KIỂM TRA TÌNH HÌNH
THỰC HIỆN LUẬT HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ Quyết định số 747/QĐ-BTP
ngày 18/5/2023 của Bộ Tư pháp về ban hành Kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện
Luật Hòa giải ở cơ sở, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch kiểm
tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, cụ
thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Đánh giá tình hình thực hiện
Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh (từ khi Luật có hiệu lực thi hành
cho đến thời điểm kiểm tra).
b) Kịp thời phát hiện những khó
khăn, vướng mắc, bất cập trong thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, qua đó kiến nghị,
đề xuất các biện pháp xử lý, khắc phục những tồn tại, hạn chế, nhằm nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở.
c) Tăng cường vai trò, trách
nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện công tác hòa giải ở cơ
sở.
2. Yêu cầu
a) Hoạt động kiểm tra được thực
hiện khách quan, nghiêm túc, đúng nội dung, tiến độ theo Kế hoạch.
b) Hoạt động kiểm tra phải đảm
bảo thu thập được các thông tin thiết thực, phục vụ có hiệu quả cho việc tổng
kết Luật Hòa giải ở cơ sở và công tác chỉ đạo, điều hành trong thời gian tới.
II. NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Kết quả đạt được trong
thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở
a) Thực hiện công tác hòa
giải ở cơ sở
- Ban hành văn bản chỉ đạo,
hướng dẫn thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở.
- Quán triệt, phổ biến, truyền
thông về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác hòa
giải ở cơ sở.
- Củng cố, kiện toàn đội ngũ
cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác hòa giải ở cơ sở; tổ chức
bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện công tác quản lý nhà nước về
hòa giải ở cơ sở.
- Xây dựng, củng cố, kiện toàn
tổ hòa giải và hòa giải viên; việc bầu, công nhận hòa giải viên, tổ trưởng tổ
hòa giải; nâng cao năng lực cho hòa giải viên.
- Hoạt động hòa giải ở cơ sở
trên địa bàn, việc ghi Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở; thống kê số liệu
hòa giải ở cơ sở.
- Công tác phối hợp và trách
nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong triển khai thực hiện công tác
hòa giải ở cơ sở.
- Việc xây dựng và thực hiện“Mô
hình điển hình về hòa giải ở cơ sở”.
- Kiểm tra, sơ kết, tổng kết;
khen thưởng về công tác hòa giải cơ sở.
- Bố trí nguồn nhân lực và
thanh, quyết toán kinh phí thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
b) Đánh giá chung
- Đánh giá chung về kết quả đạt
được, thuận lợi, tác động tích cực của Luật Hòa giải ở cơ sở đối với đời sống xã
hội, những mô hình, cách làm hiệu quả.
- Đánh giá nhu cầu xã hội về
hòa giải ở cơ sở.
- Đánh giá tác động xã hội của
Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
2. Những tồn tại, hạn chế,
khó khăn, vướng mắc trong thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, nguyên nhân
và bài học kinh nghiệm
3. Các đề xuất, kiến nghị
III. THÀNH LẬP ĐOÀN KIỂM
TRA, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA
1. Thành lập Đoàn kiểm tra
Giao Giám đốc Sở Tư pháp chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thành lập Đoàn kiểm tra tình
hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở, gồm Giám đốc Sở Tư pháp làm trưởng đoàn,
thành viên tham gia là công chức Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Sở Tài chính, Sở
Tư pháp, các cơ quan liên quan (nếu có).
2. Hoạt động tự kiểm tra
Ủy ban nhân dân huyện, thành
phố tổ chức tự kiểm tra tình hình thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở thuộc phạm vi
quản lý; hoàn thành, báo cáo kết quả tự kiểm tra, gửi Sở Tư pháp tổng hợp trước
ngày 30/10/2023.
3. Hoạt động kiểm tra trực
tiếp
Đoàn kiểm tra tổ chức kiểm tra
trực tiếp, cụ thể như sau:
- Đối tượng được kiểm tra: Ủy
ban nhân dân huyện Lâm Bình và 03 Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện.
- Thời gian kiểm tra: Hoàn
thành trước ngày 30/10/2023.
- Cách thức kiểm tra: Trên
cơ sở báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở của Ủy ban nhân
dân huyện Lâm Bình, Đoàn kiểm tra kiểm tra trực tiếp tại Ủy ban nhân dân huyện
Lâm Bình và 03 Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn huyện (do Ủy ban nhân dân
huyện Lâm Bình lựa chọn).
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị liên quan thành lập Đoàn kiểm tra; tổ chức kiểm tra theo Kế hoạch;
tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra theo quy định.
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp
huyện tổ chức tự kiểm tra.
2. Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố
- Tổ chức tự kiểm tra tình hình
thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn, báo cáo kết quả tự kiểm tra theo
quy định.
- Ủy ban nhân dân huyện Lâm
Bình chuẩn bị báo cáo, hồ sơ, sổ sách phục vụ việc kiểm tra; lựa chọn đơn vị
cấp xã để tổ chức kiểm tra.
3. Sở Tài chính
Cử công chức tham gia Đoàn kiểm
tra; chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn thực hiện kinh phí chi cho công
tác hòa giải ở cơ sở nếu có phát sinh vướng mắc trong quá trình kiểm tra.
4. Đề nghị Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc tỉnh
Cử công chức tham gia Đoàn kiểm
tra; phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức thực hiện các nội dung kiểm tra theo Kế hoạch./.
Nơi nhận:
- Bộ Tư pháp; (báo cáo)
- TT Tỉnh ủy; (báo cáo)
- TT HĐND tỉnh; (báo cáo)
- Chủ tịch UBND tỉnh; (báo cáo)
- Các PCT UBND tỉnh;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- UBMTTQ và các tổ chức CT-XH tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Sở Tài chính;
- UBND huyện, thành phố;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC (Loan).
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hoàng Việt Phương
|