Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 181/KH-UBND 2022 khắc phục sự hài lòng của cá nhân đối với tiếp nhận phản ánh Hà Nội

Số hiệu: 181/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội Người ký: Lê Hồng Sơn
Ngày ban hành: 29/06/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 181/KH-UBND

Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

KHẮC PHỤC, CẢI THIỆN NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC ĐỐI VỚI VIỆC TIẾP NHẬN, XỬ LÝ PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ VỀ QUY ĐỊNH HÀNH CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Thành phố Hà Nội là đô thị lớn của cả nước với hơn 8,5 triệu dân và hơn 335.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động, nhu cầu về giải quyết thủ tục hành chính hàng ngày cho người dân và doanh nghiệp là rất lớn kèm theo đó các vấn đề liên quan đến việc thực hiện thủ tục hành chính cũng được phản ánh, kiến nghị, góp ý lớn và tăng qua các năm (năm 2020: 311 phản ánh, kiến nghị; năm 2021: 1.795 phản ánh, kiến nghị và 06 tháng đầu năm 2022: 619 phản ánh, kiến nghị). Những năm qua, Thành phố đặc biệt quan tâm đến công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng, yêu cầu đặt ra với nền hành chính phải “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo hiệu quả giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước từ Thành phố đến cơ sở”, Chỉ số đo lường mức độ hài lòng của người dân của Thành phố theo đánh giá hàng năm của Bộ Nội vụ qua các năm nhìn chung đều đạt mức khá và tốt, có sự cải thiện qua từng năm (năm 2021 tăng 3 bậc so với năm 2020). Năm 2021, theo báo cáo tại Quyết định số 352/QĐ-BNV ngày 29/4/2022 của Bộ Nội vụ về phê duyệt và công bố Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, Chỉ số hài lòng của Thành phố đạt 87,11/100 điểm, tăng 1,96% tỷ lệ hài lòng chung và xếp vị trí thứ 30/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó Chỉ số về tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý phản ánh kiến nghị đạt 79,73/100 điểm, giảm 1,01% so với năm 2020 (giảm ở 03/4 tiêu chí đánh giá).

Nhằm cải thiện, nâng cao chỉ số đánh giá về tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý phản ánh kiến nghị trong Chỉ số Sipas của Thành phố năm 2022 và những năm tiếp theo, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch khắc phục, cải thiện nâng cao sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân trên địa bàn Thành phố, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tăng cường nhận thức và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức của các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã trong việc tiếp nhận và xử lý ý kiến góp ý, phản ánh kiến nghị của người dân, tổ chức.

- Cải thiện, nâng cao chỉ số hài lòng về tiếp nhận và xử lý ý kiến góp ý phản ánh, kiến nghị tăng ở cả 4 chỉ tiêu thành phần, nâng tổng số điểm tỷ lệ chung đạt trên 85 điểm); cải thiện, nâng cao 03/04 chỉ số thành phần chưa có sự cải thiện, điểm số thấp.

- Phấn đấu tỷ lệ hài lòng về tiếp nhận và xử lý ý kiến góp ý phản ánh, kiến nghị tăng cao, góp phần vào tỷ lệ hài lòng chung về sự phục vụ hành chính của Thành phố năm 2022 tăng hạng cao so với năm 2021, chỉ số hài lòng của người dân và tổ chức có sự cải thiện cả về tỷ lệ hài lòng chung và thứ bậc.

2. Yêu cầu

- Việc thực hiện kế hoạch phải đồng bộ, thống nhất, phù hợp với các nội dung, tiêu chí trong Kế hoạch cải thiện, nâng cao Chỉ số PAR INDEX, Chỉ số SIPAS của Thành phố và các Kế hoạch, Chương trình cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính của Thành phố.

- Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã đánh giá đúng thực trạng, kết quả thực hiện các nội dung nhiệm vụ trong công tác cải cách thủ tục hành chính, việc thực hiện tiếp nhận và xử lý các phản ánh kiến nghị về quy định hành chính, thủ tục hành chính và các phản ánh, kiến nghị khác có liên quan để từ đó có những giải pháp, cách thức thực hiện hiệu quả.

- Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc triển khai, thực hiện, nhằm đạt mục đích đề ra.

- Chỉ số hài lòng về việc tiếp nhận, xử lý ý kiến góp ý phản ánh kiến nghị liên quan đến TTHC tăng ít nhất 3-5% so với năm 2021 (năm 2021 là 79,73%).

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Ban hành Quy chế về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, hành vi hành chính tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Thành phố.

a) Mục tiêu, yêu cầu: Xây dựng quy chế chung, thống nhất trong việc thực hiện tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, hành vi hành chính và việc thực hiện các thủ tục hành chính tại các cơ quan thuộc phạm vi quản lý của Thành phố.

Thời gian hoàn thành: trong tháng 10/2022.

b) Nhiệm vụ, giải pháp:

- Văn phòng UBND Thành phố:

+ Chủ trì, dự thảo Quy chế về việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, hành vi hành chính tại các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của Thành phố, trình UBND Thành phố ban hành; hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện.

+ Kiểm tra và tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy chế sau khi được ban hành.

- Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã:

+ Phối hợp, tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng dự thảo Quy chế;

+ Tổ chức triển khai thực hiện sau khi Quy chế được ban hành.

2. Tổ chức thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị liên quan đến quy định hành chính, TTHC và công khai kết quả xử lý phản ánh kiến nghị theo quy định của Nghị định số 63/2010/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) và Nghị định số 20/2008/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung) của Chính phủ.

a) Mục tiêu, yêu cầu:

- Thực hiện tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị liên quan đến TTHC thuộc phạm vi thẩm quyền của Thành phố trên Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của Cổng dịch vụ công quốc gia và thực hiện công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị theo đúng quy định.

- Đảm bảo 100% kiến nghị, phản ánh về TTHC được tiếp nhận, chuyển xử lý và xử lý đúng thời hạn.

- Đảm bảo điểm tối đa tiêu chí Tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị trong Chỉ số Cải cách hành chính (Par index) hàng năm của Thành phố.

b) Nhiệm vụ, giải pháp:

- Văn phòng UBND Thành phố:

+ Giữ vai trò đầu mối trong việc thực hiện tiếp nhận, phân loại và chuyên xử lý các phản ánh, kiến nghị trên Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của Cổng dịch vụ công quốc gia; thực hiện công khai kết quả xử lý theo đúng quy định.

+ Thực hiện phân quyền cho đầu mối kiểm soát thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã tham gia thực hiện tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị trên Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của Cổng dịch vụ công quốc gia;

+ Đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện xử lý các phản ánh, kiến nghị thuộc phạm vi thẩm quyền của các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố.

- Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã:

+ Phân công cán bộ đầu mối kiểm soát TTHC thực hiện việc tiếp nhận, xử lý các phản ánh thuộc phạm vi thẩm quyền của đơn vị được chuyển đến trên Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của Cổng dịch vụ công quốc gia

+ Chỉ đạo việc kiểm tra và xử lý, trả lời các phản ánh, kiến nghị thuộc phạm vi đơn vị mình theo đúng quy định.

3. Nâng cao tỷ lệ hài lòng về tiêu chí “Cơ quan có bố trí hình thức tiếp nhận góp ý, phản ánh, kiến nghị”

a) Mục tiêu, yêu cầu: Tỷ lệ hài lòng về tiêu chí “Cơ quan có bố trí hình thức tiếp nhận góp ý, phản ánh, kiến nghị tăng ít nhất 3-5% so với năm 2021 (năm 2021 đạt 82.12/100 điểm)

b) Nhiệm vụ, giải pháp:

- Văn phòng UBND Thành phố:

+ Xây dựng và hướng dẫn mô hình chung về hình thức, địa điểm, cách thức tiếp nhận các góp ý, phản ánh, kiến nghị tại Bộ phận Một cửa các đơn vị nhằm hình thành một khung chung thống nhất trên toàn địa bàn Thành phố;

+ Quy chuẩn về nội dung tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị;

+ Quy chuẩn về thông tin đường dây nóng, số điện thoại hoặc các kênh tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của Thành phố;

+ Quy định việc thực hiện niêm yết công khai các hình thức, cách thức thực hiện tiếp nhận và góp ý phản ánh, kiến nghị.

- Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã:

+ Chỉ đạo việc bố trí địa điểm phù hợp, thuận tiện đảm bảo việc tiếp nhận các hình thức tiếp nhận, góp ý phản ánh, kiến nghị của công dân, tổ chức được thuận tiện;

+ Thực hiện đúng theo quy định và hướng dẫn đối với các hình thức tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.

+ Đa dạng các hình thức tiếp nhận, xử lý các góp ý phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính phù hợp với đặc điểm, tình hình của đơn vị.

+ Lựa chọn, phân công cán bộ, công chức, viên chức có trình độ và kỹ năng giao tiếp đảm bảo việc sẵn sàng tiếp nhận, giải đáp, hướng dẫn những vấn đề mà người dân, tổ chức còn vướng mắc.

4. Nâng cao tỷ lệ hài lòng về tiêu chí “Dễ dàng thực hiện góp ý, phản ánh, kiến nghị”

a) Mục tiêu, yêu cầu: Tỷ lệ hài lòng về tiêu chí tăng ít nhất 5-7% so với năm 2021 (năm 2021 đạt 78.92/100 điểm)

b) Nhiệm vụ, giải pháp:

- Văn phòng UBND Thành phố:

+ Tiếp tục chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện công khai số điện thoại, đường dây nóng về tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính, hành vi hành chính của Thành phố tại Bộ phận Một cửa các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố; bổ sung việc thực hiện công khai số điện thoại, đường dây nóng của cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính;

+ Phân công đầu mối tiếp nhận, trực tiếp nhận và chuyển xử lý đối với những phản ánh, kiến nghị được gửi qua đường dây nóng của Thành phố, đảm bảo thông suốt và kịp thời;

+ Nghiên cứu bổ sung phương thức tiếp nhận và xử lý qua các kênh thông tin mạng xã hội (zalo, facebook hoặc các kênh thông tin phù hợp);

+ Phối hợp với cơ quan thông tấn báo chí thuộc Thành phố, xây dựng và phát triển 01 chuyên mục về tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị (hòm thư góp ý....) trên phương tiện báo giấy hoặc báo điện tử của các cơ quan báo chí Thành phố.

- Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã:

+ Chỉ đạo triển khai thực hiện đầy đủ và nghiêm túc việc công khai số điện thoại, đường dây nóng về tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính, hành vi hành chính của Thành phố tại Bộ phận Một cửa đơn vị;

+ Chỉ đạo và phân công đầu mối thực hiện tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính theo các kênh thông tin được bổ sung (mạng xã hội, báo chí...); thực hiện hướng dẫn và thông tin, tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân về các hình thức, các kênh thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của Thành phố.

5. Nâng cao tỷ lệ hài lòng về tiêu chí “Cơ quan tiếp nhận và xử lý tích cực các góp ý, phản ánh, kiến nghị”

a) Mục tiêu, yêu cầu: Tỷ lệ hài lòng về tiêu chí tăng ít nhất 5% so với năm 2021 (năm 2021 đạt 78.92/100 điểm)

b) Nhiệm vụ, giải pháp:

- Văn phòng UBND Thành phố:

+ Tăng cường công tác kiểm tra về kết quả giải quyết phản ánh, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố bằng các hình thức: kiểm tra công tác kiểm soát TTHC/ kiểm tra qua việc theo dõi trên Hệ thống tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị trên Cổng dịch vụ công quốc gia và các hình thức khác theo quy định.

