ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 18/KH-UBND
|
Cần
Thơ, ngày 19 tháng 01 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC VĂN THƯ, LƯU TRỮ NĂM 2021
Thực hiện Luật Lưu trữ số 01/2011/QH13
ngày 11 tháng 11 năm 2011; Công văn số 6679/BNV-VTLTNN ngày 18 tháng 12 năm
2020 của Bộ Nội vụ về việc phương hướng, nhiệm vụ công tác văn thư, lưu trữ năm
2021 và đặc điểm tình hình cụ thể công tác văn thư, lưu trữ tại các cơ quan, tổ
chức trên địa bàn thành phố. Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch công
tác văn thư, lưu trữ năm 2021 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tuyên truyền, phổ biến các quy định
của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ đến cán bộ, công chức, viên chức nhằm
nâng cao nhận thức về vị trí vai trò, tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu
trữ và việc quản lý, bảo quản, khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ.
2. Nâng cao trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức trong việc quản lý, chỉ đạo công tác văn thư, lưu trữ tại
các cơ quan, tổ chức đạt hiệu quả cao; trách nhiệm của công chức, viên chức
trong việc lập hồ sơ công việc và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.
3. Đưa công tác văn thư, lưu trữ của
các cơ quan, tổ chức đi vào nề nếp, khoa học, đúng quy định của pháp luật nhằm
nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc, đáp ứng yêu cầu công tác cải
cách hành chính và Chính phủ điện tử hiện nay.
4. Đưa nội dung thực hiện các quy định
về công tác văn thư, lưu trữ thành một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn
thành nhiệm vụ được giao đối với công chức, viên chức; đánh giá thi đua hàng
năm đối với tập thể, cá nhân.
II. QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO
NHIỆM VỤ THƯỜNG XUYÊN
1. Quản lý, chỉ đạo,
hướng dẫn công tác văn thư, lưu trữ
a) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về
công tác văn thư, lưu trữ:
Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các
quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ như: Các văn bản hướng dẫn
của ngành (Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về
công tác văn thư; Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu
trữ cơ quan, Lưu trữ lịch sử,....), của thành phố về công tác văn thư, lưu trữ
đến các cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý thông qua phương tiện Cổng thông
tin điện tử thành phố, Trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, các buổi hội
nghị tập huấn, triển khai sơ kết, tổng kết.
* Thời gian thực hiện: Thường xuyên
trong năm 2021.
b) Xây dựng, ban hành văn bản quản
lý, hướng dẫn về công tác văn thư, lưu trữ:
- Sở Nội vụ: Xây dựng, ban hành các
văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác văn thư, lưu trữ phù hợp với
quy định hiện hành; đồng thời, rà soát các văn bản đã ban hành trước đây về
công tác văn thư, lưu trữ không còn phù hợp để sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng
văn bản mới cho phù hợp các quy định hiện hành của Nhà nước về công tác văn
thư, lưu trữ để áp dụng thống nhất tại các cơ quan, tổ chức;
- Các cơ quan, tổ chức: căn cứ các
quy định của Nhà nước, của thành phố hoặc hướng dẫn của Sở Nội vụ để tiến hành
rà soát những văn bản đã ban hành hoặc chưa ban hành để sửa đổi, thay thế, ban
hành mới các văn bản theo quy định hiện hành và phù hợp với tình hình thực tế của
cơ quan, tổ chức:
+ Quy chế công tác văn thư, lưu trữ của
cơ quan, tổ chức;
+ Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài
liệu;
+ Kế hoạch công tác văn thư, lưu trữ;
+ Danh mục hồ sơ cơ quan.
* Thời gian hoàn thành: quý I năm
2021.
c) Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp
vụ:
Tổ chức tập huấn nghiệp vụ chuyên sâu
về công tác văn thư, lưu trữ phù hợp với từng đối tượng công chức, viên chức từ
cấp thành phố đến cấp quận, huyện, xã, phường, trong đó tập trung vào các nội
dung: lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan; quản lý văn bản
và lập hồ sơ điện tử trong môi trường mạng; hướng dẫn xây dựng thời hạn bảo quản
hồ sơ, tài liệu; Danh mục hồ sơ cơ quan hàng năm; số hóa tài liệu lưu trữ.
