Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 87/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La Người ký: Tráng Thị Xuân
Ngày ban hành: 03/04/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 87/KH-UBND

Sơn La, ngày 03 tháng 04 năm 2023

KẾ HOẠCH

CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM TỈNH SƠN LA NĂM 2023

Thực hiện Nghị quyết số 142/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Chương trình việc làm tỉnh Sơn La năm 2023, với những nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

1.1. Hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và chuyển đổi ngành nghề cho người lao động (bao gồm người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, bộ đội xuất ngũ, người chấp hành xong hình phạt tù, người sau cai nghiện, người bị thu hồi đất....), khai thác hiệu quả lợi thế và phát huy thế mạnh nguồn lực lao động ở các địa phương trong tỉnh. Thông qua việc làm thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, giảm nghèo bền vững, giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.

1.2. Phát triển nguồn nhân lực phù hợp với phát triển thị trường lao động, đưa lao động trong tỉnh đi làm việc tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh, đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, khuyến khích các hình thức tạo việc làm tại chỗ.

1.3. Cơ cấu lao động ngành nông, lâm, ngư nghiệp là 62,9%; công nghiệp và xây dựng là 17,6%; thương mại, du lịch và dịch vụ khác là 17,5%.

2. Yêu cầu

2.1. Năm 2023 chuyển đổi, tạo việc làm mới cho 20.000 lao động, trong đó:

a) Tạo việc làm từ chương trình phát triển kinh tế - xã hội: 14.535 lao động (nông, lâm, ngư nghiệp 3.425 lao động; công nghiệp: 3.610 lao động; xây dựng: 3.200 lao động; thương mại và dịch vụ: 3.300 lao động; du lịch: 1.000 lao động).

b) Tạo việc làm từ nguồn vốn vay về việc làm: 2.000 lao động.

c) Tạo việc làm từ xuất khẩu lao động: 112 lao động.

d) Cung ứng lao động cho các khu công nghiệp ngoài tỉnh: 3.353 lao động.

(Có Phụ lục chi tiết kèm theo)

2.2. Giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống 3,71%

II. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Tạo việc làm từ phát triển kinh tế - xã hội

1.1. Phát triển nông, lâm, ngư nghiệp

- Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất hàng hoá lớn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và mở rộng thêm thị trường xuất khẩu. Tiếp tục phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm nông sản, thủy sản an toàn và phát triển các vùng nguyên liệu tập trung và các nhà máy chế biến gắn với phát triển các sản phẩm lợi thế, chủ lực của từng huyện, thành phố, bảo đảm không đứt gẫy chuỗi sản xuất nông nghiệp.

- Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông nghiệp phục vụ cho quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Tập trung đào tạo nghề cho lao động làm nông nghiệp trong các trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp phục vụ cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cơ giới hóa đồng bộ, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, chứng nhận an toàn.

1.2. Phát triển công nghiệp

Tiếp tục đổi mới, khai thác các lợi thế, biến thách thức thành cơ hội để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, thương mại. Khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương gắn với cơ hội của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển công nghiệp bền vững, hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường và hội nhập quốc tế. Cơ cấu lại các ngành công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ, trí tuệ và giá trị gia tăng của sản phẩm. Đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học thân thiện môi trường; công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản và dược liệu đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, công nghiệp sử dụng nhiều lao động phát triển ở các khâu tạo giá trị gia tăng cao gắn với các quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa. Tăng cường quản lý quy hoạch, đầu tư, vận hành các nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ trên địa bàn.

1.3. Phát triển lĩnh vực xây dựng

Triển khai thực hiện lập Chương trình phát triển đô thị tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030; Tiếp tục thực hiện các cơ chế chính, sách thu hút, khuyến khích đầu tư, thực hiện xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, đẩy mạnh tiến độ triển khai lập quy hoạch các khu du lịch, dự án đầu tư và phát triển về du lịch, đặc biệt là các dự án thu hút lao động như Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Khu du lịch lòng hồ Sông Đà; các chương trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh (dự án phát triển đô thị, khu đô thị, phát triển về nhà ở ...). Tập trung đầu tư các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh (tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu).

