ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH AN GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 782/KH-UBND
|
An Giang, ngày
29 tháng 12 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT; HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ; QUY
ƯỚC KHÓM, ẤP VÀ CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG NĂM 2018
I- MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tăng cường thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục
pháp luật năm 2012, Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
Thông qua công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
(PBGDPL), tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: hòa giải ở cơ
sở; xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực
hiện quy ước khóm, ấp. Trên cơ sở đó, tiếp tục nhân rộng các mô hình, hình thức
PBGDPL có hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn.
2. Yêu cầu
Tập trung phổ biến giáo dục phát luật cho người
dân ở cơ sở bằng các hình thức phù hợp.
Đổi mới công tác phổ biến giáo dục pháp luật
theo hướng chú trọng đến đối tượng đặc thù, trên cơ sở có sự phối hợp chặt chẽ
giữa Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật các cấp với Ủy ban Măt trận
Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Gắn công tác PBGDPL với các tiêu chí xây dựng
xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo Quyết định số 619/QĐ-TTg
ngày 8/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn
tiếp cận pháp luật.
Phát huy vai trò đầu mối tham mưu, phối hợp của
cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL các cấp.
Các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh triển khai
thực hiện công tác PBGDPL có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, chất lượng, tiết
kiệm và hiệu quả.
Quán triệt đầy đủ chủ trương, quan điểm, mục
tiêu, yêu cầu của Đảng và Nhà nước về công tác PBGDPL; bám sát các nhiệm vụ trọng
tâm của ngành Tư pháp năm 2018, các chương trình, đề án về PBGDPL; nhiệm vụ
chính trị và điều kiện thực tiễn của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
II- CÁC NHIỆM VỤ
TRỌNG TÂM
1. Tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật cho người dân thông qua các cơ quan truyền thông và các hình thức
phù hợp khác
a) Chuyên mục “câu chuyện pháp
luật”
- Nội dung: Các chính sách, quy định
pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của nhân
dân.
- Hình thức: Phát hình các câu chuyện
pháp luật dưới dạng tiểu phẩm; hỏi -đáp xử lý các tình huống pháp luật.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ
trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh – Truyền hình
tỉnh An Giang.
b) Chuyên mục “Pháp luật và cuộc
sống”
- Nội dung: Hỏi đáp pháp luật;
Thông tin kết quả thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh;
Tuyên truyền các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật có liên quan đến hoạt
động sản xuất kinh doanh, đời sống của nhân dân.
- Hình thức: Hỏi đáp, bài viết.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ
trì, phối hợp với Báo An Giang.
c) Tuyên truyền pháp luật trực
tiếp cho người dân
- Nội dung: Các chính sách, quy định
pháp luật có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống của nhân
dân.
- Tùy điều kiện, tình hình thực tế
ở địa phương, cơ quan có thẩm quyền tổ chức truyên truyền pháp luật trực tiếp
cho người dân bằng các hình thức sau:
+ Tổ chức các lớp tuyên truyền
pháp luật;
+ Thông qua hòa giải ở cơ sở;
+ Các hình thức phù hợp khác.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ
trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh – Truyền hình
tỉnh An Giang.
2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc các cơ
quan, tổ chức
a) Tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật
- Nội dung: Hiến pháp năm 2013; Luật
phòng, chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Bộ luật Hình
sự và các văn bản hướng dẫn triển khai thi hành; Các văn bản quy phạm pháp luật
mới được Quốc hội khóa XIV thông qua và các văn bản pháp luật quan trọng khác
có liên quan đến hoạt động của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Hình thức: Bằng nhiều hình thức
phù hợp.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp chủ
trì, phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh.
b) Phổ biến, giáo dục pháp luật
đoàn viên, thanh niên
- Nội dung: Luật thanh
niên; Bộ luật hình sự năm 2015 và văn bản hướng dẫn triển khai thi hành; pháp
luật về dân sự; Pháp luật xử lý vi phạm hành chính; Pháp luật Bảo vệ môi trường;
một số nội dung khác phù hợp.
