION, AND HANDLING OF VIOLATIONS

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Heads and deputy heads who have splendidly fulfilled their tasks and public duties and strictly abided by the liability regime specified in this Decree and other relevant legal documents will be commended in accordance with law, considered for re-appointment or nomination for or appointment to higher positions, considered for wage raising ahead of schedule or appointed to participate in rank-promotion examinations in accordance with law.

Article 10. Cases of liability handling of heads

1. They violate the regulations on liabilities of heads specified in Article 7 of this Decree.

2. They have detected law-breaking acts committed by cadres, civil servants and employees under their management while performing tasks and public duties but fail to apply resolute measures to stop these violations and to promptly and effectively remedy the consequences.

3. They fail to assign tasks or assign unclear tasks to their subordinates or fail to inspect or urge them to perform their tasks.

4. They fail to promptly settle issues falling within their competence though subordinates have reported and asked for their directing opinions on these issues.

5. They give instructions in contravention of law or give unclear, too general or inconsistent instructions, causing waste to the state budget and assets; advise or propose competent authorities to promulgate or promulgate according to their competence documents in contravention of law, or fail to fulfill their assigned tasks on schedule.

6. Their deputies, representatives or authorized persons act in contravention of state regimes, policies and laws while performing tasks and public duties prescribed for the heads by law.

7. Their deputies or cadres, civil servants and employees under their management commit corruption or cause waste.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



9. They fail to.strictly handle, or cover up law- breaking acts committed by their subordinates.

Article 11. Special cases

For slate agencies, organizations or units which apply the regime of collective administration, when settling an issue falling under the deciding competence of the leadership board, if the opinions of the majority of the leadership boards are contrary to Party undertakings and policies or the state laws but the head or the deputy head who is assigned to administer or manage this domain has no different opinion, he/she shall bear liability at the level higher than other members of the leadership board of the state agencies, organizations or units as prescribed in this Decree.

Article 12. Principles on the handling of heads and deputy heads

When handling heads and deputy heads who violate the liability regime, apart from the principles on disciplining cadres, civil servants and employees prescribed by law, the following principles must be complied with:

1. The handling of heads and deputy heads who violate the liability regime applicable to heads must be carried out in a just and enlightened, public and objective manner in accordance with law, set procedures and strictly according to the nature and severity of their violations so as to avoid injustice or omission of violations;

2. If heads and their deputies commit law-breaking acts of the same nature and severity, the heads shall bear liability at a level higher than their deputies.

Article 13. Cases of exemption from or extenuation of the liabilities applicable to heads and deputy heads

1. Heads and deputy heads may be exempted from liabilities in the following cases:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b/ Heads or depute heads, who are assigned to take charge of a domain, have promulgated a legal document to amend, supplement, replace, annul or cancel the implementation of a part or all of the contents of a document promulgated illegally by themselves and have remedied consequences caused by the promulgation and implementation of this illegal document;

c/ Heads and deputy heads have applied measures to prevent and combat natural disasters, calamities, accidents or other force majeure circumstances:

d/ The heads were absent at their agencies, organizations or units and have authorized their deputies in writing to settle affairs during their absence; in this case, the deputy heads shall take responsibility for their acts and decisions regarding the performance of their heads tasks or powers as prescribed in the authorization document;

e/ In case where heads or deputy heads are required to abide by decisions of their superiors but have grounds to believe that these decisions are illegal, they shall immediately report such to the superior agencies of the persons who have issued these decisions and not be subject to the liabilities for consequences caused by the implementation of these decisions.

2. Heads and deputy heads who violate the liability regime will be considered for a lower degree of discipline if they have acknowledged their violations, submitted their resignations and applied remedies, with the approval of competent authorities.

Article 14. Cases of aggravation of liabilities of heads and deputy heads

Heads and deputy heads who violate the liability regime shall be considered for aggravation of liabilities in the following cases:

1. They falsely report on the situation and results of performance of assigned tasks and public duties;

2. The mass media have reported or superior authorities have detected and given directing opinions on law-breaking acts committed in their agencies, organizations or units, but the heads and deputy heads still fail to implement these directing opinions or promptly apply handling measures, thus causing consequences:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 15. Complaints, denunciations, petitions, initiation of lawsuits and appeals

1. Heads and deputy heads of state agencies, organizations or units may lodge complaints, file petitions, initiate lawsuits or appeals against handling decisions of competent agencies or persons in accordance with law.

2. Citizens may denounce acts of violating the liability regime committed by heads and deputy heads of state agencies, organizations or units prescribed in this Decree and other relevant legal documents in accordance with law.

Chapter 4

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 16. Effect, guidance and inspection of the implementation

1. This Decree takes effect 15 days after its publication in CONG BAO.

2. Competent bodies of political organizations shall guide and inspect the implementation of this Decree in agencies or units under political organizations or socio-political organizations.

3. The Minister of Home Affairs shall inspect the implementation of this Decree in state agencies, units, organizations and enterprises specified at Points a, b, c, d and c, Clause 1, Article 1 of this Decree.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairmen of Peoples Councils and presidents of Peoples Committees at all levels, and concerned agencies, organizations and individuals shall implement this Decree.

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 Quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


40.578

DMCA.com Protection Status
IP: 18.216.174.32
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!