1.4. Phát triển thương mại và dịch vụ

- Tiếp tục duy trì các hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống như hội chợ, tuần hàng..., tập trung vào kết nối tiêu thụ các sản phẩm tại thị trường trong nước. Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ số vào hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ trong môi trường thực tế, hội nghị kết nối trực tuyến...

- Xây dựng và phát triển mạnh thương mại nội địa theo hướng hiện đại, đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử với sự tham gia của các thành phần kinh tế, tiến tới xây dựng sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh. Tập trung thu hút đầu tư phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; mở rộng mô hình thí điểm chợ an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm của địa phương; hỗ trợ các doanh nghiệp tiêu thụ các sản phẩm nông sản tại thị trường trong nước và xuất khẩu thông qua các hội nghị do các bộ, ngành tổ chức. Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến của tỉnh.

1.5. Phát triển du lịch

- Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 30/3/2021 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức triển khai thực hiện Kết luận số 94-KL/TU về phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tổ chức lập, triển khai thực hiện các Đề án: Phát triển du lịch quốc gia Mộc Châu đủ điều kiện được công nhận vào năm 2025; phát triển du lịch huyện Quỳnh Nhai thành khu du lịch cấp tỉnh, giai đoạn 2021 - 2030; phát triển các sản phẩm du lịch tỉnh Sơn La giai đoạn 2023 - 2025; phát triển du lịch huyện Bắc Yên trở thành khu du lịch cấp tỉnh giai đoạn 2023 - 2030, định hướng năm 2045; phát triển mô hình du lịch nông thôn giai đoạn 2021 - 2025,…

- Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch của tỉnh về tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hóa, các điểm du lịch cộng đồng tại các bản có tiềm năng du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, quảng bá, giới thiệu sản vật địa phương; phát huy thế mạnh nguồn lực lao động ở các địa phương trong tỉnh, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, chuyên nghiệp đáp ứng các điều kiện phát triển du lịch tỉnh Sơn La trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Sơn La theo hướng trọng tâm, trọng điểm, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, thúc đẩy tăng trưởng khách du lịch quốc tế và nội địa cả về số lượng và chất lượng.

- Phát triển nguồn nhân lực du lịch mang tính chuyên nghiệp, chất lượng cao, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo phát triển thị trường lao động lành mạnh, ổn định, tạo ra nhiều việc làm, khuyến khích các hình thức đào tạo việc làm tại chỗ.

2. Tạo việc làm từ hoạt động xuất khẩu lao động

- Tuyên truyền chính sách đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động đến người lao động trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động tại các huyện nghèo.

- Chủ động phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tuyên truyền sâu rộng về chính sách, quyền lợi định hướng đến từng người lao động trên địa bàn tỉnh, nâng cao nhận thức, hiểu biết của người lao động về xuất khẩu lao động, dần tạo thành phong trào xuất khẩu lao trên địa bàn tỉnh.

- Kịp thời nắm bắt thông tin, giải quyết các khó khăn, vướng mắc của người lao động. Thực hiện tốt các chính sách xuất khẩu lao động cho người lao động như vay vốn ưu đãi, hỗ trợ đối với lao động tham gia xuất khẩu lao động được hưởng chính sách theo quy định.

3. Tạo việc làm từ hoạt động cho vay vốn

- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố huy động bổ sung nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ nguồn vốn ủy thác địa phương (nguồn vốn ngân sách tỉnh và ngân sách huyện, thành phố). Nắm bắt nhu cầu sử dụng vốn vay của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố, chủ động xây dựng kế hoạch đề nghị Trung ương cấp bổ sung nguồn vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm cho tỉnh Sơn La.

- Tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mô hình kinh tế, phát triển sản xuất của thanh niên, các dự án tạo việc làm cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự và lao động bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động nữ nông thôn, người chấp hành xong án phạt tù và người lao động được vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ Quốc gia về việc làm và các chính sách hỗ trợ lãi suất khác của nhà nước hiện hành, để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động.

III. THỜI GIAN THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 1: Quý I năm 2023

- Xây dựng Kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện Chương trình việc làm năm 2023.

- Phân bổ nguồn vốn thực hiện chương trình.

2. Giai đoạn 2: Quý II, quý III năm 2023

- Các Sở, ban, ngành, tổ chức hội đoàn thể, UBND các huyện, thành phố căn cứ vào nhiệm vụ chức năng tổ chức triển khai thực hiện chương trình việc làm theo Kế hoạch.

