BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 538/KH-BYT
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 4 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC Y TẾ PHỤC VỤ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI
BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021-2026
(Thay thế Kế hoạch số 309/KH/BYT ngày 15/3/2021của Bộ trưởng Bộ Y tế)
Căn cứ Kế hoạch số 42/KH-HĐBCQG
ngày 19/01/2021 của Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Bộ Y tế xây dựng Kế hoạch công
tác y tế phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân
các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (bầu cử Quốc gia) như sau:
I. MỤC ĐÍCH
VÀ NHIỆM VỤ
1. Mục đích Tổ chức phục vụ y tế
và chăm sóc sức khỏe cho:
- Các đồng chí Lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước Việt Nam.
- Cán bộ, nhân viên tham gia phục
vụ bầu cử Quốc gia.
- Người dân tham gia bầu cử Quốc
gia.
2. Nhiệm vụ Xây dựng kế hoạch tổng
thể về bảo đảm công tác y tế phục vụ bầu cử Quốc gia bao gồm các công việc như
sau:
2.1. Đảm bảo vệ sinh môi trường,
thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để dịch bệnh nghiêm trọng
và đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trước và trong thời gian diễn ra bầu cử Quốc
gia.
2.2. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm, phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức kiểm dịch trước và trong thời
gian diễn ra bầu cử Quốc gia.
2.3. Bố trí nhân lực, phương tiện,
thuốc, trang thiết bị để thực hiện chăm sóc y tế đối với các đối tượng tham dự
bầu cử Quốc gia. Bố trí các Tổ y tế, bệnh viện để xử trí các trường hợp cấp cứu
và điều trị kịp thời đối với các trường hợp không may bị ốm, chấn thương, tai nạn.
2.4. Chuẩn bị sẵn các đội cấp cứu
lưu động, dự phòng để ứng cứu trong trường hợp xảy ra những tình huống cấp cứu
chấn thương, cháy nổ, ngộ độc hàng loạt, thảm họa (nếu có).
II. TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN
* Phân công nhiệm vụ
1. Cục Quản lý khám, chữa bệnh,
Bộ Y tế - Là đơn vị thường trực, giúp Lãnh đạo Bộ xây dựng kế hoạch cụ thể,
tổ chức triển khai, phối hợp kiểm tra, giám sát, điều hành trực tiếp các công
tác chuẩn bị của các đơn vị tham gia phục vụ bầu cử Quốc gia.
- Trực tiếp chỉ đạo công tác cấp
cứu, khám, chữa bệnh, phòng chống thảm họa (nếu có) bảo đảm phục vụ bầu cử Quốc
gia ở Trung ương và các địa phương.
- Phối hợp các đơn vị liên quan
hướng dẫn các địa phương chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, dụng cụ trang thiết bị
thiết yếu cho công tác y tế phục vụ bầu cử ở Trung ương và địa phương.
2. Cục Y tế Dự phòng: Chịu
trách nhiệm Hướng dẫn y tế phòng chống dịch COVID-19 phục vụ công tác bầu cử Quốc
gia:
- Đảm bảo thực hiện phòng chống
và ngăn ngừa khả năng lây lan của dịch COVID-19 phục vụ an toàn cho công tác bầu
cử Quốc gia.
- Chủ động ứng phó có hiệu quả
với các tình huống dịch COVID-19 trong quá trình triển khai các hoạt động bầu cử
Quốc gia nhằm đảm bảo duy trì hoạt động chung và hoàn thành tốt nhiệm vụ của
toàn bộ hệ thống từ Trung ương tới địa phương.
- Tạo thuận lợi tối đa cho hoạt
động bầu cử để đảm bảo bầu cử Quốc gia được thực hiện theo đúng yêu cầu.
3. Cục Quản lý Môi trường y
tế
- Hướng dẫn công tác vệ sinh
môi trường, khử khuẩn bề mặt, vệ sinh ngoại cảnh tại các địa điểm tổ chức bầu cử
Quốc gia
- Hướng dẫn tăng cường giám sát
chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương trong thời gian tổ chức bầu cử.
4. Cục An toàn thực phẩm
Đảm bảo an toàn thực phẩm, kiểm
soát có hiệu quả an toàn thực phẩm, phát hiện sớm và xử lý, khắc phục giảm thiểu
ảnh hưởng của ngộ độc thực phẩm tới sức khoẻ của các đại biểu tham gia bầu cử.
5. Sở Y tế các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm
a) Phối hợp với Cục Quản lý
Khám, chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng, Cục An toàn thực phẩm, Cục Quản lý Môi trường
y tế xây dựng phương án, kế hoạch, tổ chức triển khai công tác y tế bảo đảm bầu
cử Quốc gia tại các tỉnh, thành phố và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố.
- Đảm bảo thực hiện phòng chống
và ngăn ngừa khả năng lây lan của dịch COVID-19 phục vụ an toàn cho công tác bầu
cử Quốc gia.
