ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 57/KH-UBND
|
Tuyên Quang, ngày 05 tháng 6 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
NÂNG CAO CHỈ SỐ HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ HÀNH CHÍNH
CÔNG TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2018 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO
Chỉ số Quản trị và hành chính
công cấp tỉnh (gọi tắt là Chỉ số PAPI) là bộ chỉ số đo lường và đánh giá tính
hiệu quả về quản trị và hệ thống hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam,
dựa trên trải nghiệm của người dân; tạo động lực để lãnh đạo các cấp tại địa
phương ngày càng nâng cao hiệu quả quản lý; góp phần hoàn thiện quá trình minh
bạch, thúc đẩy cải cách, phát huy sự tham gia của mọi tầng lớp dân cư vào quá
trình xây dựng, thực thi và giám sát việc thực thi chính sách.
Năm 2017, Chỉ số PAPI của tỉnh
đạt 37,5/60 điểm, được xếp hạng ở nhóm các tỉnh đạt điểm trung bình cao, trong
đó 03 chỉ số nội dung được đánh giá trong nhóm các tỉnh đạt điểm cao nhất là:
Chỉ số tham gia của người dân ở cấp cơ sở, chỉ số công khai minh bạch và chỉ số
trách nhiệm giải trình với người dân; 01 chỉ số (Chỉ số cung ứng dịch vụ công)
đạt điểm trung bình cao; 02 chỉ số đạt điểm nhóm trung bình thấp là: Kiểm soát
tham nhũng trong khu vực công và thủ tục hành chính công.
Để kịp thời khắc phục những tồn
tại, hạn chế, tiếp tục nâng cao hiệu quả quản trị hành chính công của tỉnh
trong năm 2018 và những năm tiếp theo, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch
thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao hiệu
quả quản trị và hành chính công của tỉnh; tập trung ở chính quyền cấp cơ sở; kịp
thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, xác định nhiệm vụ, giải pháp để nâng cao
chất lượng, hiệu quả quản trị và hành chính công trên 06 nội dung chính: Tham
gia của người dân ở cấp cơ sở; công khai, minh bạch; trách nhiệm giải trình với
người dân; kiểm soát tham nhũng; thủ tục hành chính công; cung ứng dịch vụ
công.
- Nâng cao
trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp,
UBND các cấp và mỗi cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ và phục
vụ nhân dân góp phần nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính (CCHC) tại các cơ quan, địa phương,
đơn vị trên địa bàn tỉnh.
- Phấn đấu hằng
năm Chỉ số PAPI của tỉnh được xếp trong nhóm có điểm trung bình cao trở lên.
2. Yêu cầu
- Việc thực hiện
Kế hoạch nâng cao Chỉ số PAPI phải gắn với thực hiện có hiệu quả Kế hoạch CCHC
giai đoạn 2016-2020 và kế hoạch hằng năm của tỉnh; đồng thời gắn với việc cải
thiện, nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số CCHC cấp
tỉnh (PARINDEX).
- Kế hoạch được
triển khai đồng bộ, liên tục tại các cơ quan, địa phương, đơn vị, đạt tỷ lệ
100% xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện có hiệu quả; đồng thời đảm bảo sự
phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm
vụ.
II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Về nội dung tham gia của người dân ở cấp cơ sở
1.1. Tăng cường
công tác thông tin, tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và
nhân dân về các quy định của pháp luật, đặc biệt là Pháp lệnh thực hiện dân chủ
ở xã, phường, thị trấn; các nội dung, vấn đề mà người dân có quyền được biết,
được bàn, được tham gia thực hiện hoặc kiểm tra, giám sát việc thực hiện; trách
nhiệm của chính quyền, cán bộ, công chức cấp xã, của cơ quan, tổ chức, cá nhân
có liên quan và của nhân dân trong thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
1.2. Triển
khai thực hiện nghiêm các quy định và tạo điều kiện thuận lợi để người dân được
tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến, kiểm tra, giám sát các nội dung thuộc quyền
của người dân theo Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các
quy định khác của tỉnh, huyện, xã; trong đó chú trọng đối với những khoản đóng
góp (xã hội từ thiện, xây dựng, sửa chữa công trình công cộng, xây dựng nông
thôn mới,...), đảm bảo nguyên tắc dân chủ, do người dân quyết định thực hiện và
quyết định mức đóng góp; có giám sát của Ban Giám sát đầu tư cộng đồng hoặc Ban
Thanh tra Nhân dân.
