ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2381/KH-UBND
|
Kon
Tum, ngày 19 tháng 09 năm 2014
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN THÍ ĐIỂM TUYỂN CHỌN TRI THỨC TRẺ TÌNH
NGUYỆN VỀ CÁC XÃ THAM GIA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN, MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2013- 2020
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
Căn cứ Quyết định số
1758/QĐ-TTg ngày 30/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm tuyển
chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi
giai đoạn 2013-2020 (gọi tắt là Đề án 500);
Căn cứ Quyết định số 293/QĐ-TTg
ngày 30/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách
trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu
tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008
của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62
huyện nghèo;
Căn cứ Quyết định số
1152/QĐ-BNV ngày 22/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về phê duyệt Kế hoạch triển
khai thực hiện Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã
tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 -2020;
Căn cứ Quyết định số 216/QĐ-BNV
ngày 13/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc phân bổ số lượng trí thức trẻ
tham gia Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia
phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
hoạch triển khai thực hiện Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về
các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020 (sau đây gọi
tắt là Đề án) trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU, PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Mục đích
- Tăng cường trí thức trẻ ưu tú
(sau đây gọi là Đội viên) có trình độ đại học về công tác tại các xã thuộc
vùng, có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc và miền núi
theo nhu cầu sử dụng nhân lực của từng xã nhằm giúp cấp ủy, chính quyền các xã
thuộc 03 huyện Đăk Glei, Kon Rẫy, Sa Thầy phát triển kinh tế - xã hội góp phần
xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
- Thông qua các hoạt động thực tiễn
ở cơ sở tạo cơ hội, điều kiện để Đội viên phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành;
bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ lâu dài cho địa phương.
2. Yêu cầu
- Các cấp, các ngành có liên quan
của tỉnh cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc Đề án; thường xuyên tuyên truyền,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án, đảm bảo Đề án được triển khai thành
công, hiệu quả.
- Công tác tổ chức tuyển chọn Đội
viên phải công khai, công bằng, khách quan, dân chủ, cạnh tranh và đúng quy định
của pháp luật để lựa chọn được những người có đủ phẩm chất, năng lực và các điều
kiện theo yêu cầu, tiêu chuẩn của chức danh công chức chuyên môn cần tuyển chọn.
- Việc bố trí Đội viên về các xã
công tác phải căn cứ vào nhu cầu bố trí sử dụng công chức của từng xã và số lượng
Đội viên đã được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phân bổ và Chủ tịch UBND tỉnh Quyết định
phê duyệt.
3. Phạm vi thực hiện
Đề án được triển khai thực hiện tại
10 xã thuộc 03 huyện Sa Thầy, Đăk Glei, Kon Rẫy với số lượng chỉ tiêu và chức
danh công chức cấp xã cần tuyển cụ thể như sau:
- Huyện Sa Thầy 06 chỉ tiêu, trong
đó:
+ Xã la Dom: 01 chức danh tư pháp - hộ
tịch;
+ Xã la Tơi: 01 chức danh văn hóa-xã
hội;
+ Xã la Đal: 01 chức danh tư pháp - hộ
tịch;
+ Xã Mô Rai: 01 chức danh địa chính,
nông nghiệp, xây dựng và môi trường;
+ Xã Rờ Kơi: 01 chức danh địa chính,
nông nghiệp, xây dựng và môi trường;
+ Xã Ya Tăng: 01 chức danh địa chính,
nông nghiệp, xây dựng và môi trường;
- Huyện Đăk Glei 02 chỉ tiêu,
trong đó:
+ Xã Mường Hoong: 01 chức danh địa
chính, nông nghiệp, xây dựng và môi trường;
+ Xã Ngọc Linh: 01 chức danh địa
chính, nông nghiệp, xây dựng và môi trường.
- Huyện Kon Rẫy 02 chỉ tiêu, trong
đó:
+ Xã Đăk Tơ Lung: 01 chức danh địa
chính, nông nghiệp, xây dựng và môi trường;
+ Xã Đăk Tờ Re: 01 chức danh văn hóa
- xã hội.
II. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Tổ chức tuyên truyền
a) Nội dung tuyên truyền:
- Tuyên truyền về mục tiêu, ý
nghĩa, nội dung của Đề án nhằm cung cấp thông tin cho các ứng viên đủ điều kiện
biết và đăng ký tham gia Đề án; nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các
cấp, cán bộ, công chức, nhân dân trên địa bàn tỉnh để tạo sự đồng thuận, ủng hộ,
tạo điều kiện giúp đỡ Đội viên hoàn thành nhiệm vụ.
