ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3230/KH-UBND
|
Khánh Hòa, ngày
28 tháng 3 năm 2024
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ UY TÍN TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU
SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA NĂM 2024
Thực hiện Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày
06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy
tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và
Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23 tháng 11 năm 2023 về việc sửa đổi, bổ sung
một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 3 năm 2018 về tiêu
chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín
trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Trên cơ sở đề nghị của Ban Dân tộc tại Văn bản số
247/BDT-TTr ngày 22/3/2024, UBND tỉnh Khánh Hoà ban hành Kế hoạch triển khai thực
hiện chính sách đối với người có uy tín trên địa bàn tỉnh năm 2024 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nhằm tôn vinh, phát huy vai trò, vị trí của người
có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong công tác tuyên truyền, vận động
đồng bào dân tộc thiểu số chấp hành và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế - xã hội,
giảm nghèo, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vùng đồng bào
dân tộc thiểu số và miền núi.
- Tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp ủy Đảng,
chính quyền và các đoàn thể trong việc chăm lo xây dựng, bồi dưỡng kiến thức,
nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của người có uy tín trong đồng bào dân
tộc thiểu số đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra; thực hiện đầy đủ, kịp thời chế
độ, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
II. NỘI DUNG
1. Bình chọn, công nhận, kiện toàn đội ngũ người
có uy tín
- Thực hiện bãi bỏ danh sách người có uy tín của tỉnh
được công nhận giai đoạn 2023-2027.
- Tổ chức rà soát, phê duyệt lại danh sách người có
uy tín của các huyện đối với những người có tên trong danh sách người có uy tín
được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận giai đoạn 2023-2027.
- Kịp thời rà soát, kiện toàn đội ngũ người có uy
tín của các huyện, xem xét đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy
tín trên địa bàn huyện theo quy định tại Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg .
2. Bồi dưỡng kiến thức cho người có uy tín
- Tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin về
các chương trình, chính sách dân tộc giai đoạn 2021 - 2025; kỹ năng hòa giải,
tuyên truyền, vận động quần chúng; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho
người có uy tín.
- Phối hợp với các địa phương tổ chức gặp mặt, trao
đổi, cung cấp thông tin; xây dựng gương điển hình trên các lĩnh vực cho người
có uy tín.
3. Thực hiện chế độ, chính sách đối với người có
uy tín
- Xây dựng kế hoạch tổ chức đưa người có uy tín
giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm với các địa phương ngoài tỉnh về mô
hình phát triển kinh tế hộ, kinh tế tập thể, xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản
sắc văn hóa và đoàn kết các dân tộc.
- Tổ chức các hoạt động biểu dương, tôn vinh, khen
thưởng người có uy tín tiêu biểu trên địa bàn huyện bảo đảm phù hợp với quy mô,
số lượng người có uy tín và tình hình thực tiễn của từng địa phương.
- Phối hợp cấp một ấn phẩm báo của Cơ quan ngôn luận
thuộc cơ quan quản lý nhà nước hoạt động trong lĩnh vực dân tộc và công tác dân
tộc; báo Khánh Hòa cho người có uy tín đầy đủ, kịp thời, đúng quy định.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách
đối với người có uy tín: thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết hoặc Lễ
hội truyền thống của các dân tộc thiểu số; động viên thăm hỏi, hỗ trợ khi ốm
đau; hỗ trợ gia đình gặp khó khăn; thăm viếng, động viên khi người có uy tín hoặc
thân nhân trong gia đình qua đời.
- Tổ chức đón tiếp, giao lưu với người có uy tín của
các tỉnh bạn đến học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Khánh Hòa.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Kinh phí đảm bảo cho các nội dung thực hiện của
cấp tỉnh được bố trí từ ngân sách cấp tỉnh giao cho Ban Dân tộc trong dự toán
ngân sách năm 2024.
2. Kinh phí đảm bảo cho các nội dung thực hiện của
cấp huyện được bố trí từ ngân sách của cấp huyện trong dự toán ngân sách năm
2024 của huyện.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Dân tộc
- Là cơ quan chủ trì giúp UBND tỉnh chỉ đạo, quản
lý và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh; tham mưu UBND tỉnh
phân cấp quản lý, phân công thực hiện chính sách và công tác vận động, phát huy
vai trò của người có uy tín ở địa phương.
- Phối hợp với UBND cấp huyện và các sở, ngành có
liên quan thực hiện việc công nhận, kiện toàn người có uy tín trên địa bàn huyện
theo quy định.
- Tổ chức tập huấn; hoạt động giao lưu, gặp mặt, học
hỏi kinh nghiệm và thực hiện các chính sách đối với người có uy tín do cấp tỉnh
thực hiện.
- Đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Quyết
định số 12/2018/QĐ- TTg và Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh, báo
cáo Ủy ban Dân tộc và UBND tỉnh.
- Lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách đối với
người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tại thời điểm
lập dự toán hàng năm.
2. Sở Tài chính
Hàng năm tại thời điểm lập dự toán, căn cứ khả năng
cân đối của ngân sách và nhu cầu kinh phí của các đơn vị, địa phương; Sở Tài
chính tổng hợp tham mưu UBND tỉnh, trình HĐND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện
chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn
tỉnh.
3. Công an tỉnh
Phối hợp với Ban Dân tộc và các cơ quan, đơn vị có
liên quan trong thực hiện việc công nhận, đưa ra khỏi danh sách và thay thế, bổ
sung người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện theo
quy định; thực hiện chính sách đối với người có uy tín được phân công quản lý.
4. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc tổ chức thực hiện
bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho người có uy tín.
5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
Chỉ đạo các cấp theo ngành dọc phối hợp thực hiện
các nội dung được phân công tại Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg và Quyết định số
28/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và tham gia giám sát việc triển khai thực
hiện tại địa phương.
6. Các sở, ban, ngành
- Các sở, ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm
vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Ban Dân tộc hỗ trợ các địa phương thực
hiện có hiệu quả các chính sách đối với người có uy tín; tham gia tuyên truyền,
tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho người có uy tín thuộc lĩnh vực quản lý.
- Lập dự toán kinh phí thực hiện chính sách đối với
người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh tại thời điểm
lập dự toán hàng năm.
7. Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Chịu trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện
Kế hoạch trên địa bàn; xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí thực hiện các nội
dung do cấp huyện thực hiện theo quy định.
- Chỉ đạo UBND cấp xã và các cơ quan liên quan thực
hiện rà soát, kiện toàn đội ngũ người có uy tín của các huyện, xem xét đưa ra
khỏi danh sách và thay thế, bổ sung người có uy tín trên địa bàn huyện theo quy
định tại Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg .
- Xác định rõ trách nhiệm của người có uy tín theo
quy định tại khoản 4, Điều 1 Quyết định số 2561/QĐ-TTg ngày 31/12/2016 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường vai trò của người có uy tín trong
vùng dân tộc thiểu số” làm cơ sở để giao nhiệm vụ cho người có uy tín. Định kỳ
hoặc đột xuất tổ chức gặp mặt, trao đổi giữa người có uy tín với lãnh đạo cấp
xã, cấp huyện
- Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch về
Ban Dân tộc trước ngày 30/11/2024 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện chính
sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh
Khánh Hoà năm 2024; đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được
phân công nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Chủ tịch và các PCT UBND tỉnh;
- Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh;
- Các sở, ban, ngành (VBĐT);
- UBND các huyện, thị xã Ninh Hoà, thành phố Cam Ranh;
- Công báo Khánh Hoà;
- Lưu: VT, TLe, HT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Tấn Tuân
|