HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
HUYỆN CẦN GIỜ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 31/KH-HĐND
|
Cần
Giờ, ngày 15 tháng 3
năm 2022
|
KẾ HOẠCH
GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22
tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc
hội và Hội đồng nhân dân năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-HĐND ngày
14 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân huyện về chương trình hoạt động giám
sát năm 2022;
Căn cứ Nghị quyết số 37/NQ-HĐND ngày
14 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân huyện về thành lập Đoàn giám sát việc
thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn huyện giai đoạn 2020 -
2025;
Căn cứ Chương trình số 03/CTr-HĐND
ngày 11 tháng 01 năm 2022 của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện về chương
trình hoạt động giám sát năm 2022;
Thường trực Hội đồng nhân dân huyện
xây dựng kế hoạch giám sát việc thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa
bàn huyện giai đoạn 2020 - 2025 với những nội dung như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích:
Đánh giá tình hình triển khai và tổ chức
thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn huyện của các cơ quan, đơn
vị; ghi nhận những kết quả đạt được, những khó khăn, hạn chế; làm rõ nguyên
nhân, hạn chế trong quá trình thực hiện công tác cải cách hành chính để đề xuất
các giải pháp, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết nhằm đảm
bảo thực hiện tốt công tác cải cách hành chính trên địa bàn huyện trong thời
gian tới.
2. Yêu cầu:
Công tác giám sát đảm bảo thực hiện
nghiêm túc, khách quan, đảm bảo đúng thời gian và tiến độ theo kế hoạch.
II. Phạm vi, đối
tượng:
1. Phạm vi:
Tổ chức giám sát việc triển khai và tổ
chức thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn huyện.
2. Đơn vị chịu sự giám sát:
- Ủy ban nhân dân huyện.
- Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.
III. Nội dung giám
sát:
- Công tác triển khai, thực hiện công
tác cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị.
- Đánh giá những mặt làm được, hạn chế,
tồn tại và nguyên nhân.
- Những khó khăn, vướng mắc trong quá
trình thực hiện.
- Việc thực hiện các giải pháp trọng
tâm, trọng điểm để khắc phục hạn chế, tồn tại và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm
vụ của công tác cải cách hành chính trong thời gian tới.
- Đề xuất, kiến
nghị.
IV. Thời gian giám
sát: Trong tháng 4 năm 2022 (theo Thông báo đính kèm).
V. Tổ chức thực hiện:
1. Thành lập Đoàn giám sát gồm:
- Thường trực Hội đồng nhân dân huyện;
- Trưởng Ban Pháp chế Hội đồng nhân
dân huyện;
- Phó Trưởng các Ban Hội đồng nhân
dân huyện;
- Thành viên Ban Pháp chế Hội đồng
nhân dân huyện;
- Đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam huyện;
- Đại diện lãnh đạo Phòng Nội vụ huyện;
- Tổ giúp việc gồm lãnh đạo và chuyên
viên Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện.
2. Phân công thực hiện:
- Thường trực Hội đồng nhân dân huyện
ban hành quyết định thành lập Đoàn giám sát; dự thảo đề cương báo cáo giám sát.
- Các đơn vị chịu sự giám sát xây dựng
báo cáo bằng văn bản (theo đề cương báo cáo giám sát) gửi Đoàn giám sát thông
qua Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời gửi qua địa
chỉ email: ntngiau.cangio@tphcm.gov.vn chậm
nhất vào ngày 01/4/2022.
- Giao Văn phòng Hội đồng nhân dân và
Ủy ban nhân dân huyện tập hợp hồ sơ, tài liệu gửi thành viên Đoàn giám sát chậm
nhất 10 ngày trước ngày làm việc trực tiếp với các đơn vị chịu sự giám sát; tổng
hợp, tham mưu dự thảo báo cáo kết quả giám sát và thông báo kết luận; đảm bảo
kinh phí, điều kiện, phương tiện phục vụ yêu cầu giám sát.
Thường trực Hội đồng nhân dân huyện đề
nghị các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan tích cực phối hợp tổ chức
thực hiện hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch này.
