THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
******
|
VIỆT
NAM
DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
101-CP
|
Hà
Nội, ngày 21 tháng 05 năm 1973
|
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA LỰC LƯỢNG
KIỂM LÂM NHÂN DÂN.
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ vào điều 16 và điều 17
của Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng do Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua
ngày 6-9-1972 và do Lệnh của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa số 147-LCT
ngày 11-9-1972 công bố;
Theo đề nghị của ông Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;
Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trongHội nghị thường vụ của Hội đồng
Chính phủ ngày 2-3-1973.
NGHỊ
ĐỊNH
I. HỆ THỐNG TỔ
CHỨC KIỂM LÂM NHÂN DÂN
Điều 1. – Lực
lượng kiểm lâm nhân dân được tổ chức trong ngành lâm nghiệp thành hệ thống từ
Trung ương đến cấp huyện, đặt dưới sự chỉ đạo thống nhất của ông Tổng cục trưởng
Tổng cục Lâm nghiệp.
Điều 2.- Hệ
thống tổ chức kiểm lâm nhân dân gồm có:
- Ở Trung ương: Cục kiểm lâm
nhân dân trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp;
- Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương nơi có rừng: Chi cục kiểm lâm nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy
ban Hành chính tỉnh, thành phố;
- Ở những nơi có rừng: Hạt kiểm
lâm nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Hành chính huyện.
Ở những nơi tập trung đầu mối
giao thông quan trọng (đường thủy, đường bộ, đường sắt) thì có thể thành lập
các Hạt kiểm lâm nhân dân để làm nhiệm vụ kiểm soát lâm sản (gọi là Hạt kiểm
soát Lâm sản). Tùy theo điều kiện cụ thể của từng nơi, Tổng cục Lâm nghiệp quyết
định đặt các Hạt này trực thuộc Cục kiểm lâm nhân dân hoặcChi Cục kiểm lâm nhân
dân.
Điều 3.-
a) Cục kiểm
lâm nhân dân do một cục trưởng phụ trách, có từ một đến hai phó cục trưởng giúp
việc. Việc bổ nhiệm và điều động cục trưởng, phó cục trưởng do Tổng cục trưởng
Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị, Hội đồng Chính phủ quyết định.
b) Chi cục kiểm lâm nhân dân do
một chi cục trưởng phụ trách, có một phó chi cục trưởng giúp việc. Việc bổ nhiệm
và điều động chi cục trưởng, phó chi cục trưởng do Ủy ban Hành chính tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp
quyết định.
c) Hạt kiểm lâm nhân dân do một
hạt trưởng phụ trách, có một phó hạt trưởng giúp việc. Việc bổ nhiệm và điều động
hạt trưởng, phó hạt trưởng do chi cục trưởng đề nghị , Cục trưởng Cục kiểm lâm
nhân dân quyết định.
II. NHIỆM VỤ
CỦA CƠ QUAN KIỂM LÂM NHÂN DÂN CÁC CẤP
Điều 4.- Cục
kiểm lâm nhân dân có những nhiệm vụ sau đây:
1.- Tổ chức và chỉ đạo tổ chức lực
lượng kiểm lâm nhân dân và lực lượng quần chúng bảo vệ rừng;
2.- Giáo dục chính trị và đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng kiểm lâm nhân dân;
3.- Quản lý cán bộ theo sự phân
cấp của Tổng cục Lâm nghiệp;
4.- Xây dựng cơ sở vật chất – kỹ
thuật và trang bị cho lực lượng kiểm lâm nhân dân;
5.- Trực tiếp chỉ huy các Chi cục
và các Hạt kiểm lâm nhân dân trực thuộc Cục;
6.- Giúp ông Tổng cục trưởng Tổng
cục Lâm nghiệp trong việc nghiên cứu xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chính
sách, chế độ, thể lệ về bảo vệ rừng và điều lệ tổ chức và công tác của lực lượng
kiểm lâm nhân dân.