- Chủ động ứng phó có hiệu quả
với các tình huống dịch Covid-19 trong quá trình triển khai các hoạt động bầu cử
Quốc gia nhằm đảm bảo duy trì hoạt động chung và hoàn thành tốt nhiệm vụ của
toàn bộ hệ thống từ Trung ương tới địa phương.
b) Đảm bảo an toàn thực phẩm,
kiểm soát có hiệu quả an toàn thực phẩm, phát hiện sớm và xử lý, khắc phục giảm
thiểu ảnh hưởng của ngộ độc thực phẩm tới sức khoẻ của các đại biểu tham gia bầu
cử.
c) Bố trí cán bộ, nhân viên y tế
thường trực cấp cứu tại địa điểm bầu cử.
III. NỘI
DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Công tác
phòng chống dịch COVID-19
Hướng dẫn y tế phòng chống dịch
COVID-19 (Phụ lục 1): phục vụ công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV
và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.
2. Hướng dẫn
vệ sinh môi trường, khử khuẩn, giám sát chất lượng nước (Phụ
lục 2)
2.1. Đảm bảo vệ sinh môi trường
và khử khuẩn bề mặt:
- Tại các địa điểm tổ chức bầu
cử Quốc gia: kiểm tra vệ sinh môi trường, tổ chức khử khuẩn làm sạch môi trường;
đảm bảo khu vực nhà vệ sinh có đủ nước, giấy vệ sinh và xà phòng rửa tay… Cần
kiểm tra hoặc hướng dẫn đơn vị quản lý các địa điểm chuẩn bị đầy đủ dung dịch
sát khuẩn tay, khẩu trang và đo nhiệt độ cho những người tham dự Hội nghị và bỏ
phiếu. Bố trí túi/thùng đựng rác và thực hiện thu gom chất thải y tế (nếu có)
theo quy định.
- Thực hiện vệ sinh khử khuẩn bề
mặt tại các địa điểm thực hiện và khử khuẩn hòm phiếu theo hướng dẫn tại phụ lục
kèm theo kế hoạch.
2.2. Giám sát chất lượng nước
ăn uống, sinh hoạt
Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn. - Đối với các cơ sở cấp
nước: thực hiện tốt công tác nội kiểm và đảm bảo nồng độ Clo dư theo quy định.
3. Công tác
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
3.1. Xây dựng kế hoạch đảm bảo
an toàn thực phẩm phục vụ bầu cử.
3.2. Sở Y tế/Ban Quản lý an
toàn thực phẩm tỉnh/thành phố/Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh/thành phố
chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý gồm các nội
dung sau:
a) Tăng cường truyền thông đảm
bảo an toàn thực phẩm đặc biệt các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường
phố; Yêu cầu thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch Covid 19 tại các cơ sở
này.
b) Tăng cường công tác kiểm tra
đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cơ sở
kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn trước và trong thời
gian diễn ra bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm
kỳ 2021- 2026. Nếu tại các điểm tổ chức bầu cử triển khai các hoạt động ăn uống,
sử dụng thực phẩm được tài trợ cần kiểm tra, giám sát chặt chẽ nguồn gốc nguyên
liệu thực phẩm và sản phẩm tài trợ (nếu có).
c) Thành lập các tổ thường trực
cùng phương tiện, thiết bị cần thiết sẵn sàng phương án thực hiện công tác điều
tra, xử lý nếu xảy ra sự cố về an toàn thực phẩm.
4. Công tác
thường trực cấp cứu
Sở Y tế chỉ đạo các Bệnh viện
trực thuộc, bố trí các Tổ y tế cấp cứu ngoại viện thường trực 24/24h tại bệnh
viện, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh điều động của Hội đồng bầu cử địa
phương trong thời gian bầu cử. Mỗi tổ y tế gồm: 2 bác sỹ, 2 điều dưỡng, 1 lái
xe và 1 ô tô cứu thương với đầy đủ cơ số thuốc, trang thiết bị y tế thiết yếu
theo quy định của Bộ Y tế.
Bảo đảm cơ số thuốc thiết yếu
và cơ số phòng chống dịch để bảo đảm tốt nhất công tác y tế phòng chống dịch.
Bố trí 1 cán bộ y tế/1 địa điểm
bầu cử và tùy theo tình hình thực tiễn của từng địa phương.
5. Xử trí
các trường hợp đặc biệt
- Cấp cứu thảm họa nếu có: Tai
nạn giao thông, cháy nổ, ngộ độc thực phẩm với số lượng lớn nạn nhân. Bộ Y tế
phối hợp Sở Y tế địa phương sẽ báo động huy động các đội cấp cứu ngoại viện của
các bệnh viện đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
- Nếu có ngộ độc hóa chất, thực
phẩm hàng loạt xảy ra: Cục An toàn thực phẩm chịu trách nhiệm đầu mối phối hợp
Cục Y tế dự phòng, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia, Ban Quản
lý An toàn thực phẩm/Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh/thành phố, Viện
Khoa học kỹ thuật hình sự Bộ Công an, Trung tâm Cấp cứu-Chống độc, Bệnh viện Bạch
Mai khẩn trương xác định nguyên nhân, nguồn gốc và xử trí theo quy định, hạn chế
hậu quả xảy ra.
