ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1937/KH-UBND
|
Gia Lai, ngày 25
tháng 7 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN
KHAI CHỈNH LÝ TÀI LIỆU DÔI DƯ, PHÁT SINH TỪ NĂM 2016 TRỞ VỀ TRƯỚC CỦA CÁC CƠ QUAN,
TỔ CHỨC GIAI ĐOẠN 2023-2024
Căn cứ Luật Lưu trữ năm 2011;
Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg ngày 02/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường
bảo vệ và phát huy giá trị lưu trữ; Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm
2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ
sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử;
Căn cứ Chỉ thị số 19/CT-UBND
ngày 11/12/2017 của UBND tỉnh Gia Lai về việc tăng cường công tác lập hồ sơ và
giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử tỉnh; Quyết định
số 479/QĐ-UBND ngày 12/10/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành Đề án chỉnh lý
tài liệu tồn đọng tại các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh Gia Lai, giai đoạn
2019-2023 (gọi tắt là Đề án 479);
Căn cứ tình hình thực tế công
tác văn thư, lưu trữ trên địa bàn tỉnh,Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch
triển khai chỉnh lý tài liệu tồn đọng dôi dư, phát sinh từ năm 2016 trở về
trước của các cơ quan, tổ chức theo Đề án 479 của UBND tỉnh, giai đoạn 2023-
2024 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Chỉnh lý dứt điểm tài liệu tồn
đọng dôi dư, phát sinh từ năm 2016 trở về trước của các cơ quan, tổ chức thuộc
UBND tỉnh Gia Lai là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách nhằm bảo vệ, bảo
quản và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và công chức đối với việc bảo vệ, quản lý và sử
dụng tài tài liệu lưu trữ quốc gia phục vụ cho công cuộc xây dựng, phát triển
kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Chỉnh lý tài liệu lưu trữ
phải bảo đảm trên nguyên tắc “tập trung, thống nhất” không phân tán phông lưu
trữ; tra cứu, khai thác tài liệu lưu trữ nhanh chóng, chính xác.
- Thực hiện các biện pháp kỹ
thuật nhằm kéo dài tuổi thọ tài liệu đối với các phông tài liệu có giá trị lớn,
tần suất khai thác sử dụng nhiều, có nguy cơ xuống cấp để bảo quản an toàn,
phục vụ việc khai thác, sử dụng và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ.
- Hồ sơ, tài liệu lưu trữ sau
khi được chỉnh lý phải đưa vào kho lưu trữ cơ quan bảo quản an toàn theo quy
định hiện hành để quản lý, khai thác, sử dụng phục vụ cho nhu cầu của các cơ
quan, đơn vị.
- Lựa chọn những tài liệu có
giá trị vĩnh viễn để giao nộp vào Lưu trữ lịch sử tỉnh và thực hiện việc tiêu
hủy tài liệu hết giá trị theo quy định của Luật lưu trữ.
- Từng bước xây dựng, hoàn
thiện hệ thống công cụ thống kê tra cứu truyền thống và áp dụng các thành tựu
khoa học công nghệ có hiệu quả; hệ thống cơ sở dữ liệu, số hóa tài liệu, hồ sơ
để quản lý và phục vụ khai thác, sử dụng thông tin tài liệu lưu trữ, phục vụ
cho việc quản lý điều hành và giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.
II. NỘI DUNG, THỜI GIAN,
KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nội dung
- Bổ sung khối lượng tài liệu
từ năm 2016 trở về trước để thực hiện chỉnh lý, giao nộp hồ sơ tài liệu vào Lưu
trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử tỉnh theo quy định tại các cơ quan: Văn phòng Đoàn
đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh; Sở tài chính; Sở Nội vụ; Sở Xây
dựng; Sở Công thương; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Khoa học và Công nghệ.
- Các cơ quan chịu trách nhiệm
tổ chức phân loại, xác định trọng tâm, trọng điểm để thực hiện loại bỏ tài liệu
hết giá trị, trùng thừa để giảm thiểu khối lượng tài liệu tồn đọng trước khi đưa
vào chỉnh lý nhằm tiết kiệm ngân sách, phát huy tốt nhất việc đưa vào lưu trữ
hồ sơ, tài liệu có giá trị thực tiễn và giá trị lịch sử.