Nơi nhận:
- Thường trực Huyện ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân huyện;
- Ủy ban nhân dân huyện: CT, các PCT;
- Ban Thường trực UB.MTTQ huyện;
- Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy;
- Các Ban HĐND huyện;
- Thành viên Ban Pháp chế HĐND huyện;
- UBND các xã, thị trấn;
- Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thông huyện;
- VP CVP, các PVP;
- Lưu: VT, G.
|
TM.
THƯỜNG TRỰC HĐND
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Nho
|
ĐOÀN GIÁM SÁT
ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN
BÁO CÁO VỀ TRIỂN KHAI VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 31/KH-HĐND ngày 15 tháng 3 năm 2022 của
Thường trực Hội đồng nhân dân huyện)
Đối
với Ủy ban nhân dân huyện
I. Công tác triển
khai, quán triệt; lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện; kiểm tra việc thực hiện:
1. Việc tổ
chức quán triệt, phổ biến, triển khai các văn bản của Trung ương, Thành phố về công
tác cải cách hành chính; việc thực hiện Chương trình số 16-CTr/HU ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Huyện ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội đại
biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII về cải cách hành chính và giải pháp nâng cao Chỉ
số cải cách hành chính, Chỉ số môi trường kinh doanh trên địa bàn huyện Cần Giờ.
Nêu số lượng, nội dung, hình thức, đối
tượng được triển khai, quán triệt (Kèm phụ lục danh sách các văn bản đã triển
khai).
2. Việc
xây dựng, ban hành và triển khai các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện
về công tác cải cách hành chính:
- Nêu số lượng, nội dung các văn bản
đã ban hành và triển khai (Kèm phụ lục danh sách các văn bản đã ban hành và
triển khai).
- Những sáng kiến, mô hình, giải pháp
mới trong triển khai công tác cải cách hành chính đang áp dụng, thí điểm và triển
khai có hiệu quả (Tổng hợp từng nội dung, nêu rõ tính mới, tính sáng tạo và tính hiệu quả trong triển khai).
3. Mục
tiêu, nhiệm vụ công tác cải cách hành chính giai đoạn 2020 - 2025.
4. Việc
phân công cán bộ lãnh đạo phụ trách, chỉ đạo trong công tác cải cách hành chính
tại đơn vị.
5. Việc tổ
chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác cải cách hành chính:
Nêu số lượng, hình thức, nội dung các
buổi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác cải cách hành chính (cụ thể từng
năm).
6. Công
tác kiểm tra thực hiện công tác cải cách hành chính, kết quả cụ thể và những vấn
đề đã xử lý sau kiểm tra (cụ thể từng năm).
7. Việc
thực hiện công tác cải cách hành gắn liền với chủ đề năm
II. Kết quả tổ
chức thực hiện:
1. Cải cách thể chế hành chính:
- Việc xây dựng và tổ chức thực hiện
các văn bản quy phạm pháp luật.
- Công tác rà soát, kiểm tra văn bản
quy phạm pháp luật (cụ thể từng năm).
- Việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến
giáo dục pháp luật.
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu
trong kế hoạch công tác cải cách hành chính hàng năm và giai đoạn 2021 - 2025
2. Cải cách thủ tục hành chính:
- Việc thực hiện cải cách thủ tục
hành chính trên các lĩnh vực mà Ủy ban nhân dân huyện được phân công, phụ
trách.
- Việc thực hiện niêm yết công khai
thủ tục hành chính tại cơ quan, đơn vị và nêu rõ hình thức niêm yết.
- Việc thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính:
+ Tình hình tổ chức và hoạt động của
Bộ phận Một cửa các cấp (cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân sự, cơ chế phối
hợp...)
- Việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục
hành chính tại đơn vị: phân ra từng lĩnh vực, theo từng năm (theo mẫu phụ lục
đính kèm).
- Tình hình thực hiện thư xin lỗi:
+ Tổng số thư xin lỗi đối với các hồ
sơ hành chính giải quyết trễ hạn (đính kèm nếu có).
+ Tổng số hồ sơ hành chính giải quyết
trễ hạn chưa có thư xin lỗi, nguyên nhân.
- Kết quả tiếp
nhận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị, của cá nhân, tổ chức liên quan đến
việc giải quyết hồ sơ hành chính:
+ Tổng số ý kiến, kiến nghị, đơn thư
tiếp nhận.