- Bộ Y tế phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan: để xử lý các tình huống khẩn cấp khi có dịch bệnh nghiêm trọng,
đặc biệt nghiêm trọng trước và trong thời gian chuẩn bị và trong thời gian diễn
ra bầu cử Quốc gia. Thực hiện nội dung Chương trình hoạt động của Tiểu ban An
ninh, trật tự và Y tế, Hội đồng bầu cử Quốc gia.
6. Chế độ báo
cáo Sau khi kết thúc bầu cử Quốc gia, các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương báo cáo về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, điện thoại 024.62732280/090
428 4259, email: ngocnt.kcb@moh.gov.vn.
IV. Kinh phí
Kinh phí đảm bảo công tác y tế
phục vụ đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ
2021-2026 theo nguồn ngân sách nhà nước giao cho Bộ Y tế và các địa phương theo
quy định.
Trên đây là Kế hoạch công tác y
tế chuẩn bị phục vụ Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân
dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, Kế hoạch này thay thế Kế hoạch 309/KH-BYT ngày
15 tháng 3 năm 2021 kể từ ngày ban hành, Bộ Y tế kính gửi Hội đồng bầu cử Quốc
gia./.
Nơi nhận:
- Hội đồng bầu cử QG, VP Quốc hội (để
b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Đ/c Thứ trưởng (để ph/hợp chỉ đạo);
- Các Cục, Vụ: DP, ATTP, MT, KCB, KH-TC, TTKT, VP Bộ (để thực hiện);
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW (để thực hiện);
- Các BVTW, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ;
- Y tế ngành;
- Lưu: VT, KCB.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Văn Thuấn
|
PHỤ LỤC 1
HƯỚNG DẪN Y TẾ PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19
Hướng dẫn y tế phòng chống dịch
COVID-19 phục vụ công tác bầu cử Quốc gia, cụ thể như sau:
I. MỤC
ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục
đích
- Đảm bảo thực hiện phòng chống
và ngăn ngừa khả năng lây lan của dịch COVID-19 phục vụ an toàn cho công tác bầu
cử Quốc gia.
- Chủ động ứng phó có hiệu quả
với các tình huống dịch COVID-19 trong quá trình triển khai các hoạt động bầu cử
Quốc gia nhằm đảm bảo duy trì hoạt động chung và hoàn thành tốt nhiệm vụ của
toàn bộ hệ thống từ Trung ương tới địa phương.
- Tạo thuận lợi tối đa cho hoạt
động bầu cử để đảm bảo bầu cử Quốc gia được thực hiện theo đúng yêu cầu.
2. Yêu cầu
- Nội dung các hoạt động phải
bám sát với các chỉ đạo, quy định và hướng dẫn của Hội đồng bầu cử Quốc gia và
có tính thực tế cao nhất phù hợp với đặc điểm của từng tình huống cụ thể trong
quá thực hiện công tác bầu cử Quốc gia.
- Hướng dẫn phải đảm bảo thống
nhất, phù hợp với quy định của pháp luật, hướng dẫn tổ chức bầu cử và hướng dẫn
phòng chống dịch COVID-19, có sự phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các cơ
quan và lực lượng tham gia phục vụ công tác bầu cử Quốc gia.
- Đảm bảo thuận lợi tối đa, phù
hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
II. HOẠT DỘNG
PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19
1. Phòng
chống dịch COVID-19 trong quá trình tổ chức các hội nghị, cuộc họp và khu vực bỏ
phiếu bầu cử tại địa phương không có dịch COVID-19
1.1. Đối với người tham dự,
cần thực hiện
a) Thực hiện tốt thông điệp 5K
của Bộ Y tế.
b) Đeo khẩu trang khi tham dự
các cuộc họp, bỏ phiếu bầu cử.
c) Thường xuyên rửa tay với xà
phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh
d) Không khạc, nhổ; vứt rác, khẩu
trang đúng nơi quy định; che miệng và mũi khi hắt hơi, ho.
đ) Thực hiện khai báo y tế điện
tử, cài đặt và bật ứng dụng BlueZone, Vietnam Health Declaration nếu dùng thiết
bị điện thoại thông minh hoặc nơi tổ chức có hỗ trợ các ứng dụng này.
e) Tuân thủ các biện pháp dự
phòng cá nhân và các hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 của Ban tổ chức.
g) Thông báo kịp thời với Ban tổ
chức nếu có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
1.2. Đối với Ban tổ chức
a) Bố trí hội trường, phòng họp
phù hợp theo điều kiện của địa phương.
b) Kiểm tra vệ sinh môi trường,
phun khử trùng phòng chống dịch khu vực tổ chức họp, hội nghị và khu vực bỏ phiếu
bầu cử.
c) Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn
bằng hóa chất khử khuẩn đối với bàn ghế, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn
lan can, nút bấm thang máy, các đồ vật, sàn nhà, phòng họp, khu vệ sinh, mặt
bàn, các nút bấm điều khiển,... trước và sau họp, bỏ phiếu bầu cử hoặc khi cần
thiết.
d) Tăng cường thông khí phòng họp
bằng cách mở cửa ra vào và cửa sổ, sử dụng quạt. Nếu sử dụng điều hòa trong
phòng họp, cuối buổi họp, bỏ phiếu bầu cử phải mở cửa phòng để tạo sự thông
thoáng.
