ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẠC LIÊU
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
58/KH-UBND
|
Bạc
Liêu, ngày 14 tháng 06 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN “ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI HÀNH PHÁP LUẬT GIAI
ĐOẠN 2018 - 2022” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
Thực hiện Quyết định số 242/QĐ-TTg
ngày 26 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án Đổi mới,
nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật” giai đoạn năm 2018 -
2022; Quyết định số 1020/QĐ- BTP ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp ban hành Kế hoạch thực hiện “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ
chức thi hành pháp luật giai đoạn năm 2018 - 2022”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện “Đề án Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ
chức thi hành pháp luật giai đoạn 2018 - 2022” trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu như
sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Triển khai thực hiện một số giải pháp
cơ bản đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật hướng đến
mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường hiệu lực và
hiệu quả của hệ thống pháp luật. Đảm bảo thực hiện đầy đủ và hiệu quả Quyết
định số 242/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết
định số 1020/QĐ-BTP ngày 08 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Xác định các hoạt động cụ thể, tiến
độ hoàn thành, trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc chủ
trì, phối hợp thực hiện các nhiệm vụ được giao.
2. Yêu cầu
Việc thực hiện các nội dung của Kế
hoạch phải được tiến hành thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm,
phù hợp với tình hình thực tiễn của các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, tham
gia tích cực của các cơ quan, tổ chức có liên quan, huy động sự tham gia của tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và
nhân dân trong việc nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề
án
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban,
Ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Tháng 6/2018.
- Sản phẩm đầu ra: Kế hoạch được ban
hành.
2. Xây dựng văn bản, hoàn thiện
thể chế về tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật
2.1. Góp ý Nghị định sửa đổi,
bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2012 của
Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban,
Ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Khi nhận được
văn bản đề nghị góp ý dự thảo Nghị định của Chính phủ.
- Sản phẩm đầu ra: Văn bản góp ý Nghị
định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng
7 năm 2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
2.2. Nghiên cứu, trình Ủy ban
nhân dân tỉnh ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND
ngày 14 tháng 9 năm 2016 ban hành Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình
hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban,
Ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Dự kiến tháng
5/2019 (sau khi Nghị định Chính phủ được ban hành).
- Sản phẩm đầu ra: Quyết định sửa
đổi, bổ sung hoặc thay thế Quyết định số 19/2016/QĐ-UBND ngày 14 tháng 9 năm
2016 ban hành Quy chế phối hợp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp
luật trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
2.3. Triển khai áp dụng thí
điểm Khung theo dõi thi hành pháp luật về hệ thu thập dữ liệu phục vụ công tác
theo dõi thi hành pháp luật
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban,
Ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2020.
- Sản phẩm đầu ra: Thực hiện việc áp
dụng thí điểm Khung theo dõi thi hành pháp luật về hệ thu thập dữ liệu phục vụ
công tác theo dõi thi hành pháp luật.
2.4. Đề xuất, góp ý nội dung dự
thảo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn tiêu chí đánh giá tình hình
thi hành pháp luật
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban,
Ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Năm 2020.
- Sản phẩm đầu ra: Văn bản đề xuất
nội dung xây dựng Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn tiêu chí đánh giá
tình hình thi hành pháp luật.
2.5. Xây dựng văn bản hướng
dẫn, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Quy trình tiếp nhận, xử lý
kiến nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về tình hình thi hành pháp
luật
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban,
Ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Tháng 5/2020.
- Sản phẩm đầu ra: Văn bản của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, thực hiện Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ về Quy trình tiếp nhận, xử lý kiến nghị, phản ánh của cơ
quan, tổ chức, cá nhân về tình hình thi hành pháp luật.
3. Bảo đảm các điều kiện cho công
tác tổ chức thi hành pháp luật
3.1. Thực hiện việc kiện toàn
tổ chức pháp chế chuyên trách tại các Sở, Ban, Ngành chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân tỉnh
- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp; các
Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Theo Kế hoạch
của Sở Nội vụ.
- Sản phẩm đầu ra: Kiện toàn tổ chức
pháp chế, bố trí công chức chuyên trách tại các Sở, Ban, Ngành chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân tỉnh để thực hiện nhiệm vụ công tác pháp chế nói chung và làm
đầu mối công tác tổ chức thi hành pháp luật nói riêng.
3.2. Thực hiện công tác đào
tạo, bồi dưỡng
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban,
Ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Theo Kế hoạch
của Bộ Tư pháp.
- Sản phẩm đầu ra: Tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh cử công chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao
năng lực cho công chức phụ trách công tác theo dõi thi hành pháp luật tại các
Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố do Bộ Tư pháp tổ chức. Đặc biệt là kỹ năng, năng lực tổ chức thi hành
pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật, năng lực phản ứng chính sách.
4. Theo dõi, kiểm tra việc thực
hiện trách nhiệm quản lý nhà nước trong công tác tổ chức thi hành pháp luật
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, Ban,
Ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Thời gian thực hiện: Kết hợp với
nhiệm vụ kiểm tra công tác theo dõi thi hành pháp luật hàng năm.
- Sản phẩm đầu ra: Báo cáo kết quả
kiểm tra.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp
- Tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này; đồng thời, phối hợp, hướng
dẫn các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện đầy đủ, đảm bảo nội dung và tiến
độ đề ra.
- Tổng hợp báo cáo kết quả triển khai
thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch, xây dựng dự thảo báo cáo trình Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét (để báo cáo Bộ Tư pháp) đúng thời gian quy
định.
2. Trách nhiệm của các Sở, Ban,
Ngành cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với
Sở Tư pháp tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai đồng bộ,
hiệu quả Kế hoạch này.
- Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm
vụ của Kế hoạch này về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Tư pháp) khi
có yêu cầu.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện: Do ngân sách nhà
nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách hiện hành và được tổng hợp vào dự toán
ngân sách hàng năm của đơn vị.
Trong quá trình tổ chức triển khai
thực hiện Kế hoạch này nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn
vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo trình Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo thực hiện./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp (b/c);
- Cục QLXLVPHC&TDTHPL - BTP (b/c);
- Cục Công tác phía Nam - BTP (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP UBND tỉnh;
- Các cơ quan, địa phương tại Mục III
- Công an tỉnh (phối hợp);
- Lưu: VT, NC (T).
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Minh Chiến
|