- Nội dung tuyên truyền phải phù hợp
với tiến độ và các hoạt động của Đề án để đảm bảo thiết thực, tiết kiệm và hiệu
quả.
b) Thời gian thực hiện: Từ tháng
09/2014 đến khi kết thúc dự án.
c) Đơn vị thực hiện: Sở Nội vụ chủ
trì, phối hợp với Tỉnh đoàn, Ban Dân tộc tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Báo Kon Tum, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và Ủy ban nhân dân
các huyện tổ chức thực hiện.
2. Tổ chức Hội nghị triển khai
a) Nội dung:
- Quán triệt các văn bản của Trung
ương về Đề án 500.
- Thông qua Kế hoạch tuyển chọn
trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai
đoạn 2013-2020 trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Đồng thời, chỉ đạo các sở, ban, ngành
và địa phương có liên quan trong việc triển khai Đề án đảm bảo đúng mục tiêu,
yêu cầu đề ra.
b) Thời gian: tháng 9/2014.
c) Đơn vị thực hiện: Sở Nội vụ chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện.
3. Tổ chức tuyển chọn
3.1. Thành lập hội đồng tuyển
chọn
- Sở Nội vụ tham mưu Chủ tịch UBND
tỉnh Quyết định thành lập Hội đồng tuyển chọn với thành phần theo đúng quy định
tại Quyết định số 1152/QĐ-BNV ngày 22/10/2013 của Bộ Nội vụ.
- Thời gian: tháng 9/2014.
3.2. Thông báo tuyển chọn
- Sở Nội vụ thông báo công khai
trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Kon Tum, Cổng Thông tin điện tử và
niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân các huyện Sa Thầy, Kon Rẫy, Đăk Glei về số
lượng, tiêu chuẩn, điều kiện và thời gian tuyển chọn để các ứng viên biết và
đăng ký tham gia Đề án.
- Thời gian hoàn thành: tháng
9/2014.
3.3. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký
dự tuyển
- Trên cơ sở thông báo tuyển chọn,
Sở Nội vụ tổ chức nhận hồ sơ của các ứng viên đăng ký tham gia Đề án theo đúng
quy định.
- Thời gian nhận hồ sơ: 30 ngày kể
từ ngày thông báo tuyển chọn.
3.4. Tổ chức tuyển chọn
- Hội đồng tuyển chọn có trách nhiệm
tổ chức xét chọn đội viên theo đúng quy định và chịu trách nhiệm về kết quả tuyển
chọn đội viên. Nội dung xét tuyển bao gồm xét kết quả học tập và phỏng vấn trực
tiếp ứng viên về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của chức danh
công chức cấp xã cần tuyển.
- Thời gian hoàn thành: tháng
10/2014.
3.5. Phê duyệt kết quả tuyển
chọn và báo cáo Bộ Nội vụ thẩm định
- Sau 15 ngày kể từ ngày tổ chức
tuyển chọn, Hội đồng tuyển chọn báo cáo UBND tỉnh phê duyệt kết quả tuyển chọn
và gửi kết quả tuyển chọn (kèm hồ sơ các ứng viên tham gia tuyển chọn) về Vụ
Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ để thẩm định theo quy định.
- Thời gian hoàn thành: tháng 11/2014.
3.6. Phê duyệt danh sách Đội
viên và thông báo kết quả tuyển chọn
- Căn cứ kết quả thẩm định của Bộ
Nội vụ, Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt danh sách Đội
viên được tuyển chọn.
- Căn cứ vào Quyết định phê duyệt
danh sách Đội viên được tuyển chọn của UBND tỉnh, Sở Nội vụ có trách nhiệm
thông báo đến UBND các huyện Sa Thầy, Đăk Glei, Kon Rẫy và đến từng Đội viên biết
để chủ động sắp xếp công việc trước khi tham gia Đề án; đồng thời, gửi danh
sách Đội viên về Vụ Công tác thanh niên, Bộ Nội vụ để tổ chức bồi dưỡng và làm
cơ sở thực hiện chế độ, chính sách đối với Đội viên trong thời gian tham dự
khóa bồi dưỡng.
3.7. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
cho Đội viên
- Sở Nội vụ phối hợp với Vụ Công
tác thanh niên, Bộ Nội vụ để cử Đội viên tham dự khóa đào tạo, bồi dưỡng do Bộ
Nội vụ tổ chức theo quy định.
- Thời gian: Theo thông báo và hướng
dẫn của Bộ Nội vụ.