- Sở Nội vụ: Xây dựng kế hoạch,
chương trình tập huấn, phối hợp tổ chức mở lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ
công tác văn thư, lưu trữ cho Lãnh đạo Văn phòng (Phòng Hành chính), Phòng Nội
vụ; công chức, viên chức làm công tác văn thư, lưu trữ tại sở, ban ngành; đơn vị
sự nghiệp; Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn;
- Các cơ quan, tổ chức:
+ Xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng
nghiệp vụ văn thư, lưu trữ cho công chức, viên chức thuộc thẩm quyền;
+ Rà soát và cử công chức, viên chức
làm công tác văn thư, lưu trữ chưa đảm bảo tiêu chuẩn ngạch tham gia các lớp
đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu công việc.
* Thời gian hoàn thành: quý IV năm
2021.
d) Kiểm tra việc thực hiện các quy định
của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ:
- Sở Nội vụ:
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực
hiện công tác văn thư, lưu trữ của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố;
+ Kiểm tra hoạt động dịch vụ lưu trữ
và sử dụng dịch vụ lưu trữ trên địa bàn thành phố.
- Các sở, ban ngành: chủ động xây dựng
kế hoạch kiểm tra và tiến hành kiểm tra ít nhất 30% đơn vị trực thuộc (nếu có);
- Đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện:
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn công tác văn thư, lưu trữ trên 30% các
phòng, ban, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Nội dung kiểm tra cần tập trung vào
các vấn đề:
+ Tình hình thực hiện các quy định của
pháp luật về tiêu chuẩn chức danh công chức, viên chức làm công tác văn thư,
lưu trữ;
+ Công tác văn thư: Soạn thảo, ký ban
hành văn bản, quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ
cơ quan, quản lý và sử dụng thiết bị lưu khóa bí mật, phần mềm Hệ thống quản lý
tài liệu điện tử theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3
năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư;
+ Hoạt động nghiệp vụ lưu trữ: Chỉnh
lý tài liệu, bảo quản và tổ chức sử dụng tài liệu lưu trữ, số hóa tài liệu; tạo
lập và quản lý dữ liệu thông tin đầu vào của tài liệu lưu trữ điện tử theo đúng
quy định tại Thông tư số 02/2019/TT-BNV ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Bộ Nội vụ
quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu
trữ điện tử.
* Thời gian hoàn thành: quý III năm 2021.
đ) Công tác tổ chức cán bộ:
Các cơ quan, tổ chức sắp xếp tổ chức
bộ máy và bố trí công chức, viên chức đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc, đặc biệt
là công tác văn thư, lưu trữ điện tử và công tác quản lý tài liệu lưu trữ lịch
sử thành phố; đảm bảo công chức, viên chức đáp ứng tiêu chuẩn ngạch, chức danh
nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Thực hiện hoạt
động nghiệp vụ văn thư, lưu trữ
Các cơ quan, tổ chức tăng cường lãnh
đạo, chỉ đạo công tác văn thư, lưu trữ, trong đó tập trung thực hiện các nghiệp
vụ sau:
a) Thực hiện hoạt động nghiệp vụ văn
thư:
- Các cơ quan, tổ chức có liên quan
khẩn trương hoàn thiện Hệ thống quản lý văn bản điện tử đảm bảo các chức năng
chính để thực hiện việc tin học hóa công tác soạn thảo, ban hành văn bản; quản
lý văn bản đi, văn bản đến; lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ
cơ quan trên môi trường mạng theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3
năm 2020 của Chính phủ về công tác văn thư;
- Tiếp tục triển khai thực hiện tiếp
nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản, lập hồ sơ điện tử trên môi trường mạng
theo Quyết định số 1637/QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban nhân dân
thành phố ban hành Quy chế tiếp nhận, xử lý, phát hành và quản lý văn bản điện
tử giữa các cơ quan Nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, Ủy ban nhân dân
quận, huyện, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
- Xây dựng hoàn thiện Danh mục hồ sơ,
tài liệu hiện hành tại các cơ quan, tổ chức để tiến hành quản lý tài liệu lưu
trữ điện tử, lập hồ sơ công việc trên môi trường mạng;
- Xây dựng kế hoạch thu, nộp tài liệu
và hướng dẫn các đơn vị thuộc, trực thuộc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu để nộp vào
Lưu trữ cơ quan theo đúng quy định.
