ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 269/KH-UBND
|
Thừa Thiên Huế, ngày 29 tháng 12 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
TĂNG
CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020
Căn cứ Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày
05/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý vật liệu
nổ công nghiệp; trên cơ sở kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra liên ngành các
đơn vị hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (được
thành lập theo Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 06 tháng 3 năm 2017 của UBND tỉnh)
và ý kiến đề xuất của Sở Công Thương, Công an tỉnh, Cảnh sát PCCC tỉnh; UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch xây dựng lộ trình kho mìn tập trung và dịch vụ
nổ mìn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 với các nội dung sau:
I. MỤC TIÊU
1. Nâng cao trách nhiệm, tăng cường sự
phối hợp các cơ quan đơn vị có liên quan đến hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh.
2. Hình thành các kho bảo quản vật liệu
nổ công nghiệp (VLNCN) tập trung, giảm tối đa số lượng kho
bảo quản VLNCN trên toàn tỉnh, chấm dứt hoạt động của các kho VLNCN nhỏ, không
đủ điều kiện theo quy định.
3. Giảm tối đa đầu mối sử dụng VLNCN,
tăng cường dịch vụ nổ mìn, khuyến khích, đẩy mạnh hình thức nổ mìn theo hộ chiếu.
4. Ứng dụng rộng rãi phương pháp nổ
mìn vi sai phi điện, hạn chế tối đa sử dụng kíp nổ K8.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI
PHÁP
1. Tăng cường công tác quản lý, sử
dụng VLNCN
- Tăng cường đảm bảo công tác an toàn
trong quản lý, khai thác, bảo quản, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và các thiết
bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, tuân thủ nghiêm quy định tại Quy
chuẩn kỹ thuật Quốc gia. Thực hiện nghiêm quy định về thẩm định, thẩm tra, hậu
hiểm khi cấp Giấy phép sử dụng VLNCN.
- Việc nổ mìn khai thác phải tuân thủ
thiết kế mỏ được phê duyệt và đảm bảo khoảng cách an toàn khi nổ mìn đối với
công trình cần bảo vệ theo quy định hoặc có các biện pháp bảo vệ công trình cần
bảo vệ khi không thể đảm bảo khoảng cách an toàn.
- Bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp
vụ các cán bộ làm công tác quản lý VLNCN ở các ngành, tiếp tục đẩy mạnh công
tác cải cách thủ tục hành chính; tăng cường phối hợp xác định rõ trách nhiệm giữa
các đơn vị và địa phương liên quan trong công tác quản lý VLNCN.
- Tuyên truyền, hướng dẫn đào tạo tập
huấn các doanh nghiệp hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh tuân thủ các quy định của
pháp luật trong quản lý, vận chuyển, bảo quản, sử dụng VLNCN.
- Tăng cường hiệu quả công tác thanh
tra, kiểm tra định kỳ và đề xuất tham mưu lĩnh vực VLNCN phải đảm bảo chất lượng,
phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đúng
quy định pháp luật.
- Thực hiện tốt công tác báo cáo định
kỳ, đột xuất, tăng cường giám sát việc sử dụng VLNCN ở các công trình trọng điểm,
nhạy cảm, ảnh hưởng nhiều đến dân cư, công trình xung quanh.
2. Lộ trình kho tập trung
- Rà soát chấm dứt việc bảo quản
VLNCN tại các kho VLNCN có quy mô nhỏ, kho tiêu thụ không
đáp ứng điều kiện theo quy định. Hạn cuối trước ngày 31/12/2018, các đơn vị có
kho không đáp ứng điều kiện phải chuyển VLNCN về kho cung ứng, sử dụng dịch vụ
nổ mìn hoặc nổ mìn theo hộ chiếu.
- Giảm tối đa số lượng kho bảo quản
VLNCN trên toàn tỉnh từ 30 kho, xuống còn 07 kho cố định có quy mô đảm bảo hoạt
động sản xuất, cung ứng dịch vụ nổ mìn. Căn cứ tình hình thực tế Sở Công Thương
chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan xem xét bổ sung kho tập trung cho các
đơn vị có nhu cầu hoặc các đơn vị mới phát sinh trong thời gian tới ở các địa
bàn khác nhau cho phù hợp.
- Đối với các kho VLNCN đặc thù: Các
đơn vị sử dụng VLNCN để thi công công trình tại những nơi xa xôi, hẻo lánh xe
cung ứng VLNCN không thể vào đến tận bãi mìn được hoặc các
đơn vị thi công công trình đặc thù như nổ mìn hầm, nổ mìn liên tục, nổ mìn khối
lượng nhỏ do gần khu vực cần bảo vệ có nhu cầu bảo quản VLNCN tại dự án để đảm
bảo tiến độ thi công, hiệu quả kinh tế thì phải được Sở Công Thương thẩm tra, đồng
ý cho phép tiến hành lắp đặt kho lưu động để bảo quản
VLNCN trong thời gian ngắn (có thời hạn).
(Đính kèm Phụ lục 1: Lộ trình triển khai kho mìn tập trung trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế).
