ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 197/KH-UBND
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 7
năm 2022
|
KẾ HOẠCH
BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ THÀNH PHỐ HÀ NỘI THEO QUYẾT ĐỊNH
263/QĐ-TTG NGÀY 22/2/2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày
22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình số 04-CTr/TU ngày
17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu
quốc gia Xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát
triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân
giai đoạn 2021 - 2025;
Căn cứ nhu cầu phát triển đội ngũ cán
bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của
thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng cán bộ,
công chức xã thành phố Hà Nội theo Quyết định 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ
tướng Chính phủ, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tiếp tục triển khai bồi dưỡng kiến
thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu, chuyển
đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn cho cán bộ,
công chức xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 gắn với
thực hiện có hiệu quả phát triển kinh tế nông thôn, quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững; thực hiện xây dựng nông thôn mới
nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới cấp thôn, bản.
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới, từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh
quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống,
thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
2. Yêu cầu
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ
theo quy định, các cơ quan, đơn vị phối hợp với Sở Nội vụ; Sở Nông nghiệp và
phát triển nông thôn; các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch triển
khai cụ thể các nhiệm vụ được phân công, chủ động tham gia thực hiện các nội
dung, nhiệm theo kế hoạch.
II. PHẠM VI, ĐỐI
TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn nông
thôn của thành phố Hà Nội, bao gồm các xã của các huyện và thị xã Sơn Tây.
2. Đối tượng: Cán bộ, công chức xã
theo các quy định hiện hành.
- Cán bộ xã: Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch,
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
- Công chức cấp xã: Chỉ huy trưởng
Quân sự; Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường hoặc
địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường; Tài chính - kế toán; Tư pháp
- hộ tịch; Văn hóa - xã hội.
3. Thời gian thực hiện: Đến hết năm
2025.
III. NỘI DUNG
1. Nội dung thực hiện
Bồi dưỡng kiến
thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu, chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn cho
cán bộ, công chức xã đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 -
2025 theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Mục tiêu chung
Phấn đấu đến năm 2025 thành phố Hà Nội có 100% số huyện đạt chuẩn nông thôn mới;
20% số huyện, 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao;
20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, 100% cán bộ, công chức cấp
xã được bồi dưỡng kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã
hội chuyên sâu, chuyển đổi tư duy về
phát triển kinh tế nông thôn.
3. Chỉ tiêu bồi dưỡng theo chương trình, tài liệu
3.1. Bồi dưỡng theo các chương trình,
tài liệu do Bộ Nội vụ và các bộ chuyên ngành xây dựng, ban hành và chuyển giao
cho Thành phố
Triển khai, tổ chức bồi dưỡng cho
100% cán bộ, công chức xã đúng quy định, đảm bảo theo yêu
cầu của các chương trình sau khi được chuyển giao.
3.2. Bồi dưỡng
theo yêu cầu vị trí việc làm của Thành phố
- Tổ chức rà soát, xây dựng chương
trình, tài liệu theo yêu cầu vị trí việc làm và thực tiễn
của Thành phố về kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế - xã hội
chuyên sâu, chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông thôn để triển khai tổ
chức bồi dưỡng cho cán bộ, công chức xã theo quy định.
- Phấn đấu đến năm 2023 có 40%; đến
năm 2024 có 75%; đến năm 2025 có 100% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng
theo chương trình, tài liệu do Thành phố ban hành.
IV. KINH PHÍ
Kinh phí bồi dưỡng cán bộ, công chức
xã do ngân sách của trung ương cấp (hàng năm và cả giai đoạn),
ngân sách địa phương và các nguồn khác đảm bảo theo quy định.
Quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện
theo quy định của Bộ Tài chính và các quy định hiện hành về hướng dẫn việc lập
dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí và các Quyết định, Nghị quyết
của HĐND, UBND Thành phố dành cho công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm Sở Nội vụ
1.1. Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan, đơn vị triển khai kế hoạch này; tổng hợp bổ sung kế hoạch bồi dưỡng cán bộ,
công chức xã theo Quyết định 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 của
Thủ tướng Chính phủ thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 các năm (nếu có);
phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện chỉ tiêu bồi dưỡng
bảo đảm chất lượng, hiệu quả theo quy định.
