Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 số 75/2015/QH13 áp dụng 2024

Số hiệu: 75/2015/QH13 Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành: 09/06/2015 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Từ ngày 01/01/2016, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam số 75/2015/QH13 bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Theo đó, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:

- Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

- Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

- Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.

- Thực hiện giám sát và phản biện xã hội.

- Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước.

- Thực hiện hoạt động đối ngoại Nhân dân.

Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam số 14/1999/QH10 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật này có hiệu lực.

QUỐC HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Luật số: 75/2015/QH13

Hà Nội, ngày 09 tháng 06 năm 2015

LUẬT

MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

Quốc hội ban hành Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Kế thừa vai trò lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định về quyền, trách nhiệm, tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước, Nhân dân và các tổ chức; điều kiện bảo đảm hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 3. Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

2. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

3. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

4. Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước.

5. Thực hiện giám sát và phản biện xã hội.

6. Tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước.

7. Thực hiện hoạt động đối ngoại nhân dân.

Điều 4. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên.

3. Khi phối hợp và thống nhất hành động, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuân theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng thời vẫn giữ tính độc lập của tổ chức mình.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là tổ chức thành viên, vừa lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 5. Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là các tổ chức và cá nhân quy định tại Điều 1 của Luật này và Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Việc gia nhập, cho thôi làm thành viên, quyền và trách nhiệm của thành viên Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định tại Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 6. Tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức ở trung ương và các đơn vị hành chính, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ đại hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức như sau:

a) Ở trung ương có Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

b) Ở địa phương có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). Ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định.

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thành lập Ban công tác Mặt trận ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là khu dân cư). Tổ chức và hoạt động của Ban công tác Mặt trận do Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định.

Điều 7. Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước

1. Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhà nước là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bên theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và quy chế phối hợp công tác do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan nhà nước có liên quan ở từng cấp ban hành.

2. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thông tin kịp thời cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam việc thực hiện chế độ báo cáo trước Nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý của mình theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

3. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm xem xét, giải quyết và trả lời kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật.

4. Nhà nước tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoạt động có hiệu quả.

Điều 8. Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Nhân dân

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp đoàn kết Nhân dân; động viên, hỗ trợ Nhân dân thực hiện dân chủ, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Nhân dân tham gia tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thông qua các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cá nhân tiêu biểu là Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và tham gia các hoạt động do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, tổ chức.

3. Thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành, viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Nhân dân tham gia ý kiến, phản ánh, kiến nghị với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về những vấn đề Nhân dân quan tâm để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước.

4. Nhân dân giám sát hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để bảo đảm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

5. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức hoạt động để thực hiện trách nhiệm của mình với Nhân dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Điều 9. Quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức

1. Quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được thực hiện theo Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Quan hệ giữa Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp, tổ chức không phải là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là quan hệ tự nguyện, được thực hiện theo quy định của pháp luật nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 10. Hoạt động đối ngoại nhân dân

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện và mở rộng hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết với các quốc gia, dân tộc, vì hòa bình, hợp tác và phát triển.

Điều 11. Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.

Chương II

TẬP HỢP, XÂY DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

Điều 12. Nguyên tắc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát triển đa dạng các hình thức tổ chức, hoạt động để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, quá khứ nhằm động viên mọi nguồn lực góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 13. Phương thức tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

1. Tuyên truyền, vận động Nhân dân phát huy truyền thống yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc; tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước.

2. Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức hợp pháp của Nhân dân.

3. Phát huy tính tích cực của cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo để thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

4. Kết nạp, phát triển thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

5. Tuyên truyền, vận động người Việt Nam định cư ở nước ngoài đoàn kết cộng đồng, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, tôn trọng pháp luật nước sở tại; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc; giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

6. Thông qua các hoạt động khác liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 14. Phối hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với cơ quan nhà nước xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thông qua các hoạt động sau đây:

a) Đề xuất, tham gia xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến việc tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

b) Chủ trì, phối hợp, tham gia tổ chức các hoạt động liên quan đến quyền và trách nhiệm của tổ chức mình;

c) Tham gia đối thoại, hòa giải, xây dựng cộng đồng tự quản tại địa bàn khu dân cư;

d) Tham gia xây dựng và thực hiện chính sách an sinh xã hội của Nhà nước; đề xuất, tham gia thực hiện các chương trình, phong trào, cuộc vận động góp phần chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thông qua các hoạt động sau đây:

a) Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước mang tính toàn dân, toàn diện, toàn quốc;

b) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước của địa phương;

c) Các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước liên quan đến quyền và trách nhiệm của tổ chức mình; tập hợp, động viên hội viên, đoàn viên và Nhân dân tham gia thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

d) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức các hình thức thích hợp nhằm huy động và phát huy vai trò nòng cốt của thành viên là cá nhân tiêu biểu trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Chương III

ĐẠI DIỆN, BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP, CHÍNH ĐÁNG CỦA NHÂN DÂN

Điều 15. Phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân

1. Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước để báo cáo tại các kỳ họp Quốc hội.

2. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân địa phương gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội và Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để thông báo tại kỳ họp Hội đồng nhân dân cùng cấp về những vấn đề của địa phương.

4. Thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quyền và trách nhiệm của mình tổng hợp ý kiến, kiến nghị của hội viên, đoàn viên và các tầng lớp Nhân dân gửi đến Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có trách nhiệm tổng hợp ý kiến, kiến nghị của thành viên và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp dưới để phản ánh, kiến nghị với các cơ quan của Đảng, Nhà nước cùng cấp.

Điều 16. Phối hợp tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

1. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri.

2. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện kế hoạch tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri.

3. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Điều 17. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện chính sách, pháp luật

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện chính sách, pháp luật với các nội dung sau đây:

1. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

2. Phối hợp với chính quyền cấp xã tổ chức vận động Nhân dân thực hiện dân chủ ở cơ sở, hương ước, quy ước ở khu dân cư;

3. Chỉ đạo hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cấp xã và Ban giám sát đầu tư của cộng đồng;

4. Tham gia hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Điều 18. Tiếp công dân, tham gia công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc xá, cử bào chữa viên nhân dân

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện việc tiếp công dân; tham gia công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc xá theo quy định của pháp luật.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ cấp huyện trở lên có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình.

Chương IV

THAM GIA XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC

Điều 19. Tham gia công tác bầu cử

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật tổ chức hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; tham gia các tổ chức phụ trách bầu cử; phối hợp với cơ quan nhà nước hữu quan tổ chức hội nghị cử tri ở cấp xã, các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử; tham gia tuyên truyền, vận động cử tri thực hiện pháp luật về bầu cử.

Điều 20. Tham gia tuyển chọn Thẩm phán, Kiểm sát viên và giới thiệu Hội thẩm nhân dân

1. Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cử đại diện tham gia Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Hội đồng tuyển chọn Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng thi tuyển Kiểm sát viên sơ cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên cao cấp theo quy định của pháp luật.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện chủ trì lựa chọn, giới thiệu người đủ điều kiện, tiêu chuẩn để Hội đồng nhân dân bầu làm Hội thẩm nhân dân theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Tham gia xây dựng pháp luật

1. Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có quyền đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội về xây dựng luật, pháp lệnh; trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án luật, pháp lệnh.

2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật tham gia góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp, dự án luật, pháp lệnh và dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác; kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản pháp luật trái Hiến pháp và pháp luật.

3. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo và các cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia góp ý kiến; tiếp thu và phản hồi kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Điều 22. Tham dự các kỳ họp Quốc hội, phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, kỳ họp Hội đồng nhân dân, phiên họp Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham dự các kỳ họp Quốc hội; được mời tham dự các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ khi bàn các vấn đề có liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân; được mời tham dự các phiên họp Ủy ban nhân dân cùng cấp khi bàn các vấn đề có liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Tại kỳ họp Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thông báo về hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng chính quyền, ý kiến, kiến nghị của Nhân dân địa phương; đề xuất, kiến nghị với Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân những vấn đề cần thiết.

Điều 23. Tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia phòng, chống tham nhũng, lãng phí với các nội dung sau đây:

a) Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp phòng ngừa tham nhũng, lãng phí; xác minh vụ việc tham nhũng, lãng phí; xử lý người có hành vi tham nhũng, lãng phí;

c) Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ, khen thưởng đối với người có công phát hiện, tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải xem xét, trả lời yêu cầu, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Điều 24. Tham gia góp ý, kiến nghị với Nhà nước

1. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam góp ý, kiến nghị với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia góp ý, kiến nghị; tiếp thu và phản hồi góp ý, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Chương V

HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT

Điều 25. Tính chất, mục đích và nguyên tắc giám sát

1. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trực tiếp hoặc đề nghị các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo dõi, xem xét, đánh giá, kiến nghị đối với hoạt động của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện chính sách, pháp luật.

2. Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mang tính xã hội; đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, kịp thời phát hiện và kiến nghị xử lý sai phạm, khuyết điểm; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật; phát hiện, phổ biến những nhân tố mới, các điển hình tiên tiến và những mặt tích cực; phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh.

3. Hoạt động giám sát được thực hiện theo nguyên tắc bảo đảm phát huy dân chủ, sự tham gia của Nhân dân, thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng của Nhân dân; thực hiện công khai, minh bạch, không chồng chéo; không làm cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát.

Điều 26. Đối tượng, nội dung, phạm vi giám sát

1. Đối tượng giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan nhà nước, tổ chức, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức.

2. Nội dung giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì giám sát đối với đối tượng, nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc quy định của pháp luật, các tổ chức chính trị - xã hội chủ trì giám sát đối với đối tượng, nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, quyền và trách nhiệm của tổ chức mình.

Các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thực hiện giám sát đối với đối tượng, nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, quyền và trách nhiệm của tổ chức mình.

Điều 27. Hình thức giám sát

1. Nghiên cứu, xem xét văn bản của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến quyền lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân.

2. Tổ chức đoàn giám sát.

3. Thông qua hoạt động của Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở cấp xã, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.

4. Tham gia giám sát với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

5. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành nghị quyết liên tịch quy định chi tiết Điều này.

Điều 28. Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động giám sát

1. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch giám sát; quyết định thành lập đoàn giám sát và tổ chức hoạt động giám sát theo kế hoạch hoặc khi cần thiết.

2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát.

3. Xem xét khách quan, khoa học những vấn đề liên quan đến nội dung giám sát.

4. Tổ chức đối thoại để làm rõ nội dung kiến nghị sau giám sát khi cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát.

5. Kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét áp dụng các biện pháp để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân; đề nghị xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

6. Ban hành hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức liên quan ban hành văn bản về kết quả giám sát; chịu trách nhiệm về những nội dung kiến nghị sau giám sát.

7. Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân không giải quyết hoặc giải quyết không đúng quy định của pháp luật.

8. Khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biểu dương, khen thưởng người có thành tích trong hoạt động giám sát.

Điều 29. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân được giám sát

1. Được thông báo trước về nội dung, kế hoạch giám sát.

2. Báo cáo bằng văn bản theo nội dung giám sát; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát; báo cáo bổ sung, làm rõ những vấn đề liên quan.

3. Trình bày ý kiến về các nội dung liên quan thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

4. Đề nghị xem xét lại kiến nghị sau giám sát, đối thoại để làm rõ nội dung các kiến nghị đó khi cần thiết.

5. Tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát.

6. Xem xét, giải quyết và trả lời những nội dung kiến nghị sau giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

7. Thực hiện kết luận, quyết định giải quyết của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành liên quan đến những nội dung kiến nghị giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 30. Trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Định kỳ 6 tháng, Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nghe Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thông báo kết quả giám sát; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét kiến nghị và đôn đốc việc giải quyết kiến nghị sau giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tạo điều kiện và cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho hoạt động giám sát theo yêu cầu; cử người tham gia giám sát về những nội dung có liên quan; tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện giám sát; xem xét, giải quyết kiến nghị sau giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Điều 31. Quyền và trách nhiệm của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn

1. Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh có quyền đề nghị bãi nhiệm đại biểu Quốc hội không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương có quyền đề nghị bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân theo quy định của pháp luật.

2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở địa phương có quyền kiến nghị với Thường trực Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân bầu theo quy định của pháp luật.

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp có trách nhiệm tập hợp, tổng hợp đầy đủ, kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân liên quan đến người được lấy phiếu tín nhiệm gửi đến Quốc hội, Hội đồng nhân dân trước kỳ họp.

Chương VI

HOẠT ĐỘNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI

Điều 32. Tính chất, mục đích và nguyên tắc phản biện xã hội

1. Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là việc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trực tiếp hoặc đề nghị các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhận xét, đánh giá, nêu chính kiến, kiến nghị đối với dự thảo văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án (sau đây gọi chung là dự thảo văn bản) của cơ quan nhà nước.

2. Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mang tính xã hội, khách quan, khoa học, xây dựng, góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả của văn bản; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

3. Hoạt động phản biện xã hội được thực hiện theo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, bảo đảm sự tham gia của thành viên, hội viên, đoàn viên và Nhân dân; tôn trọng các ý kiến khác nhau nhưng không trái với quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc.

Điều 33. Đối tượng, nội dung, phạm vi phản biện xã hội

1. Đối tượng phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là dự thảo văn bản của cơ quan nhà nước cùng cấp có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân, quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Nội dung phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm sự cần thiết; sự phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tính đúng đắn, khoa học, khả thi; đánh giá tác động, hiệu quả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại của dự thảo văn bản; bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, Nhân dân, tổ chức.

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì phản biện xã hội đối với đối tượng, nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc quy định của pháp luật, các tổ chức chính trị - xã hội chủ trì phản biện xã hội đối với đối tượng, nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, quyền và trách nhiệm của tổ chức mình.

Các tổ chức thành viên khác phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với đối tượng, nội dung quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên, quyền và trách nhiệm của tổ chức mình.

Điều 34. Hình thức phản biện xã hội

1. Tổ chức hội nghị phản biện xã hội.

2. Gửi dự thảo văn bản được phản biện đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để lấy ý kiến phản biện xã hội.

3. Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan, tổ chức có dự thảo văn bản được phản biện xã hội.

4. Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành nghị quyết liên tịch quy định chi tiết Điều này.

Điều 35. Quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hoạt động phản biện xã hội

1. Xây dựng nội dung, kế hoạch phản biện xã hội.

2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo gửi dự thảo văn bản và thông tin, tài liệu cần thiết.

3. Thực hiện các hình thức phản biện xã hội.

4. Xây dựng văn bản phản biện và gửi đến cơ quan, tổ chức có dự thảo văn bản được phản biện.

5. Yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo trả lời bằng văn bản đối với kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Điều 36. Quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản được phản biện

1. Gửi dự thảo văn bản được phản biện xã hội đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chậm nhất là 15 ngày trước khi trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết.

2. Cử người có trách nhiệm tham dự hội nghị phản biện xã hội hoặc tham gia đối thoại khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu.

3. Trả lời bằng văn bản đối với kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trường hợp không tiếp thu kiến nghị thì phải giải trình; báo cáo ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành văn bản.

Chương VII

ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Điều 37. Bộ máy giúp việc; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Mặt trận

1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có bộ máy giúp việc. Tổ chức, biên chế bộ máy giúp việc của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp do cơ quan có thẩm quyền quy định.

2. Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người làm công tác Mặt trận không chuyên trách được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, nghiệp vụ công tác Mặt trận, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

3. Cơ quan nhà nước có liên quan tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng và phát huy đội ngũ chuyên gia, tư vấn, cộng tác viên.

