|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Luật tổ chức Quốc Hội 2007 sửa đổi 83/2007/QH11
Số hiệu:
|
83/2007/QH11
|
|
Loại văn bản:
|
Luật
|
Nơi ban hành:
|
Quốc hội
|
|
Người ký:
|
Nguyễn Phú Trọng
|
Ngày ban hành:
|
02/04/2007
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
QUỐC
HỘI
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
83/2007/QH11
|
Hà
Nội, ngày 02tháng 04 năm 2007
|
LUẬT
SỬA ĐỔI,
BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT TỔ CHỨC QUỐC HỘI
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết
số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội đã được Quốc hội
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua ngày 25 tháng 12 năm 2001.
Điều 1: Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật tổ chức Quốc hội:
1. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 22
Quốc hội thành lập Hội đồng Dân
tộc và các Uỷ ban sau đây:
1. Uỷ ban pháp luật;
2. Uỷ ban tư pháp;
3. Uỷ ban kinh tế;
4. Uỷ ban tài chính, ngân sách;
5. Uỷ ban quốc phòng và an ninh;
6. Uỷ ban văn hoá, giáo dục,
thanh niên, thiếu niên và nhi đồng;
7. Uỷ ban về các vấn đề xã hội;
8. Uỷ ban khoa học, công nghệ và
môi trường;
9. Uỷ ban đối ngoại.”
2. Điều 27 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 27
Uỷ ban pháp luật có những nhiệm
vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra dự kiến của Chính phủ
về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đề nghị của cơ quan khác, tổ chức, đại
biểu Quốc hội về xây dựng luật, pháp lệnh, kiến nghị của đại biểu Quốc hội về
luật, pháp lệnh;
2. Thẩm tra dự án luật, dự án
pháp lệnh về dân sự, hành chính, về tổ chức bộ máy nhà nước, trừ tổ chức bộ máy
của các cơ quan tư pháp; thẩm tra các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ
Quốc hội giao;
3. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp
pháp và tính thống nhất của hệ thống pháp luật đối với các dự án luật, dự án
pháp lệnh trước khi trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua;
4. Chủ trì thẩm tra đề án về
thành lập, bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh
địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc giải thể đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt; báo cáo của Chính phủ về công tác giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân;
5. Giám sát việc thực hiện luật,
nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về
dân sự, hành chính, về tổ chức bộ máy nhà nước, trừ tổ chức bộ máy của các cơ
quan tư pháp; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ thuộc
lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;
6. Giám sát văn bản quy phạm
pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung
ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;
7. Kiến nghị các biện pháp cần
thiết nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật.”
3. Bổ sung Điều
27a sau Điều 27 như sau:
“Điều 27a
Uỷ ban tư pháp có những nhiệm vụ
và quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra dự án luật, dự án
pháp lệnh về hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi
hành án, bổ trợ tư pháp, tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp và các dự án
khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;
2. Thẩm tra các báo cáo của
Chính phủ về công tác phòng ngừa và chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công
tác thi hành án; thẩm tra các báo cáo công tác của Chánh án Toà án nhân dân tối
cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; chủ trì thẩm tra báo cáo của
Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng;
3. Giám sát việc thực hiện luật,
nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về
hình sự, tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ
trợ tư pháp, tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp; giám sát hoạt động của
Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao trong việc
điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, bổ trợ tư pháp;
4. Giám sát văn bản quy phạm
pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, văn bản quy
phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở trung ương
hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức
chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;
5. Giám sát việc phát hiện và xử
lý hành vi tham nhũng;
6. Kiến nghị các vấn đề liên
quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về hình sự,
tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng hành chính, thi hành án, bổ trợ tư
pháp, tổ chức bộ máy của các cơ quan tư pháp.”
4. Điều 28 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 28
Uỷ ban kinh tế có những nhiệm vụ
và quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra dự án luật, dự án
pháp lệnh thuộc lĩnh vực quản lý kinh tế, tiền tệ, ngân hàng, hoạt động kinh
doanh và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao;
2. Chủ trì thẩm tra chương
trình, dự án, kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội; báo cáo của
Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội;
3. Giám sát việc thực hiện luật,
nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội thuộc
lĩnh vực quản lý kinh tế, tiền tệ, ngân hàng, hoạt động kinh doanh; chủ trì
giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện
chương trình, dự án, kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội và việc
thực hiện chính sách kinh tế, tiền tệ, ngân hàng;
4. Giám sát văn bản quy phạm
pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung
ương của tổ chức chính trị - xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;
5. Kiến nghị các vấn đề liên
quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về quản lý
kinh tế, tiền tệ, ngân hàng, hoạt động kinh doanh.”
