ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
58/KH-UBND
|
Thừa
Thiên Huế, ngày 20 tháng 3 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 44/2016/QĐ-TTG NGÀY 19/10/2016 CỦA
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ LỰC LƯỢNG BẢO VỆ RỪNG CHUYÊN TRÁCH CỦA CHỦ RỪNG
Thực hiện Quyết định số
44/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về lực lượng bảo
vệ rừng chuyên trách của chủ rừng và Công văn số 9270/BNN-TCLN ngày 02 tháng 11
năm 2016 của Bộ NN&PTNT về việc triển khai thực hiện Quyết định số
44/2016/QĐ-TTg về lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của chủ rừng, trên cơ sở đề
nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 239/TTr-SNNPTNT
ngày 06/3/2017, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số
44/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về lực lượng bảo
vệ rừng chuyên trách của chủ rừng những nội dung như sau:
I. MỤC TIÊU VÀ YÊU
CẦU
- Sớm thành lập Lực lượng bảo vệ rừng
chuyên trách (sau đây viết tắt là LLBVRCT) của các chủ rừng trên địa bàn tỉnh
và hoạt động theo đúng nội dung và nguyên tắc quy định tại Quyết định số
44/2016/QĐ-TTg ngày 19 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về lực lượng bảo
vệ rừng chuyên trách của chủ rừng (dưới đây gọi tắt là Quyết định số
44/2016/QĐ-TTg);
- Bảo đảm LLBVRCT của các chủ rừng từng
bước được đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý bảo vệ, phát triển
rừng; ưu tiên về nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa
cháy rừng, phòng trừ sinh vật hại rừng, phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm
pháp luật về quản lý bảo vệ rừng; quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ, nhằm quản lý
tốt vốn rừng.
II. NHIỆM VỤ VÀ BIỆN
PHÁP
1. Đối tượng áp dụng
- Các Ban quản lý rừng Phòng hộ: Sông
Hương, Sông Bồ, Hương Thủy, Nam Đông, A Lưới, Bắc Hải Vân;
- Các Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà
nước 1 thành viên lâm nghiệp: Nam Hòa, Tiền Phong, Phong Điền;
- Các doanh nghiệp khác được nhà nước
cho thuê rừng có nhu cầu thành lập LLBVRCT.
2. Xác định tên gọi,
quy mô và cơ cấu tổ chức
- Tên gọi và quy mô: tên gọi của lực
lượng bảo vệ rừng chuyên trách là Đội hoặc Tổ bảo vệ rừng chuyên trách. Tùy theo
yêu cầu nhiệm vụ, nguồn lực kinh phí của từng đơn vị chủ rừng để xác định quy
mô. Quy mô từ 5 người trở lên gọi là Đội, dưới 5 người gọi là Tổ.
- Cơ cấu tổ chức: Tùy điều kiện cụ thể
Đội có trên 10 người có thể chia thành Tổ. Đội có Đội trưởng và Phó Đội trưởng
trực tiếp kiêm Tổ trưởng (nơi có chia Tổ).
3. Thẩm quyền quyết
định thành lập lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách
a) Đối với các Ban quản lý rừng phòng
hộ
- Lập kế hoạch thành lập lực lượng bảo
vệ rừng chuyên trách (LLBVRCT) trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê
duyệt trước khi thực hiện. (Theo quy định tại Khoản 2, Điều 3, Quyết định số
44/2016/QĐ-TTg và Điều 6, Nghị định số 141/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016)
- Giám đốc Ban quản lý rừng phòng hộ
quyết định thành lập LLBVRCT và bổ nhiệm Đội trưởng, phó đội trưởng, tổ trưởng
tổ bảo vệ rừng.
b) Đối với các doanh nghiệp
Giám đốc doanh nghiệp quyết định
thành lập LLBVRCT và bổ nhiệm các chức danh lực lượng bảo vệ rừng theo luật
doanh nghiệp năm 2014.
4. Hình thức hợp
đồng
Các đơn vị chủ rừng áp dụng hợp đồng
lao động dài hạn đối với LLBVRCT được sử dụng nguồn thu ổn định như nguồn ngân
sách sự nghiệp cấp hằng năm, kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, khoán quản
lý bảo vệ rừng và các nguồn ngân sách trích để lập quỹ tại đơn vị để thực hiện các
chế độ cho lao động hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật.