+ Số ý kiến, kiến nghị, đơn thư đã giải
quyết.
+ Số ý kiến, kiến
nghị, đơn thư chưa giải quyết, nguyên nhân.
- Việc thực hiện công tác kiểm soát
thủ tục hành chính; kết quả cụ thể từng năm.
3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước:
- Tình hình quản lý, sử dụng biên chế
công chức, viên chức.
- Tình hình ban hành và triển khai,
thực hiện quy chế tổ chức hoạt động và quy chế làm việc của đơn vị.
- Việc rà soát, sắp xếp, tổ chức lại
các cơ quan, tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập tại địa phương.
- Việc thực hiện nhiệm vụ được phân cấp/ủy
quyền quản lý.
4. Cải cách chế độ công vụ, xây
dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức.
- Tình hình xây dựng, ban hành các
quy định về thực hiện Đề án vị trí việc làm tại đơn vị
- Việc thực hiện tuyển dụng công chức,
viên chức.
- Việc thực hiện bổ nhiệm, đề bạt
công chức, viên chức
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức, viên chức.
- Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương
hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.
5. Cải cách tài chính công:
- Việc thực hiện các quy định về quản
lý, sử dụng tài sản công
- Việc ứng dụng thanh toán điện tử
trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Việc thực hiện đổi mới cơ chế quản
lý tài chính đối với các cơ quan hành chính theo Nghị định 130/2005/NĐ-CP và
các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP và các văn bản có
liên quan.
6. Hiện đại hóa hành chính:
- Tình hình quản lý, sử dụng các phần
mềm trong hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện.
- Việc triển khai Chương trình chuyển
đổi số, Đề án đô thị thông minh trên địa bàn huyện Cần Giờ.
- Tình hình triển khai, tổ chức thực
hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
- Tình hình tiếp nhận và giải quyết hồ
sơ thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến mức độ
3, 4 (nêu số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết theo từng lĩnh vực)
- Việc áp dụng ISO trong các hoạt động
tại đơn vị.
- Việc số hóa kết quả và hồ sơ giải
quyết thủ tục hành chính.
7. Cải thiện Chỉ số hài lòng về
sự phục vụ hành chính (SIPAS)
- Cải thiện Chỉ số hài lòng về tiếp cận
dịch vụ
- Cải thiện Chỉ số hài lòng về thủ tục
hành chính
- Cải thiện Chỉ số hài lòng về kết quả
cung ứng dịch vụ
- Cải thiện Chỉ số hài lòng về tiếp
nhận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị.
8. Việc triển khai, thực hiện
Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân huyện về
kết quả giám sát việc triển khai và tổ chức thực hiện công tác cải cách hành
chính trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2018 - 2020
III. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ:
1. Những
mặt đạt được.
2. Tồn tại,
hạn chế.
3. Khó
khăn, vướng mắc.
4. Nguyên
nhân hạn chế (nêu rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan).
5. Các giải
pháp khắc phục hạn chế, tồn tại và hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của công tác cải
cách hành chính trong thời gian tới.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN
NGHỊ:
Đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc (nếu có).
* Lưu ý:
- Thời gian báo cáo từ ngày
01/01/2020 đến ngày 31/12/2021.
- Các đơn vị gửi báo cáo về Đoàn giám
sát (thông qua Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện) chậm
nhất vào ngày 01 tháng 4 năm 2022 bằng văn bản (gửi 15 bộ), đồng thời gửi
qua địa chỉ Email: ntngiau.cangio@.tphcm.gov.vn
ĐOÀN GIÁM SÁT
ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN
BÁO CÁO VỀ THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
GIAI ĐOẠN 2020 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 31/KH-HĐND
ngày 15 tháng 3 năm 2022 của Thường trực Hội đồng nhân dân huyện)
Đối
với Ủy ban nhân dân xã, thị trấn
I. Công tác triển khai, quán triệt;
lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện; kiểm tra việc thực hiện:
1. Việc tổ
chức quán triệt, phổ biến, triển khai các văn bản của Trung ương, Thành phố,
huyện về công tác cải cách hành chính; việc thực hiện Chương trình số 16-CTr/HU
ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Huyện ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội
đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XII về cải cách hành chính và giải pháp nâng cao
Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số môi trường kinh doanh trên địa bàn huyện Cần
Giờ:
Nêu số lượng, nội dung, hình thức, đối
tượng được triển khai, quán triệt (Kèm phụ lục danh sách các văn bản đã triển
khai).