- Đối tượng: Học sinh, sinh
viên, đoàn viên thuộc Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh An
Giang.
- Hình thức: Tổ chức các lớp tuyên
truyền, các Hội thi, cuộc thi phù hợp với khả năng tham gia của từng đối tượng.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp phối
hợp với Tỉnh đoàn An Giang.
c) Phổ biến, giáo dục pháp luật
cho công chức, viên chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiếp công
dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Nội dung: Công ước của
Liên Hiệp quốc về chống tham nhũng, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật
Khiếu nại, Luật Tố cáo, pháp luật về tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại,
tố cáo, phản ánh, kiến nghị.
- Đối tượng: Công chức, viên chức
thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiếp công dân về giải quyết khiếu nại,
tố cáo; Đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
- Hình thức: Tổ chức các lớp tập
huấn.
- Cơ quan thực hiện:
+ Thanh tra tỉnh chủ trì, phối hợp
với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp.
+ Mời Ủy
ban Mặt trận tổ quốc tỉnh tham gia.
3. Tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật bằng các hình thức phù hợp cho các đối tượng đặc thù
a) Phổ biến, giáo dục pháp luật
cho người dân ở vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới, vùng có điều kiện kinh tế
- xã hội đặc biệt khó khăn
- Nội dung: Pháp luật về quyền dân sự chính trị
của công dân; Luật tín ngưỡng tôn giáo; Luật biên giới quốc gia; Pháp luật về
an toàn giao thông; Luật bảo vệ môi trường; Bộ luật hình sự năm
2015 và văn bản hướng dẫn triển khai thi hành.
- Hình thức:
+ Tổ chức các lớp phổ biến kiến thức pháp
luật.
+ Tuyên truyền pháp luật trên hệ thống truyền
thanh của xã, phường, thị trấn.
+ Phát tờ bướm, tờ rơi pháp luật.
- Đối tượng: Trưởng ấp, Bí thư chi bộ ấp,
các chức sắc, chức việc, người có uy tín, đồng bào dân tộc sinh sống trên địa
bàn huyện; Trưởng ban công tác Mặt trận ở khóm, ấp.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Ban Dân tộc tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Mời Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam tỉnh.
b) Phổ biến, giáo dục pháp luật
cho người lao động trong các doanh nghiệp
- Nội dung: Bộ luật
lao động; Luật Doanh nghiệp năm 2014; Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015;
Luật Phòng cháy, chữa cháy.
- Hình thức:
+ Phối hợp với tổ chức công đoàn tại các doanh
nghiệp tổ chức các lớp phổ biến kiến thức pháp luật.
+ Phát tờ bướm, tờ rơi.
- Đối tượng: Người lao động tại
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động
Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh.
c) Phổ biến, giáo dục pháp luật
cho nạn nhân bạo lực gia đình
- Nội dung: Luật trẻ em; Luật
giáo dục; Luật hôn nhân và gia đình; Pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình;
Luật Trợ giúp pháp lý; Bộ luật hình sự năm 2015 và văn bản hướng dẫn triển khai
thi hành.
- Đối tượng: Hội viên Hội phụ nữ, Đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh cấp
huyện, cấp xã; nạn nhận bạo lực gia đình.
- Hình thức:
+ Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến
thức pháp luật Hội viên các Hội phụ nữ, Đoàn viên
Đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh cấp huyện, cấp xã.
+ Các Hội đoàn thể cấp huyện, cấp xã tổ chức các buổi tiếp
xúc trực tiếp và phát tờ bướm, tờ rơi cho nạn nhân bạo lực gia đình.
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp phối
hợp với Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
d) Phổ biến, giáo dục pháp luật
cho người khuyết tật
- Nội dung: Luật
Người khuyết tật và các quy định khác của pháp luật liên quan đến người
khuyết tật.
- Đối tượng: Người khuyết tật tại các cơ sở nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật.
- Hình thức: Tổ chức các lớp tuyên truyền cho người khuyết
tật.