- Hỗ trợ đơn vị cung ứng VLNCN trong
công tác xác định vị trí, giải phóng mặt bằng, triển khai thẩm định thiết kế,
nghiệm thu kho VLNCN tập trung theo kế hoạch để kịp thời đảm bảo xây dựng xong
kho mìn tập trung sớm cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng hình thức nổ mìn theo hộ
chiếu, dịch vụ nổ mìn.
3. Tăng cường dịch vụ nổ mìn
Triển khai giảm đầu mối sử dụng
VLNCN, tập trung về đầu mối dịch vụ nổ mìn, trên nguyên tắc tiến tới chuyên
nghiệp hóa hoạt động quản lý sử dụng, vận chuyển VLNCN, tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh, đáp ứng công tác khoan nổ mìn dịch vụ cho các đơn vị trên địa
bàn tỉnh, cụ thể như sau:
- Kiện toàn, nâng cao năng lực của 04
đơn vị dịch vụ nổ mìn, bao gồm: 02 đơn vị dịch vụ nổ mìn địa phương và 02 đơn vị
dịch vụ nổ mìn toàn quốc để đảm bảo cung ứng dịch vụ nổ mìn đúng tiến độ, kế hoạch,
đảm bảo giá cả cạnh tranh, hiệu quả kinh tế, đồng thời an toàn trong quá trình
bảo quản, vận chuyển, sử dụng VLNCN (Đính
kèm Phụ lục 2: Danh mục các đầu mối dịch vụ nổ mìn).
- Đối với các dự án có quy mô nhỏ, hoạt
động thời vụ, sử dụng VLNCN dưới 1.000kg/Quý hoặc khối lượng thi công, khai thác dưới 10.000m3/năm
hoặc nổ mìn ở các khu vực, địa điểm có đặc thù về an ninh, trật tự xã hội (trừ
các đơn vị nổ mìn đặc thù, thi công các công trình đặc biệt) việc nổ mìn phải
do đơn vị dịch vụ nổ mìn chuyên nghiệp thực hiện.
- Sau năm 2020: đối với các dự án
khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh không đảm bảo
công suất khai thác 100.000m3/năm hoặc không tuân thủ thiết kế khai
thác mỏ đã được phê duyệt theo quy định tại Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày
22/08/2014 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật
liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 việc nổ mìn phải
do đơn vị dịch vụ nổ mìn chuyên nghiệp thực hiện để đảm bảo nổ mìn chuyên nghiệp,
đúng quy trình công nghệ khai thác, đảm bảo an toàn lao động, an ninh trật tự
xã hội và đúng quy định của pháp luật.
4. Ứng dụng rộng rãi phương pháp nổ mìn vi sai phi điện, hạn chế tối đa sử dụng kíp nổ K8
- Đổi mới công nghệ nổ mìn của các
đơn vị đến cuối năm 2018 trên địa bàn tỉnh cơ bản sử dụng công nghệ nổ mìn vi
sai đối với nổ mìn lỗ khoan lớn, phá đá quá cỡ chủ yếu bằng
búa đập.
- Đến năm 2020,
100% các mỏ khoáng sản phải sử dụng phương pháp nổ mìn vi sai phi điện, hạn chế
tối đa nổ mìn điện tức thời (chỉ sử dụng kíp K8 để nổ tẩy mô chân tầng, nổ mìn
bóc tầng phủ phong hóa, nổ xử lý đá quá cỡ) để đảm bảo an toàn.
- Nâng khối lượng nổ/lần trong giấy phép (từ 1.000kg
đến 5.000kg/lần nổ) để giảm tối đa số lần sử dụng, vận chuyển VLNCN của các đơn
vị.
III. PHÂN CÔNG
TRÁCH NHIỆM
1. Sở
Công Thương
- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám
sát các doanh nghiệp hoạt động VLNCN trên địa bàn, đảm bảo thực hiện nghiêm các
quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị
liên quan rà soát chấm dứt việc bảo quản VLNCN tại các kho VLNCN tại các mỏ
công suất nhỏ, kho tiêu thụ không đáp ứng điều kiện theo quy định hạn cuối trước
ngày 31/12/2018.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan
chức năng cho phép tiến hành lắp đặt kho lưu động để bảo quản VLNCN trong thời
gian ngắn đối với các trường hợp đặc thù (thi công công trình).
- Phối hợp với chính quyền địa
phương, hỗ trợ đơn vị cung ứng VLNCN trong công tác xác định vị trí, giải phóng
mặt bằng, triển khai thẩm định thiết kế, nghiệm thu kho VLNCN tập trung.
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh,
Cảnh sát PCCC tỉnh thống nhất mẫu hóa hệ thống biểu mẫu văn bản quản lý, điều
hành tác nghiệp trong công tác quản lý, sử dụng VLNCN để hướng dẫn cho doanh
nghiệp thực hiện; nghiên cứu xây dựng phần mềm báo cáo trực tuyến, cơ sở dữ liệu
tập trung để kết nối giữa doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước, bảo đảm công
tác quản lý, giám sát theo thời gian thực hiện.