b) Thực hiện hoạt động nghiệp vụ lưu
trữ:
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin vào công tác lưu trữ, các cơ quan, tổ chức trang bị hệ thống phần mềm lưu
trữ điện tử đáp ứng các tiêu chuẩn theo Thông tư số 02/2019/TT-BNV ngày 24
tháng 01 năm 2019 của Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn dữ liệu thông tin đầu vào
và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử;
- Các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp
lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử thành phố thực hiện lựa chọn tài liệu có giá
trị bảo quản vĩnh viễn đến hạn nộp lưu, lập Danh mục thành phần tài liệu nộp
lưu vào lưu trữ lịch sử;
- Bố trí phòng, kho lưu trữ: các cơ
quan, tổ chức bố trí phòng, kho và trang thiết bị để bảo quản hồ sơ, tài liệu
an toàn, thuận tiện cho khai thác, sử dụng hồ sơ, tài liệu;
- Thực hiện việc hủy tài liệu hết giá
trị theo quy định.
3. Hiện đại hóa
công tác văn thư, lưu trữ
a) Triển khai thực hiện Đề án
"Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai đoạn 2020 -
2025" theo Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 03 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng
Chính phủ, để phục vụ quản lý, sử dụng tài liệu lưu trữ điện tử tại các cơ
quan, tổ chức và tại Lưu trữ lịch sử thành phố;
b) Nâng cấp hoàn thiện chức năng lập
hồ sơ điện tử, Lưu trữ cơ quan trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản điều hành
nhằm tạo cơ sở dữ liệu tài liệu lưu trữ điện tử tại các cơ quan, tổ chức phục vụ
lưu trữ và khai thác, sử dụng;
c) Các cơ quan, tổ chức xây dựng kế
hoạch lưu trữ điện tử trên cơ sở Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 29 tháng 10 năm
2020 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc triển khai thực hiện Đề án “Lưu trữ
tài liệu điện tử của các cơ quan Nhà nước giai đoạn 2020 - 2025” trên địa bàn
thành phố Cần Thơ theo Quyết định số 458/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phù hợp
với cơ cấu, tổ chức bộ máy, với nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị đáp ứng thực hiện
các nhiệm vụ lưu trữ điện tử; đồng thời, trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo
ứng dụng vận hành hệ thống quản lý tài liệu lưu trữ điện tử, đảm bảo các quy
trình nghiệp vụ tạo lập hồ sơ lưu trữ điện tử.
4. Bố trí kinh
phí để thực hiện công tác văn thư, lưu trữ
a) Các cơ quan, tổ chức tăng cường bố
trí kinh phí cho công tác văn thư và hoạt động lưu trữ theo quy định của pháp
luật, đặc biệt là đầu tư thiết bị phục vụ quản lý tài liệu điện tử;
b) Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn bố trí kinh phí để
tiếp tục giải quyết tài liệu tồn đọng hình thành trước từ năm 2015 trở về trước
theo yêu cầu của Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng
Chính phủ;
c) Các cơ quan, đơn vị có liên quan
khẩn trương thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Kho Lưu trữ chuyên dụng của thành
phố;
d) Chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi
quản lý đầu tư kinh phí cho việc xây mới, cải tạo, nâng cấp mở rộng kho lưu trữ
đủ diện tích và các điều kiện bảo quản an toàn tài liệu theo quy định; chú trọng
công tác phòng cháy, chữa cháy, phòng chống ấm ướt và nấm mốc, côn trùng tại
kho lưu trữ.
III. CHỈ ĐẠO THỰC
HIỆN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
Năm 2021 các cơ quan, tổ chức cần tập
trung quản lý, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
1. Sắp xếp tổ chức bộ máy về công tác
văn thư, lưu trữ theo quy định của pháp luật.