+ Đôn đốc việc xử lý, giải quyết các phản ánh, kiến nghị của các cơ quan, đơn vị, đảm bảo về thời hạn giải quyết theo quy định.

+ Đánh giá, chấm điểm việc giải quyết các phản ánh, kiến nghị của các đơn vị; đưa thành một tiêu chí đánh giá, xếp loại trong công tác kiểm soát thủ tục hành chính và cải cách hành chính của Thành phố.

- Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã:

+ Thực hiện việc xử lý các phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền xử lý của đơn vị đúng thời hạn; không để xảy ra tình trạng chậm, muộn hoặc không xử lý, đùn đẩy trách nhiệm hoặc không trả lời.

+ Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trực thuộc cũng như trách nhiệm của cá nhân trong việc tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính của đơn vị; Có hình thức, biện pháp theo dõi, đánh giá về kết quả thực hiện của cá nhân, đơn vị trong công tác chung.

6. Nâng cao tỷ lệ hài lòng tiêu chí “Cơ quan có thông báo kịp thời kết quả xử lý các ý kiến góp ý, phản ánh kiến nghị”

a) Mục tiêu, yêu cầu: Tỷ lệ hài lòng về tiêu chí tăng ít nhất 5-7% so với năm 2021 (năm 2021 đạt 78.92/100 điểm)

b) Nhiệm vụ, giải pháp:

- Văn phòng UBND Thành phố:

+ Thực hiện công khai ngay kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo quy định.

+ Xây dựng và bổ sung việc thực hiện công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính trên Cổng Thông tin điện tử/ Cổng giao tiếp điện tử Thành phố và các kênh thông tin khác phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

- Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã

+ Thực hiện nghiêm túc việc trả lời và gửi thông tin kết quả xử lý cho đối tượng gửi phản ánh, kiến nghị;

+ Thực hiện việc công khai kết quả xử lý trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị và các hình thức khác phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị.

7. Công tác truyền thông

a) Mục tiêu, yêu cầu: Thực hiện tuyên truyền, truyền thông trên các phương tiện và bằng các cách thức phù hợp để mọi tầng lớp quần chúng nhân dân biết và chủ động thực hiện.

Thực hiện thường xuyên.

b) Nhiệm vụ, giải pháp:

- Sở Thông tin và Truyền thông: đưa vào nội dung truyền thông về công tác cải cách hành chính chung của Thành phố; thực hiện hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện truyền thông cơ sở.

- Văn phòng UBND Thành phố:

+ Thực hiện công tác truyền thông theo Kế hoạch thông tin, tuyên truyền về kiểm soát TTHC, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông của Thành phố;

+ Xây dựng và biên soạn các tờ rơi, tờ gấp liên quan tới việc tổ chức và các hình thức, cách thức thực hiện tiếp nhận các góp ý, phản ánh kiến nghị của công dân, tổ chức;

+ Phối hợp với các tổ chức chính trị, chính trị xã hội thực hiện công tác truyền thông, vận động và hướng dẫn việc thực hiện các nội dung về công tác tiếp nhận, xử lý góp ý phản ánh, kiến nghị;

- Các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã:

+ Tổ chức thực hiện công tác truyền thông theo các hình thức, cách thức phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị;

+ Chỉ đạo việc hướng dẫn trực tiếp hoặc qua các cách thức (video hướng dẫn....), thông tin tại bộ phận một cửa hoặc qua các kênh thông tin trên địa bàn (tổ dân phố, các hội, các tổ chức chính trị - xã hội....) để người dân biết và thực hiện.

8. Công tác tập huấn, bồi dưỡng

a) Mục tiêu, yêu cầu: nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng xử lý của cán bộ, công chức, viên chức.