5. Nguyên tắc hoạt
động của lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách
LLBVRCT phải thực hiện đúng quy định
tại Điều 3, Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg và các quy định khác của pháp luật có
liên quan.
6. Tiêu chuẩn của
LLBVRCT
Thực hiện theo quy định tại Điều 4,
Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg .
Ngoài ra, ưu tiên đối với người đã
qua đào tạo kiến thức lâm nghiệp có trình độ từ sơ cấp trở lên, nhất là trình độ
Đại học, những thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự.
7. Nhiệm vụ, quyền
hạn của LLBVRCT
Thực hiện theo quy định tại Điều 5,
Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg .
8. Đào tạo, tập
huấn chuyên môn nghiệp vụ cho LLBVRCT
LLBVRCT sau khi được thành lập phải
được tập huấn chuyên môn nghiệp vụ bảo vệ rừng và sử dụng công cụ hỗ trợ và các
thiết bị khác phục vụ công tác quản lý bảo vệ rừng như máy định vị, máy tính bảng...theo
quy định tại Điều 6, Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg .
Chi cục Kiểm lâm tổ chức các lớp đào
tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ về quản lý bảo vệ, phát triển rừng; ưu tiên
về nghiệp vụ tuần tra, kiểm tra, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, phòng
trừ sinh vật hại rừng, phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về quản
lý bảo vệ rừng; quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
9. Trang thiết bị
cho LLBVRCT
- Thực hiện theo quy định tại Điều 7,
Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg .
+ Theo dõi hiện trường rừng: Cứ 3
thành viên của LLBVRCT có ít nhất 01 máy định vị, cả Đội/Tổ có ít nhất 1 máy
tính bảng;
+ Phục vụ Quản lý bảo vệ rừng và
phòng cháy chữa cháy rừng gồm: máy bộ đàm, máy ảnh, dụng cụ chữa cháy bàn dập lửa,
máy phun nước, máy thổi gió...
+ Ngoài trang bị công cụ hỗ trợ để
răn đe và trấn áp các hành vi của đương sự, phải chú trọng trang bị công cụ phục
vụ bảo vệ người thi hành công vụ như: áo giáp, găng tay bắt dao, mũ chống đạn.
10. Trang phục của
LLBVRCT
Thực hiện theo quy định tại Điều 8,
Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg .
11. Chế độ phụ cấp
chức vụ
- Được áp dụng tương tự như cấp trạm trưởng
kiểm lâm theo quy định tại Thông tư số 14/2006/TT-BNN , ngày 07 tháng 3 năm 2006
Hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo ngành kiểm lâm địa
phương.
a) Đối với các Ban Quản lý rừng phòng
hộ
- Đội trưởng đội bảo vệ rừng chuyên
trách: 0,25
- Phó đội trưởng, tổ trưởng bảo vệ rừng
chuyên trách: 0,15
b) Đối với Doanh nghiệp, do Giám đốc
doanh nghiệp quyết định theo quy định của pháp luật hiện hành.
12. Kinh phí đảm
bảo cho các hoạt động của LLBVRCT
a) Đối với chủ rừng là các ban quản
lý
Chủ rừng xây dựng kế hoạch kinh phí
hàng năm và thực hiện theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của
Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự
nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Ngoài nguồn kinh phí sự nghiệp cấp hằng năm,
chủ rừng cân đối sử dụng từ các nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng,
khoán quản lý bảo vệ rừng và các nguồn ngân sách trích để lập quỹ tại đơn vị.
b) Đối với chủ rừng là doanh nghiệp,
kinh phí hoạt động của LLBVRCT được hạch toán trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của đơn vị.
c) Kinh phí đào tạo tập huấn: Chi cục
Kiểm lâm lập kế hoạch ngân sách hàng năm để tập huấn cho LLBVRCT đảm bảo thực
hiện tốt công tác bảo vệ rừng.