Điều 38. Kinh phí hoạt động, tài sản và cơ sở vật chất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

1. Kinh phí hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của pháp luật.

2. Việc lập dự toán, phân bổ, chấp hành và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước cho hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước giao, tài sản và các nguồn tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài tặng, cho theo quy định của pháp luật.

Điều 39. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức

1. Tạo điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nhiệm vụ khi được cử vào Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc được phân công tham gia hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì hoặc thực hiện các chương trình, dự án mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được giao; cung cấp thông tin, tài liệu khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam yêu cầu.

3. Tuyên truyền, vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc; hưởng ứng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động, tổ chức.

Chương VIII

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 40. Hiệu lực thi hành

1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

2. Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam số 14/1999/QH10 hết hiệu lực thi hành từ ngày Luật này có hiệu lực.

Điều 41. Quy định chi tiết

Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.

Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 09 tháng 6 năm 2015.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI




Nguyễn Sinh Hùng

THE NATIONAL ASSEMBLY
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Law No. 75/2015/QH13

Hanoi, June 09, 2015

 

LAW

VIETNAMESE FATHERLAND FRONT

Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

The National Assembly promulgates the Law on Vietnamese Fatherland Front

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Vietnamese Fatherland Front

Vietnamese Fatherland Front is the political base of people’s power, representing and protecting lawful rights and interests of the people; gathering and bringing into play strength of national solidarity, exercising democracy and reinforcing social unanimity; participating in the construction of the Communist Party, State and people’s external relation activities making a contribution toward the construction and protection of the Fatherland.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Law regulates rights, responsibilities, organization and operation of the Vietnamese Fatherland Front; relationship between the Vietnamese Father Front and the State, the People and other organizations; conditions to ensure operation of the Vietnamese Fatherland Front.

Article 3. Rights and responsibilities of the Vietnamese Fatherland Front

1. Gather and construct great national unity, exercising democracy and reinforcing social unanimity.

2. Propagate and campaign the people to exercise their rights, guidelines and policies of the Communist Party and the State.

3. Represent and protect lawful rights and interests of the people;

4. Take part in the construction of the Communist Party and State;

5. Perform supervision and social criticism;

6. Gather and compile opinions and proposals from voters and the people to respond and make proposals to the Party and State.

7. Perform the people’s external relation activities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Organization and operation of the Vietnamese Fatherland Front are within the framework of the Constitution, the Law and Statute of the Vietnamese Fatherland Front.

2. Organization and operation of the Vietnamese Fatherland Front are based on principles of voluntariness, democratic consultation, coordination and unity of activities of its members.

3. When coordinating and unifying activities, member organizations of the Vietnamese Fatherland Front must comply with the Statute of the Vietnamese Fatherland Front, and at the same time maintain independence of their own organizations.

4. The Communist Party is both a member organization and leader of the Vietnamese Fatherland Front.

Article 5. Members of the Vietnamese Fatherland Front

1. Members of the Vietnamese Fatherland Front are organizations or individuals as prescribed in Article 1 hereof and the Statute of the Vietnamese Fatherland Front.

2. Joining or resignation as members, rights and responsibilities of members of the Vietnamese Fatherland Front as prescribed the Statute of the Vietnamese Fatherland Front.

Article 6. Organization of the Vietnamese Fatherland Front

1. The Vietnamese Fatherland Front is organized in the central and administrative divisions, is an executive agency between two congresses of the Vietnamese Fatherland Front, responsible for exercising duties of the Vietnamese Fatherland Front.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) In central divisions: Central Committee of Vietnamese Fatherland Front, Presidium of the Central Committee of the Vietnamese Fatherland Front and Central Standing Committee of the Vietnamese Fatherland Front;

b) In administrative divisions: Committee of Vietnamese Fatherland Front of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as provincial level); Committee of Vietnamese Fatherland Front of provincial-affiliated districts, communes and cities, and equivalent adminstrative units; Committee of Vietnamese Fatherland Front of communes, wards and towns (hereinafter referred to as commune-level). Each level has Standing Committee of Vietnamese Fatherland Front of its own.

Organization, duties, authorities of agencies of the Vietnamese Fatherland Front is prescribed in the Statute of the Vietnamese Father Front.

3. Committee of Vietnamese Fatherland Front at commune-level establishes the commission of Fatherland Front in villages, hamlets, population groups, wards, and other residential communities (hereinafter referred to as residential area). Organization and operation of the Commission are prescribed in the Statute of the Vietnamese Fatherland Front.

Article 7. Relationship between the Vietnamese Fatherland Front and the State

1. The relationship between the Vietnam Fatherland Front and the State is the relationship to coordinate the exercise of duties and powers by each party according to provisions of the Constitution, the laws and Statute on coordination of tasks promulgated by the Committee of Vietnamese Fatherland Front and relevant regulatory agencies at each level.

2. The Prime Minister, ministers, heads of ministerial-level agencies, presidents of People’s committees at all levels shall be responsible for timely provision of information to Vietnamese Fatherland Front on the implementation of reporting to the people on important issues within management according to provisions of the Constitution and the laws.

3. Regulatory agencies shall be responsible for considering, handling and replying to proposals submitted by Vietnamese Fatherland Front according to law provisions.

4. The State shall create favorable conditions for the Vietnamese Fatherland Front to operate effectively.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Vietnamese Fatherland Front shall represent and protect lawful rights and interests of the people; expand and diversify ways of gathering and uniting the people; encourage and support the people in the exercise of democracy, human rights, basic rights and obligations of citizens, follow guidelines of the Communist Party, policies and laws of the State.