1.3. Tăng cường
hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện; xử lý nghiêm
những trường hợp vi phạm quy chế dân chủ ở cơ sở.
2. Về nội dung công khai, minh bạch
2.1. Công khai
hộ nghèo và chính sách xã hội cho người nghèo
a) Thực hiện
điều tra, rà soát, bình xét, công nhận, công khai kịp thời danh sách hộ nghèo hằng
năm theo đúng quy định (đảm bảo đúng trình tự, thủ tục, thời gian, cách thức thực
hiện, đối tượng,...).
b) Thường
xuyên tiếp thu ý kiến đóng góp, kiến nghị, phản ánh của người dân; kịp thời xem
xét, giải quyết theo đúng quy định; hoặc kiến nghị các cấp có thẩm quyền xem
xét, giải quyết đối với nội dung liên quan hộ nghèo và chính sách xã hội cho
người nghèo.
2.2. Công khai
ngân sách cấp xã và các khoản thu khác ở khu dân cư
a) Thực hiện
đúng, đủ quy định về công khai, minh bạch thu chi ngân sách cấp xã theo quy định
của Luật ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành; việc
công khai phải cụ thể, chi tiết, hình thức công khai phải phù hợp, thuận tiện để
người dân có thể tiếp cận và giám sát.
b) Phát huy
vai trò giám sát của HĐND cấp huyện, cấp xã, các đoàn thể quần chúng, cán bộ,
công chức và nhân dân; kịp thời ngăn chặn những dấu hiệu tiêu cực, xử lý theo
đúng quy định của pháp luật đối với những trường hợp vi phạm các quy định về quản
lý tài chính, tài sản công.
c) Tăng cường
công tác hướng dẫn, kiểm tra, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý, nghiệp vụ
tài chính ở cấp xã.
1.3. Tiếp tục thực hiện công bố, công khai quy hoạch, kế hoạch sử đất và
các thủ tục hành chính về đất đai (giao đất, cho thuê đất, cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, thực hiện các thủ tục về quyền sử dụng đất,...) trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, trên Trang/cổng thông tin điện tử
của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện và tại trụ sở UBND cấp xã;
công khai kế hoạch đầu tư của các dự án trên địa bàn tỉnh theo
quy định; tổ chức kiểm tra, giám sát để kịp
thời chấn chỉnh việc thực hiện theo quy định.
3. Về nội dung trách nhiệm giải trình với người dân
3.1. Nâng cao trách
nhiệm giải trình với người dân của chính quyền các cấp trong việc thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn được giao; thực hiện tốt công tác tiếp công dân; tập trung giải
quyết có hiệu quả những kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân.
3.2. Tiếp tục bồi
dưỡng nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ trưởng thôn, tổ
trưởng tổ dân phố, cán bộ UBND cấp xã, đại diện các tổ chức đoàn thể, đại biểu
HĐND cấp xã; củng cố sự tin tưởng, tín nhiệm của người dân đối với cán bộ UBND
cấp xã, đại diện các tổ chức đoàn thể, đại biểu HĐND cấp xã.
3.3. Nâng cao hiệu
quả hoạt động và vai trò giám sát của Ban Thanh tra nhân dân.
4. Về nội dung kiểm soát tham nhũng
4.1. Tuyên truyền,
phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, các văn bản có liên quan về phòng, chống
tham nhũng bằng nhiều hình thức để người dân biết, thực hiện giám sát.
