ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 185/KH-UBND
|
Hòa Bình, ngày 18 tháng 11 năm 2019
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN ĐỀ ÁN “BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC DÂN TỘC ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
GIAI ĐOẠN 2018-2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
Thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg
ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công
chức, viên chức giai đoạn 2018-2025";
Thực hiện công văn số 490/UBDT-HVDT
ngày 17/5/2019 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số
771/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân
tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế
hoạch thực hiện Đề án “Bồi
dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn
2018-2025” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục
đích
Tiếp tục trang bị, hoàn thiện kiến
thức về công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các nhóm đối
tượng theo quy định.
Trang bị cho cán bộ, công chức, viên
chức trực tiếp đến công tác ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số biết, nghe,
hiểu và nói được những từ ngữ thông dụng, giao tiếp hàng ngày góp phần nâng cao
hiệu quả công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước đến với vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
2. Yêu cầu
Việc triển khai công tác bồi dưỡng
kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số phải được thực hiện đồng bộ từ cấp
tỉnh đến cơ sở. Trong đó cần tập trung chủ yếu đến nhóm đối tượng cán bộ, công
chức, viên chức trực tiếp đến công tác ở vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
Xác định rõ trách nhiệm của từng cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức công tác dân
tộc; xây dựng cơ chế phối hợp đồng bộ, trong đó xác định rõ trách nhiệm chủ
trì, phối hợp trong triển khai thực hiện. Xây dựng tiến độ, cách thức thực hiện
khoa học, có trọng tâm; thực hiện tốt việc đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm
và chế độ báo cáo kết quả trong quá trình thực hiện.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Nâng cao, cập nhật kiến thức dân tộc,
văn hóa dân tộc, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
công chức, viên chức làm công tác dân tộc; kỹ năng sử dụng tiếng dân tộc thiểu số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tiếp xúc, làm
việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số. Góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, vận
động đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế - xã hội
theo chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, tăng cường khối
đại đoàn kết dân tộc.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Đến năm 2020
- 100% cán bộ, công chức thuộc nhóm
đối tượng 1 của tỉnh được cung cấp tài
liệu, thông tin về kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc;
- Tối thiểu 25% cán bộ, công chức,
viên chức thuộc nhóm đối tượng 2, nhóm đối tượng 3 và nhóm
đối tượng 4 của tỉnh được bồi dưỡng,
cập nhật kiến thức dân tộc;
- Tối thiểu 20% cán bộ, công chức,
viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 của cấp huyện, cấp xã
tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân
tộc thiểu số.
2.2. Đến năm 2025
- 100% cán bộ, công chức thuộc nhóm
đối tượng 1 của tỉnh được cung cấp tài liệu, thông tin về
kiến thức dân tộc, chính sách dân tộc;
- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức,
viên chức thuộc nhóm đối tượng 2, nhóm đối tượng 3 và nhóm
đối tượng 4 của tỉnh được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức dân tộc;
- Tối thiểu 80% cán bộ, công chức,
viên chức thuộc nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 của cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc
trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số được bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI
1. Đối tượng
1.1. Về bồi dưỡng kiến thức
dân tộc
- Đối tượng 1:
Bí thư, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND; Chủ tịch, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh; Ủy
viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
- Đối tượng 2: Giám đốc, Phó Giám đốc
Sở; Trưởng, phó trưởng các Ban, Ngành đoàn thể và tương đương; Trưởng, Phó ban
ngành thuộc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh; Bí thư, Phó bí thư các Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy; Bí thư, Phó bí
thư, Chủ tịch, phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, phó Chủ tịch UBND
huyện, thành phố, Ủy viên Ban Thường vụ huyện, thành ủy.
- Đối tượng 3: Trưởng, Phó trưởng phòng, ban chuyên môn và tương đương thuộc các cơ quan
cấp tỉnh; Trưởng, Phó trưởng phòng, ban chuyên môn và
tương đương thuộc các cơ quan cấp huyện; Trưởng, Phó
trưởng phòng và tương đương thuộc UBND huyện, thành phố;
Trưởng phó các Ban, Ngành đoàn thể trực thuộc huyện, thành ủy; Bí thư, Phó Bí
thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn; Chủ tịch, phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, phó
Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Hiệu trưởng, Phó
hiệu trưởng các Trường THPT, THCS, tiểu học và các Trường phổ thông dân tộc nội
trú, THCS và THPT nội trú trên địa bàn tỉnh.
- Đối tượng 4: Công chức, viên chức
theo dõi công tác dân tộc thuộc các cơ quan cấp tỉnh, cấp huyện; cán bộ công
chức ở xã, phường, thị trấn; Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, xóm ở địa
bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số.
1.2. Về tiếng dân tộc thiểu số.
Nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4
ở cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số.