đ) Bố trí đầy đủ dung dịch sát
khuẩn tay tại vị trí thuận tiện cho người sử dụng tại khu vực ra vào, bố trí đủ
nước sạch và xà phòng tại khu vực vệ sinh.
g) Đảm bảo đủ nước uống hợp vệ
sinh và cốc uống nước dùng riêng cho đại biểu, cử tri tham gia họp, bỏ phiếu bầu
cử.
h) Bố trí thùng đựng rác có nắp
đậy để thu gom, xử lý rác đảm bảo vệ sinh. Hướng dẫn thu gom khẩu trang, khăn,
giấy lau mũi miệng đã qua sử dụng vào thùng đựng chất thải có dán nhãn “Chất thải
có nguy cơ chứa SARS-CoV-2”.
i) Cung cấp tài liệu, hướng dẫn
phòng chống COVID-19.
k) Bố trí lực lượng đón tiếp,
giám sát và đề nghị tất cả những người tham gia họp, bỏ phiếu bầu cử mang khẩu
trang và rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay trước khi vào họp,
bỏ phiếu bầu cử.
l) Hướng dẫn quy trình bầu cử,
phân luồng đi vào và đi ra theo một chiều tại điểm bỏ phiếu bầu cử. Bố trí các
bàn, chỗ ngồi ghi phiếu đảm bảo khoảng cách phù hợp.
m) Bố trí nhân lực tại cổng ra
vào để kiểm tra thân nhiệt, hướng dẫn y tế những người đến họp, cử tri đến bỏ
phiếu bầu cử, nếu phát hiện trường hợp có sốt, ho, khó thở, nghi ngờ mắc
COVID-19 thì chuyển sang nơi cách ly tạm thời để xử lý theo quy trình, thông
báo ngay cho cơ quan y tế và áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp.
n) Khuyến cáo, hướng dẫn ngồi
giãn cách, hạn chế tiếp xúc và tập trung thành nhóm đông người tại phòng họp,
khu vực bỏ phiếu bầu cử.
o) Bố trí phòng cách ly tạm thời
cho các trường hợp có sốt, ho, khó thở, nghi ngờ mắc COVID-19 với đủ các trang
thiết bị phòng hộ cần thiết.
p) Xử lý tình huống khi phát hiện
trường hợp nghi ngờ, mắc COVID-19 (các địa phương xây dựng quy trình tiếp nhận,
vận chuyển và xử lý trường hợp này, vệ sinh khử khuẩn khu vực họp, bỏ phiếu bầu
cử).
q) Dọn vệ sinh, thu gom, xử lý
rác thải và tổng vệ sinh, khử khuẩn theo hướng dẫn sau khi tổ chức họp, bỏ phiếu
bầu cử.
r) Các trường hợp cử tri không
đến bỏ phiếu được tại địa điểm bỏ phiếu bầu cử theo quy định thì tổ bầu cử đưa
hòm phiếu phụ đến với các cử tri này cần thực hiện các biện pháp về phòng chống
lây nhiễm COVID-19 và hạn chế tối đa tiếp xúc gần, đụng chạm trực tiếp với cử
tri.
2. Phòng
chống dịch COVID-19 trong quá trình tổ chức hội nghị, cuộc họp tại địa phương
có dịch COVID-191
2.1. Tổ chức hội nghị, cuộc
họp trực tiếp
2.1.1. Đối với người tham
dự, cần thực hiện
a) Thực hiện các nội dung nêu ở
trong 1.1, tại khoản 1.
b) Ngồi đúng vị trí được sắp xếp,
khoảng cách theo hướng dẫn.
c) Thực hiện giữ khoảng cách giữa
các đại biểu, cử tri theo các hướng dẫn.
2.1.2. Đối với Ban tổ chức
a) Thực hiện đầy đủ các nội
dung nêu nêu ở trong 1.2, tại khoản 1.
b) Không tổ chức họp quá 20 người
trong một phòng họp.
c) Không mời tham dự đại biểu,
cử tri ở khu vực cách ly xã hội hoặc phong tỏa tham dự họp.
d) Bố trí hội trường, phòng họp
để chỗ ngồi đảm bảo khoảng cách giữa các đại biểu, cử tri theo quy định; đặt biển
tên và thông báo trước các vị trí ngồi cho đại biểu, cử tri; hạn chế việc thay
đổi chỗ ngồi của đại biểu khi không cần thiết.