1.2. Tổng hợp,
báo cáo UBND thành phố những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp trong quá
trình triển khai thực hiện.
1.3. Tiến hành tổng hợp kết quả triển khai thực hiện, đánh giá sơ kết 03 năm, tổng kết
05 năm thực hiện và cả giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày
22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo UBND Thành phố và Bộ Nội vụ theo quy
định.
2. Trách nhiệm Sở Tài chính, Sở Kế
hoạch và Đầu tư
1.1. Hướng dẫn lập dự toán, quản lý sử
dụng kinh phí triển khai kế hoạch này.
1.2. Phân bổ kinh
phí đào tạo, bồi dưỡng theo từng năm và giai đoạn đảm bảo cho việc triển khai
thực hiện kế hoạch.
1.3. Sơ kết, tổng
kết việc thực hiện bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm và theo hướng dẫn của
Sở Nội vụ.
3. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp
và phát triển nông thôn
1.1. Phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan,
đơn vị liên quan xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng theo yêu cầu vị trí
việc làm và thực tiễn của Thành phố về kiến thức, năng lực quản lý hành chính,
quản lý kinh tế - xã hội chuyên sâu, chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế
nông thôn để triển khai tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ, công
chức xã báo cáo UBND Thành phố phê duyệt trước khi thực hiện theo quy định.
1.2. Chủ trì, triển khai thực hiện
các nhiệm vụ được giao theo quy định.
1.3. Sơ kết, tổng
kết việc thực hiện bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm và theo hướng dẫn của
Sở Nội vụ.
4. Trách nhiệm của UBND huyện, thị
xã
1.1. Phối hợp với Sở Nội vụ cử cán bộ,
công chức xã tham dự các lớp bồi dưỡng theo theo kế hoạch
của UBND Thành phố đảm bảo đúng đối tượng theo quy định; tạo điều kiện thuận lợi
cho cán bộ, công chức xã trong quá trình tham dự bồi dưỡng.
1.2. Tổ chức bồi
dưỡng cán bộ, công chức xã theo chỉ tiêu được giao chủ trì tại các kế hoạch của
UBND Thành phố theo quy định.
1.3. Sơ kết, tổng
kết việc thực hiện bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm và theo hướng dẫn của
Sở Nội vụ.
5. Trách nhiệm của thủ trưởng các
sở, cơ quan, đơn vị liên quan
1.1. Chỉ đạo, đôn đốc cán bộ, công chức
của cơ quan, đơn vị chủ động triển khai các nhiệm vụ được giao tại kế hoạch
theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
1.2. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị
rà soát nhu cầu bồi dưỡng theo Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ
tướng Chính phủ báo cáo UBND Thành phố (qua Sở Nội vụ) theo quy định.
1.3. Sơ kết, tổng kết việc thực hiện
bồi dưỡng cán bộ, công chức xã hàng năm và theo hướng dẫn của Sở Nội vụ.
Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng cán bộ,
công chức xã thành phố Hà Nội giai đoạn 2022 - 2025 theo Quyết định 263/QĐ-TTg
ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu
các cơ quan, đơn vị có khó khăn, vướng mắc, đề xuất cần báo cáo ngay UBND Thành
phố (qua Sở Nội vụ tổng hợp) để xem xét, nghiên cứu và giải quyết theo quy định./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ;
- Ban Tổ chức Thành ủy;
- Các sở: Nội vụ, Tài chính, KH&ĐT, NN&PTNT;
- UBND các huyện và thị xã Sơn Tây;
- Chủ tịch UBND TP;
- PCT TT Lê Hồng Sơn;
- VP UBTP: P.CVP Cù Ngọc Trang;
Các phòng: NC, TKBT;
- Lưu: VT, NC, SNV(03), STC(03).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Hồng Sơn
|