VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 42/KH-VKSTC
|
Hà Nội, ngày 05
tháng 4 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
TỔ
CHỨC HỘI NGHỊ TẬP HUẤN CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ TRONG NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
NĂM 2021
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 31/12/2020 của
Viện trưởng VKSND tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2021; nhằm
nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng công tác văn thư, lưu trữ trong ngành Kiểm sát
nhân dân. VKSND tối cao ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị tập huấn công tác
văn thư, lưu trữ trong ngành Kiểm sát nhân dân năm 2021 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Trang bị, củng cố kiến thức về nghiệp vụ văn thư,
lưu trữ cho công chức, viên chức các đơn vị VKSND các cấp.
- Triển khai thực hiện bảo đảm thống nhất trong
ngành Kiểm sát nhân dân những quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu
trữ.
- Từng bước hoàn thiện công tác văn thư, lưu trữ của
ngành Kiểm sát nhân dân theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
trong giai đoạn mới.
2. Yêu cầu
- Thông qua tập huấn nâng cao ý thức, trách nhiệm của
lãnh đạo các đơn vị và công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ; tổ
chức thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ văn thư, lưu trữ của VKSND các cấp.
- Nội dung tập huấn bảo đảm thiết thực, hiệu quả
trên cơ sở quy định chung của pháp luật; đồng thời gắn với yêu cầu thực tiễn
công tác văn thư, lưu trữ của ngành Kiểm sát nhân dân.
II. NỘI DUNG
Quán triệt thực hiện các quy định của pháp luật về
công tác văn thư, lưu trữ; nội dung tập huấn bao gồm cả văn thư, lưu trữ truyền
thống và văn thư, lưu trữ điện tử. Do Giảng viên của Học viện Hành chính Quốc
gia, Bộ Nội vụ thực hiện.
1. Nghiệp vụ công tác văn thư
- Soạn thảo, ban hành văn bản;
- Quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ vào
lưu trữ cơ quan;
- Quản lý và sử dụng con dấu cơ quan, chữ ký số của
cơ quan, tổ chức;
- Quản lý văn bản, lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ điện
tử vào lưu trữ cơ quan.
3. Nghiệp vụ công tác lưu trữ
- Thu thập, phân loại, chỉnh lý, xác định giá trị
tài liệu lưu trữ;
- Tổ chức khai thác, sử dụng tài liệu, bảo quản, bảo
hiểm tài liệu lưu trữ;
- Sử dụng tài liệu lưu trữ;
4. Phương pháp tập huấn
- Giảng viên thuyết trình kết hợp với trình chiếu;
- Hỏi đáp, thảo luận;
- Làm bài kiểm tra ngắn (nếu cần);
III. HÌNH THỨC, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
1. Hình thức, thời gian
- Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tuyến kết
nối điểm cầu VKSND tối cao đến điểm cầu VKSND cấp huyện.
- Hội nghị được tổ chức trong 01 ngày, dự kiến tháng
4/2021 hoặc tháng 5/2021 (thời gian cụ thể theo Công văn triệu tập của VKSND
tối cao).
2. Địa điểm
Điểm cầu chính tại Hội trường tầng 3, Trụ sở VKSND
tối cao, số 09 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội kết nối
đến các điểm cầu trong toàn ngành Kiểm sát nhân dân.
IV. THÀNH PHẦN HỘI NGHỊ
1. Điểm cầu Trụ sở VKSND tối
cao
- Lãnh đạo VKSND tối cao dự và chủ trì hội nghị.
- Văn phòng VKSND tối cao: Lãnh đạo Văn phòng; lãnh
đạo các Phòng thuộc Văn phòng; Công chức Phòng: Hành chính, Tham mưu tổng hợp,
Cơ yếu, Lưu trữ; các công chức khác có nhu cầu có thể tham dự hội nghị.
- Các đơn vị nghiệp vụ: Lãnh đạo Vụ phụ trách công
tác tham mưu tổng hợp, văn phòng; Trưởng phòng và 01 công chức làm công tác văn
thư, lưu trữ Phòng Tham mưu tổng hợp và tương đương.
- VKSND cấp cao 1: Đại diện lãnh đạo Viện; Lãnh đạo
Văn phòng, Trưởng phòng Tham mưu tổng hợp và công chức làm công tác văn thư,
lưu trữ.
2. Các điểm cầu còn lại trong hệ
thống
2.1. Điểm cầu VKSND cấp cao 2, 3
- Đại diện lãnh đạo VKSND cấp cao;
- Lãnh đạo Văn phòng, Trưởng phòng Tham mưu tổng hợp
và công chức làm công tác văn thư, lưu trữ, cơ yếu.
- Các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên và
công chức khác có nhu cầu có thể dự hội nghị.
2.2. Điểm cầu VKSND cấp tỉnh
- Đại diện lãnh đạo VKSND cấp tỉnh;
- Lãnh đạo Văn phòng, công chức làm công tác tổng hợp,
văn thư, lưu trữ, cơ yếu.
- Các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên và
công chức khác có nhu cầu có thể dự hội nghị.
2.3. Điểm cầu Đại diện Văn phòng VKSND tối
cao tại Tp. Hồ Chí Minh
Trưởng đại diện Văn phòng VKSND tối cao; công chức
Phòng Hành chính - Quản trị và Nhà khách làm công tác tổng hợp, văn thư, lưu trữ.
2.4. Điểm cầu Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
và Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Tp. Hồ Chí Minh
Đại diện Ban Giám hiệu; Trưởng khoa, Phó Trưởng
khoa và tương đương, Giảng viên Nhà trường; công chức, viên chức làm công tác
văn thư, lưu trữ, cơ yếu.
2.5. Điểm cầu VKSND cấp huyện
- Đại diện lãnh đạo VKSND cấp huyện;
- Công chức làm công tác tổng hợp, văn thư, lưu trữ
- Các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Chuyên viên và
công chức khác có nhu cầu có thể dự hội nghị.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối
cao; Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp tỉnh có trách nhiệm thực
hiện Kế hoạch này.
2. Giao Văn phòng VKSND tối cao chủ trì có
trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch.
Chuẩn bị nội dung, tài liệu tập huấn cho phù hợp với tình hình thực tế; bảo đảm
hiệu quả các điều kiện tổ chức tập huấn (thời gian, địa điểm, báo cáo viên,
tài liệu,...);
3. Kinh phí tổ chức tập huấn trích từ nguồn
kinh phí hành chính.
Trên đây là kế hoạch tổ chức hội nghị tập huấn công
tác văn thư, lưu trữ trong ngành Kiểm sát nhân dân./.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo VKSND tối cao;
- Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối cao;
- VKSND cấp cao;
- VKSND cấp tỉnh;
- Lưu: VT, VP.
|
KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG
Nguyễn Hải Trâm
|