2. Việc
xây dựng, ban hành và triển khai các văn bản chỉ đạo của xã, thị trấn về công
tác cải cách hành chính:
- Nêu số lượng, nội dung các văn bản
đã ban hành và triển khai (Kèm phụ lục danh sách các văn bản đã ban hành và
triển khai).
- Những sáng kiến, mô hình, giải pháp
mới trong triển khai công tác cải cách hành chính đang áp dụng, thí điểm và triển
khai có hiệu quả tại địa phương (Tổng hợp từng nội dung, nêu rõ tính mới, tính sáng tạo và tính hiệu quả trong triển
khai).
3. Mục
tiêu, nhiệm vụ công tác cải cách hành chính giai đoạn 2020 - 2025.
4. Việc
phân công cán bộ lãnh đạo phụ trách, chỉ đạo trong công tác cải cách hành chính
tại đơn vị.
5. Việc tổ
chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác cải cách hành chính:
Nêu số lượng, hình thức, nội dung các
buổi tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác cải cách hành chính (cụ thể từng
năm).
6. Việc
kiểm tra thực hiện công tác cải cách hành chính, kết quả cụ thể và những vấn đề
đã xử lý sau kiểm tra (cụ thể từng năm).
II. Kết quả tổ
chức thực hiện:
1. Cải cách thủ tục
hành chính:
- Việc thực hiện cải cách thủ tục
hành chính trên các lĩnh vực mà cơ quan, đơn vị được phân công, phụ trách.
- Việc thực hiện niêm yết công khai thủ
tục hành chính tại cơ quan, đơn vị.
- Việc thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông.
- Việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục
hành chính tại đơn vị: phân ra từng lĩnh vực, theo từng năm (theo mẫu phụ lục
đính kèm).
- Tình hình thực hiện thư xin lỗi (đối
với các hồ sơ thuộc thẩm quyền giải quyết của xã, thị trấn):
+ Tổng số thư xin lỗi đối với các hồ
sơ hành chính giải quyết trễ hạn (đính kèm nếu có).
+ Tổng số hồ sơ hành chính giải quyết
trễ hạn chưa có thư xin lỗi, nguyên nhân.
- Kết quả tiếp nhận, xử lý ý kiến góp
ý, phản ánh, kiến nghị, của cá nhân, tổ chức liên quan đến việc giải quyết hồ
sơ hành chính:
+ Tổng số ý kiến, kiến nghị, đơn thư
tiếp nhận.
+ Số ý kiến, kiến nghị, đơn thư đã giải
quyết.
+ Số ý kiến, kiến nghị, đơn thư chưa giải
quyết, nguyên nhân.
- Việc thực hiện công tác kiểm soát
thủ tục hành chính; kết quả cụ thể từng năm.
2. Cải cách tổ chức bộ máy hành
chính nhà nước:
- Tình hình quản lý biên chế tại đơn
vị.
- Tình hình ban hành và triển khai,
thực hiện quy chế tổ chức hoạt động và quy chế làm việc của đơn vị.
- Việc thực hiện nhiệm vụ được phân cấp/ủy
quyền quản lý.
- Tình hình thực hiện Nghị định số
34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số
quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp
xã, ở thôn, tổ dân phố; Nghị quyết số 06/2020/NQ-HĐND ngày 11/7/2020 của Hội đồng
Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về ban hành về quy định chức danh, bố trí số lượng
và một số chế độ, chính sách đối với người hoạt động không chuyên trách ở phường,
xã, thị trấn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
3. Xây dựng và nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ, công chức:
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức.
- Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ
cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức.
4. Cải cách tài chính công:
- Việc thực hiện các quy định về quản
lý, sử dụng tài sản công
- Việc ứng dụng thanh toán điện tử
trong giải quyết thủ tục hành chính.
- Việc thực hiện đổi mới cơ chế quản
lý tài chính đối với các cơ quan hành chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP và
các văn bản có liên quan.