Thực hiện thường xuyên.

b) Nhiệm vụ, giải pháp:

- Sở Nội vụ:

+ Tổng hợp và quán triệt các nhiệm vụ, mục tiêu cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các nội dung của công tác cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính, việc tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị.

+ Xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố về kỹ năng giao tiếp, ứng xử; kỹ năng xử lý tình huống đặc biệt chú trọng đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân.

- Văn phòng UBND Thành phố:

+ Tổ chức tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ công tác tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính.

+ Thường xuyên hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị trong việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước về công tác kiểm soát thủ tục hành chính và cải cách hành chính theo phân cấp hiện hành và các nguồn lực hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao chủ động triển khai, đề ra các biện pháp, giải pháp, phân công trách nhiệm và nhiệm vụ với nguyên tắc “rõ việc - rõ người - rõ trách nhiệm - rõ thời gian - rõ hiệu quả” cho các phòng, ban, đơn vị và cho từng cán bộ, công chức, viên chức gắn với thường xuyên kiểm tra, đôn đốc quyết liệt để triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác cải cách hành chính hàng năm theo Kế hoạch này và chỉ đạo của UBND Thành phố.

Chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố về việc tổ chức thực hiện hiệu quả các giải pháp đề ra trong kế hoạch; báo cáo kết quả thực hiện (lồng ghép trong báo cáo kiểm soát thủ tục hành chính) về UBND Thành phố (qua Văn phòng UBND Thành phố).

2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố tăng cường giám sát việc triển khai công tác cải cách hành chính tại các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã, đặc biệt đối với việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp để đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kịp thời xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định; vận động các hội viên, đoàn viên tích cực và tự giác tham gia và phối hợp triển khai thực hiện các giải pháp theo Kế hoạch đề ra.

3. Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế Đô thị, Cổng thông tin điều hành, Cổng Giao tiếp điện tử Thành phố:

- Phối hợp với Văn phòng UBND Thành phố, xây dựng và phát triển 01 chuyên mục về tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính và thực hiện quy định hành chính trên phương tiện báo giấy hoặc báo điện tử của các cơ quan báo chí Thành phố.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, kịp thời phát hiện, nêu gương các điển hình tiên tiến trong công tác và của các cơ quan, đơn vị đặc biệt là các sáng kiến CCHC có hiệu quả trong thực tiễn. Đồng thời phản ánh những hạn chế, tồn tại của bộ máy, của cán bộ công chức, viên chức, người lao động của cơ quan nhà nước trong quá trình thực hiện CCHC; Xây dựng mạng lưới kênh thông tin phối hợp trong việc tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị về thủ tục hành chính - là cầu nối với các cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện và nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

4. Giao Văn phòng UBND Thành phố làm đầu mối theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch nhằm cải thiện thứ hạng chỉ số hài lòng về tiếp nhận, xử lý góp ý phản ánh, kiến nghị của Thành phố năm 2022 và những năm tiếp theo. Định kỳ tổng hợp, lồng ghép việc thực hiện kế hoạch này vào báo cáo CCHC để báo cáo UBND Thành phố theo dõi, chỉ đạo.

UBND Thành phố yêu cầu Giám đốc các Sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo đúng tiến độ, hiệu quả. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo UBND Thành phố (qua Văn phòng UBND Thành phố) để xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- Chủ tịch UBND Thành phố; (để báo cáo)
- PCT TT UBND TP Lê Hồng Sơn;
- Các Phó Chủ tịch UBND TP;
- UBMTTQ VN Thành phố và các tổ chức thành viên;
- Các Sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận, huyện, thị xã;
- Đài PTTH Hà Nội, các báo: HNM, KT&ĐT, Cổng GTĐT TP;
- VPUB: CVP, các PCVP,
Các phòng; các phòng, ban, trung tâm, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, KSTTHC (Nga).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Hồng Sơn

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 181/KH-UBND ngày 29/06/2022 về khắc phục, cải thiện nâng cao sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh và đời sống nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.775

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.184.214
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!