4.2. Tăng cường
các kênh tiếp nhận thông tin, nắm bắt ý kiến, phản ánh, kiến nghị của người dân
đối với chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính, của công chức. Phát huy vai
trò giám sát của Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội các cấp và nhân dân trong công
tác phòng, chống tham nhũng; có cơ chế bảo vệ người dân khi thực hiện việc tố
cáo hành vi tham nhũng.
4.3. Trong cơ quan
hành chính, đơn vị sự nghiệp, đẩy mạnh CCHC, nâng cao chất lượng phục vụ; thực
hiện tốt cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục
hành chính (TTHC) cho tổ chức, cá nhân; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính
trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
4.4. Tăng cường
thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống tham nhũng, kiểm tra công vụ, việc giải
quyết TTHC để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các trường hợp
vi phạm; xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng và xử lý
trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, đơn vị
do mình phụ trách.
4.5. Tiếp tục thực
hiện đổi mới và nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng công chức, viên chức,
người lao động vào cơ quan hành chính nhà nước. Thực hiện công khai, minh bạch trong
tuyển dụng và các công tác khác về quản lý công chức, viên chức; đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác tuyển dụng.
5. Về nội dung thủ tục hành chính công
5.1. Tăng cường trách
nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong thực hiện cải cách TTHC; thực hiện
rà soát, kiến nghị đơn giản hóa TTHC theo quy định; giảm thời gian, chi phí thực
hiện TTHC cho người dân, tổ chức. Kịp thời cập nhật, công khai đầy đủ TTHC thuộc
thẩm quyền giải quyết trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Cổng/Trang thông
tin điện tử của các cơ quan, đơn vị.
5.2. Kiểm tra,
đánh giá kết quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại các cơ quan
hành chính nhà nước các cấp, nhất là trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc
tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết TTHC cho người dân, tổ chức.
5.3. Tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin trong giải quyết TTHC, nâng cao chất lượng cung cấp dịch
vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của người
dân đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công, đặc biệt trong lĩnh vực y tế,
giáo dục để kịp thời chấn chỉnh, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ.
6. Về nội dung cung ứng dịch vụ công
6.1. Tiếp tục
nâng cao hiệu quả quản lý trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, y tế dự phòng; đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý thông tin khám chữa bệnh; tăng cường ứng
dụng tiến bộ khoa học, công nghệ tiên tiến để phục vụ công tác khám, chữa
bệnh cho nhân dân; đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn; bồi dưỡng y đức của đội
ngũ cán bộ, viên chức ngành y; nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại các bệnh
viện công lập tuyến cơ sở, giảm sức ép cho y tế tuyến trên; tăng cường tuyên
truyền chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trong
đó chú trọng nâng cao tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tự nguyện.
6.2. Cải thiện chất
lượng giáo dục, tập trung nâng cao chỉ số về dịch vụ giáo dục tiểu học công lập;
đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo, chương trình học; củng cố kỷ cương, dân chủ
trong nhà trường; xây dựng trường học an toàn, lành mạnh, thân thiện; bồi dưỡng
đạo đức, tác phong của đội ngũ quản lý, giáo viên trong nhà trường.
6.3. Tiếp tục cải
thiện cơ sở hạ tầng căn bản như: Nâng cấp lưới điện, bê tông hóa đường giao
thông nông thôn; tiếp tục thực hiện cung cấp nước sạch theo Chương trình mục
tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường; thực hiện tốt dịch vụ thu
gom, xử lý rác thải, nước thải,...
6.4. Giữ gìn an
ninh, trật tự trên địa bàn khu dân cư; tiếp tục thực hiện nghiêm túc các chương
trình, mục tiêu quốc gia về phòng, chống tội phạm, phòng, chống ma túy; đẩy mạnh
phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh tổ quốc.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Người đứng đầu các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND huyện, thành phố; Chủ
tịch UBND các xã, phường, thị trấn căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có
trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch
này; thường xuyên đôn đốc, theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện; định
kỳ hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh, gửi Sở Nội
vụ tổng hợp chung.