Điều 5.-Chi
cục kiểm lâm nhân dân có những nhiệm vụ sau đây:
1.- Tổ chức lực lượng kiểm lâm
nhân dân và hướng dẫn việc tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng trong địa
phương;
2.- Giáo dục chính trị và bồi dưỡng
nghiệp vụ cho lực lượng kiểm lâm nhân dân;
3.- Quản lý cán bộ theo sự phân
cấp của Tổng cục Lâm nghiệp;
4.- Thực hiện việc xây dựng cơ sở
vật chất – kỹ thuật và trang bị cho lực lượng kiểm lâm nhân dân;
5.- Trực tiếp chỉ huy các Hạt kiểm
lâm nhân dân;
6.- Theo dõi và kiểm tra việc
thu tiền nuôi rừng ở các Hạt kiểm lâm nhân dân;
7.- Quản lý việc săn, bắt chim
muông, thú rừng.
Điều 6.-Hạt
kiểm lâm nhân dân có những nhiệm vụ sau đây:
1.- Nắm sát tình hình rừng, tình
hình thực vật và động vật rừng trong Hạt;
2.- Tuần tra rừng, kiểm soát người
ra vào rừng; ngăn ngừa việc phá rừng; chặt cây rừng trái phép, lấn chiếm đất rừng;
3.- Tổ chức thực hiện việc phòng
cháy, chữa cháy rừng và hướng dẫn việc phòng trừ sâu, bệnh phá rừng;
4.- Kiểm tra việc thực hiện các
phương án quy hoạch, thiết kế kinh doanh rừng, các quy trình kỹ thuật khai
thác, tu bổ, cải tạo rừng, trồng rừng…;
5.- Kiểm soát việc tàn trữ, mua
bán, vận chuyển lâm sản;
6.- Kiểm soát việc săn, bắt
chim, muông, thú rừng;
7.- Giáo dục chính trị cho cán bộ,
nhân viên trong Hạt;
8.- Trực tiếp tổ chức lực lượng
quần chúng bảo vệ rừng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng này;
9.-Thu tiền nuôi rừng theo chế độ
kiểm thu lâm sản của Nhà nước;
10.- Cấp giấy phép lấy lâm sản
dùng cho gia đình và cá nhân;
11.- Bố trí các trạm kiểm lâm
nhân dân để thực hiện các nhiệm vụ của Hạt đến từng tiểu khu rừng;
12.- Phối hợp các lực lượng vũ
trang và bán vũ trang để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng và tham gia vào công
tác giữ gìn trật tự, trị an ở vùng núi.
Điều 7.-
Hạt kiểm soát lâm sản, trong khu vực mình phụ trách có những nhiệm vụ sau đây;
1.-Kiểm soát các lâm sản vận
chuyển trên đường thủy, đường bộ, đường sắt;
2.- Kiểm soát việc mua bán và
tàng trữ lâm sản;
3.- Kiểm tra và thực hiện điều lệ
săn, bắt chim , muông, thú rừng và kiểm soát việc vận chuyển các loại động vật
này;
4.- Bảo quản những lâm sản bị tạm
giữ hoặc bị tịch thu, giao các lâm sản bị tịch thu cho các cơ quan có chức năng
phân phối hoặc cửa hàng bán lâm sản;
5.- Thu tiền phạt và nộp vào
ngân sách Nhà nước theo đúng chế độ kiểm thu lâm sản.
III. QUYỀN HẠN,
TRÁCH NHIỆM CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM LÂM NHÂN DÂN
Điều 8.-
a) Tất cả
cán bộ, nhân viên kiểm lâm nhân dân, trong khi thi hành nhiệm vụ tuần tra rừng,
kiểm tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ về bảo vệ rừng và kiểm soát việc tàn
trữ mua bán, vận chuyển lâm sản, đều có quyền;
- Kiểm soát các loại giấy phép
chặt cây, giấy phép khai thác rừng, giấy phép vận chuyển lâm sản, giấy phép
săn, bắt chim, muông, thú rừng và các loại giấy phép khác quy định trong luật lệ
về bảo vệ rừng;
- Ra lệnh cho người điều khiển
các phương tiện vận tải đang chuyên chở lâm sản trên đường thủy, đường bộ dừng
lại để kiểm soát lâm sản.
b) Riêng cục trưởng, phó cục trưởng
, chi cục trưởng, phó chi cục trưởng, hạt trưởng, phó hạt trưởng và những cán bộ
kiểm lâm nhân dân thi hành lệnh viết của các cấp này được quyền khám xét trong
nhà ga, trên toa xe lửa, trong nhà tư nhân và trong xí nghiệp, cơ quan, đơn vị.