13. Tổ chức thực
hiện
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
- Chủ trì và phối hợp với các cơ quan
thông tin đại chúng, các chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền và triển
khai thực hiện Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg thông qua các hình thức chủ yếu như
tuyên truyền trên báo Thừa Thiên Huế; giới thiệu nội dung cơ bản của Quyết định
trên các đài truyền thanh - truyền hình địa phương thông qua các hình thức trả
lời phỏng vấn, thông tin về hoạt động của LLBVRCT; tổ chức các hoạt động công bố
và ra mắt LLBVRCT của các chủ rừng với nhiều hình thức thích hợp gắn với giao
lưu văn nghệ, thể thao ở các cộng đồng dân cư trên địa bàn. Việc tuyên truyền
thực hiện thường xuyên liên tục trong năm 2017.
- Chỉ đạo các chủ rừng trên địa bàn
rà soát, kiện toàn, thành lập LLBVRCT để bảo vệ rừng của mình; chủ động kế hoạch
về kinh phí hoạt động, mua sắm công cụ hỗ trợ, trang phục, đào tạo, tập huấn
chuyên môn nghiệp vụ và các thiết bị phục vụ trực tiếp công tác quản lý bảo vệ
rừng cho LLBVRCT theo quy định tại Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ;
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm hướng dẫn
chuyên môn, nghiệp vụ và xây dựng phương án thành lập LLBVRCT; đảm bảo chấp
hành pháp luật về quản lý, bảo vệ, phát triển rừng và quản lý lâm sản; kiểm
tra, thanh tra hoạt động của lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách. Tổ chức đào tạo,
tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách; hỗ trợ lực
lượng bảo vệ rừng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng.
b) Sở Tài chính: Cân đối các nguồn lực
để bố trí ngân sách hàng năm đảm bảo các hoạt động cho LLBVRCT theo quy định tại
Quyết định số 44/2016/QĐ-TTg ;
c) Sở Nội vụ: Tham mưu UBND tỉnh ban
hành quy định về chế độ phụ cấp đối với cấp trưởng và phó của LLBVRCT tương tự
như đối với trạm kiểm lâm.
d) Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện,
cấp xã, lực lượng Kiểm lâm, Quân đội, Công an, dân quân tự vệ và các lực lượng
khác trên địa bàn:
Thông qua ký kết quy chế phối hợp để
phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ, chiến sỹ phối hợp với LLBVRCT của các
chủ rừng tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa
cháy rừng trên địa bàn, đảm bảo chấp hành pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát
triển rừng; ngăn chặn, xử lý các trường hợp chống người thi hành công vụ.
đ) Trách nhiệm của chủ rừng
- Trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động
của lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách. Chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp
vụ của cơ quan Kiểm lâm sở tại.
- Đảm bảo chế độ tiền lương, chế độ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ khác cho lực lượng bảo vệ rừng chuyên
trách; tổ chức xây dựng lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách có đủ năng lực, phẩm
chất để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ rừng.
- Thực hiện đầy đủ các quy định về
trang thiết bị, trang phục, bảo hộ lao động,... theo đúng quy định tại Quyết định
số 44/2016/QĐ-TTg .
- Chủ động đề xuất cụ thể các nội
dung để xây dựng quy chế phối hợp với Kiểm lâm, Công an, dân quân tự vệ, và các
tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng.
e) Thời gian thực hiện
- Công tác chuẩn bị:
Tháng 3/2017: Chủ rừng xây dựng và
trình Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Phương án thành lập LLBVRCT.
- Công tác thành lập:
Từ 01/4/2017-30/4/2017: các chủ rừng
hoàn thành việc thành lập LLBVRCT.
- Tổ chức tập huấn:
Từ 01/5/2017-30/12/2017: Xây dựng Kế
hoạch và tổ chức công tác tập huấn.
Trên đây là nội dung Triển khai thực hiện
Quyết định 44/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 về LLBVRCT của chủ rừng trên địa bàn
Thừa Thiên Huế, yêu cầu Giám đốc các ban quản lý rừng phòng hộ, các doanh nghiệp
lâm nghiệp, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NV, TC, NNPTNT;
- UBND các huyện, TX, TP Huế;
- Các chủ rừng liên quan;
- Chi cục Kiểm lâm;
- VP: Lãnh đạo, CV XDKH, NC;
- Lưu: VT, NN.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Phương
|