- Thủ trưởng các cơ quan tập
trung chỉ đạo việc chỉnh lý dứt điểm tài liệu tồn đọng từ năm 2016 trở về trước
theo đúng đối tượng, lộ trình thời gian quy định tại mục 2, phần II Kế hoạch
này và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu tổ chức thực hiện không đảm bảo quy
định.
2. Thời gian thực hiện: Bắt
đầu từ Quý III/2023 đến năm 2024, cụ thể sau:
STT
|
Năm thực hiện
|
Tên cơ quan
|
Khối lượng (mét)
|
Ghi chú
|
1
|
2023
|
Sở Tài chính
|
302
|
|
2
|
Sở Nội vụ
|
39,9
|
|
3
|
Văn phòng Đoàn ĐBQH& HĐND
tỉnh
|
42,6
|
|
4
|
2024
|
Sở Kế hoạch và Đầu tư
|
51,3
|
|
5
|
Sở Công thương
|
50
|
|
6
|
Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn
|
14,5
|
|
7
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
11,2
|
|
8
|
Sở Xây dựng
|
160,83
|
|
9
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
30,55
|
|
|
|
Tổng cộng
|
702,88
|
|
3. Kinh phí thực hiện: Ngân
sách nhà nước (nguồn sự nghiệp kinh tế)
Trên cơ sở khối lượng và lộ
trình thời gian thực hiện nêu trên, các cơ quan chưa được bố trí kinh phí lập
dự toán gửi Sở Tài chính kiểm tra, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí
để thực hiện theo quy định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cơ quan tổ chức thực
hiện chỉnh lý tài liệu:
- Chỉ đạo rà soát, lựa chọn tài
liệu liên quan đến công tác chuyên môn của đơn vị mình để chỉnh lý; đồng thời
phân loại để loại bỏ các loại tài liệu như: Bản nháp, bản trùng thừa, sách,
báo, tạp chí... nhằm giảm tối đa nguồn kinh phí chỉnh lý và mua sắm các trang
thiết bị cần thiết để bảo quản tài liệu.
- Lập dự toán gửi Sở Tài chính
kiểm tra, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện theo quy
định.
- Tổ chức thực hiện theo quy
định của pháp luật về đấu thầu và các quy định pháp luật có liên quan và đảm
bảo tính bảo mật, chất lượng tài liệu sau chỉnh lý.
- Tổ chức quản lý, theo dõi,
giám sát đơn vị chỉnh lý trong suốt quá trình thực hiện chỉnh lý tài liệu tồn
đọng từ năm 2016 trở về trước và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu tổ chức thực
hiện không đảm bảo quy định.
- Chỉ đạo triển khai việc lập
hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu từ năm 2017 trở về sau vào Lưu trữ cơ quan
theo đúng quy định của Luật lưu trữ; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị chịu trách
nhiệm trước UBND tỉnh nếu còn để xảy ra tình trạng bó gói, chất đống, không bảo
quản và không lập, nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ theo quy định.
2. Sở Nội vụ
- Phối hợp với các cơ quan có
quan liên quan hướng dẫn chuyên môn để các cơ quan tổ chức thực hiện việc chỉnh
lý tài liệu lưu trữ theo đúng quy định pháp luật; đảm bảo triển khai đúng mục đích,
yêu cầu, nội dung và lộ trình thực hiện đề ra tại Kế hoạch.
- Hướng dẫn việc bố trí kho
tàng và các trang thiết bị cần thiết để bảo quản, sử dụng hồ sơ tài liệu lưu
trữ sau khi thực hiện chỉnh lý.
- Hàng năm tổ chức thanh tra,
kiểm tra việc thực hiện và tiến độ chỉnh lý tài liệu của các cơ quan; báo cáo
kết quả thực hiện Kế hoạch về UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo.
3. Sở Tài chính
Trên cơ sở dự toán của các cơ
quan đề xuất, Sở Tài chính kiểm tra, tổng hợp, tham mưu trình cấp có thẩm quyền
bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách hằng năm để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu
các cơ quan triển khai tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng quy định./.
Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các cơ quan tại mục 2, phần II của Kế hoạch: Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội
và Hội đồng nhân dân tỉnh; Sở tài chính; Sở Nội vụ; Sở Xây dựng; Sở Công thương;
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn; Sở Khoa học và Công nghệ;
- CVP, các PCVP UBND tỉnh;
- Lưu : VT, KTTH, NC.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Trương Hải Long
|