- Phổ biến, tuyên truyền về Chương trình việc làm năm 2023 của tỉnh.

- Khảo sát điều tra thông tin biến động cung - cầu lao động trên địa bàn toàn tỉnh, xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường lao động của tỉnh.

- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện Chương trình việc làm năm 2023 tại cơ sở.

3. Giai đoạn 3: Quí IV năm 2023

- Tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện 9 tháng và năm 2023 về cơ quan chủ trì (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

- Tiếp tục thực hiện Chương trình việc làm năm 2023 theo Kế hoạch.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Thông tin, tuyên truyền

Tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chương trình việc làm của tỉnh, chính sách an sinh xã hội, chính sách xuất khẩu lao động, chính sách đào tạo nghề và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh sâu, rộng, bằng nhiều hình thức như: Báo, đài, tờ rơi; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt khai thác tốt hệ thống truyền thanh tại các tổ, bản, tiểu khu, thông qua hệ thống các tổ chức chính trị xã hội từ tỉnh đến cơ sở. Đồng thời, trực tiếp tư vấn chính sách việc làm cho người dân, nâng cao nhận thức của người dân về các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, gắn với giải quyết việc làm, việc làm sau học nghề từ đó giúp người dân, người lao động tích cực tham gia vào chương trình tạo việc làm của tỉnh, thu hút lao động vào làm việc.

2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội trên mọi lĩnh vực

2.1. Tập trung thu hút, tận dụng mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất quy mô lớn, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, nâng cao tỷ trọng công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch.

2.2. Thực hiện tốt công tác quy hoạch vùng kinh tế, phát triển ngành phù hợp với điều kiện của từng địa phương như: Quy hoạch các vùng nguyên liệu với sản xuất, chế biến; Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Khu du lịch lòng hồ Sông Đà, dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng; các chương trình, dự án lớn, chương trình phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh.

2.3. Tập trung đầu tư phát triển các ngành, các lĩnh vực, sản phẩm có thế mạnh; hỗ trợ xây dựng thương hiệu và tiêu thụ, xuất khẩu hàng hóa nông, lâm, thủy sản. Đẩy mạnh, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.

2.4. Tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp nhằm tăng năng suất, chất lượng, nâng cao giá trị gia tăng và thích ứng với biến đổi khí hậu; chú trọng ứng dụng công nghệ xanh, hệ thống quản lý và kiểm soát hoạt động theo kinh nghiệm thực hành tốt để giảm ô nhiễm, cải thiện môi trường sinh thái.

2.5. Nâng cao năng lực, tăng sức cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn. Tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, tạo việc làm cho lao động địa phương.

2.6. Khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch hiện có, từng bước phát triển du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, quảng bá giới thiệu sản phẩm.

2.7. Nhân rộng các mô hình thanh niên lập nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp, chương trình thanh niên tham gia xóa đói, giảm nghèo, tham gia xuất khẩu lao động, tổ chức tư vấn học nghề và việc làm cho thanh niên nông thôn. Nâng cao vai trò của các tổ chức Đoàn cơ sở, giúp đoàn viên thanh niên có việc làm, thu nhập ổn định cuộc sống.

3. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

3.1. Đổi mới về nhận thức, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, người dân, doanh nghiệp, người lao động và xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực.

3.2. Nghiên cứu, rà soát, xây dựng, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển nguồn nhân lực; tăng cường huy động, thu hút các nguồn lực, doanh nghiệp đầu tư phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động.

3.3. Tạo môi trường, điều kiện phù hợp, thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng giáo dục các cấp, nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo; thực hiện tốt công tác thông tin thị trường lao động, chú trọng tạo việc làm cho người lao động.

3.4. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 20/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Sơn La giai đoạn 2021- 2025, định hướng 2030.

4. Nhóm giải pháp xuất khẩu lao động

4.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin cho người lao động về chính sách của Nhà nước về xuất khẩu lao động. Tiếp tục tăng cường chỉ đạo nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp xã, phường trong việc phối hợp với doanh nghiệp tuyển lao động đi xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc tại các tỉnh khác.

4.2. Tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giám sát chặt chẽ công tác xuất khẩu lao động, nhằm phòng ngừa tình trạng lợi dụng chính sách xuất khẩu lao động để đưa người lao động đi làm việc trái phép hoặc trục lợi từ người lao động.