đ) Chuẩn bị sẵn khẩu trang để cấp
cho các đại biểu.
e) Tổ chức lấy mẫu và xét nghiệm
SARS-CoV-2 trước và sau họp cho đại biểu.
g) Tổ chức tập huấn về công tác
phòng chống dịch COVID-19 cho các lực lượng tham gia phục vụ bầu cử.
2.2. Tổ chức hội nghị, cuộc
họp trực tuyến
2.2.1. Đối với người tham
dự
a) Thực hiện các nội dung nêu ở
trong 1.1, tại khoản 1.
b) Thực hiện giữ khoảng cách tối
thiểu 2m (nếu có trên 1 người tham dự tại một điểm cầu).
2.2.2. Tại phòng họp điểm
cầu chính và các điểm cầu
a) Tùy điều kiện và diện tích của
phòng họp để bố trí số người tham dự, nhưng không quá 20 người.
b) Bố trí chỗ ngồi đảm bảo khoảng
cách 2m khi có trên 2 người.
c) Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn
phòng họp, bàn ghế bằng hóa chất khử khuẩn hoặc chất tẩy rửa thông thường.
d) Bố trí đầy đủ dung dịch sát
khuẩn tay tại vị trí thuận tiện cho người sử dụng, xà phòng tại khu vực vệ
sinh.
đ) Bố trí thùng đựng rác có nắp
đậy để thu gom, xử lý rác đảm bảo vệ sinh và tổng vệ sinh, khử khuẩn theo hướng
dẫn sau khi tổ chức họp.
2.3. Tổ chức gửi phiếu lấy ý
kiến, phiếu tín nhiệm đối với người được giới thiệu ứng cử đến cử tri khi không
tổ chức được hội nghị trực tiếp, trực tuyến.
Cán bộ tham gia việc tổ chức lấy
ý kiến, phiếu tín nhiệm cần thực hiện:
a) Tập huấn về phòng chống lây
nhiễm COVID-19.
b) Sử dụng các phương tiện
phòng hộ cá nhân trong quá trình làm nhiệm vụ.
c) Hạn chế tối đa tiếp xúc gần,
đụng chạm trực tiếp với cử tri.
d) Xử lý khử khuẩn phiếu, hòm
phiếu, bút, thước kẻ và phương tiện vận chuyển.
e) Lấy mẫu và xét nghiệm
SARS-CoV-2 trước và sau thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ tham gia thực hiện.
3. Phòng
chống dịch COVID-19 trong quá trình tổ chức bầu cử tại địa phương có dịch
COVID-19.
3.1. Tại địa điểm bỏ phiếu bầu
cử ở các xã, phường, thị trấn thực hiện giãn cách xã hội.
3.1.1. Đối với cử tri
tham gia bỏ phiếu và cán bộ Tổ bầu cử, cần thực hiện
a) Thực hiện đầy đủ các nội
dung nêu ở trong 1.1, tại khoản 1.
b) Thực hiện giữ khoảng cách tối
thiểu 2m giữa các cử tri.
c) Sát khuẩn tay bằng dung dịch
sát khuẩn nhanh trước và sau khi bỏ phiếu bầu cử.
d) Thực hiện theo hướng dẫn quy
trình bầu cử, phân luồng đi vào và đi ra theo một chiều tại điểm bỏ phiếu bầu cử.
3.1.2. Đối với Tổ chức phụ
trách bầu cử
a) Thực hiện đầy đủ các nội
dung nêu ở trong 1.2, tại khoản 1.
b) Phun khử khuẩn toàn bộ khu vực
tổ chức bầu cử. Xử lý khử khuẩn phiếu, hòm phiếu bầu cử để phòng chống lây nhiễm
COVID-19.
c) Kẻ vạch, xếp hàng theo luồng
một chiều, giữ khoảng cách 2m giữa các cử tri; bàn, chỗ ngồi ghi phiếu bầu cử đảm
bảo khoảng cách 2m.
d) Thực hiện việc bố trí để cử tri
đi bỏ phiếu bầu cử của từng khu vực, điểm dân cư theo từng thời gian nhất định,
thực hiện phân luồng từ xa.
đ) Hướng dẫn cử tri cách thức bầu
cử và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
e) Căn cứ vào thực tế và hướng
dẫn tại thời điểm bầu cử để sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân đầy đủ cho cán
bộ phục vụ bầu cử khi thực hiện nhiệm vụ.
g) Tổ chức lấy mẫu và xét nghiệm
SARS-CoV-2 sau khi bỏ phiếu cho cử tri có tiếp xúc gần nếu có trường hợp nghi
ngờ hoặc mắc COVID-19 thuộc khu vực điểm bỏ phiếu bầu cử.
h) Hướng dẫn cán bộ phục vụ, cử
tri tự theo dõi sức khỏa trong 14 ngày, thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K, khi
có biểu hiện sốt ho, khó thở thì thông báo ngay cho cơ quan y tế.
i) Tổ chức tập huấn về công tác
phòng chống dịch COVID-19 cho các lực lượng tham gia phục vụ bầu cử.
k) Các trường hợp cử tri không
đến bỏ phiếu được tại địa điểm bỏ phiếu bầu cử theo quy định thì tổ bầu cử đưa
hòm phiếu phụ đến với các cử tri này cần thực hiện các biện pháp về phòng chống
lây nhiễm COVID-19 và hạn chế tối đa tiếp xúc gần, đụng chạm trực tiếp với cử
tri.