2. Phạm vi, thời gian thực hiện
- Phạm vi: Vùng dân tộc thiểu số trên
địa bàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2019
đến năm 2025.
IV. CHƯƠNG TRÌNH, TÀI LIỆU, HÌNH
THỨC BỒI DƯỠNG
1. Chương trình, tài liệu bồi dưỡng
Sử dụng tài liệu do cấp có thẩm quyền phê duyệt và ban hành theo quy định.
2. Hình thức bồi dưỡng
2.1. Kiến
thức dân tộc
- Nhóm đối tượng 1: Chương trình bồi
dưỡng kiến thức dân tộc thực hiện lồng ghép với nội dung
các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị; kiến thức quốc phòng, an ninh;
kiến thức quản lý nhà nước; học tập, quán triệt Nghị quyết của Đảng và cung cấp
tài liệu để tự nghiên cứu.
- Nhóm đối tượng 2: Chương trình bồi
dưỡng kiến thức dân tộc tập trung 3 ngày/năm và cung cấp
tài liệu để tự nghiên cứu.
- Nhóm đối tượng 3: Chương trình bồi
dưỡng kiến thức dân tộc tập trung 5 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 9 chuyên
đề tham khảo)
- Nhóm đối tượng 4: Chương trình bồi
dưỡng kiến thức dân tộc tập trung 5 ngày/năm (6 chuyên đề giảng dạy và 8 chuyên
đề tham khảo)
2.2. Tiếng dân tộc thiểu số
Tiếng dân tộc thiểu số tổ chức cho
nhóm đối tượng 3 và nhóm đối tượng 4 ở cấp huyện, cấp xã tiếp xúc, làm việc
trực tiếp với đồng bào dân tộc thiểu số theo hình thức bồi
dưỡng trực tiếp và cung cấp tài liệu để tự nghiên cứu.
V. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
- Giai đoạn 2018-2020 bồi dưỡng kiến
thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số cho 1.105 cán bộ, công chức viên chức
thuộc các nhóm đối tượng.
- Giai đoạn 2021-2025 bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số cho 2.845 cán bộ, công
chức viên chức thuộc các nhóm đối tượng.
(chi
tiết theo phụ lục đính kèm)
VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Tổng nhu cầu
kinh phí thực hiện Kế hoạch giai đoạn (2018 - 2025) là 4.130 triệu đồng (Chi tiết theo phụ lục đính
kèm)
- Nguồn kinh phí: Do ngân sách Nhà
nước đảm bảo.
VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Dân tộc tỉnh
Chủ trì, phối
hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện bồi dưỡng
kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Lập kế hoạch, dự toán kinh phí hàng
năm, cả giai đoạn chi cho công tác bồi dưỡng kiến thức dân
tộc và tiếng dân tộc thiểu số gửi Sở Nội vụ, Sở Tài chính
thẩm định báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra việc tổ
chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo chất lượng, tiến độ; sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch,
định kỳ hàng năm báo cáo UBND tỉnh.
2. Sở
Tài chính
Chủ trì cân đối,
đảm bảo kinh phí thực hiện Kế hoạch; hướng dẫn thủ tục
thanh, quyết toán thực hiện kế hoạch.
3. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc
tổng hợp kế hoạch, dự toán kinh phí chi cho bồi dưỡng kiến thức dân tộc và
tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; hướng dẫn, chỉ đạo định hướng, cụ thể
hóa chương trình, tài liệu phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh. Nghiên cứu
quy định cụ thể kết quả bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số
là một trong các tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.
4. Sở Giáo
dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc
hướng dẫn cụ thể việc bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho nhóm đối tượng 3,
nhóm đối tượng 4 ở cấp huyện, cấp xã.
5. Các Sở, Ban, Ngành, các tổ chức chính trị xã hội
Phối hợp với Ban
Dân tộc triển khai thực hiện kế hoạch, cử cán bộ, công chức, viên chức các nhóm
đối tượng tham gia đầy đủ khóa bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số.
6. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
- Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh tổ
chức thực hiện bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các nhóm đối tượng trên địa bàn.
- Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn cử cán
bộ, công chức, viên chức các nhóm đối tượng tham gia đầy đủ các khóa bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số. Sử dụng
kết quả bồi dưỡng kiến thức dân tộc và tiếng dân tộc thiểu số là một trong các
tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức hàng năm.
- Định kỳ hàng năm báo cáo kết quả
thực hiện Kế hoạch trên địa bàn.
Trên đây là Kế hoạch
thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn
2018-2025” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Trong quá trình
thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về Ban Dân tộc để tổng
hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Ủy ban Dân tộc
(b/c);
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, Ngành, tổ chức chính trị xã hội tỉnh;
- Ban Dân tộc;
- UBND các huyện, thành phố;
- Chánh, Phó VP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH (NT70b).
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Dũng
|