- Thực hiện nghiêm công tác thẩm định,
thẩm tra, hậu kiểm trong công tác cấp Giấy phép sử dụng VLNCN nhằm giảm thiểu tối
đa đầu mối nổ mìn, tăng cường dịch vụ nổ mìn, yêu cầu các đơn vị ứng dụng rộng
rãi phương pháp nổ mìn vi sai phi điện, hạn chế tối đa sử dụng kíp nổ K8 theo mục tiêu và giải pháp đã đặt ra.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch thanh
tra, kiểm tra về công tác an toàn, phòng chống cháy nổ trong hoạt động VLNCN; xử
lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tuyên truyền, huấn luyện
các quy định của pháp luật cho các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động
VLNCN trên địa bàn.
- Báo cáo, đề xuất với Chủ tịch UBND
tỉnh về dịch vụ nổ mìn, kho bảo quản VLNCN tập trung theo hướng giảm dần đầu mối đơn vị nhỏ lẻ sử dụng VLNCN trên địa bàn.
- Tổng hợp về công tác quản lý VLNCN
trên địa bàn báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công Thương trước ngày 15 tháng 12 hàng năm.
2. Công an tỉnh
- Chỉ đạo Công an các đơn vị, địa
phương liên quan tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật
tự trên địa bàn có doanh nghiệp hoạt động VLNCN.
- Thực hiện nghiêm công tác kiểm tra,
thẩm định và hậu kiểm các điều kiện về ANTT đối với các đơn vị hoạt động VLNCN,
cấp giấy phép vận chuyển VLNCN, giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT, phê duyệt
phương án đảm bảo ANTT. Điều tra xác minh làm rõ các hành vi vi phạm quy định về
hoạt động VLNCN để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ bảo vệ
cho nhân viên bảo vệ kho chứa VLNCN
- Phối hợp với Sở Công Thương và các
đơn vị có liên quan đề xuất UBND tỉnh tăng cường công tác quản lý VLNCN trên địa
bàn tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế.
3. Cảnh sát phòng cháy và chữa
cháy tỉnh
- Thực hiện việc kiểm tra, chấp thuận
địa điểm xây dựng kho VLNCN, thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy đối với thiết kế
xây dựng kho VLNCN; tổ chức kiểm tra thi công, nghiệm thu công trình trước khi
đưa vào sử dụng kho VLNCN theo thiết kế đã được thẩm duyệt về PCCC.
- Tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến kiến thức PCCC và huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho các đơn vị hoạt động
VLNCN.
- Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc đảm
bảo các điều kiện an toàn PCCC trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng
VLNCN theo quy định.
- Phê duyệt các phương án PCCC kho
VLNCN, phương án xử lý tình huống sự cố cháy, nổ trong quá trình vận chuyển
VLNCN.
- Xử lý các vi phạm về PCCC trong quá
trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng VLNCN và tiền chất thuốc nổ.
- Điều tra khám nghiệm hiện trường
các vụ cháy, nổ liên quan đến các hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Phối hợp tham gia Đoàn thanh tra,
kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về việc chấp hành quy định pháp luật của các tổ
chức, cá nhân hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh do Sở Công Thương chủ trì.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã và thành phố Huế
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng
tăng cường công tác nắm bắt tình hình sử dụng VLNCN tại địa phương; phối hợp với
các Sở, ban, ngành của tỉnh thanh tra, kiểm tra và giải quyết các vấn đề liên
quan đến VLNCN; xử lý hoặc đề xuất xử lý theo thẩm quyền đối với các trường hợp
vi phạm pháp luật trong hoạt động VLNCN.
- Chỉ đạo UBND cấp xã nâng cao trách
nhiệm trong công tác quản lý nhà nước; phát hiện, ngăn chặn và báo cáo kịp thời
các hành vi vi phạm trong hoạt động VLNCN cho UBND cấp huyện và các cơ quan chức
năng liên quan.
(Đính
kèm Phụ lục 3: Trách nhiệm vụ cụ thể theo Kế hoạch xây dựng lộ trình kho mìn tập
trung và dịch vụ nổ mìn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020).
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Giao Sở Công Thương phối hợp với
Công an tỉnh, Cảnh sát PC&CC tỉnh, UBND các địa phương triển khai kế hoạch
này đến các đơn vị hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc,
hướng dẫn các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, người đứng đầu
các cơ sở, cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện và báo cáo Chủ tịch
UBND tỉnh về việc thực hiện kế hoạch này.
2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ
tịch UBND cấp huyện, người đứng đầu các đơn vị hoạt động
VLNCN theo chức năng nhiệm vụ được phân công chỉ đạo triển khai thực hiện ở cơ
quan, địa phương, đơn vị mình. Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện gửi về
Sở Công Thương để theo dõi, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời gửi báo cáo về Sở Công Thương để tổng hợp,
trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Công Thương (b/c);
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- TVTU, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở: CT, KHĐT, TC, TNMT, XD, KHCN, NNPTNT, GTVT;
- Công an tỉnh, Cảnh sát PC&CC tỉnh
- UBND các huyện, thị xã, TP Huế;
- VP: CVP, PCVP và các CV;
- Lưu: VT, CT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Phan Ngọc Thọ
|