5. Bổ sung Điều
28a sau Điều 28 như sau:
“Điều 28a
Uỷ ban tài chính, ngân sách có
những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra dự án luật, dự án
pháp lệnh thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách và các dự án khác do Quốc hội, Uỷ
ban thường vụ Quốc hội giao;
2. Chủ trì thẩm tra dự toán ngân
sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương và tổng quyết toán ngân
sách nhà nước;
3. Giám sát việc thực hiện luật,
nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội
thuộc lĩnh vực tài chính, ngân sách; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ,
cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện dự toán ngân sách nhà nước và việc thực
hiện chính sách tài chính, ngân sách;
4. Giám sát văn bản quy phạm
pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ, văn bản quy phạm pháp luật liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ở trung ương hoặc giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung
ương của tổ chức chính trị – xã hội thuộc lĩnh vực Uỷ ban phụ trách;
5. Kiến nghị các vấn đề liên
quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan hữu quan và các vấn đề về tài
chính, ngân sách.”
6. Điều 34 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 34
Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của
Quốc hội trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây:
1. Tham gia với Uỷ ban kinh tế
thẩm tra chương trình, dự án, kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội;
báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội;
2. Tham gia với Uỷ ban tài
chính, ngân sách thẩm tra dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân
sách trung ương và tổng quyết toán ngân sách nhà nước;
3. Tham gia với Uỷ ban pháp luật
thẩm tra đề án về thành lập, bãi bỏ các bộ, cơ quan ngang bộ; thành lập mới, nhập,
chia, điều chỉnh địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; thành lập hoặc
giải thể đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; báo cáo của Chính phủ về công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
4. Tham gia với Uỷ ban tư pháp
thẩm tra báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tham nhũng;
5. Giám sát việc thực hiện ngân
sách nhà nước, công tác phòng ngừa tham nhũng thuộc lĩnh vực Hội đồng dân tộc,
Uỷ ban phụ trách.”
Điều 2: Luật
này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
Luật này đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 02
tháng 4 năm 2007.
|
CHỦ
TỊCH QUỐC HỘI
Nguyễn Phú Trọng
|
Luật tổ chức Quốc Hội sửa đổi 2007
THE
NATIONAL ASSEMBLY
-------
|
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
|
No:
83/2007/QH11
|
Ha
Noi , April 02nd , 2007
|
LAW AMENDING
AND SUPPLEMENTING A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON ORGANIZATION OF THE
NATIONAL ASSEMBLY Pursuant to the 1992
Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, which was amended and
supplemented under Resolution No. 51/2001/QH10 of December 25, 2001, of the Xth
National Assembly, the 10th session;
This Law amends and supplements a number of articles of the Law on
Organization of the National Assembly, which was passed on December 25, 2001,
by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam. Article 1.-
To amend and supplement a number of articles of the Law on Organization of the
National Assembly as follows: 1. Article 22 is amended and
supplemented as follows: "Article 22.- The National Assembly sets up
the Nationalities Council and the following Commissions: 1. The Law Commission; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 3. The Economic Commission; 4. The Financial and Budgetary
Commission; 5. The Defense and Security
Commission; 6. The Commission for Culture,
Education, Youth and Children; 7. The Commission for Social
Affairs; 8. The Commission of Science,
Technology and Environment; 9. The Commission for Foreign
Affairs." 2. Article 27 is amended and
supplemented as follows: "Article 27.- ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1. To verify the Government's
tentative law- and ordinance-making programs; law- and ordinance-making
proposals of other agencies, organizations or National Assembly deputies, and
National Assembly deputies' motions concerning laws and ordinances; 2. To verify bills and draft
ordinances on civil and administrative matters and on the state organizational
apparatus, except those on organizational structures of judicial agencies; to
verify other drafts as assigned by the National Assembly or its Standing
Committee; 3. To ensure constitutionality,
legality and consistency of draft laws and ordinances with the legal system
before they are submitted to the National Assembly or its Standing Committee
for adoption; 4. To assume the prime
responsibility for verifying schemes on establishment or dissolution of
ministries or ministerial-level agencies, setting up, merger, division or
re-delimitation of provinces or centrally run cities, establishment or
dissolution of special administrative-economic units; and the Government's
reports on settlement of citizens' complaints and denunciations; 5. To oversee the implementation
of the National Assembly's laws and resolutions and the National Assembly
Standing Committee's ordinances and resolutions on civil and administrative
matters and on the state organizational apparatus, except those on
organizational structures of judicial agencies; to oversee activities of the
Government, ministries and ministerial-level agencies which fall within the
domains managed by the Commission; 6. To oversee legal documents of
the Government, the Prime Minister, ministers or heads of ministerial-level
agencies, and legal documents jointly issued by central competent state
agencies or by competent state agencies and central agencies of socio-political