3.2. Tổ chức bầu cử cho người
đang cách ly nhà2
a) Chuẩn bị hòm phiếu phụ (hòm
phiếu lưu động), phiếu bầu cử, bút, thước kẻ, găng tay, dung dịch sát khuẩn bằng
cồn dạng phun sương, khẩu trang. Vận chuyển đến nhà bệnh nhân (phối hợp với Tổ
COVID-19 cộng đồng để thực hiện việc bỏ phiếu và giám sát người cách ly tại
nhà).
b) Cán bộ của tổ bầu cử sử dụng
các phương tiện phòng hộ cá nhân đầy đủ trong khi làm nhiệm vụ.
c) Hướng dẫn người cách ly tại
nhà cách thức bầu cử theo quy trình (tốt nhất là sử dụng bút, thước kẻ, găng
tay riêng cho từng người và bỏ vào thùng rác sau khi dùng).
d) Hạn chế tối đa tiếp xúc gần,
đụng chạm trực tiếp với cử tri.
đ) Xử lý khử khuẩn phiếu, bút
và thước kẻ nếu dùng nhiều lần, hòm phiếu; xử lý khử khuẩn hòm phiếu và phương
tiện vận chuyển trước và sau khi ra khỏi nhà.
e) Sau khi kết thúc bàn giao
thùng phiếu: cởi bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân và xử lý đúng theo quy định,
sát khuẩn tay, vệ sinh cá nhân trước khi rời khỏi.
g) Cán bộ của tổ bầu cử tự theo
dõi sức khỏa trong 14 ngày, thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K, khi có biểu hiện
sốt ho, khó thở thì thông báo ngay cho cơ quan y tế.
3.3. Tổ chức bầu cử tại khu
vực cách ly tập trung và nơi thực hiện cách ly xã hội hoặc phong tỏa3
3.3.1. Tổ chức điểm bầu cử
tại những nơi đủ điều kiện
a) Thực hiện các nội dung nêu ở
trong 3.1, tại khoản 3.
b) Căn cứ điều kiện thực tế để
bố trí thùng phiếu ở vị trí phù hợp, có hàng rào ngăn cách.
c) Sử dụng phương tiện phòng hộ
cá nhân đầy đủ cho cán bộ phục vụ bầu cử trong khi làm nhiệm vụ.
đ) Sử dụng bút, thước kẻ, găng
tay riêng cho từng người và bỏ vào thùng chứa rác thải có dán nhãn “Chất thải
có nguy cơ chứa SARS-CoV-2” sau khi dùng.
e) Lấy mẫu và xét nghiệm
SARS-CoV-2 trước và sau thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ của Tổ bầu cử.
g) Tổ chức tập huấn về công tác
phòng chống dịch COVID-19 cho các lực lượng tham gia phục vụ bầu cử.
3.3.2. Sử dụng hòm phiếu
phụ (hòm phiếu lưu động)
a) Thực hiện các nội dung nêu ở
trong 3.2, tại khoản 3.
b) Sử dụng bút, thước kẻ, găng
tay riêng cho từng người và bỏ vào thùng chứa rác thải có dán nhãn “Chất thải
có nguy cơ chứa SARS-CoV-2” sau khi dùng.
c) Khử khuẩn hòm phiếu trước và
sau khi ra khỏi khu cách ly tập trung, nơi cách ly xã hội hoặc phong tỏa.
d) Lấy mẫu và xét nghiệm
SARS-CoV-2 trước và sau thực hiện nhiệm vụ cho cán bộ thành viên của Tổ bầu cử.
đ) Tổ chức tập huấn về công tác
phòng chống dịch COVID-19 cho các lực lượng tham gia phục vụ bầu cử.
3.3.3. Kiểm phiếu của các
thùng phiếu
a) Bố trí nơi đặt thùng phiếu
và xử lý khử khuẩn.
b) Phân công cán bộ kiểm phiếu
riêng cho các thùng phiếu được đưa về từ khu cách ly tập trung, khu vực cách ly
xã hội hoặc phong tỏa.
c) Cán bộ tham gia kiểm phiếu
phải sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân, xử lý sát khuẩn tay, vệ sinh cá
nhân.
d) Sau khi kết kiểm phiếu: cởi
bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân và xử lý đúng theo quy định trước khi rời khỏi
vị trí kiểm phiếu.
3.4. Tổ chức bầu cử tại bệnh
viện, cơ sở y tế điều trị cho bệnh nhân nghi ngờ hay xác định mắc COVID-19.