2. Xây dựng Đề án "Lưu trữ tài
liệu điện tử các cơ quan Nhà nước giai đoạn 2020 - 2025" trên địa bàn
thành phố Cần Thơ theo Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2020 của Ủy
ban nhân dân thành phố về việc triển khai thực hiện Đề án “Lưu trữ tài liệu điện
tử của các cơ quan Nhà nước giai đoạn 2020 - 2025” trên địa bàn thành phố Cần
Thơ theo Quyết định số 458/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
3. Sở Thông tin và Truyền thông chủ
trì, phối hợp với Sở Nội vụ nâng cấp bổ sung hoàn thiện chức năng lập hồ sơ điện
tử trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản điều hành; đồng thời, xây dựng hệ thống
phần mềm quản lý kho tài liệu lưu trữ lịch sử điện tử tại Lưu trữ lịch sử thành
phố theo tiêu chuẩn quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ về
công tác văn thư; Thông tư số 02/2019/TT-BNV của Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn
dữ liệu thông tin đầu vào và yêu cầu bảo quản tài liệu lưu trữ điện tử.
4. Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân
thành phố tổ chức triển lãm tài liệu lưu trữ lịch sử và tổ chức Hội nghị sơ kết
thực hiện Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ;
đồng thời, tiếp tục phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II và các đơn vị có
liên quan thực hiện lập bản sao và phục chế các Sắc phong tại các Đình trên địa
bàn thành phố Cần Thơ.
5. Sở Nội vụ thực hiện phục chế, bồi
nền tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử thành phố.
6. Tăng cường kiểm tra hoạt động dịch
vụ lưu trữ và sử dụng dịch vụ lưu trữ của các cơ quan, tổ chức; phối hợp với
các cơ quan, tổ chức thẩm định chất lượng hồ sơ, tài liệu sau khi chỉnh lý.
7. Tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ
văn thư, lưu trữ; đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức theo tiêu chuẩn chức
danh, vị trí việc làm đáp ứng yêu cầu quản lý và thực hiện các nghiệp vụ chuyên
môn về văn thư, lưu trữ điện tử của các cơ quan, tổ chức trong bối cảnh thực
thi Chính phủ điện tử ở Việt Nam.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Thủ trưởng cơ quan, tổ chức
a) Căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị
xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; đồng thời, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc
xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ theo quy định;
gửi Kế hoạch thực hiện công tác văn thư, lưu trữ năm 2021 và Danh mục hồ sơ cơ
quan năm 2021 về Sở Nội vụ;
b) Thực hiện chế độ báo cáo công tác
văn thư, lưu trữ theo quy định, đảm bảo chất lượng và đúng thời gian quy định.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Nội vụ triển khai, hướng
dẫn lập hồ sơ điện tử trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản điều hành đến tất
cả các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố.
3. Sở Tài chính
a) Thẩm định dự toán kinh phí phục vụ
công tác lưu trữ của các cơ quan, tổ chức theo Điều 39 Luật Lưu trữ và trình Ủy
ban nhân dân thành phố phê duyệt;
b) Phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu trình
Ủy ban nhân dân thành phố về kinh phí thực hiện Đề án chỉnh lý tài liệu tồn đọng
tại các sở, ban ngành giai đoạn II và kinh phí phục chế, bồi nền tài liệu lưu
trữ tại Trung tâm Lưu trữ lịch sử thành phố.
4. Sở Nội vụ
a) Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến
các quy định của pháp luật về công tác văn thư, lưu trữ;
b) Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các
cơ quan, tổ chức triển khai thực hiện các nội dung theo kế hoạch đảm bảo hiệu
quả; phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai lập hồ sơ điện tử
trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành đến tất cả các cơ quan, tổ chức trên
địa bàn thành phố theo quy định;
c) Lập kế hoạch tu bổ, phục chế, bồi
nền đối với những khối tài liệu bị hư hỏng nặng tại kho lưu trữ lịch sử thành
phố; phối hợp với Sở Tài chính dự trữ kinh phí cho công tác này.
Trên đây là Kế hoạch công tác văn
thư, lưu trữ năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố, yêu cầu các cơ quan, tổ chức
triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng
mắc, cơ quan, tổ chức phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân
thành phố xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Cục Văn thư và Lưu trữ
Nhà nước - Bộ Nội vụ;
- Các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào Lưu trữ lịch sử thành
phố;
- UBND quận, huyện;
- VP UBND TP (3E 4);
- Cổng TTĐT TP;
- Lưu: VT, LhT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Trần Việt Trường
|