Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 181/KH-UBND 2019 triển khai nhân rộng mô hình điển hình tiên tiến tỉnh Hòa Bình

Số hiệu: 181/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình Người ký: Bùi Văn Khánh
Ngày ban hành: 11/11/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 181/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 11 tháng 11 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI NHÂN RỘNG MÔ HÌNH, ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN

Để nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình, điển hình tiên tiến tiêu biểu trên địa bàn tỉnh năm 2019 theo Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 06/4/2016 của UBND tỉnh về tuyên truyền, xây dựng và nhân điển hình tiên tiến, giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến năm 2019 (phụ lục kèm theo) trên địa bàn tỉnh, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai, phổ biến và nhân điển hình tiên tiến nhằm tạo sự chuyển biến trong nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể các cấp; cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về vai trò, tác dụng của công tác thi đua, khen thưởng. Qua đó, khơi dậy tinh thần thi đua lao động sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn, lập nhiều thành tích trong thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

2. Yêu cầu

- Triển khai nhân rộng điển hình tiên tiến phải được cụ thể hóa thông qua hiệu quả từng mô hình, nhân tố mới trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Điển hình tiên tiến phải thực sự tiêu biểu, gương mẫu chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có cách làm hay, hiệu quả trên từng lĩnh vực công tác, trong lao động, sản xuất, thực hiện nhiệm vụ được quần chúng thừa nhận;

- Phát huy vai trò, tác dụng nêu gương học tập và là nòng cốt trong các phong trào thi đua ở cơ sở. Các cơ quan, đơn vị, địa phương chỉ đạo thực hiện các hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức. Coi đây là một trong những giải pháp quan trọng đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và nhân điển hình trong thời gian tới.

II. NỘI DUNG, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành đối với xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua. Nhằm phát huy cao độ tính tự giác của mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;

- Tuyên truyền, phổ biến điển hình thông qua các chuyên trang, chuyên mục trên các phương tiện thông tin, đại chúng; các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt của các tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, các tổ chức Hội và sinh hoạt văn hóa cộng đồng...;

- Đề ra các giải pháp phát huy có hiệu quả các điển hình tiên tiến đã được phổ biến nhân rộng để các cơ quan, đơn vị, địa phương, giới thiệu tham quan, học tập kinh nghiệm; có cách làm hay, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; nội bộ đoàn kết, thống nhất; tổ chức đảng đạt trong sạch vững mạnh, các đoàn thể vững mạnh toàn diện;

- Tạo môi trường thuận lợi để các mô hình, điển hình tiên tiến có điều kiện phấn đấu, khẳng định mình trước tập thể, được báo cáo, giới thiệu mô hình trong cộng đồng và tại các Hội nghị tổng kết phong trào thi đua, biểu dương điển hình các cấp, các ngành trong tỉnh. Đồng thời có các hình thức thi đua giữa các điển hình tiên tiến;

- Nghiên cứu xây dựng các tiêu chí điển hình tiên tiến của tập thể và cá nhân phù hợp với đặc điểm, tính chất, ngành nghề, lĩnh vực công tác, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương làm cơ sở bình xét, khen thưởng, tôn vinh những tập thể, cá nhân có thành tích;

- Định kỳ hàng năm các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình, điển hình thông qua mô hình, điển hình so với năm trước, rút kinh nghiệm tiếp tục xây dựng, bồi dưỡng, nhân rộng điển hình tiên tiến trong những năm tiếp theo. Thực hiện đồng bộ cả 4 khâu: Phát hiện - Bồi dưỡng - Tổng kết - Nhân điển hình tiên tiến.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể tỉnh, tổ chức hội cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các Cụm, Khối thi đua trên địa bàn tỉnh nghiên cứu, vận dụng, học tập, nhân rộng phù hợp với tình hình thực tiễn ở cơ sở. Đồng thời, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, tuyên truyền, khảo sát, thẩm định, lựa chọn tập thể, cá nhân để xây dựng điển hình tiên tiến trong những năm tiếp theo.

2. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh thuộc Sở Nội vụ và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan theo dõi, đôn đốc triển khai đảm bảo các nội dung theo Kế hoạch đã đề ra. Tổng hợp giới thiệu điển hình tiên tiến để tuyên truyền nêu gương học tập trên các phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương và địa phương. Định kỳ tổng hợp kết quả báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Ban TĐ-KT Trung ương;
- Các Vụ: I, III, Ban TĐ-KT Trung ương;
- TT Tỉnh ủy; TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, tổ chức hội cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Trưởng các Cụm, Khối thi đua của tỉnh;
- Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh;
- Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh;
- Chánh VP, các Phó CVP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NC (BTh,140b).