3.8. Tổ chức bố trí đưa các
đội viên về xã công tác
- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ủy
ban nhân dân huyện Đăk Glei, Sa Thầy, Kon Rẫy tiếp nhận và bố trí công tác theo
đúng chức danh được tuyển chọn cho các Đội viên sau khi hoàn thành chương trình
đào tạo, bồi dưỡng.
- Sở Nội vụ ký hợp đồng lao động đối
với Đội viên theo đúng quy định của pháp luật về lao động ngay khi Đội viên về
xã công tác để làm căn cứ thực hiện chế độ, chính sách được quy định tại Quyết
định số 1758/QĐ-TTg ngày 30/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
4. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm
tra và giám sát việc thực hiện Đề án
- Định kỳ 6 tháng một lần, cấp xã có
trách nhiệm đánh giá kết quả việc thực hiện nhiệm vụ của Đội viên; đánh giá thuận
lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện và những kiến nghị, đề xuất gửi Ủy ban
nhân dân huyện (qua Phòng Nội vụ).
- Phòng Nội vụ có trách nhiệm tổng
hợp, báo cáo UBND huyện để gửi Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ).
- Sở Nội vụ có trách nhiệm tổng hợp,
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nội vụ kết quả công tác của từng Đội viên.
- Thời gian thực hiện: Từ tháng
9/2014 đến tháng 12/2020.
5. Tổ chức sơ kết, tổng kết việc
triển khai thực hiện Đề án
5.1. Tổ chức Hội nghị sơ kết
đánh giá kết quả triển khai Đề án
- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với
các đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị sơ kết việc thực hiện Đề án 500 báo cáo Ủy
ban nhân dân tỉnh và Bộ Nội vụ, làm cơ sở đề xuất thực hiện Đề án trong thời
gian tiếp theo bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Đồng thời, đề nghị biểu dương, khen
thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức
triển khai, thực hiện Đề án 500 theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
- Thời gian thực hiện: Tháng
6/2017.
5.2. Tổ chức Hội nghị tổng kết
đánh giá kết quả thực hiện Đề án
- Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân
dân tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án 500, báo
cáo Bộ Nội vụ, làm cơ sở trình cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành cơ chế,
chính sách thu hút được nhiều trí thức trẻ có trình độ đại học tình nguyện về
các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi. Đồng thời, biểu dương, khen thưởng
kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức thực hiện
Đề án 500 theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng.
- Thời gian thực hiện: Quý IV năm
2020.
III. KINH PHÍ
THỰC HIỆN
Nguồn kinh phí thực hiện Đề án
theo Quyết định số 1758/QĐ-TTg ngày 30/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển
nông thôn, miền núi giai đoạn 2013-2020.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Nội vụ:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị, địa phương có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo
đúng, tiến độ đề ra.
- Theo dõi, đánh giá tình hình thực
hiện, khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh, kịp
thời đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Tài chính:
- Căn cứ nội dung Đề án đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1758/QĐ-TTg này 30/9/2014 và Kế hoạch
thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh, phối hợp với Sở Nội vụ, UBND các huyện, xã
thuộc phạm vi điều chỉnh của Đề án xây dựng dự toán kinh phí trình UBND tỉnh
xem xét, phê duyệt để bảo đảm thực hiện các hoạt động của Đề án theo đúng tiến
độ đề ra.
- Hướng dẫn sử dụng kinh phí để thực
hiện các nội dung của Đề án theo quy định.
3. UBND các huyện Sa Thầy, Đăk
Glei, Kon Rẫy:
- Chỉ đạo các xã bố trí, phân công
nhiệm vụ cho Đội viên đúng với chức danh công chức cấp xã được tuyển chọn; tạo
điều kiện thuận lợi cho Đội viên nhanh chóng tiếp cận công việc và hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao.
- Đảm bảo các chế độ, chính sách
cho Đội viên theo quy định hiện hành.
- Tổ chức nhận xét, đánh giá Đội
viên theo định kỳ 06 tháng, 01 năm; báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai,
thực hiện Đề án 500 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Trong quá trình
triển khai thực hiện, nếu có vấn đề gì vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa
phương báo cáo kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Nội vụ) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Vụ Công tác Thanh niên - Bộ Nội vụ
(b/c);
- Các sở: Nội vụ, Tài chính, NN
&PTNT, LĐTB&XH, Thông tin và Truyền thông
- Ban dân tộc tỉnh
- Tỉnh Đoàn Kon
Tum;
- Huyện ủy, HĐND, UBND các huyện: Đăk
Glei, Sa Thầy, Kon Rẫy;
- Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh;
Báo Kon Tum;
- Cổng Thông tin điện
tử tỉnh;
- Lưu: VT, TH2
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hùng
|