ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 63/KH-UBND
|
Cần Thơ, ngày 27
tháng 3 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI CÔNG TÁC THEO DÕI, ĐÔN ĐỐC, KIỂM TRA VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÀNH
CHÍNH VÀ THI HÀNH ÁN HÀNH CHÍNH NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Thực hiện Quyết định số 167/QĐ-BTP ngày 13 tháng 02
năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai công tác theo
dõi, đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành
án hành chính năm 2023; đồng thời, nhằm tăng cường công tác chấp hành pháp luật
tố tụng hành chính và thi hành án hành chính, tạo sự chuyển biến tích cực về kết
quả thi hành án hành chính tại địa phương, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ
ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Thực hiện có hiệu quả Luật Tố tụng hành chính năm
2015, Nghị định số 71/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định
thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với
người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án và Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày
15 tháng 11 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường chấp hành pháp
luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính (THAHC) trong bộ máy hành
chính nhà nước, bảo đảm việc chấp hành nghiêm bản án, quyết định của Tòa án về
vụ án hành chính đã có hiệu lực thi hành của các cơ quan hành chính nhà nước và
người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước.
2. Yêu cầu
Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn
thành, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm thực hiện của các cơ quan, tổ chức, đơn
vị có liên quan; các nhiệm vụ đề ra đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm và bám sát
nhiệm vụ được giao; phát huy trách nhiệm, tính chủ động tích cực của cơ quan,
đơn vị; gắn trách nhiệm thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của
cơ quan, đơn vị.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tăng cường quán triệt, chỉ đạo
chấp hành nghiêm pháp luật tố tụng hành chính, thi hành án hành chính
a) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
b) Cơ quan phối hợp: Cục Thi hành án dân sự thành
phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan;
c) Thời gian thực hiện: Năm 2023.
2. Tăng cường đôn đốc, kiểm
tra, tham mưu xử lý trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các cấp trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành
chính
a) Theo dõi, đôn đốc người phải thi hành án là cơ
quan hành chính nhà nước và người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước
trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý
nhà nước về thi hành án hành chính; kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý
trách nhiệm đối với các cá nhân, tổ chức trong việc để tồn đọng bản án hành
chính, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.
- Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự thành phố;
- Cơ quan phối hợp: Viện kiểm sát nhân dân thành phố,
Tòa án nhân dân thành phố, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra
thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc
chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án hành chính, tập trung vào
các địa phương có số lượng lớn các bản án hành chính phải thi hành hoặc còn tồn
đọng, dư luận xã hội quan tâm.
- Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự thành phố;
- Cơ quan phối hợp: Viện kiểm sát nhân dân thành phố,
Tòa án nhân dân thành phố, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Thanh tra
thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Quý IV năm 2023.
3. Nâng cao hiệu quả công tác
theo dõi thi hành án hành chính của các cơ quan thi hành án dân sự
a) Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nhiệm vụ
theo dõi thi hành án hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính, Nghị
định số 71/2016/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tư pháp, Tổng cục Thi
hành án dân sự.
- Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự thành phố;
- Cơ quan phối hợp: Viện kiểm sát nhân dân thành phố,
Tòa án nhân dân thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Theo dõi thi hành 100% bản án, quyết định của
Tòa án về vụ án hành chính có nội dung theo dõi do Tòa án chuyển giao cho các
cơ quan thi hành án dân sự.
- Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự thành phố;
- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân thành phố, Viện
kiểm sát nhân dân thành phố, Chi cục Thi hành án dân sự quận, huyện và các cơ
quan, đơn vị có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên;
c) Hướng dẫn nghiệp vụ theo dõi THAHC
- Đơn vị chủ trì: Cục Thi hành án dân sự thành phố;
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên
quan;
- Thời gian thực hiện: Khi phát sinh yêu cầu.
d) Xây dựng nội dung và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng
chuyên sâu kỹ năng, nghiệp vụ về công tác theo dõi THAHC cho đội ngũ chấp hành
viên
- Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự thành phố;
- Cơ quan phối hợp: Viện kiểm sát nhân dân thành phố,
Tòa án nhân dân thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan;
- Thời gian thực hiện: Năm 2023.
4. Xử lý các kiến nghị, phản
ánh của các cơ quan, người có thẩm quyền; xử lý đơn thư, kiến nghị, phản ánh của
tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác chấp hành pháp luật tố tụng hành chính
và thi hành án hành chính
a) Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự thành phố;
b) Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn
vị có liên quan;
c) Thời gian thực hiện: Năm 2023 (khi phát sinh đơn
thư, kiến nghị, phản ánh).
5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật về tố tụng hành chính và thi hành án hành chính
a) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
b) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên
quan;
c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
6. Tăng cường công tác phối hợp
giữa Sở Tư pháp với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan, đơn
vị có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính
a) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
b) Cơ quan phối hợp: Cục Thi hành án dân sự thành
phố, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan, đơn vị có liên quan;
c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
7. Báo cáo, thống kê tình hình
chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và kết quả thi hành án hành chính
a) Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp;
b) Cơ quan phối hợp: Cục Thi hành án dân sự thành
phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
c) Thời gian thực hiện: Định kỳ 06 tháng, 10 tháng
và 12 tháng.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch này được thực
hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Cục Thi hành án dân sự thành phố
a) Thực hiện, tham mưu triển khai thực hiện các nhiệm
vụ, hoạt động cụ thể được giao tại Kế hoạch, bảo đảm về tiến độ, chất lượng và
hiệu quả.
b) Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực
hiện Kế hoạch này.
2. Sở Tư pháp
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có
trách nhiệm phối hợp với Cục Thi hành án dân sự thành phố và các cơ quan, đơn vị
có liên quan thực hiện Kế hoạch này. Đồng thời, làm đầu mối theo dõi, đôn đốc
việc thực hiện Kế hoạch này; kịp thời tổng hợp tình hình thực hiện và đề xuất
phương án xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch, báo
cáo Ủy ban nhân dân thành phố quyết định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác theo dõi,
đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính và thi hành án
hành chính năm 2023 trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Trong quá trình thực hiện Kế
hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc, cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Tư pháp để tổng
hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo kịp thời./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (Cục Bổ trợ Tư pháp);
- CT, PCT UBND TP;
- Thành viên HĐ PBGDPL TPCT;
- Sở, ban, ngành TP;
- Công an thành phố TP;
- Viện kiểm sát nhân dân TP;
- Tòa án nhân dân TP;
- VP UBND TP (2,3,4,6);
- Cổng TTĐT TP;
- Lưu: VT, LhT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Ngọc Hè
|