- Cơ quan thực hiện: Sở Lao động,
Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan.
đ) Phổ biến, giáo dục pháp luật
cho người đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
- Nội dung: Hiến pháp năm
2013 (các quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân); Bộ Luật hình sự năm
2015 và văn bản hướng dẫn triển khai thi hành; Bộ Luật tố tụng hình sự năm
2015; Bộ Luật dân sự năm 2015; Luật Xử lý vi phạm
hành chính.
- Đối tượng: Người
đang chấp hành hình phạt tù, người đang bị áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Hình thức:
+ Tổ chức các lớp tuyên truyền, tiếp xúc
trực tiếp.
+ Phát tờ bướm, tờ rơi.
- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh
chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan.
e) Phổ biến, giáo dục pháp luật
cho người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người bị
phạt tù được hưởng án treo
- Nội dung: Hiến pháp năm
2013 (các quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân); Bộ Luật hình sự năm
2015; Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015; Bộ Luật Dân sự năm 2015; Luật Xử
lý vi phạm hành chính.
- Đối tượng: Phổ biến,
giáo dục pháp luật cho người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường,
thị trấn, người bị phạt tù được hưởng án treo.
- Hình thức:
+ Tổ chức các lớp tuyên truyền, tiếp xúc
trực tiếp.
+ Phát tờ bướm, tờ rơi.
- Cơ quan thực hiện: Công an tỉnh
chủ trì, phối hợp với cơ quan có liên quan.
4. Triển khai công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận
pháp luật
- Nội dung: Thực hiện Quyết định số 619/2017/QĐ-TTg ngày 8/5/2017 của Thủ
tướng Chính phủ về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật
và các văn bản hướng dẫn thi hành Quyết định số 619/2017/QĐ-TTg.
- Hình thức: Tổ chức tập huấn, kiểm
tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện.
- Cơ quan thực hiện:
+ Sở Tư pháp phối hợp với Văn
phòng Điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Văn
phòng Điều phối tỉnh); UBND cấp huyện.
+ Mời Ủy Mặt trận tổ quốc Việt Nam
tỉnh tham gia
5. Công tác hòa giải ở cơ sở
a) Đánh giá tình hình triển
khai thi hành Luật hòa giải ở cơ sở
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp:
+ Mời Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh tham gia;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện.
b) Bồi dưỡng kiến thức pháp luật,
nghiệp vụ hòa giải cho hòa giải viên ở cơ sở
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp:
+ Mời Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh tham gia;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện.
c) Biên
soạn tài liệu, phổ biến trên hệ thống truyền thanh cơ sở.
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tư
pháp.
- Cơ quan phối hợp: Sở Thông tin
và Truyền thông, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
6. Công tác xây dựng và thực hiện
quy ước của khóm, ấp
a) Tiếp tục triển khai Kế hoạch
số 4048/KH-BTP ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc thực hiện
ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình về xây dựng, thực hiện
hương ước, quy ước
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Mời Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tham gia.
b) Tiếp tục triển khai thực hiện
Quyết định số 41/2015/QĐ-UBND ngày 01/12/2015 của UBND tỉnh ban hành quy định về
trình tự, thủ tục xây dựng quy ước của khóm, ấp trên địa bàn tỉnh; rà soát,
theo dõi, nắm bắt tình hình, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện quy ước của
khóm, ấp trên địa bàn tỉnh
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan,
đoàn thể liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.
7. Rà soát, kiểm tra tình hình xây
dựng, khai thác và quản lý Tủ sách pháp luật; hướng dẫn trang bị, bổ sung, hỗ
trợ sách pháp luật cho các cơ quan, đơn vị, địa phương
- Cơ quan chủ trì thực hiện: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan,
đơn vị, địa phương.