3.4.1. Tổ chức điểm bầu cử
tại những nơi đủ điều kiện
a) Nếu đủ điều kiện và được Hội
đồng bầu cử có thẩm quyền cho phép tổ chức điểm bầu cử riêng thì thực hiện các
nội dung nêu ở trong 3.3.1, tại khoản 3.
b) Tổ bầu cử và cơ quan y tế phối
hợp, hỗ trợ nhau để đảm bảo các quy định và quy trình bầu cử, phòng chống lây
nhiễm COVID-19.
c) Thực hiện nghiêm ngặt các biện
pháp về phòng chống lây nhiễm COVID-19 trong quá trình thực hiện bầu cử.
3.4.2. Sử dụng hòm phiếu
phụ (hòm phiếu lưu động)
a) Thực hiện các nội dung nêu ở
trong 3.3.2, tại khoản 3.
b) Cán bộ y tế tại bệnh viện,
cơ sở y tế hướng dẫn, trợ giúp Tổ bầu cử thực hiện để đảm bảo các quy định và
quy trình bầu cử, phòng chống lây nhiễm COVID-19.
c) Thực hiện nghiêm ngặt các biện
pháp về phòng chống lây nhiễm COVID-19 trong quá trình thực hiện bầu cử.
3.4.3. Kiểm phiếu của các
thùng phiếu
Thực hiện các nội dung nêu ở
trong 3.3.2, tại khoản 3 về kiểm phiếu của các thùng phiếu.
4. Tổ chức
thực hiện
4.1. Công tác chỉ đạo, kiểm
tra
- Các địa phương xây dựng kế hoạch
phòng chống dịch COVID-19, bố trí đầy đủ nhân lực, trang thiết bị, kinh phí,
triển khai thực hiện các hoạt động phòng chống dịch để đảm bảo công tác bầu cử
được thực hiện an toàn, đúng yêu cầu.
- Tổ chức công tác phòng chống
dịch, kịp thời nắm bắt tình hình, xử lý tình huống trong bầu cử. Xây dựng quy
trình, quy định của địa phương dựa trên các quy định, hướng dẫn của Hội đồng bầu
cử Quốc gia, Bộ Y tế.
- Tổ chức tập huấn về phòng chống
dịch COVID-19 cho các lực lượng tham gia phục vụ bầu cử.
- Cơ quan y tế cần phối hợp chặt
chẽ với các ban, ngành, tổ chức đoàn thể để thực hiện hiệu quả công tác phòng
chống COVID-19 đảm bảo phục vụ an toàn bầu cử Quốc gia.
- Chỉ đạo các địa phương rà
soát, chuẩn bị sẵn sàng trang thiết bị, cơ sở vật chất năng lực xét nghiệm, tét
kít xét nghiệm SARS-CoV-2 để đảm bảo phục vụ bầu cử Quốc gia.
- Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa
bệnh chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, cơ số thuốc, phương tiện cấp cứu, giường bệnh
để thu dung, tổ chức cách ly và điều trị người bệnh.
- Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát tình hình dịch tại các địa phương, đặc biệt là các nơi có nguy cơ cao
như khu vực cửa khẩu, biên giới để có các biện pháp xử lý kịp thời không để dịch
bùng phát, lan rộng; kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống dịch COVID-19 tại
các điểm bỏ phiếu bầu cử.
4.2. Công tác truyền thông
- Tổ chức đợt truyền thông về
phòng chống dịch bệnh phục vụ bầu cử Quốc gia, đặc biệt là phòng chống dịch
COVID-19; tuyên truyền thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế cho nhân dân khi
tham gia bầu cử.
- Phối hợp tuyên truyền bằng
nhiều hình thức và phối hợp giữa tuyên truyền về bầu cử và phòng chống
COVID-19.
4.3. Công tác thông tin báo
cáo
- Báo cáo kịp thời, thường tình
hình dịch bệnh và các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 cho Hội đồng bầy cử
và cơ quan y tế theo quy định.
- Khi có tình huống bất thường
về dịch COVID-19 và các dịch bệnh khác cần báo cáo ngay để có phương án xử trí
kịp thời.
PHỤ LỤC 2
HƯỚNG DẪN VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, KHỬ KHUẨN, GIÁM SÁT CHẤT
LƯỢNG NƯỚC
I. VỆ SINH
MÔI TRƯỜNG
- Tại các địa điểm tổ chức bầu
cử Quốc gia: kiểm tra vệ sinh môi trường, tổ chức khử khuẩn làm sạch môi trường;
đảm bảo khu vực nhà vệ sinh có đủ nước, giấy vệ sinh và xà phòng rửa tay…
- Hướng dẫn, kiểm tra đơn vị quản
lý các địa điểm tổ chức bầu cử chuẩn bị đầy đủ dung dịch sát khuẩn tay, khẩu
trang và đo nhiệt độ cho những người tham dự Hội nghị và bỏ phiếu. Bố trí
túi/thùng đựng rác và thực hiện thu gom chất thải y tế (nếu có) theo quy định.