2. The people shall take part in organization and operation of the Vietnamese Fatherland Front through its member organizations, typical individuals as members of the Committee of Vietnamese Fatherland Front at all levels and takes part in activities initiated and organized by the Vietnamese Fatherland Front.

3. Through the Committee of Vietnamese Fatherland Front and member organizations of the Vietnamese Fatherland Front, the people shall raise opinions and submit proposals to Vietnamese Fatherland Front concerning issues of the people’s interests for reflections and proposals to the Communist Party and State.

4. The people shall monitor operation of the Vietnamese Fatherland Front to ensure it exercises rights and responsibilities adequately and fully according to law provisions.

5. The Vietnamese Fatherland Front shall regularly renew contents and manner of operation to fulfill its responsibilities to the people according to provisions of the Constitution and the laws.

Article 9. Relationship between the Vietnamese Fatherland Front and organizations

1. Relationship between the Committee of Vietnamese Fatherland Front and its member organizations is instructed in accordance with the Statute of the Vietnamese Fatherland Front.

2. Relationship between the Committee of Vietnamese Fatherland Front and economic organizations, public service organizations and non-member organizations of the Vietnamese Fatherland Front is the voluntary relationship instructed in accordance with law provisions aimed at furthering socio-economic development, protection of lawful rights and interests of the people, construction and defense of the Fatherland.

Article 10. People-to-people relations

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 11. Traditional Day

November 18 is the Traditional Day of the Vietnamese Fatherland Front and also the National Great Unity Day.

Chapter II

GATHERING AND BUILDING GREAT UNITY OF THE NATION

Article 12. Principles of gathering and building great unity of the nation

The Vietnamese Fatherland Front shall diversify ways of organization and operation to gather and unite all Vietnamese people at home and abroad regardless of backgrounds, social classes, races, beliefs, religions and pasts to involve all resources in the construction and defense of the Fatherland.

Article 13. Ways of gathering and building great unity of the nation

1. Propagandize and mobilize the people to promote tradition of patriotism and great unity of the nation; take part in campaigns and movements of patriotic emulation.

2. Unite and cooperate with the people’s lawful organizations;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Admit and develop members to the Vietnamese Fatherland Front;

5. Propagandize and call upon overseas Vietnamese people to unite communities, help each other in life, respect the laws of  host countries; preserve and bring into play good cultural and tradition characters of the nation; maintain bonds with families and hometowns, make a contribution toward the construction and defense of the Fatherland;

6. Adopt other activities concerning rights and responsibilities of the Vietnamese Fatherland Front;

Article 14. Coordination in building great unity of the nation

1. The Vietnamese Fatherland Front shall cooperate with regulatory agencies in building great unity of the nation through the following activities:

a) Propose and take part in building and executing policies and laws concerning gathering and building great unit of the nation;

b) Preside over, coordinate and take part in organizing activities concerning rights and responsibilities of one’s own organizations;

c) Take part in dialogs, reconciliation and construction of autonomous communities in the area of residential areas

d) Take part in constructing and executing state policies on social security; propose and take part in executing programs, movements, campaigns to make a contribution toward taking care of material and spiritual life of the people;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) The Central Committee of the Vietnamese Fatherland Front shall organize or cooperate with regulatory agencies in organizing campaigns and movements of patriotic emulation across the nation.

b) The Committee of Vietnamese Fatherland Front in localities shall organize or cooperate with regulatory agencies in organizing campaigns and movements of patriotic emulation at local level.

c) Member organization of the Committee of Vietnamese Fatherland Front shall organize or cooperate with regulatory agencies in organizing campaigns and movements of patriotic emulation in connection with rights and responsibilities of their own organizations; gather and encourage members, union members and the people to take part in implementing campaigns and movements of patriotic emulation of the Committee of Vietnamese Fatherland Front;

d) The Committee of Vietnamese Fatherland Front shall organize appropriate ways to mobilize and bring into play central role of members as typical individuals in the operation of Vietnamese Fatherland Front.

Chapter III

REPRESENTING AND PROTECTING LAWFUL RIGHTS AND INTERESTS OF THE PEOPLE

Article 15. Reflecting opinions and proposals from constituency and the people

1. Presidium of the Central Committee of Vietnamese Fatherland Front shall preside over and cooperate with the Standing committee of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam in compiling opinions and proposals from constituency and the people across the country to make the report in sessions of the National Assembly.

2. Standing committee of the provincial Committee of Vietnamese Fatherland Front shall cooperate with the Delegation of the National Assembly in compiling opinions and proposals from constituency and the people in locality to make the submission to the Standing committee of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam and the Presidium of the Central Committee of Vietnamese Fatherland Front.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Members of the Vietnamese Fatherland Front within their own rights and responsibilities shall compile opinions and proposals from members, union members and strata of the people to make the submission to the standing committee of the Committee of Vietnamese Fatherland Front of the same level. Standing committee of the Committee of Vietnamese Fatherland Front at all levels shall be responsible for compiling opinions and proposals from members and the standing committee of the Committee of Vietnamese Fatherland Front of lower levels for reflections and proposals to agencies of the Communist Party and State at the same level.