2. Sở Nội vụ:
2.1. Tham mưu
giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này;
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện, báo cáo Uỷ
ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2.2. Tăng cường
công tác kiểm tra việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, kịp thời phát hiện
và đề xuất xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện và hành vi
tiêu cực, nhũng nhiễu trong thực thi công vụ theo quy định.
2.3. Chủ trì, phối
hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan báo cáo kết
quả thực hiện Chỉ số PAPI hằng năm, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để
nâng cao Chỉ số PAPI của tỉnh.
3. Văn phòng Uỷ
ban nhân dân tỉnh: Tăng cường các giải pháp nâng cao
chất lượng, hiệu quả của công tác cải cách TTHC; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hưỡng dẫn các cơ quan, đơn vị
trong thực hiện công khai TTHC theo quy định; hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại các cơ
quan, đơn vị; phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức rà soát
các TTHC để đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi
bỏ các quy định TTHC không còn phù hợp.
4. Sở Tư pháp:
Cơ quan thường trực của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp
luật tỉnh thường xuyên phối hợp với các ngành thành viên, UBND cấp huyện tăng
cường công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt
là Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn bằng nhiều hình thức đa dạng,
phong phú, phù hợp đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân.
5. Sở Xây dựng: Tham mưu giải pháp thực hiện các quy hoạch về xây dựng đã được phê duyệt, tăng cường quản lý nhà nước và công bố công
khai quy hoạch xây dựng; thường xuyên kiểm
tra, hướng dẫn việc thực hiện quy trình giải quyết các
TTHC thuộc lĩnh vực ngành quản lý; nâng cao hiệu quả giải quyết
TTHC trong lĩnh vực cấp Giấy phép xây dựng, để cải thiện chỉ số nội dung thành phần về dịch vụ cấp phép xây dựng.
6. Sở Tài
nguyên và Môi trường: Tham mưu các giải pháp để tiếp tục
thực hiện có hiệu quả công tác quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản; công
khai minh bạch các trình tự, thủ tục thực hiện các TTHC về đất đai; thực hiện kiểm tra, giám sát quy trình thực hiện
thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, quy trình cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất và các quyền của người sử dụng đất; thực hiện
các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước. Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động của Văn phòng Đăng ký đất đai, Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả trong việc giải quyết các TTHC về đất đai để
cải thiện chỉ số nội dung thành phần về dịch vụ cấp Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất.
7. Sở Y tế: Tham mưu giải pháp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ
y tế công lập, nhất là tại tuyến huyện, tuyến xã; thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo
thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với các dịch vụ công về y
tế; nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ công chức, viên chức, người
lao động trong thực thi nhiệm vụ.
8. Sở Giáo dục
và Đào tạo: Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao
chất lượng giáo dục và đào tạo, chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học;
thực hiện phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục
công trên địa bàn tỉnh.
9. Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội: Tăng cường hướng dẫn, kiểm
tra việc thực hiện quy trình rà soát, xét duyệt và công khai các hộ nghèo, cận
nghèo, hộ mới thoát nghèo và giải quyết các chế độ chính sách xã hội theo đúng
quy định; phối hợp với Sở Y tế tham mưu giải pháp cải thiện
chất lượng y tế trong chăm sóc người có công và đối tượng bảo trợ xã hội.
10. Sở Tài chính: Tổ chức thực hiện và hướng dẫn các địa phương thực
hiện nghiêm các quy định, quy trình về công khai minh bạch trong quản lý ngân
sách nhà nước đối với các cấp ngân sách theo quy định của
Luật ngân sách nhà nước năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về
quản lý ngân sách ở cơ sở, chú trọng việc thực hiện công khai ngân sách ở xã,
phường, thị trấn.
