ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
21/KH-UBND
|
Tiền
Giang, ngày 14 tháng 02 năm 2017
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH PHỔ BIẾN NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ
CÁC QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÁC QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH
TRỊ CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NHÂN DÂN” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2017
Thực hiện Hướng dẫn của Bộ Tư
pháp và Kế hoạch số 78/KH-UBND ngày 20/4/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Triển
khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về
các quyền dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính
trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh, giai đoạn
2015 - 2020”; Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành Kế hoạch triển khai thực
hiện Đề án “Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản của Công ước quốc tế về các quyền
dân sự, chính trị và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị cho cán
bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh năm 2017, với những nội
dung sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục phổ biến sâu rộng tinh thần, nội dung
cơ bản và những quy định quan trọng của Công ước quốc tế về các quyền dân sự,
chính trị (sau đây gọi tắt là Công ước ICCPR), các quyền dân sự, chính trị
được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành
cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ phổ biến
nội dung cơ bản của Công ước ICCPR, pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự,
chính trị cho đội ngũ những người thực hiện công tác này.
- Tăng cường thông tin đến cán bộ, công chức,
viên chức và nhân dân thông qua các hình thức, biện pháp phù hợp, hiệu quả nhằm
nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong thực hiện
các quyền dân sự, chính trị.
2. Yêu cầu
- Bám sát sự chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tư pháp,
đề ra các hoạt động có tính khả thi, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn.
- Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có
liên quan trong thực hiện Đề án, thực hiện nhiệm vụ theo đúng tiến độ, có chất
lượng và hiệu quả.
II. ĐỐI TƯỢNG
- Cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên
địa bàn tỉnh;
- Đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh và cấp
huyện, tuyên truyền viên pháp luật, phóng viên, biên tập viên báo chí viết về
pháp luật, giáo viên giảng dạy môn pháp luật, giáo dục công dân ở các trường
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
- Nội dung cơ bản và những quy định quan trọng
của Công ước ICCPR;
- Các quyền dân sự, chính trị được quy định
trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành.
- Tình hình thực hiện các quyền dân sự, chính
trị được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và pháp luật, những thành tựu đạt
được của Việt Nam về bảo đảm quyền dân sự, chính trị.
IV. HÌNH THỨC, BIỆN PHÁP PHỔ BIẾN
1. Phối hợp với Bộ Tư pháp phát động cuộc
thi sáng tác kịch bản tiểu phẩm. Đồng thời tăng cường công tác phổ biến pháp
luật về các quyền dân sự, chính trị trên Đài phát thanh - truyền hình, tuyên
truyền lưu động trên cơ sở những video clip các tiểu phẩm đạt giải được Bộ Tư
pháp chọn và xây dựng lại.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân tỉnh.
Giao Sở Tư pháp, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch,
Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh phối hợp với các sở, ngành có liên quan, Ủy
ban nhân dân cấp huyện thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Năm 2017 (ngay khi Bộ Tư
pháp phát động).
2. Tổ chức phổ biến sâu rộng các tài liệu do Bộ Tư pháp
biên soạn đến các đối tượng thuộc phạm vi quản lý; tổ chức biên soạn các tài
liệu phổ biến pháp luật về quyền dân sự, chính trị thiết thực, phù hợp với đặc
thù của sở, ngành, địa phương; hỗ trợ trang bị tài liệu tuyên truyền, phổ biến
pháp luật về quyền dân sự, chính trị cho tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị,
tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân tỉnh.
Giao Sở Tư pháp hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các
sở, ban, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
3. Tiếp tục tổ chức bồi dưỡng, nâng cao
kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến pháp luật cho cán bộ, công
chức cấp xã, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên, người có uy tín trong
cộng đồng bằng các hình thức phù hợp.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân tỉnh.
Giao Sở Tư pháp hướng dẫn Phòng Tư pháp các
huyện, thành, thị tổ chức thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
4. Đẩy mạnh phổ biến nội dung cơ bản
và những quy định quan trọng của Công ước ICCPR, các quyền dân sự, chính trị được
quy định trong Hiến pháp năm 2013 và các đạo luật do Quốc hội ban hành; phản
ánh tình hình thực hiện pháp luật về quyền dân sự, chính trị trên báo chí, chuyên trang, chuyên
mục, trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ban, ngành tỉnh và
hệ thống loa truyền thanh cơ sở.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân các tỉnh.
Giao Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, các sở,
ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
5. Tiếp tục hướng dẫn xã, phường, thị
trấn tổ chức phổ biến đến cán bộ, nhân dân trên địa bàn quản lý thông qua một
số hoạt động: Tổ chức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ có nội dung tuyên truyền pháp
luật về các quyền dân sự, chính trị; xây dựng panô, áp phích; xây dựng và tổ
chức truyền thanh nội dung pháp luật về quyền dân sự, chính trị trên hệ thống
loa truyền thanh cơ sở và các hoạt động khác...
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân tỉnh.
Giao Sở Tư pháp phối hợp với Phòng Tư pháp hướng
dẫn các xã, phường, thị trấn thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
6. Lồng ghép tuyên truyền nội dung quyền
dân sự, chính trị trong các hoạt động tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2017.
- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân tỉnh.
Giao Sở Tư pháp tham mưu hướng dẫn các cơ quan,
đơn vị, địa phương thực hiện.
- Thời gian thực hiện: Hàng năm.
V. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Phân công trách nhiệm
- Trên cơ sở Kế hoạch thực hiện Đề án đã được Ủy
ban nhân dân tỉnh ban hành, lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh chỉ đạo
tổ chức pháp chế, cán bộ được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác phổ
biến, giáo dục pháp luật; Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Tư pháp chủ
trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan xây dựng trình lãnh đạo
phê duyệt và tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Đề án năm 2017.
- Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát
nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn việc phổ biến pháp luật về quyền dân
sự, chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân thông qua các hoạt
động truy tố, xét xử.
- Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cùng Sở Thông
tin và Truyền thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tăng
cường chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về quyền dân sự, chính
trị trên báo, đài và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Các cơ quan, đơn vị có liên quan có trách
nhiệm tổ chức thực hiện và phối hợp chặt chẽ trong thực hiện nhiệm vụ có hiệu
quả và đúng tiến độ đề ra.
2. Kinh phí thực hiện Đề án
Kinh phí thực hiện Đề án do ngân
sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành và các nguồn tài trợ
khác (nếu có).
Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh
và Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức định kỳ các cuộc kiểm tra, sơ kết, tổng
kết để đánh giá việc thực hiện nhằm rút kinh nghiệm cho việc triển khai thực
hiện Đề án. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 20/5), năm (trước ngày 20/11) báo cáo
kết quả thực hiện Đề án (có thể lồng ghép chung trong báo cáo về công tác
PBGDPL 06 tháng và năm) về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong quá trình thực hiện, nếu
phát sinh vướng mắc, đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân
dân cấp huyện phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để
hướng dẫn thực hiện./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Thanh Đức
|