Article 16. Coordination in organizing dialogs with constituency of the Delegation of National Assembly and People’s Councils at all levels

1. Standing committee of the provincial Committee of Vietnamese Fatherland Front shall cooperate with the Delegation of the National Assembly, the standing committee of People’s Council, People’s committees at the same level and relevant agencies, organizations in organizing dialogs with constituency of the Delegation of the National Assembly and provincial People’s Councils;

2. The standing committee of the district Committee of Vietnamese Fatherland Front shall cooperate with the standing committee of People’s Council, People’s committees at the same level in organizing dialogs with constituency of the Delegation of the National Assembly and People’s Councils at district, commune levels;

3. The Standing committee of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, the Government shall cooperate with Presidium of the Central Committee of Vietnamese Fatherland Front in promulgating the Joint Resolution detailing organization of dialogs with constituency of the Delegation of the National Assembly and People’s Council.

Article 17. Propagandizing and calling upon the people to exercise autonomous rights, policies and laws

The Vietnamese Fatherland Front shall carry out propaganda and calling upon the people to exercise autonomous rights, policies and laws as follows:

1. Propagandize and call upon the people to exercise guidelines of the Communist Party and policies and laws of the State;

2. Cooperate with commune-level authorities in calling upon the people to exercise democracy at grass-roots level, village regulation and convention in residential areas;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Take part in reconciliation at grass-root level;

Article 18. Receive citizens, take part in handling complaints, denunciations, grant special reprieve, and delegate the people’s advocates

1. The Vietnamese Fatherland Front shall carry out reception of citizens; take part in handling complaints, denunciation; grant special reprieve according to law provisions.

2. The Committee of Vietnamese Fatherland Front from commune level and above shall delegate the people’s advocates to defend convicted people as members of its own organizations.

Chapter IV

TAKING PART IN STATE-BUILDING

Article 19. Take part in elections

The Vietnamese Fatherland Front shall organize selection and introduction of candidates for the Delegation of the National Assembly and People’s Council; take part in organizations in charge of elections; cooperate with concerned regulatory agencies in organizing voters’ conferences at commune level, dialogs between voters and candidates; take part in propaganda and calling upon voters to exercise the laws on elections.

Article 20. Taking part in selection of judges, procurators and introduction of jurors to the People’s Courts

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The Committee of Vietnamese Fatherland Front at provincial and district levels shall preside over selection and introduction of qualified people to People’s Council for being elected as jurors to the People's Courts according to law provisions.

Article 21. Taking part in law-building

1. The Central Committee of Vietnamese Fatherland Front has the right to make proposals to the Standing committee of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, National Assembly for the construction of laws and or ordinances; make the submission of bills and ordinances to National Assembly, the Standing committee of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam.

2. The Vietnamese Fatherland Front shall take part in the contribution of ideas to the draft constitution, bills, ordinance and other draft legislative documents; make proposals to competent state agencies for supplements, amendments or abrogation of legislative documents in opposition to the constitution and laws.

3. During the construction of legislative documents, agencies and organization shall preside over the drafting and concerned organizations shall be responsible for creating conditions for the Vietnamese Fatherland Front shall participate in the contribution of ideas; receive and reply to proposals made by the Vietnamese Fatherland Front according to law provisions.

Article 22. Attending sessions of National Assembly, sessions of the Standing committee of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, the Government, sessions of People’s Council, People’s committees

1. President of the Central Committee of Vietnamese Fatherland Front shall attend sessions of National Assembly; invited to attend sessions of the Standing committee of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, the Government on issues concerning rights and responsibilities of the Vietnamese Fatherland Front.

President of the local Committee of Vietnamese Fatherland Front shall attend sessions of People’s Council; invited to attend sessions of People’s committees at the same level on issues concerning rights and responsibilities of the Vietnamese Fatherland Front.

2. At sessions of People’s Council, the Committee of Vietnamese Fatherland Front at the same level shall announce activities of government-building by the Vietnamese Fatherland Front, opinions and proposals from local people; make proposals to People’s Council, People’s committees on necessary issues.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Vietnamese Fatherland Front shall take part in prevention and fighting against corruption and extravagance as follows:

a) Propagandize and call upon the people to exercise the laws on prevention and fighting against corruption and extravagance;

b) Request competent agencies, organizations, and individuals to take measures to prevent corruption and extravagance; verify cases of corruption, extravagance; handle persons who commit acts of corruptions and extravagance;

c) Make proposals to competent state agencies for protection and commendation for persons who deserve for detecting and denounce acts of corruption and extravagance;

2. Competent agencies, organizations, and individuals must give considerations and reply to requests, proposals by the Vietnamese Fatherland Front according to law provisions.

Article 24. Taking part in contribution of ideas, making proposals to the State

1. The Vietnamese Fatherland Front shall contribute ideas or make proposals to competent agencies, organizations, and individuals on the exercise of duties and powers by such agencies, organizations, and individuals.

2. Competent agencies, organizations, and individuals shall be responsible for creating conditions for the Vietnamese Fatherland Front to participate in the contribution of ideas and making proposals; receiving and giving feedback on ideas, proposals from the Vietnamese Fatherland Front according to law provisions.

Chapter V

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 25. Nature, purpose and principles of monitoring

1. Monitoring by Vietnamese Fatherland Front means the committees of Vietnamese Fatherland Front at all levels engages themselves or requests their member organizations to monitor, examine, assess and make proposals for activities of agencies, organizations, elective delegation, officials and civil servants in the exercise of policies and laws.