4.3. Thu hút các doanh nghiệp có năng lực, uy tín đến tư vấn, tuyển chọn lao động tại địa phương đưa đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách hỗ trợ chi phí học nghề, học ngoại ngữ, bồi dưỡng kiến thức cần thiết, chi phí làm các thủ tục cần thiết cho người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tạo điều kiện để người lao động được vay vốn với lãi suất ưu đãi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn vốn uỷ thác của ngân sách tỉnh cho Ngân hàng Chính sách xã hội.

4.4. Khuyến khích, tạo điều kiện để hình thành một số cơ sở đào tạo nghề, kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn tỉnh nhằm giảm chi phí đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

5. Nhóm giải pháp cho vay vốn tạo việc làm

5.1. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, nâng cao chất lượng tín dụng. Trong đó tập trung, ưu tiên cho vay đối với những hộ có kiến thức, năng lực sản xuất có khả năng tạo điều kiện cho các hộ khác học tập kinh nghiệm; cho vay tạo việc làm gắn với các chương trình phát triển kinh tế trọng điểm từng vùng, từng cây con chủ lực của tỉnh; cho vay vốn vay ưu đãi đối với người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.

5.2. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các dự án vay vốn nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời những thiếu sót để đảm bảo nguồn vốn vay mục đích của chương trình.

6. Nhóm giải pháp phát triển thị trường lao động, thông tin thị trường lao động

6.1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm, đa dạng hóa các hình thức giao dịch việc làm; duy trì thường xuyên, định kỳ, nâng cao tần suất, chất lượng, hiệu quả các Hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm tại các huyện, thành phố; xây dựng website kết nối cung cầu lao động trực tuyến; hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về cầu và cung lao động nhằm làm tăng cơ hội, khả năng tìm việc làm của người lao động.

Thực hiện tốt công tác điều tra cung - cầu lao động; thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị trường lao động theo quy định; xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn nhân lực; củng cố, nâng cao năng lực công tác dự báo và thông tin thị trường lao động, nhằm cung cấp các thông tin về cơ hội việc làm, chỗ việc làm trống, các khoá đào tạo để người lao động lựa chọn và quyết định học nghề, lập nghiệp, tham gia thị trường lao động

6.2. Chủ động phối hợp với các tập đoàn, doanh nghiệp có uy tín trong và ngoài tỉnh tổ chức các hội nghị tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ người lao động lựa chọn việc làm phù hợp với trình độ, khả năng của bản thân và ổn định cuộc sống. Đặc biệt là những lao động do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã trở về địa phương trước và sau dịp tết Nguyên đán 2023. Đồng thời, hỗ trợ các đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tuyển chọn được nguồn lao động có chất lượng phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

7. Nhóm giải pháp về huy động nguồn vốn

7.1. Tập trung thực hiện chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn, đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân vào đầu tư tại tỉnh trên tất cả các lĩnh vực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên mọi mặt, đặc biệt chú trọng tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp.

7.2. Tiếp tục bổ sung nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ nguồn vốn ủy thác địa phương (nguồn vốn ngân sách tỉnh và ngân sách huyện, thành phố). Nắm bắt nhu cầu sử dụng vốn vay của người dân và doanh nghiệp trên địa bàn các huyện, thành phố, chủ động xây dựng kế hoạch đề nghị Trung ương cấp bổ sung nguồn vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm cho tỉnh Sơn La.

7.3. Huy động, khuyến khích các hộ gia đình, các thành phần kinh tế sử dụng nguồn vốn tích luỹ đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm và thu hút thêm lao động.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Các nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Nguồn vốn Quỹ Quốc gia về việc làm, nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huy động, nguồn vốn ủy thác địa phương.

3. Nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp, việc làm và an toàn lao động.

4. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

5. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

6. Nguồn vốn hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất và các nguồn vốn xã hội hóa khác hỗ trợ cho phát triển sản xuất, tạo việc làm cho lao động.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chịu trách nhiệm quản lý chương trình; chủ trì và phối hợp với các cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan tổ chức triển khai thực hiện chương trình; tổ chức kiểm tra, giám sát, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện chương trình việc làm tỉnh Sơn La năm 2023, định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh; chỉ đạo khảo sát điều tra thông tin cung cầu lao động trên địa bàn toàn tỉnh, kiểm tra việc xây dựng các tiêu chí theo dõi đánh giá hàng năm của các huyện, thành phố.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch, lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện có hiệu quả Chương trình việc làm tỉnh Sơn La năm 2023. Cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

3. Sở Tài chính

Căn cứ nguồn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương hàng năm, có trách nhiệm tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh phân bổ kinh phí để thực hiện chương trình theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

4. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan báo, đài tuyên truyền rộng rãi, kịp thời về Chương trình việc làm của tỉnh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

- Đẩy mạnh hình thức tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức, có ý thức trách nhiệm cùng với chính quyền các cấp thực hiện có hiệu quả Chương trình việc làm của tỉnh.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Công thương; Sở Xây dựng; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và chiến lược phát triển của ngành, chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình việc làm của tỉnh năm 2023 thuộc lĩnh vực quản lý của ngành, gắn chương trình phát triển của ngành với chỉ tiêu tạo việc làm mới.

6. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La

Xây dựng kế hoạch thu hồi và giải ngân vốn vay tạo việc làm. Thực hiện cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh và người lao động để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, cho vay ưu đãi đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

7. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng kế hoạch chi tiết và tổ chức thực hiện Chương trình việc làm năm 2023 của tỉnh tại địa phương. Thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề, di dân tái định cư trên địa bàn với giải quyết việc làm.

- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện, thành phố phối hợp với các ngành có liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình việc làm năm 2023 của tỉnh phù hợp với chương trình phát triển kinh tế của địa phương.

- Tổ chức đào tạo các nghề phục vụ cho chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn và các ngành nghề theo từng nhóm đối tượng đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.

- Tổ chức, chỉ đạo triển khai cập nhật thông tin cung cầu lao động tại các xã, phường, thị trấn trong địa bàn quản lý.

8. Các tổ chức chính trị - xã hội

Phối hợp với các ngành, các cấp phổ biến tuyên truyền và tham gia thực hiện chương trình tạo việc làm trong phạm vi hoạt động của đoàn thể mình, đồng thời tham gia kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình của các cấp chính quyền liên quan.

VII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố báo cáo kết quả thực hiện Chương trình việc làm gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo kết quả với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thường trực Tỉnh uỷ, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.


Nơi nhận:
- Bộ Lao động - TB&XH;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Phần VI- Tổ chức thực hiện;
- LĐ Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX, Phương.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Tráng Thị Xuân

PHỤ LỤC

SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG TẠO VIỆC LÀM TRONG CÁC LĨNH VỰC NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 87/KH-UBND ngày 03/04/2023 của UBND tỉnh Sơn La)

STT

Ngành, nghề

Lao động được tạo việc làm (người)

Tổng số

Thành phố Sơn La

Mai Sơn

Yên Châu

Mộc Châu

Vân Hồ

Phủ Yên

Bắc Yên

Mường La

Quỳnh Nhai

Thuận Châu

Sông Mã

Sốp Cộp

1

Nông, lâm, ngư nghiệp

3.425

220

280

300

280

270

300

280

300

310

285

300

300

2

Công nghiệp

3.610

425

350

200

320

280

350

270

320

285

285

275

250

3

Xây dựng

3.200

350

280

220

300

260

275

265

280

250

250

270

200

4

Thương mại và dịch vụ

3.287

350

270

210

350

230

285

250

280

290

280

270

222

5

Du lịch

1.000

120

50

55

150

80

60

50

135

115

70

55

60

6

Xuất khẩu lao động

124

5

10

10

10

5

10

5

10

5

26

10

18

7

Cung ứng lao động khu công nghiệp ngoài tỉnh

3.354

200

350

300

250

250

320

250

265

300

374

255

240

8

Vốn vay tạo việc làm

2.000

235

215

150

150

125

175

145

150

150

215

150

140

Cộng:

20.000

1.905

1.805

1.445

1.810

1.500

1.775

1.515

1.740

1.705

1.785

1.585

1.430

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 87/KH-UBND ngày 03/04/2023 về Chương trình việc làm tỉnh Sơn La năm 2023

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


177

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.42.61
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!