Điều 9.- Cán
bộ, nhân viên kiểm lâm nhân dân, trong khi thi hành nhiệm vụ , nếu phát hiện có
vụ vi phạm luật lệ về bảo vệ rừng, có quyền cảnh cáo hoặc phạt tiền người phạm
pháp từ 1đồng đến 10 đồng; nếu phạt tiền từ 11 đồng đến 100 đồng thì phải do hạt
trưởng, phó hạt trưởng kiểm lâm nhân dân quyết định; từ 101 đồng đến 200 đồng
thì phải do chi cục trưởng, phó chi cục trưởng quyết định.
Tổng cục Lâm nghiệp hướng dẫn cụ
thể việc xử phạt nói ở điều này tùy theo tính chất và mức độ tác hại của các
nhiệm vụ vi phạm luật lệ về bảo vệ rừng.
Điều 10.-
Khi bắt giữ tang vật, phải lập biên bản.
Tang vật là những lâm sản trái
phép, những dụng cụ và phương tiện trực tiếp dùng để phạm pháp.
Điều 11.-
Trong trường hợp phát hiện những hoạt động của cơ quan , xí nghiệp, đơn
vị vũ trang, của công dân hoặc tập thể công dân có nguy cơ trực tiếp gây cháy rừng
hoặc tàn phá rừng thì cán bộ, nhân viên kiểm lâm nhân dân được quyền yêu cầu
đình chỉ những hoạt động này. Nếu đương sự không làm theo yêu cầu đó thì cục
trưởng, phó cục trưởng, chi cục trưởng, phó chi cục trưởng hoặc hạt trưởng, phó
hạt trưởng kiểm lâm nhân dân được quyền ra lệnh đình chỉ những hoạt động này, đồng
thời báo ngay cho cấp trên của cơ quan, xí nghiệp, đơn vị ấy hoặc Ủy ban Hành
chính xã, thị trấn, thị xã sở tại.
Điều 12.-
Đối với các vụ vi phạm luật lệ về bảo vệ rừng, cục trưởng, phó cục trưởng, chi
cục trưởng, phó chi cục trưởng, hạt trưởng, phó hạt trưởng kiểm lâm nhân dân được
quyền tiến hành điều tra , lập hồ sơ theo thủ tục đúng pháp luật để chuyển sang
Viện Kiểm Sóat nhân dân. Cán bộ , nhân viên kiểm lâm nhân dân không được tự ý bắt
giữ người hoặc ra lệnh bắt giữ người trừ trường hợp khẩn cấp quy định ở điều 13
dưới đây.
Điều 13.-
Cán bộ, nhân viên kiểm lâm, nhân dân được sử dụng vũ khí, được bắt giữ kẻ phạm
pháp để giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp khẩn cấp như phải
đối phó với những kẻ mưu toan dùng vũ khí chống cự , những kẻ phạm tội nghiêm
trọng đang chạy trốn, nếu những kẻ ấy không chịu nghe lệnh ngăn cấm của kiểm
lâm nhân dân.
Điều 14.-
Ông Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp quy định thủ tục tiến hành các công việc
nói trong mục III này trong điều lệ tổ chức và công tác của lực lượng kiểm lâm
nhân dân để bảo đảm ngăn ngừa kịp thời và trừng trị thích đáng những vụ vi phạm
luật lệ về bảo vệ rừng, đồng thời tôn trọng các quyền tự do dân chủ của nhân
dân, không gây trở ngại cho việc làm ăn, sinh sống bình thường của nhân dân.
IV. KINH PHÍ,
BIÊN CHẾ, CÁC CHẾ ĐỘ TRANG BỊ, ĐÃI NGỘ VÀ PHÙ HIỆU CẤP HIỆU CỦA LỰC LƯỢNG KIỂM
LÂM NHÂN DÂN
Điều 15.- Tổ
chức và hoạt động của lực lượng kiểm lâm nhân dân do kinh phí sự nghiệp bảo vệ
rừng đài thọ.
Biên chế chung của lực lượng kiểm
lâm nhân dân được tính theo tiêu chuẩn bình quân 1.000 hecta rừng một người.