CHỦ TỊCH




Bùi Văn Khánh

 

PHỤ LỤC

DANH SÁCH MÔ HÌNH, ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN
(Kèm theo Kế hoạch số 181/KH-UBND ngày 11/11/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình )

Số TT

Tên tập thể, cá nhân

Mô hình, điển hình

I

MÔ HÌNH: 22

 

1

Công an huyện Lạc Sơn

Mô hình: “Chung tay vì cuộc sống cộng đồng”, giúp đỡ các hộ dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống

2

Bà Bùi Thị Sành, xóm Bui, xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn

Mô hình: “Hợp tác xã mây tre đan”, giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động địa phương

3

Công an huyện Cao Phong

Mô hình: “Camera giám sát tình hình an ninh trật tự và hoạt động giao thông huyện Cao Phong”, giúp cho công tác quản lý, giám sát trật tự an toàn giao thông, phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm đạt hiệu quả cao

4

Khu phố 7, thị trấn Hàng Trạm, huyện Yên Thủy

Mô hình: “Câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững”, nhằm tuyên truyền, thực hiện tốt công tác phòng, chống bạo lực gia đình

5

Bà Nguyễn Thị Thu, hội viên phụ nữ thôn An Ninh, xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy

Mô hình: “Phát triển kinh tế gia đình nhờ trồng hoa”, giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động, chia sẻ cách làm hay, hiệu quả cho bà con

6

Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp xã Pà cò, huyện Mai Châu

Mô hình: “Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản”, trồng và tiêu thụ chanh leo mang lại hiệu quả kinh tế cao, ổn định cho người dân

7

Ông Trần Trung Đức, xóm Tân Sơn, xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn

Mô hình: “Hợp tác xã sản xuất chuối Viba”, làm tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, gắn liên kết sản xuất và chế biến thành chuỗi làm tăng giá trị sản phẩm, tăng lợi nhuận.

8

Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Lương Sơn

Mô hình: “Vận động phụ nữ tiết kiệm, mua Bảo hiểm y tế - Vì sức khỏe gia đình” do Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh triển khai xây dựng trong các cấp Hội; góp phần đảm bảo tỷ lệ tham gia BHYT toàn dân đạt 93% vào năm 2020, nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên phụ nữ về quyền, trách nhiệm khi tham gia BHYT; giúp đỡ, tạo điều kiện để hội viên và các thành viên trong gia đình tham gia, hưởng quyền lợi từ BHYT

9

Gia đình ông Hà Văn Hưng, xóm Bương Bái, xã Nam Sơn, huyện Tân Lạc

Mô hình: “Trồng cây ăn quả kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm”, phát triển kinh tế hộ gia đình, chia sẻ với bà con nông dân những kinh nghiệm về chăn nuôi; kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để đem lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập, ổn định

10

Chi Hội Phụ nữ khu 6, thị trấn Mường Khến, huyện Tân Lạc

Mô hình: “Phát triển Mô hình CLB điểm phụ nữ tự tin- tự trọng- trung hậu- đảm đang và phong trào xây dựng đường hoa không đồng”, tạo sự đồng thuận cao trong Hội viên phụ nữ; tô điểm thêm vẻ đẹp những con đường làng quê, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh chung

11

Trường Trung học Phổ thông Tân Lạc

Mô hình: “Dạy học tích hợp liên môn gắn với trải nghiệm thực tế mô hình trồng bưởi đỏ Tân Lạc”, đáp ứng yêu cầu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn. Mô hình có tính thực tiễn cao, đã thực hiện được nguyên lý học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội

12

Trường Mầm non Phương Lâm, thành phố Hòa Bình

Mô hình: “Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho trẻ Mẫu giáo khi gặp các tình huống nguy hiểm”, giúp trẻ phát triển tốt khả năng tư duy, nâng cao sự tự tin trong cuộc sống. Đồng thời phòng tránh cho trẻ không bị xâm hại

13

Trường Mầm non Tân Hòa A, thành phố Hòa Bình

Mô hình: “Trang trại của bé”, mang lại hiệu quả cao trong phong trào “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” đúng nghĩa với việc “Học bằng chơi, chơi mà học” để mỗi ngày trẻ đến trường là một ngày vui

14

Trường Tiểu học Lê Văn Tám, thành phố Hòa Bình

Mô hình: “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động trải nghiệm”, giúp cho học sinh có kĩ năng tự quản lý, ra quyết định, tự phục vụ, khả năng giao tiếp, hòa nhập tốt hơn, mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập, rèn luyện, từ đó góp phần phát triển toàn diện về năng lực, phẩm chất

15

Nhóm từ thiện thành phố Hòa Bình

Mô hình: “Câu Lạc bộ thiện nguyện áo xanh”, lan tỏa giá trị nhân đạo trong cộng đồng, thu hút được nhiều người quan tâm tham gia, thể hiện phẩm chất, giá trị đạo đức tốt đẹp của mỗi con người, góp phần chia sẻ khó khăn với nhân dân trên địa bàn tỉnh

16

Trường Mầm non Sao Mai, xã Hợp Thịnh, huyện Kỳ Sơn

Mô hình: “Thư viện thân thiện của bé”, thúc đẩy sự phát triển đồng đều tất cả các kỹ năng, nhận thức của trẻ phát triển thông qua việc đọc sách và các trò chơi mang tính giáo dục, từ đó trẻ có cơ hội để phát triển vốn từ, tăng cường Tiếng Việt và khả năng phát triển ngôn ngữ nghe và hiểu