2. Monitoring by the Vietnamese Fatherland Front is of social nature, representing and protecting lawful rights and interests of the people, detecting and making proposals for the handling of violations, defects, making proposals for amendments, supplements to policies and laws; detecting and disseminating new elements, advanced models and positive aspects; bringing into play autonomous rights of the people, making a contribution toward the construction of an untarnished and strong state.

3. Activities of monitoring are carried out under principles of ensuring promotion of democracy and participation of the people, members of the Vietnamese Fatherland Front.

Article 26. Entities, contents and scope of monitoring

1. Entities subject to monitoring by the Vietnamese Fatherland Front are regulatory agencies, organizations, elective delegation, officials and civil servants.

2. Scope of monitoring includes the exercise of policies and laws concerning lawful rights and interests of the people, rights and responsibilities of the Vietnamese Fatherland Front.

3. The Committee of Vietnamese Fatherland Front shall preside over monitoring entities and contents as prescribed in Clauses 1 and 2 hereof.

At the request of the Committee of Vietnamese Fatherland Front or as prescribed, socio-political organizations shall preside over monitoring entities and contents as prescribed in Clauses 1, 2, of this Article in direct connection with lawful rights and interests of members, associates, rights and responsibilities of their own organizations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 27. Manner of monitoring

1. Study and review documents issued by competent agencies relating to lawful rights and interests of the people;

2. Organize team of monitoring;

3. Pass activities of the People’s Inspectorate at commune level and Public Investment Supervisory Board;

4. Participate in monitoring with competent agencies, organizations;

5. The standing committee of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, the Government shall cooperate with Presidium of the Central Committee of Vietnamese Fatherland Front in promulgating the Joint Resolution detailing this Article.

Article 28. Rights and responsibilities of the Vietnamese Fatherland Front for monitoring

1. Cooperate with relevant agencies, organizations in constructing the program, contents, and plans for monitoring; make decisions on the establishment of the monitoring team and organize monitoring activities as planned or required.

2. Request agencies, organizations, and individuals monitored to make reports and supply information and documents in connection with the contents of monitoring;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. Organize dialogs to clarify proposals after monitoring if necessary or at the request of agencies, organizations, and individuals monitored;

5. Make proposals to competent agencies, organizations, and individuals for considerations over measures to protect interests of the State, lawful rights and interests of the people; considerations over responsibilities of agencies, organizations, and individuals for committing acts of violations according to law provisions;

6. Promulgate or cooperate with relevant agencies, organization in promulgating document on result of monitoring; take responsibilities for proposals after monitoring;

7. Follow up, speed up the handling of proposals after monitoring; request competent agencies, organizations, and individuals to examine responsibilities of agencies, organizations, and individuals for not handling or handling in opposition to law provisions;

8. Commend or request competent agencies, organizations to organize praise and commendations for extraordinary achievements in monitoring;

Article 29. Rights and responsibilities of agencies, organizations, and individuals monitored

1. Receive prior notice about contents and plans for monitoring;

2. Make written reports on contents of monitoring; provide information and documents in connection with contents of monitoring; make additional reports and clarifications of related information;

3. Give a presentation over related information within duties and powers;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. Create favorable conditions for the Vietnamese Fatherland Front to perform monitoring;

6. Examine, handle and reply to proposals after monitoring;

7. Conclusion and decision over handling issued by competent agencies, organizations in connection with proposals after monitoring;

Article 30. Responsibilities of National Assembly, the Government, People’s Council, People’s committees and relevant agencies, organizations, and individuals

1. On a six-month basis, the National Assembly, the Government, People’s Council, People’s committees shall be addressed to over result of monitoring by the Committee of Vietnamese Fatherland Front; relevant agencies, organizations, and individuals are requested to review proposals and speed up the handling of proposals after monitoring.

2. Agencies, organizations, and individuals within duties and powers shall be responsible for creating favorable conditions and providing necessary information and documents for monitoring activities on request; delegating people to monitor related issues; creating conditions for the Vietnamese Fatherland Front to carry out monitoring; reviewing and handling proposals after monitoring by the Vietnamese Fatherland Front according to law provisions.

Article 31. Rights and responsibilities of the Committee of Vietnamese Fatherland Front for dismissal of Delegation of National Assembly, People’s Council; votes of confidence for key positions elected or endorsed by National Assembly, People’s Council

1. The Presidium of the Central Committee of Vietnamese Fatherland Front, the provincial Committee of Vietnamese Fatherland Front are entitled to dismiss delegates of the National Assembly who no longer deserve for the trust of the people; the local Committee of Vietnamese Fatherland Front is entitled to propose dismissal of delegates of People’s Council who are no longer deserve for the trust of the people according to law provisions.

2. The local Committee of Vietnamese Fatherland Front is entitled to make proposals to the standing committee of People’s Council for submission to People’s Council at the same level for votes of confidence for those holding key positions elected by People’s Council according to law provisions;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Chapter VI

SOCIAL CRITICISM

Article 32. Nature, purpose and principles of social criticism

1. Social criticism by the Vietnamese Fatherland Front means the committees of Vietnamese Fatherland Front at all levels engages themselves or requests their member organizations to give comments, assessment and raise political opinions, proposals over draft legislation, planning, plans, programs and projects (hereinafter referred to as draft documents) by the State.

