ỦY
BAN THƯỜNG VỤ
QUỐC HỘI
BAN DÂN NGUYỆN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
268/KH-BDN
|
Hà Nội, ngày 17
tháng 05 năm 2013
|
KẾ HOẠCH
PHỐI HỢP TIẾP CÔNG DÂN PHỤC VỤ KỲ HỌP THỨ NĂM, QUỐC
HỘI KHÓA XIII
Thực hiện nhiệm vụ do Ủy
ban thường vụ Quốc hội giao, ngày 17/5/2013, Ban Dân nguyện tổ chức cuộc
họp với các cơ quan: Thường trực Hội đồng Dân tộc; Thường trực các Ủy ban của Quốc hội; Văn phòng Quốc hội; đại
diện các cơ quan Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng
Chính phủ, Thanh tra Chính phủ, Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà
nước tại Hà Nội; Tổng cục An ninh II, Bộ Công an; Công an thành phố Hà Nội và
đại diện Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành
phố. Tại cuộc họp đại diện các cơ quan tham dự đã thống nhất triển khai Kế hoạch phối hợp tiếp công dân phục vụ kỳ họp
thứ năm, Quốc hội khóa XIII, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Bảo đảm công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị
trong thời gian diễn ra kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa XIII đều được tiếp, hướng
dẫn đầy đủ, chu đáo theo đúng pháp luật.
- Hướng dẫn giúp đỡ công dân thực hiện quyền khiếu
nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; tiếp nhận đơn thư của công dân để
chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH.
1. Đối với Ban Dân nguyện:
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng trong
việc tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
- Tổng hợp tình hình khiếu nại, tố cáo và công tác
tiếp công dân phục vụ kỳ họp, định kỳ báo cáo Ủy
ban thường vụ Quốc hội vào giữa kỳ họp và kết
thúc kỳ họp hoặc theo yêu cầu của Lãnh
đạo Quốc hội.
- Tổ chức phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu
Quốc hội tiếp công dân khi có yêu cầu.
2. Đối với
Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của
Quốc hội, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban
thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và
Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố:
- Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Ban Công tác đại biểu
thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội phân công
đại diện phối hợp với Ban Dân nguyện tiếp công dân khi công dân có yêu cầu và
được Lãnh đạo Quốc hội đồng ý; cử cán bộ lãnh đạo cấp Vụ làm đầu mối trong công
tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân và phối hợp với
Vụ Dân nguyện tiếp công dân theo lĩnh vực Hội đồng, Ủy ban và Ban phụ trách.
- Văn phòng Quốc hội phối hợp với Ban Dân nguyện
trong việc bảo đảm các điều kiện phục vụ công tác tiếp công dân phục vụ kỳ họp.
- Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố cử đại
diện phối hợp với Ban Dân nguyện trong công tác tiếp dân khi công dân yêu cầu
và được sự đồng ý của Chủ tịch Quốc hội.
3. Đối với Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước:
- Phân công cụ thể cán bộ tiếp dân của các cơ quan
phối hợp tiếp công dân tại Trụ sở; tổ chức, phân loại nội dung khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị để phân công tiếp công dân tại Trụ sở và xử lý theo quy định của
pháp luật.
Trong thời gian diễn ra kỳ họp thứ năm của Quốc
hội, báo cáo tổng hợp tình hình kết quả tiếp công dân hàng ngày gửi Ban Dân
nguyện (thông qua Vụ Dân nguyện) để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Quốc hội.
- Khi có đoàn khiếu nại, tố cáo đông người, nếu nội
dung vụ việc thuộc thẩm quyền của cơ quan
có bộ phận thường trực tại Trụ sở, thì cơ quan đó chủ trì hoặc lãnh đạo Trụ sở
chủ trì tiếp, trong trường hợp cần thiết mời các đồng chí có trách nhiệm giải
quyết ở địa phương và đại diện các cơ quan khác thường trực tiếp công dân cùng
tiếp, đồng thời đề xuất biện pháp xử lý vụ việc với lãnh đạo cơ quan có thẩm
quyền giải quyết.
- Đối với những trường hợp công dân đề nghị Đoàn
đại biểu Quốc hội hoặc các cơ quan của Quốc hội tiếp thì kịp thời thông báo với
Ban Dân nguyện đề xin ý kiến Chủ tịch Quốc hội.
- Nếu Quốc hội họp vào các ngày thứ 7, Chủ nhật,
thì Trụ sở phân công cán bộ trực để tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo.
- Phối hợp với
Bệnh viện Hà Đông và Trung tâm cấp cứu 115 Hà Nội tổ chức bộ phận thường trực
để tiếp nhận, cấp cứu kịp thời khi công dân đến khiếu nại, tố cáo mà bị ốm đau
tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội.
4. Đối với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương:
- Đề nghị thực hiện nghiêm túc Kết luận của Phó Thủ
tướng Chính phủ, Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Trụ sở tiếp công dân
của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội (theo Thông báo số 85/TB-VPCP ngày
28/02/2013 của Văn Phòng Chính phủ) và Kế hoạch
số 934/KH-TTCP ngày 26/4/2013 của Thanh tra Chính phủ về phối hợp tổ chức tiếp
công dân phục vụ các kỳ họp của Trung ương Đảng và Quốc hội.
- Tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa
phương rà soát các vụ việc khiếu kiện đông người, vụ việc khiếu nại, tố cáo
phức tạp để có biện pháp xử lý phù hợp, hạn chế tình trạng công dân tập trung
lên các cơ quan Trung ương khiếu nại, tố cáo trong thời gian diễn ra kỳ họp.
