ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------------
|
Số: 194 /KH-UBND
|
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CƯ TRÚ
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú
được được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 20/6/2013, có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2014.
Ngày 09/10/2013, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định
số 1832/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Cư trú.
Để triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Cư trú được kịp thời, đồng bộ, hiệu quả, UBND thành phố Hà Nội
ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Cư trú như sau:
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1. Mục đích:
- Tổ chức tốt việc tuyên truyền, phổ biến Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú đến các tầng lớp nhân dân, cán bộ,
công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội
đảm bảo kịp thời, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp
làm công tác đăng ký, quản lý cư trú; xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ
cụ thể cho các Sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực
hiện nghiêm túc Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các Sở, ban, ngành,
UBND các cấp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về đăng ký, quản lý cư trú
để phục vụ công tác quản lý dân cư, hoạch định chính sách kinh tế - xã hội; kiện
toàn tổ chức, biên chế đảm bảo triển khai có hiệu quả công tác thi hành pháp luật
về cư trú trên địa bàn Thành phố.
2. Yêu cầu:
- Xác định cụ thể nội dung công việc, thời gian
hoàn thành, đảm bảo tiến độ, chất lượng và trách nhiệm của các Sở, ban, ngành,
UBND các cấp và các cơ quan liên quan trong công tác triển khai, thi hành Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú.
- Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo sự phối hợp
chặt chẽ giữa các Sở, ban, ngành, UBND và các đơn vị có liên quan, kịp thời đôn
đốc, hướng dẫn và tháo gỡ vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện
để đảm bảo tiến độ triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Cư trú trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
II. NỘI DUNG:
1. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về
cư trú:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu rộng
về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú, Điều 19 Luật Thủ đô và
các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm nâng cao trách nhiệm, nhận thức, hiểu biết
của người dân, nhất là cán bộ trực tiếp làm công tác đăng ký, quản lý cư trú.
Thời gian thực hiện: Năm 2014 và các năm tiếp theo.
- Biên soạn tài liệu phục vụ công tác phổ biến, tuyên truyền Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Cư trú, Điều 19 Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn
thi hành. Thời gian hoàn thành: Trong Quý I năm 2014.
- Hình thức tuyên truyền: Thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng; Website điện tử, hệ thống pano, áp phích, sinh hoạt tại
khu dân cư, niêm yết quy định tại các trụ sở tiếp dân và các cơ quan quản lý cư
trú.
- Công an Thành phố công khai các điều kiện thủ tục
hồ sơ, hướng dẫn biểu mẫu, lịch, địa điểm tiếp dân trên trang thông tin điện tử.
2. Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký, quản
lý cư trú:
- Biên soạn tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ
đăng ký, quản lý cư trú có nội dung phù hợp với đối tượng được tập huấn, tập
trung chủ yếu đến các bộ trực tiếp làm công tác đăng ký, quản lý cư trú. Thời
gian hoàn thành: Trong Quý I năm 2014.
- Tổ chức tập huấn, tập huấn chuyên sâu, bồi dưỡng
nghiệp vụ cho lãnh đạo và cán bộ nhất đối với cán bộ trực tiếp làm công tác
đăng ký, quản lý cư trú. Thời gian hoàn thành: Trong Quý II năm 2014.
3. Rà soát, đề xuất xây dựng các văn bản quy phạm
pháp luật để thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú:
- Chủ động rà soát, thống kê các văn bản quy phạm
pháp luật, biểu mẫu… không còn phù hợp với pháp luật về cư trú đã được sửa đổi,
bổ sung.
- Nghiên cứu, tham gia góp ý xây dựng dự thảo Nghị
định, Thông tư và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện pháp luật
về cư trú phù hợp với thực tiễn.
- Ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc
đăng ký, quản lý cư trú tại địa bàn Thành phố Hà Nội, theo quy định của Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú và điều 19 Luật Thủ đô.
Thời gian thực hiện: Năm 2014 và các năm tiếp theo.
4. Bảo đảm điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn
nhân lực cho các hoạt động đăng ký, quản lý cư trú:
- Bố trí tiếp công dân đăng ký cư trú ở Công an
Thành phố, Công an các quận, huyện, thị xã đảm bảo công khai, minh bạch tạo điều
kiện thuận lợi cho người dân thực hiện tốt chính sách, quy định của Nhà nước và
Thành phố.