11. Thanh tra
tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan
tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt trách nhiệm giải
trình với người dân. Tham mưu thực hiện các giải pháp để cải thiện chỉ số nội
dung thành phần về phòng, chống tham nhũng; thực hiện tốt công tác giải quyết
khiếu nại, tố cáo theo quy định
12. Sở
Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Tuyên
Quang, các cơ quan, địa phương, đơn vị đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền
các nội dung của Chỉ số PAPI, đồng thời đưa tin, bài phản ánh về kết quả triển
khai thực hiện đến nhân dân biết để tích cực hưởng ứng và kiểm tra, giám sát.
13. Công an tỉnh:
Tiếp tục thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia
về phòng, chống tội phạm, phòng chống ma túy; đổi mới công tác tuyên truyền, vận
động nhằm huy động sự tham gia tích cực của toàn dân trong công tác phòng, chống
tội phạm và ma túy.
14. Bảo hiểm
xã hội tỉnh: Phối hợp với các cơ quan liên quan tuyên
truyền chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) trong nhân dân, phấn đấu đạt mục tiêu
100% người dân tham gia BHYT; hỗ trợ trong việc thanh toán thẻ BHYT. Phối hợp với
các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra bảo đảm 100% số
người lao động tham gia BHYT, đồng thời thực hiện tốt công tác giám định, kiểm
tra tránh tình trạng lạm dụng, trục lợi Quỹ BHYT.
15. Ủy ban
nhân dân huyện, thành phố
15.1. Thực hiện
tuyên truyền, phổ biến nội dung, kết quả thực hiện Chỉ số PAPI hàng năm của tỉnh
đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện, cấp xã; chỉ đạo rà soát để
khắc phục những tồn tại, hạn chế qua kết quả khảo sát hằng
năm.
15.2. Xây
dựng kế hoạch và chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn nâng cao
hiệu quả thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, gắn với đẩy mạnh công khai, lấy ý
kiến người dân trong quy trình xét hộ nghèo, công khai danh sách hộ
nghèo, hộ cận nghèo; công khai, minh bạch các khoản thu, chi ngân
sách của xã, phường, thị trấn,...
15.3. Nâng cao hiệu
quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng cấp xã
và tuyên truyền để người dân biết, giám sát, kiểm tra.
15.4. Đẩy mạnh cải
cách TTHC, giải quyết tốt các TTHC liên quan trực tiếp đến người dân như: đất
đai, cấp giấy phép xây dựng, hộ tịch, đăng ký kinh doanh, lao động, thương binh
và xã hội,...; tăng cường trách nhiệm của cán bộ, công chức trong việc hướng dẫn,
tiếp nhận và giải quyết hồ sơ; thực hiện niêm yết công khai các TTHC đã được cấp
có thẩm quyền công bố tại trụ sở làm việc của cơ quan, địa phương, đơn vị. Thực
hiện đúng quy định và có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải
quyết TTHC gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển dịch vụ công trực
tuyến; xử lý nghiêm trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức để xảy ra tình
trạng chậm giải quyết TTHC, gây phiền hà cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.
16. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các
tổ chức chính trị - xã hội tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ của mình có các hoạt động
thiết thực và cụ thể trong việc thông tin, tuyên truyền, giám sát, phản biện xã
hội đối với quá trình thực hiện nhiệm vụ, phục vụ người dân, tổ chức, doanh
nghiệp của các sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh; phối
hợp với Sở Nội vụ trong việc tổng hợp, xây dựng báo cáo Chỉ số PAPI hằng năm của
tỉnh./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ; Báo
- Thường trực Tỉnh uỷ; cáo
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành; thực
- UBND huyện, thành phố; hiện
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Phòng KSTTHC; (Đ/c Huyền)
- Lưu: VT, NC. (P.Hà)
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Hải Anh
|