Căn cứ vào những quy định chung
của Nhà nước và trong phạm vi quyền hạn của mình, ông Tổng cục trưởng Tổng cục
Lâm nghiệp quản lý thống nhất kinh phí và biên chế của lực lượng kiểm lâm nhân
dân và phân bổ cụ thể kinh phí và biên chế của lực lượng này tùy theo yêu cầu của
công tác bảo vệ rừng ở các địa phương.
Điều 16.-
Cán bộ, nhân viên kiểm lâm, nhân dân được hưởng các chế độ phụ cấp thâm niên, cung
cấp lương thực, thực phẩm giống như các chế độ hiện hành đối với lực lượng Công
an nhân dân vũ trang; được trang bị đồng phục và vũ khí .
Điều 17.-
a) Đồng
phục của cán bộ, nhân viên kiểm lâm nhân dân màu xanh rêu, may theo kiểu đồng
phục của Cảnh sát nhân dân.
b) Phù hiệu của cán bộ, nhân
viên kiểm lâm nhân dân gắn ở trên mũ là ngôi sao vàng năm cánh nỗi trên nền đỏ
hình tròn có viền chỉ vàng xung quanh, có hai lá cây ôm lấy hình tròn và có bốn
chữ KLND ( kiểm lâm nhân dân ) ở dưới ngôi sao.
c) Cấp hiệu của cán bộ, nhân
viên kiểm lâm nhân dân đeo ở cỗ áo, nền xanh lá cây có gắn phù hiệu kiểm lâm
nhân dân thu nhỏ ở bên, có sao bạc và vạch vàng hoặc đỏ để thể hiện từng cấp, từ
cục trưởng đến nhân viên kiểm lâm nhân dân.
Kèm theo nghị định này có bản phụ
lục thuyết minh cụ thể về phù hiệu, cấp hiệu kiểm lâm nhân dân .(*)
V. LỰC LƯỢNG
QUẦN CHÚNG BẢO VỆ RỪNG
Điều 18.- Ở
địa phương nơi có rừng, đi đôi với việc thành lập lực lượng kiểm lâm nhân dân,
phải tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở theo sự hướng dẫn của cơ
quan kiểm lâm nhân dân.
Ủy ban Hành chính các xã, thị trấn,
thị xã, thành phố ở nơi có rừng phải tổ chức Ban Lâm nghiệp do một phó chủ tịch
hoặc một ủy viên Ủy ban Hành chính làm trưởng ban , có cán bộ chuyên trách giúp
việc. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Ban Lâm nghiệp là giúp Ủy ban Hành
chính thực hiện công tác bảo vệ rừng trong địa phương. Ban Lâm nghiệp có trách
nhiệm tổ chức các đội, tổ quần chúng bảo vệ rừng ở các hợp tác xã, khu phố.
Thủ trưởng các lâm trường, nông
trường, công trường, xí nghiệp công nghệp, cơ quan ở trong rừng hoặc ven rừng
có trách nhiệm tổ chức các đội, tổ quần chúng bảo vệ rừng ở đơn vị mình.
Điều 19.-
Các đội, tổ quần chúng bảo vệ rừng có trách nhiệm thực hiện những nhiệm vụ theo
quy định ở điều 17 của Pháp lệnh quy định việc bảo vệ rừng.
Ông Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm
nghiệp quy định cụ thể những biện pháp tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng
ở cơ sở; cùng với ông Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định các chế độ trang bị và
chính sách đối với lực lượng quần chúng bảo vệ rừng.
VI. ĐIỀU KHOẢN
THI HÀNH
Điều 20.-
Ông Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm quy định cụ thể điều lệ
tổ chức và công tác của lực lượng kiểm lâm nhân dân các cấp; cùng với thủ trưởng
các ngành có liên quan quy định cụ thể các chế độ trang bị và sử dụng vũ khí,
phụ cấp thâm niên, chế độ cung cấp lương thực, thực phẩm… cho lực lượng kiểm
lâm nhân dân.
Điều 21.-
Nay bãi bỏ các quy định về việc thành lập Cục Bảo vệ Lâm nghiệp trong quyết định
của Hội đồng Chính phủ số 116-CP ngày 25-7-1963.
Điều 22.-
Các ông Chủ nhiệm Văn phòng Phủ Thủ tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp
và các ông chủ tịch Ủy ban Hành chính các khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.
|
T.M
HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Phạm Văn Đồng
|