- Tổ chức tiếp nhận thông báo lưu trú tại các thôn,
tổ dân phố.
- Kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác đăng ký, quản
lý cư trú, tăng cường cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt làm công tác
đăng ký, quản lý cư trú ở cấp Thành phố, cấp huyện và cấp xã.
Thời gian thực hiện: Năm 2014 và các năm tiếp theo.
5. Bảo đảm kinh phí thực hiện Kế hoạch:
Kinh phí tổ chức triển khai thi hành Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Cư trú do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp
quản lý ngân sách Nhà nước.
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM:
1. Công an Thành phố:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp biên soạn tài liệu
tuyên truyền, phổ biến và tổ chức triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Cư trú, Điều 19 Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cán
bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và nhân dân, nhất là cán bộ trực
tiếp làm công tác đăng ký, quản lý cư trú đảm bảo việc thực hiện Luật được thống
nhất, đồng bộ.
- Tham mưu cho UBND Thành phố ban hành các văn bản
hướng dẫn cụ thể về việc đăng ký, quản lý cư trú theo quy định của Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Cư trú và Điều 19 Luật Thủ đô. Rà soát, đề nghị
bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật liên quan hết hiệu lực, các văn bản không
còn phù hợp với pháp luật về cư trú đã được sửa đổi, bổ sung.
- Thực hiện đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm
vắng và tiếp nhận thông báo lưu trú theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật Cư trú và Điều 19 Luật Thủ đô.
- Chỉ đạo Công an các quận, huyện, thị xã rà soát,
đảm bảo cơ sở vật chất, kiện toàn tổ chức bộ máy và bố trí cán bộ trực tiếp làm
công tác đăng ký, quản lý cư trú. Tổ chức công khai các điều kiện, thủ tục hồ
sơ, hướng dẫn biểu mẫu tại địa điểm tiếp dân và trên trang thông tin điện tử.
- Thường xuyên, định kỳ tổ chức kiểm tra các đơn vị
và cán bộ được bố trí làm công tác đăng ký, quản lý cư trú trong việc chấp hành
các quy định của pháp luật về quản lý cư trú.
- Đôn đốc, kiểm tra, quản lý chặt chẽ các cơ sở
kinh doanh lưu trú, nhà cho thuê trọ thực hiện các quy định đăng ký kinh doanh,
cam kết về An ninh trật tự, đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú, thực hiện các
biện pháp phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội.
- Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí phục
vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về cư trú, phương tiện phục vụ công
tác đăng ký, quản lý cư trú.
2. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí Hà Nội xây
dựng các chuyên trang, chuyên mục pháp luật, dành diện tích, thời lượng thích hợp
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Hướng dẫn UBND quận, huyện, thị xã tổ chức tuyên
truyền, phổ biến Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú và các văn bản
hướng dẫn thi hành tại cơ sở.
- Hướng dẫn Công an xã, phường, thị trấn xây dựng
phần mềm, chương trình tiếp nhận thông báo lưu trú qua mạng internet, điện thoại.
3. Sở Tư pháp:
- Phối hợp với Công an Thành phố biên tập tài liệu
tuyên truyền, phổ biến pháp luật về cư trú, Điều 19 Luật Thủ đô và các văn bản
hướng dẫn thi hành đến các tầng lớp nhân dân Thủ đô.
- Hướng dẫn UBND cấp huyện, xã và các Phòng Công chứng
Nhà nước, Văn phòng công chứng thực hiện đúng quy định về cấp lại, đính chính
các giấy tờ về hộ tịch, công chứng, chứng thực các giấy tờ mua bán, chuyển nhượng
nhà đất, xác nhận giấy tờ về cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà hay xác nhận về
diện tích nhà cho thuê…trong từng trường hợp cụ thể.
- Phối hợp với Công an Thành phố nghiên cứu, đề xuất
cơ quan có thẩm quyền ban hành mẫu xác nhận đã mua, bán, cho thuê, cho ở nhờ,
cho mượn nhà… và các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác đăng ký, quản lý cư
trú theo quy định của Luật Cư trú đã được sửa đổi, bổ sung và Luật Thủ đô.