5. Hiện đại hóa hành chính:
- Tình hình quản lý, sử dụng các phần
mềm trong hoạt động tại đơn vị.
- Tình hình triển khai cung cấp dịch
vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
- Tình hình tiếp nhận và giải quyết hồ
sơ thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3
(nêu số hồ sơ tiếp nhận, giải quyết theo từng lĩnh vực)
- Việc áp dụng ISO trong các hoạt động
tại đơn vị.
- Việc triển khai thực hiện Đề án “Đô
thị thông minh” và chuyển đổi số trên địa bàn xã, thị trấn.
- Việc số hóa kết quả và hồ sơ giải
quyết thủ tục hành chính.
6. Cải thiện Chỉ
số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS)
- Cải thiện Chỉ số hài lòng về tiếp cận
dịch vụ
- Cải thiện Chỉ số hài lòng về thủ tục
hành chính
- Cải thiện Chỉ số hài lòng về kết quả
cung ứng dịch vụ
- Cải thiện Chỉ số hài lòng về tiếp
nhận, xử lý ý kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị.
7. Việc triển khai, thực hiện
Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân huyện về kết quả giám sát việc triển khai và tổ chức thực hiện công
tác cải cách hành chính trên địa bàn huyện Cần Giờ giai đoạn 2018 - 2020
III. NHẬN XÉT,
ĐÁNH GIÁ:
1. Những
mặt đạt được.
2. Tồn tại,
hạn chế.
3. Khó
khăn, vướng mắc.
4. Nguyên
nhân hạn chế (nêu rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan).
5. Các giải
pháp khắc phục hạn chế, tồn tại và hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của công tác cải
cách hành chính trong thời gian tới.
IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN
NGHỊ:
Đề xuất biện pháp tháo gỡ khó khăn,
vướng mắc (nếu có).
* Lưu ý:
- Thời gian báo cáo từ ngày
01/01/2020 đến ngày 31/12/2021.
- Các đơn vị gửi báo cáo về Đoàn giám
sát (thông qua Văn phòng Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện) chậm nhất vào ngày 01/4/2022
bằng văn bản (gửi 15 bộ), đồng thời gửi qua Email: ntngiau.cangio@tphcm.gov.vn
PHỤ LỤC
Báo cáo tình hình tiếp nhận và giải quyết
thủ tục hành chính năm 2020, 2021 tại …………………….
STT
|
Nội
dung
|
NĂM
2020
|
NĂM
2021
|
Ghi
chú
|
1
|
Tổng số hồ sơ tiếp nhận
|
|
|
|
2
|
Tổng số hồ sơ đã giải quyết
|
|
|
|
3
|
+ Số hồ sơ giải quyết đúng hạn
|
|
|
|
4
|
. Hồ sơ giải quyết đúng hạn có số lần
trả bổ sung ít nhất.
|
|
|
|
5
|
. Hồ sơ giải quyết đúng hạn có số lần
trả bổ sung nhiều nhất.
|
|
|
|
6
|
+ Số hồ sơ giải quyết trễ hạn
|
|
|
|
7
|
. Hồ sơ có ngày trễ hạn dài nhất
|
|
|
|
8
|
. Hồ sơ có ngày trễ hạn ngắn nhất
|
|
|
|
9
|
+ Số hồ sơ trả bổ sung hơn 02 lần,
lý do
|
|
|
|
10
|
Tổng số hồ sơ đang giải quyết
|
|
|
|
11
|
+ Số hồ sơ trong hạn giải quyết
|
|
|
|
12
|
+ Số hồ sơ quá hạn
|
|
|
|
13
|
. Số hồ sơ quá hạn dài nhất
|
|
|
|
14
|
. Số hồ sơ quá hạn ngắn nhất
|
|
|
|
DANH SÁCH HỒ SƠ TRỄ HẠN NĂM ....
STT
|
Họ
và tên
|
Loại
Hồ sơ
|
Biên
nhận hồ sơ
|
Ngày
trả kết quả
|
Số
Ngày trễ hạn
|
Nguyên
nhân
|
Việc
thực hiện Thư xin lỗi
|
Ghi
chú
|
Đã
thực hiện thư xin lỗi
|
Chưa
thực hiện thư xin lỗi, nguyên nhân
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|