ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
82/KH-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 04 tháng 3 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
BỒI
DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LÀM CÔNG TÁC TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2022 - 2026
Thực hiện Quyết định số 43/QĐ-TTg
ngày 11/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng
nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn
2022-2026”, UBND tỉnh ban hành kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ đối với cán bộ,
công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo giai đoạn 2022-2026 trên địa bàn
tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Nhằm
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng và hiệu quả xử lý các vấn đề
liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo cho cán bộ, công chức làm công tác tín
ngưỡng, tôn giáo; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới, góp
phần thực hiện thành công chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Tập
huấn, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên sâu về tín ngưỡng, tôn giáo; kỹ năng
thực tế xử lý các vụ việc tín ngưỡng, tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, công chức
làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Tập
huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công
tác tín ngưỡng, tôn giáo theo yêu cầu vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
trong giai đoạn hiện nay.
4. Thực
hiện bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ tín ngưỡng, tôn giáo, cụ thể:
- 100% công chức làm công tác quản lý
nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở cấp tỉnh; cấp huyện.
- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức làm
công tác tín ngưỡng, tôn giáo của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp
huyện.
- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức
kiêm nhiệm công tác tín ngưỡng, tôn giáo ở cấp xã.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nâng cao nhận thức về vai trò,
nhiệm vụ của công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tín ngưỡng, tôn giáo
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức
cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo về tầm quan
trọng của việc tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về tín ngưỡng, tôn giáo
trong điều kiện đổi mới và hội nhập quốc tế.
- Đổi mới công tác tập huấn, bồi
dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về tín ngưỡng, tôn giáo gồm: nội dung chương trình;
tài liệu tập huấn, bồi dưỡng; phương pháp giảng dạy để phù hợp với từng loại
đối tượng và cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng,
tôn giáo.
2. Xây dựng, hoàn thiện chương
trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng
- Ban Tôn giáo nghiên cứu, lấy ý kiến
các ngành, địa phương liên quan nhằm hoàn thiện nội dung tập huấn, bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ về tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt vùng trọng điểm
về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Thực hiện rà soát, điều chỉnh, cập
nhật chương trình, tài liệu tập huấn, bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm đối
tượng, cấp quản lý, địa bàn quản lý, đặc thù tín ngưỡng, tôn giáo từng địa
phương, đảm bảo tính ứng dụng cao trong thực tiễn và xử lý các vấn đề phức tạp
trong công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng
a) Xây dựng kế hoạch tổ chức tập
huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm và cả giai
đoạn
Ban Tôn giáo tham mưu UBND tỉnh xây
dựng kế hoạch hàng năm, chủ trì tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tín
ngưỡng, tôn giáo đối với cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo
của cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội ở cấp huyện, cấp xã.
b) Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng
* Đối với công tác tín ngưỡng
- Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp
vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng gồm: đăng ký hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở
tín ngưỡng; bầu, cử người đại diện hoặc thành viên Ban quản lý cơ sở tín
ngưỡng; tổ chức lễ hội tín ngưỡng; quyên góp, quản lý và sử dụng tài sản của cơ
sở tín ngưỡng; cải tạo, nâng cấp, sửa chữa, di dời công trình tín ngưỡng...
- Cập nhật kiến thức, kinh nghiệm
giải quyết các hành vi lợi dụng tín ngưỡng để hoạt động vi phạm pháp luật, làm
ảnh hưởng tới an ninh trật tự xã hội.
- Tập huấn, bồi dưỡng công tác kiểm
tra nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa những vụ việc phức tạp, điểm nóng về tín
ngưỡng.
- Tập huấn, bồi dưỡng công tác vận
động quần chúng, xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ quan quản lý và đầu mối
Ban quản lý, người đứng đầu cơ sở tín ngưỡng, đặc biệt trong vùng có nhiều loại
hình tín ngưỡng.
* Đối với công tác tôn giáo
- Cập nhật thông tin về tình hình tôn
giáo, trao đổi kinh nghiệm xử lý các vụ việc phức tạp, điểm nóng liên quan đến
lĩnh vực tôn giáo.
- Tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp
vụ về công tác tôn giáo, góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước.
- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức
chuyên sâu về công tác tôn giáo nói chung và công tác quản lý nhà nước về tôn
giáo nói riêng.
c) Ứng dụng khoa học công nghệ vào
công tác tập huấn, bồi dưỡng; đảm bảo cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ
công tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng.
d) Đánh giá, tổng kết, rút kinh
nghiệm kết quả tổ chức tập huấn, bồi dưỡng hàng năm và giai đoạn 2022-2026.
4. Nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên
Xây dựng đội ngũ giảng viên, báo cáo
viên có trình độ chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn,
quản lý, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm; đội ngũ báo cáo viên có
kinh nghiệm thực tiễn trong xử lý hiệu quả các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng,
tôn giáo.
III. THỜI GIAN ĐỐI TƯỢNG, KINH PHÍ
THỰC HIỆN
1. Thời gian mở các lớp: thường xuyên trong năm; mỗi lớp bồi dưỡng khoảng 05 ngày (10 chuyên
đề).
2. Số lớp và đối tượng tham gia
học tập
- Dự kiến mở 25 lớp.
- Đối tượng: là cán bộ, công chức làm
công tác tín ngưỡng, tôn giáo của cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội ở
cấp huyện, cấp xã.
3. Giáo viên giảng dạy: Mời giảng viên các ngành ở cấp tỉnh.
4. Nội dung, chương trình: theo nội dung chương trình do Ban Tôn giáo Chính phủ biên soạn.
5. Kinh phí thực hiện: Kinh phí thực hiện Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm
công tác tín ngưỡng, tôn giáo do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp hiện
hành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban
Tôn giáo (Sở Nội vụ)
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị, địa phương có liên quan trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể hàng
năm để triển khai thực hiện theo kế hoạch của Đề án. Định kỳ tổng hợp báo cáo
UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ Nội vụ (Ban Tôn giáo Chính phủ) theo quy
định.
- Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn theo
nhiệm vụ được giao.
2. Sở Tài
chính tham mưu UBND tỉnh kinh phí thực hiện Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Luật Ngân sách
nhà nước./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- Ban Tôn giáo Chính phủ;
- Thường trực Tỉnh ủy; HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Chủ tịch và các Phó CT UBND tỉnh;
- Ban Dân Vận Tỉnh ủy;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- VP UBND tỉnh: CVP, các PCVP;
- Lưu: VT, NV, TĐKT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Bình
|