8. Kiểm tra, đánh giá
tình hình thực hiện và xét thi đua, khen thưởng
cho công tác PBGDPL ở các cơ quan, đơn vị, địa phương
a) Kiểm tra, đánh giá
tình hình thực hiện công tác PBGDPL ở các cơ quan, đơn vị, địa phương
- Cơ quan thực hiện: Hội đồng phối
hợp PBGDPL tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan,
đơn vị, địa phương.
b) Kiểm tra công tác hòa
giải ở cơ sở
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp; Ủy
ban nhân dân cấp huyện và các cơ quan có liên quan.
- Cơ quan phối hợp: Mời Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tham gia.
c) Thực hiện chính sách thi đua, khen thưởng
trong công tác PBGDPL và hòa giải ở cơ sở
- Cơ quan thực hiện: Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Nội vu (Ban Thi đua khen
thưởng tỉnh).
III- TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH,
KẾ HOẠCH, ĐỀ ÁN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1. Nội dung, cơ sở thực hiện
Chỉ thị số 32-CT/TW ngày
09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân.
Kết luận số 04-KL/TW ngày
19/04/2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về kết quả thực hiện Chỉ thị số
32-CT/TW.
Đề án “Đẩy mạnh phổ biến nội dung
cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt
Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân
giai đoạn 2015 - 2020” được phê duyệt theo Quyết số 452/QĐ-BTP ngày 11/3/2015 của
Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 về việc
ban hành chương trình hành động thực hiện kết luận số 04-KL/TW ngày 19/04/2011
của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI.
Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai
đoạn 2017 - 2021.
2. Cơ quan thực hiện
a) Cơ quan chủ trì: các cơ quan, đơn vị, tổ chức
được phân công theo Quyết định số 2535/QĐ-UBND ngày 22/8/2017 của Ủy ban nhân
dân tỉnh về việc Ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa
bàn tỉnh An Giang, giai đoạn 2017 – 2021.
b) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, địa
phương liên quan.
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giải pháp thực hiện
a) Thực hiện xã hội hóa công
tác phổ biến giáo dục pháp luật
Tùy tình hình thực tế, nếu có đủ
điều kiện, cơ quan chủ trì công tác phổ biến giáo dục pháp luật huy động nguồn
nhân lực, sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức, nhất là các tổ chức hành nghề về pháp luật, tổ chức xã hội nghề nghiệp về pháp luật, luật sư, luật gia, tư vấn viên pháp luật, trợ giúp viên pháp lý...
tham gia công tác PBGDPL.
b) Tăng cường PBGDPL thông qua hình
thức tổ chức hội thi, cuộc thi tìm hiểu pháp luật
Khuyến khích các Sở, Ban, ngành phối
hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, doanh
nghiệp... trên địa bàn tỉnh tổ chức Hội thi tìm hiểu pháp luật bằng nhiều hình
thức phù hợp.
c) Xây dựng
kế hoạch và tổ chức thực hiện
Các cơ quan,
đơn vị, địa phương căn cứ kế hoạch này ban hành theo thẩm quyền hoặc phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo
dục pháp luật cho phù hợp với ngành đơn vị. Trong nó nêu rõ nội dung, cách thức,
đối tượng, nguồn kinh phí và thời gian thực hiện.
2. Phân công thực hiện
a) Sở Tư pháp (cơ
quan thường trực Hội đồng phối hợp
PBGDPL tỉnh)
Tham mưu Hội đồng
phối hợp PBGDPL tỉnh hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện các
nhiệm vụ theo kế hoạch; biên soạn tài liệu PBGDPL; tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng
nghiệp vụ PBGDPL cho lực lượng cán bộ làm công tác PBGDPL; dự trù kinh phí cho
hoạt động PBGDPL của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh; tổng hợp báo cáo, định kỳ về công tác phổ biến giáo dục pháp luật theo quy định; đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành
tích xuất sắc trong công tác PBGDPL.
b) Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch, Đài Phát thanh Truyền hình An Giang, Báo An Giang
Tiếp tục phát huy hiệu quả việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên mạng lưới
thông tin và truyền thông; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL thông qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, văn nghệ quần
chúng, xây dựng panô, áp phích, khẩu hiệu tuyên truyền cổ động trực quan; gắn
công tác PBGDPL với công tác xây dựng nông
thôn mới, cơ quan văn hóa, khóm, ấp,
gia đình văn hóa; nâng cao chất lượng các chuyên trang, chuyên mục về pháp luật.
c) Sở Tài chính
Tham mưu UBND
tỉnh xem xét, phân bổ kinh phí dành cho công tác PBGDPL và kinh phí triển khai
thực hiện các Đề án về PBGDPL theo khả năng cân đối ngân
sách. Chỉ đạo cơ quan tài chính cấp dưới
tham mưu UBND cùng cấp cân đối, phân bổ kinh phí cho công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở
theo quy định pháp luật.
d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và
các tổ chức thành viên
- Chỉ đạo, hướng dẫn
công tác PBGDPL trong cộng đồng dân cư và các hội viên.
- Sở Tư pháp và UBND các cấp tăng cường phối hợp
với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp trong quản lý hoạt động hòa
giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.
đ) Các Sở, Ban,
Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh
Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh căn cứ Kế hoạch này xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện
công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2018 phù hợp với tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị
mình.
Chủ động phối
hợp với Sở Tư pháp trong việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp
luật thuộc lĩnh vực quản lý của ngành và chủ động
thực hiện các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật.
e) Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Trên cơ sở Kế hoạch này xây dựng
Kế hoạch công tác PBGDPL năm 2018 phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; bố trí kinh phí thực
hiện công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở từ nguồn dự toán được UBND tỉnh giao và
khả năng ngân sách cân đối.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn
quản lý kịp thời kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ tuyên
truyền viên pháp luật, hòa giải viên ở cơ sở; nâng cao hiệu quả xây dựng, khai
thác Tủ sách pháp luật và các thiết chế văn hoá ở cơ sở trong hoạt động PBGDPL;
tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho các hoà giải viên; kiểm
tra, hướng dẫn, sơ kết, tổng kết, thông tin báo cáo, thi đua khen thưởng trong
công tác PBGDPL.
- Hướng dẫn, chỉ đạo
UBND cấp xã triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch này
và theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
3. Chế độ thông tin, báo cáo
a) Định kỳ 6 tháng, 1 năm các cơ quan, đơn vị, địa
phương báo cáo kết quả thực hiện công tác PBGDPL về UBND tỉnh thông
qua Sở Tư pháp, báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 15/6, báo cáo năm gửi trước ngày
30/11 và báo cáo đột xuất theo yêu cầu, hướng
dẫn của cơ quan có thẩm quyền.
b) Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Hội đồng phối hợp phổ biến,
giáo dục pháp luật tỉnh đôn đốc, hướng dẫn và tổng hợp, báo cáo kết quả về UBND tỉnh và Hội
đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương.
4. Kinh phí
a) Kinh phí hoạt động của Hội đồng phối hợp
PBGDPL tỉnh năm 2018 được bố trí trong dự toán chi năm 2018 của Sở
Tư pháp. Giao Sở Tư pháp lập dự toán
kinh phí thực hiện công tác PBGDPL của Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh.
b) Kinh phí thực hiện Kế hoạch đối với các mục thuộc
trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị được lồng
ghép vào kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị theo nhiệm vụ được giao và được
bố trí theo
khả năng cân đối của từng cấp ngân sách.
c) Trong quá trình sử
dụng kinh phí, việc điều chuyển kinh phí được thực hiện theo quy định của Luật
ngân sách.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch
này, nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh kịp thời
về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Bộ
Tư pháp;
- Cục Công tác phía Nam - BTP;
- Vụ Phổ biến, giáp dục pháp luật - BTP;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Ban Nội chính Tỉnh ủy;
- Chủ tịch, Phó Chủ
tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể tỉnh (qua email);
- UBND huyện, thị xã, thành phố (qua email);
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC.
|
CHỦ TỊCH
Vương Bình Thạnh
|