II. KHỬ
KHUẨN
2.1. Địa điểm
Phòng họp, hội trường, phòng bỏ
phiếu, sảnh hội trường, thang máy, cầu thang, nhà vệ sinh, hòm phiếu, bàn ghi
phiếu và các địa điểm khác diễn ra hoạt động bầu cử Quốc gia.
2.2. Yêu cầu về phương tiện
vệ sinh khử khuẩn
- Người thực hiện phun khử khuẩn
phải được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân như quần áo, kính
đeo mắt, mũ, găng tay, khẩu trang, ủng...
- Người thực hiện lau khử khuẩn
phải được trang bị: găng tay, khẩu trang.
- Dụng cụ khử khuẩn: khăn lau,
cây lau sàn nhà, bình xịt cầm tay, máy phun đeo vai.
- Hóa chất khử khuẩn: chai xịt
tẩy rửa đa năng, dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng, dung dịch khử khuẩn chứa
clo hoạt tính hoặc cồn 70 độ.
2.3. Phương pháp và dung dịch
khử khuẩn
- Nguyên tắc vệ sinh khử khuẩn:
thực hiện từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, từ chỗ sạch đến chỗ bẩn. Công
tác vệ sinh khử khuẩn được thực hiện trước ngày diễn ra bầu cử Quốc gia.
- Phun bằng máy phun đeo vai: sử
dụng dung dịch khử khuẩn có chứa 0,015% clo hoạt tính hoặc 0,05% clo hoạt tính để
phun khử khuẩn toàn bộ phòng họp, hội trường, phòng bỏ phiếu, sảnh hội trường,
thang máy, cầu thang, nhà vệ sinh trước khi diễn ra hoạt động bầu cử Quốc gia.
- Lau các bề mặt bằng khăn lau
hoặc cây lau sàn có tẩm: (1) dung dịch tẩy rửa đa năng dùng sẵn hoặc (2) pha
dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng (chứa khoảng 5% sodium hypochlorite theo tỷ
lệ 10ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước) hoặc (3) các dung dịch khử khuẩn chứa
0,05% clo hoạt tính hoặc (4) cồn 70 độ. Lau khử khuẩn áp dụng cho các bề mặt
thường xuyên tiếp xúc như sàn nhà, bàn ghế, tay nắm cửa, công tắc điện, bàn
phím máy tính, bề mặt trong nhà vệ sinh... Đối với công tắc điện, bàn phím máy
tính, thiết bị điện và các bề mặt không chịu nước, cần sử dụng cồn 70 độ để
lau.
- Khử khuẩn hòm phiếu: dùng cồn
70 độ tẩm khăn để lau bề mặt trong và ngoài hòm phiếu trước khi bỏ phiếu và sau
khi đã lấy phiếu ra khỏi hòm phiếu.
- Sau khi phun hoặc lau khử khuẩn:
thời gian cách ly phải đảm bảo ít nhất 30 phút đối với dung dịch khử khuẩn có chứa
clo hoạt tính hoặc 10 phút đối với cồn 70 độ.
- Trường hợp bề mặt bị bẩn, cần
tiến hành làm sạch bề mặt bằng nước sạch và xà phòng trước khi lau khử khuẩn.
- Sau khi kết thúc công tác vệ
sinh khử khuẩn, tiến hành thu gom phương tiện phòng hộ cá nhân vào túi đựng chất
thải nguy hại để vận chuyển, xử lý theo định.
- Tại các địa điểm tổ chức bầu
cử phải bố trí thùng đựng rác thải có đạp chân và nắp đậy.
2.4. Tần suất khử khuẩn
- Phun và lau khử khuẩn toàn bộ
các khu vực có hoạt động bầu cử Quốc gia một ngày trước khi diễn ra bầu cử.
- Trong các ngày diễn ra hoạt động
bầu cử, thực hiện lau khử khuẩn 2 lần/ngày và khử khuẩn đột xuất khi phát hiện
có người ho, sốt, khó thở.
III. GIÁM
SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC ĂN UỐNG, SINH HOẠT
- Tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn.
- Đối với các cơ sở cấp nước:
thực hiện tốt công tác nội kiểm và đảm bảo nồng độ Clo dư theo quy định.
1 Theo Hướng dẫn
số 54/HD-MTTW-BTT ngày 25/2/2021 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức các hội nghị trong quy trình hiệp
thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng
nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (khoản 2.2);
2 Bao gồm cách
ly y tế tại nhà, nơi ở, nơi lưu trú (nhà riêng, căn hộ chung cư, nhà ở tập thể,
phòng ký túc xá trường học, khu công nghiệp, xí nghiệp; phòng nghỉ khách sạn,
nhà nghỉ, nhà trọ và các phòng lưu trú của các cơ quan, đơn vị) theo yêu cầu của
cơ quan có thẩm quyền.
3 Chỉ thị
16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.