4. Sở Quy hoạch – Kiến trúc:
Chủ trì, phối hợp với Công an Thành phố đề xuất
HĐND Thành phố điều chỉnh tăng diện tích ở bình quân đối với nhà thuê ở nội
thành Thành phố để công dân được đăng ký thường trú ở nội thành Thành phố từ
sau năm 2015 cho phù hợp với từng thời kỳ theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết số
11/2013/NQ-HĐND , ngày 17/7/2013 của HĐND Thành phố Hà Nội quy định diện tích ở
bình quân đối với nhà thuê ở nội thành để công dân được đăng ký thường trú ở nội
thành Thành phố Hà Nội.
5. Bộ Tư lệnh Thủ đô:
Phối hợp với Công an Thành phố hướng dẫn các đơn vị
quân đội đóng quân trên địa bàn Hà Nội tiến hành thủ tục đăng ký cư trú theo
quy định của pháp luật về cư trú đối với cán bộ, chiến sỹ, quân nhân nghĩa vụ,
công nhân viên quốc phòng.
6. Sở Tài chính:
- Bố trí, cân đối kinh phí cho các Sở, ban, ngành để
thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Cư trú.
- Hướng dẫn về quản lý, sử dụng nguồn thu lệ phí
đăng ký cư trú sau khi có hướng dẫn của Bộ Tài chính.
7. UBND các quận, huyện, thị xã:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Cư trú, Điều 19 Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn
thi hành; mở các đợt cao điểm và thường xuyên để phổ biến sâu rộng pháp luật về
cư trú.
- Chỉ đạo Công an quận, huyện, thị xã tăng cường
cán bộ có năng lực, phẩm chất đạo đức tốt làm công tác đăng ký, quản lý cư trú;
bảo đảm trình tự, thủ tục đăng ký cư trú đơn giản, kịp thời, chính xác, công
khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật.
- Đảm bảo kinh phí thực hiện Kế hoạch triển khai
thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú của các đơn vị trực
thuộc và các xã, phường, thị trấn.
- Chỉ đạo UBND các phường, xã, thị trấn thực hiện tốt
các công tác sau:
+ Xác nhận tình trạng và diện tích nhà (đã mua bán,
cho thuê, cho ở nhờ, cho mượn có mẫu xác nhận kèm theo) của công dân để phục vụ
công tác đăng ký cư trú.
+ Phối hợp với cơ quan Công an hướng dẫn, đôn đốc,
kiểm tra, quản lý chặt chẽ các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà cho thuê trọ thực
hiện các quy định về đăng ký kinh doanh, cam kết về An ninh trật tự, đăng ký tạm
trú, tổ chức tiếp nhận thông báo lưu trú ở khu dân cư; tổ dân phố và các thôn,
xóm, đội sản xuất, thực hiện các biện pháp phòng ngừa tội phạm, tệ nạn xã hội.
+ Huy động các ngành, đoàn thể, khu dân cư cùng
tham gia công tác quản lý cư trú, hướng dẫn nhân dân thực hiện việc đăng ký cư
trú theo quy định của pháp luật.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Giao Công an Thành phố là cơ quan thường trực có
trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ban, ngành, UBND quận, huyện,
thị xã thực hiện Kế hoạch này và báo cáo UBND Thành phố theo quy định.
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận,
huyện, thị xã khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Cư trú trong phạm vi quản lý của mình; kịp thời
báo cáo tiến độ thực hiện, tổng hợp các khó khăn, vướng mắc về UBND Thành phố
qua Công an Thành phố để tổng hợp chung.
Căn cứ Kế hoạch này, Giám đốc các Sở, ban, ngành,
Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện
các nhiệm vụ được phân công theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Công an;
- Thường trực: TU, HĐND TP;
- Chủ tịch UBND TP (để báo cáo);
- Các PCT UBND TP;
- Các Sở, ban, ngành;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- VPUBNDTP: CVP, các PCVP, Các phòng CV, TH, NC;
- Lưu: VT, CATP, NCĐà.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Vũ Hồng Khanh
|