organizations which fall within the domains managed by the Commission; 7. To propose necessary measures
to perfect the state apparatus and the legal system." 3. To add the following
Article 27a to Article 27: "Article
27a.- ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1. To verify bills and draft
ordinances on penal matters, criminal procedures, civil procedures,
administrative procedures, enforcement of judgments, judicial assistance or
organizational structures of judicial agencies, and other drafts as assigned by
the National Assembly or its Standing Committee; 2. To verify the Government's
reports on prevention and combat of law violations and crimes, and on
enforcement of judgments; to verify work reports of the President of the
Supreme People's Court and the Chairman of the Supreme People's Procuracy; and
to assume the prime responsibility for verifying the Government's reports on
anti-corruption work; 3. To oversee the implementation
of the National Assembly's laws and resolutions and the National Assembly
Standing Committee's ordinances and resolutions on penal matters, criminal
procedures, civil procedures, administrative procedures, enforcement of
judgments, judicial assistance or organizational structures of judicial
agencies; to oversee activities of the Government, the Supreme People's Court
and the Supreme People's Procuracy in investigation, prosecution, trial,
enforcement of judgments or judicial assistance; 4. To oversee legal documents of
the Government, the Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level
agencies, the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy, and
legal documents jointly issued by central competent state agencies or by
competent state agencies and central agencies of socio-political organizations
which fall within the domains managed by the Commission; 5. To oversee the detection and
handling of acts of corruption; 6. To make recommendations
related to the organization and operation of concerned agencies, penal matters,
criminal procedures, civil procedures, administrative procedures, enforcement
of judgments, judicial assistance or organizational structures of judicial
agencies." 4. Article 28 is amended and
supplemented as follows: "Article 28.- The Economic Commission has the
following tasks and powers: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 2. To assume the prime
responsibility for verifying the State's socio-economic development programs,
projects and plans, and the Government's reports on implementation of
socio-economic development tasks and plans; 3. To oversee the implementation
of the National Assembly's laws and resolutions and the National Assembly
Standing Committee's ordinances and resolutions in the economic management,
monetary, banking or business domains; to assume the prime responsibility for
supervising activities of the Government, ministries or ministerial-level
agencies in the implementation of state socio-economic development programs,
projects or plans, and economic, monetary and banking policies; 4. To oversee legal documents of
the Government, the Prime Minister, ministers or heads of ministerial-level
agencies, and legal documents jointly issued by central competent state
agencies or by competent state agencies and central agencies of socio-economic
organizations which fall within the domains managed by the Commission; 5. To make recommendations
related to the organization and operation of concerned agencies, and economic
management, monetary, banking or business activities." 5. To add the following
Article 28a to Article 28: "Article
28a.- The Financial and Budgetary
Commission has the following tasks and powers: 1. To verify bills and draft
ordinances in the financial and budgetary domain and other drafts as assigned
by the National Assembly or its Standing Committee; 2. To assume the prime
responsibility for verifying state budget estimates, central budget allocation
plans and state budget finalization; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 4. To oversee legal documents of
the Government, the Prime Minister, ministers or heads of ministerial-level
agencies, and legal documents jointly issued by central competent state
agencies or by competent state agencies and central agencies of socio-economic
organizations which fall within the domains managed by the Commission; 5. To make recommendations
related to the organization and operation of concerned agencies, and financial
and budgetary matters." 6. Article 34 is amended and
supplemented as follows: "Article 34.- The Nationalities Council and
Commissions of the National Assembly, within the ambit of their tasks and
powers, have the following responsibilities: 1. To join the Economic
Commission in verifying the State's socio-economic development programs,
projects or plans and the Government's reports on implementation of
socio-economic development tasks and plans; 2. To join the Financial and
Budgetary Commission in verifying state budget estimates, central budget
allocation plans and state budget finalization; 3. To join the Law Commission in
verifying schemes on establishment or dissolution of ministries or ministerial-level
agencies, setting up, merger, division or re-delimitation of provinces or
centrally run cities, setting up or dissolution of special
administrative-economic units; and the Government's reports on settlement of
citizens' complaints and denunciations; 4. To join the Judicial
Commission in verifying the Government's reports on anti-corruption work; ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 2.-
This Law takes effect on July 1, 2007. This Law was passed on April 2,
2007, by the XIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its
11th session. THE
NATIONAL ASSEMBLY
CHAIMAN
Nguyen Phu Trong
Luật tổ chức Quốc Hội sửa đổi 2007
15.742
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|