- Những địa phương có tình hình khiếu nại, tố cáo
phức tạp thì phải thành lập Tổ công tác thường trực (cử đồng chí có thẩm quyền)
để phối hợp với đại diện các cơ quan tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của
Trung ương Đảng và Nhà nước tiếp, giải thích, vận động công dân về địa phương. Đối
với những trường hợp công dân cố tình lưu lại Trụ sở tiếp công dân của Trung
ương Đảng và Nhà nước và các địa điểm là trụ sở làm việc của các cơ quan Trung
ương, thì địa phương có công dân phải có trách nhiệm cử cán bộ và bố trí phương
tiện đưa công dân về địa phương.
5. Đối với
các cơ quan thông tấn, báo chí (Thông tấn xã Việt Nam, Đài tiếng nói Việt
Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Báo Người đại biểu nhân dân,...):
- Phối hợp với các cơ quan có trách nhiệm trong
tiếp công dân đẩy mạnh tuyên truyền các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố
cáo để công dân thực hiện đúng quyền khiếu nại, tố cáo của mình; khiếu nại, tố
cáo đúng nơi quy định.
- Việc đưa tin về tình hình khiếu nại, tố cáo và
việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phải đảm bảo khách quan, chính
xác, có xác minh, tham khảo ý kiến của cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo
đúng quy định của pháp luật, tránh trường hợp dễ bị lợi dụng để gây kích động,
lôi kéo nhiều người đi khiếu kiện.
III. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN NINH VÀ TRẬT TỰ
1. Đối với Văn phòng Quốc hội
Phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và
các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy chế số 2593/QC-VPQH-BCA
ngày 20/11/2012 giữa Văn phòng Quốc hội với Bộ Công an trong công tác bảo đảm
an ninh, an toàn các hoạt động của Quốc hội.
2. Đối với Bộ Công an:
- Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ,
Công an các địa phương nắm tình hình những vụ việc khiếu nại, tố cáo (đặc biệt
là những vụ việc đông người kéo lên Trung ương), thông báo kịp thời cho Ban Dân
nguyện (qua Vụ Dân nguyện), Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà
nước để có phương án tổ chức tiếp.
- Chỉ đạo Cục A88 của Tổng cục An
ninh II tổng hợp tình hình công dân khiếu
nại, tố cáo gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự trong kỳ họp và gửi Ban Dân
nguyện để tổng hợp báo cáo lãnh đạo Quốc
hội.
- Đề nghị lãnh đạo Bộ Công an chỉ
đạo các đơn vị nghiệp vụ tăng cường phối hợp trong công tác bảo đảm an ninh, an
toàn các hoạt động của Quốc hội
3. Đối với Công an thành phố Hà Nội
- Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ,
công an các quận, huyện đảm bảo an ninh, trật tự trong kỳ họp Quốc hội, không
để xảy ra tình trạng lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo tụ tập đông người, gây
mất trật tự tại các cơ quan của Trung ương, nhà riêng của các đồng chí lãnh đạo
Đảng và Nhà nước, khu vực xung quanh nơi Quốc
hội họp, nơi ở của đại biểu Quốc hội.
- Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ và
công an các quận, huyện, phường có trách nhiệm, chủ động phối hợp với lực lượng
chức năng của địa phương hướng dẫn công dân khiếu nại, tố cáo không đúng nơi
quy định đến Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước để được tiếp
theo quy định pháp luật.
- Chỉ đạo Công an quận Hà Đông và
Công an phường Quang Trung thuộc quận Hà Đông phối hợp chặt chẽ với Trụ sở tiếp
công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội để kịp thời xử lý những
trường hợp lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo gây mật trật tự công cộng, làm ảnh
hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan làm việc tại Trụ sở tiếp công
dân của Trung ương Đảng và Nhà nước.
Để hoàn thành nhiệm vụ phối hợp
tiếp công dân phục vụ kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa XIII, đề nghị các địa
phương, các cơ quan liên quan, trên cơ sở quy
định pháp luật và nội dung kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ, Nguyễn
Xuân Phúc theo Thông báo số 85/TB-VPCP ngày 28/02/2013 của Văn Phòng Chính phủ
và Kế hoạch số 934/KH-TTCP ngày 26/4/2013 của Thanh tra Chính phủ về phối hợp
tổ chức tiếp công dân phục vụ Hội nghị của Trung ương Đảng và kỳ họp của Quốc
hội, chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố
cáo của địa phương mình, hạn chế tối đa hiện tượng công dân khiếu nại, tố cáo
vượt cấp lên các cơ quan Trung ương; chủ động nắm tình hình để kịp thời phối
hợp giải quyết đối với những vụ việc phức tạp mới phát sinh.
Đề nghị các cơ quan hữu quan tiếp
dân tại Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh tăng cường cán bộ tiếp dân hàng ngày tại Trụ sở trong
suốt thời gian diễn ra kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XIII.
Trên đây là một số nội dung cần
triển khai trong công tác tiếp dân phục
vụ kỳ họp thứ năm Quốc hội khóa XIII./.
Nơi nhận:
- Lãnh đạo Quốc hội (để báo cáo);
- HĐDT, các UB của QH, VPQH, Ban CTĐB (để
phối hợp);
- VPTW, UBKTTW, VPCP TTCP, Ban Nội Chính (để phối hợp);
- Bộ Công an (để phối hợp);
- Đoàn ĐBQH và UBND các tỉnh, thành phố;
- Trụ sở tiếp CD của TW Đảng và Nhà nước
tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh;
- Công an Hà Nội, CA các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hà Đông;
- Lưu HC, DN;
- E-pas: 34611
|
TRƯỞNG BAN
Nguyễn Đức Hiền
|