2. Social criticism by the Vietnamese Fatherland Front is of social nature, objective, scientific, constructive and makes a contribution toward ensuring rightness and suitability for social life and efficiency of draft documents; ensuring lawful rights and interests of the people; bringing into play democracy and enhancing unanimity of the society;

3. Activities of social criticism are executed according to principles of democracy, public disclosure, transparency, ensuring participation of members, associates, union members and the people; respecting different views not in opposition to lawful rights and interests of the people, interests of the nation.

Article 33. Subjects, contents and scope of social criticism

1. Subjects of social criticism by the Vietnamese Fatherland Front are draft documents by regulatory agencies at the same level in direct connection with lawful rights and interests of the people, rights and responsibilities of the Vietnamese Fatherland Front.

2. Scope of social criticism by Vietnamese Fatherland Front includes necessities, conformity with guidelines of the Communist Party, policies and laws of the State; rightness, scientificity and feasibility; assessment of impacts and efficiency of politics, economics, culture, society, National defense and security, and external relation activities of draft documents; ensuring harmony between interests of the State, people and organizations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

At the request of the Committee of Vietnamese Fatherland Front or as prescribed, socio-political organizations shall preside over social criticism for subjects and contents as prescribed in Clauses 1, 2, of this Article in direct connection with lawful rights and interests of members, associates, rights and responsibilities of their own organizations.

Other member organizations shall cooperate with the Committee of Vietnamese Fatherland Front to conduct social criticism for subjects and contents as prescribed in Clauses 1, 2 of this Article in direct connection with lawful rights and interests of the members, associates, rights and responsibilities of their own organizations.

Article 34. Manner of social criticism

1. Organize conferences of social criticism;

2. Send draft documents of social criticism to relevant agencies, organizations, and individuals for collection of suggestions on social criticism.

3. Organize dialogs between the Vietnamese Fatherland Front and agencies, organizations that have draft documents of social criticism;

4. The Standing committee of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, the Government shall cooperate with Presidium of the Central Committee of Vietnamese Fatherland Front in promulgating the Joint Resolution detailing this Article.

Article 35. Rights and responsibilities of the Vietnamese Fatherland Front of social criticism

1. Construct contents and plans for social criticism;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Execute manners of social criticism;

4. Formulate documents of criticism and make their submission to agencies, organizations that have draft documents of social criticism;

5. Request agencies in charge to prepare and issue a written reply to proposals from by the Vietnamese Fatherland Front;

Article 36. Rights and responsibilities of agencies, organizations in charge of drafting documents of social criticism

1. Send draft documents of social criticism to the Vietnamese Fatherland Front at least 15 days before submission to competent agencies for promulgation of documents; make provision of necessary information and documents;

2. Delegate concerned persons to take part in conferences of social criticism or take part in dialogs at the request of the Vietnamese Fatherland Front;

3. Make a written reply to proposals from the Vietnamese Fatherland Front, provide explanation if failing to receive proposals; report criticism made by the Vietnamese Fatherland Front to agencies, organizations having authority to issue documents;

Chapter VII

CONDITIONS TO ENSURE OPERATION OF THE VIETNAMESE FATHERLAND FRONT

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Committee of Vietnamese Fatherland Front has an assisting apparatus. Organization and payroll of the assisting apparatus of the committees of Vietnamese Fatherland Front at all levels are prescribed by competent agencies.

2. Officials and civil servants from agencies of the Committee of Vietnamese Fatherland Front and part-time staff for the Front's tasks shall be trained to improve professional competence of the Front’s tasks meeting requirements and tasks assigned.

3. Relevant state agencies shall create favorable conditions for the Vietnamese Fatherland Front to carry out plans, programs for training, and bring into play teams of experts, consultants and collaborators.

Article 38. Budget for operation, properties and facilities of the Vietnamese Fatherland Front

1. Budget for operation of the Committee of Vietnamese Fatherland Front at all levels shall be provided by the State budget according to law provisions.

2. Formulation of estimation, allocation and final settlement of budget for operation of the Vietnamese Fatherland Front shall be instructed in accordance with the Law on State Budget.

3. The Vietnamese Fatherland Front is entitled to manage and use properties assigned by the State, properties and sources sponsored, donated by organizations and individuals at home and abroad according to law provisions.

Article 39. Responsibilities of agencies, organizations

1. Create favorable conditions for officials and civil servants, employees to perform their duties when nominated to the Committee of Vietnamese Fatherland Front or assigned to take part in activities of the Vietnamese Fatherland Front;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. Propagandize and call upon officials and civil servants, employees to exercise policies on great unity of the nation; respond to campaigns and movements of patriotic emulation initiated and organized by the Vietnamese Fatherland Front;

Chapter VIII

IMPLEMENTARY PROVISIONS

Article 40. Effect

1. This Law takes effect since January 01, 2016.

2. The Law on Vietnamese Fatherland Front No. 14/1999/QH10 expires since the effective date of this Law.

Article 41. Detailed provisions

The Standing committee of the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam, the Government shall cooperate with Presidium of the Central Committee of Vietnamese Fatherland Front in detailing articles and clauses prescribed hereof.

This Law has been ratified in June 09, 2015 in the 9th Session of the 13th National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nguyen Sinh Hung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


179.959

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.253.199
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!