17

Các xã trên địa bàn huyện Kỳ Sơn

Mô hình: “Thu gom bao gói thuốc Bảo vệ thực vật sau sử dụng tại các vùng sản xuất trồng trọt tập trung” tại huyện Kỳ Sơn, giúp cải thiện môi trường sống ngày càng bền vững và góp phần giải quyết an sinh xã hội; nâng cao nhận thức của người dân trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường do bao bì thuốc bảo vệ thực vật gây ra, tiết kiệm quỹ đất; từ đó bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu

18

Gia đình ông Nguyễn Văn Hiệu xóm Gò Chè, xã Hợp Kim, huyện Kim Bôi

Mô hình: “Trang trại nuôi Trâu, Bò vỗ béo”, giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động, chia sẻ cách làm hay, hiệu quả cho bà con

19

Hợp tác xã Nông nghiệp xanh Kim Bôi, huyện Kim Bôi

Mô hình: “Trồng và tiêu thụ chanh leo theo chuỗi giá trị”, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định cho người dân

20

Các xã trên địa bàn huyện Đà Bắc

Mô hình: “Chuỗi liên kết phát triển vùng nguyên liệu của cây Sachi trong tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tại huyện Đà Bắc”, tiền đề để tạo vùng sản xuất nguyên liệu tập trung dựa trên việc phát triển cây Sachi tại các địa phương gắn liền với công nghiệp chế biến, đảm bảo đầu ra, ổn định sản xuất cho người nông dân; hình thành thói quen sản xuất hàng hóa theo liên kết chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định

21

Xóm Đá Bia, xã Tiền Phong huyện Đà Bắc

Mô hình: “Phát triển du lịch cộng đồng”, tận dụng lợi thế về địa hình để phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái vùng lòng hồ Hòa Bình, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ gìn môi trường và cảnh quan thiên nhiên, mang lại hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định cho người dân

22

Phòng nuôi trồng khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản, Chi cục Thủy sản, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Mô hình: “Nuôi cá Chình Bông trong lồng trên hồ thủy điện sông Đà”, nhằm phát huy thế mạnh tiềm năng mặt nước nuôi trồng thủy sản; phát triển nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa giống loài, hình thức nuôi để đáp ứng nhu cầu thị trường và tránh rủi ro do thiên tai và dịch bệnh, góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người lao động

II

ĐIỂN HÌNH: 06

 

1

Bà Đặng Thị Thu, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong

Điển hình “Làm giàu theo lời Bác chia sẻ nhân ái”, phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động; tích cực đóng góp, ủng hộ, tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, nghĩa tình

2

Bà Bùi Thị Yến, hội viên phụ nữ xóm Thôi, xã Yên Lập, huyện Cao Phong

Điển hình “Vượt khó vươn lên thoát nghèo từ phát triển chăn nuôi và trồng trọt”, tích cực tìm tòi học hỏi, vượt khó vươn lên thoát nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc

3

Ông Bùi Văn Lực, Bí thư Đảng ủy xã Sơn Thủy, huyện Kim Bôi

Điển hình “Đi đầu trong việc tuyên truyền, vận động và tổ chức Nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng Thương hiệu Nhãn Sơn Thủy huyện Kim Bôi”, mạnh dạn đưa cây nhãn Hương Chi về trồng tại địa phương, loại cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao có sức lan tỏa lớn, nay đã thành Vùng chuyên canh trồng nhãn tập trung có khối lượng sản phẩm lớn cung ứng ra thị trường với tổng diện tích 104 ha đã được đăng kí chỉ dẫn địa lí

4

Ông Trần Văn Minh, xóm Điếm Tổng, xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn

Điển hình “Làm giàu từ mô hình phát triển kinh tế trang trại”, tích cực tìm tòi phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế gia đình, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương, cùng nhau xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu chính đáng

5

Ông Bùi Văn Hậu, xóm Biệng, xã Quyết Chiến, huyện Tân Lạc

Điển hình “Vượt khó làm giàu từ mô hình chăn nuôi thỏ”, bản thân và gia đình quyết tâm, nỗ lực, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu, cây trồng vật nuôi, vươn lên thoát nghèo; chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ bà con địa phương cùng nhau xóa đói, giảm nghèo, ổn định cuộc sống

6

Ông Lê Văn Tích, tổ 2A, phường Tân thịnh, thành phố Hòa Bình

Điển hình “Về nghị lực vươn lên vượt khó”, là một tấm gương về nghị lực trong cuộc sống, truyền cảm hứng khởi nghiệp cho người khuyết tật nói chung và người khuyết tật trên địa bàn nói riêng. Năm 2018 tham gia cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Hòa Bình lần thứ I với dự án “Xe lăn đầu kéo điện” và đạt giải Ba tại cuộc thi

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 181/KH-UBND ngày 11/11/2019 về triển khai nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến do tỉnh Hòa Bình ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.581

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.226.167
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!