VIỆN KIỂM SÁT
NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 16/KH-VKSTC
|
Hà Nội, ngày 26 tháng 02 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN NĂM
2021
Căn cứ Luật tổ chức
Viện kiêm sát nhân dân năm 2014; Nghị định số 101/2017/NĐ-CP
ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức;
Chỉ thị số 07/CT-VKSTC ngày 23/9/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao về tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức,
viên chức của Viện kiểm sát nhân dân giai đoạn 2020 - 2025 và những năm tiếp
theo; Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 31/12/2020 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2021, Viện kiểm sát
nhân dân (VKSND) tối cao ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên
chức ngành Kiểm sát nhân dân năm 2021, như sau:
I- MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác đào tạo, bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành Kiểm
sát nhân dân có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, bảo đảm
thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát nhân dân, đáp ứng yêu cầu
cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.
2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công
chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân phải quán triệt, thực hiện đầy đủ quan
điểm, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là những quy định mới của
luật, những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng từ thực tiễn, bảo đảm phát triển
toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với
thực tiễn.
3. Phát huy tính chủ động của các đơn
vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao và VKSND địa phương trong việc tổ chức
các khóa đào tạo, bồi dưỡng tại cơ sở và tinh thần tự học tập của công chức,
viên chức ngành Kiểm sát nhân dân; xác định rõ trách nhiệm
học tập đáp ứng các tiêu chuẩn trình độ để thực hiện có chất lượng, hiệu quả nhiệm vụ được giao.
4. Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi
dưỡng, lấy người học làm trung tâm; bảo đảm công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên
sâu, thực chất, hiệu quả, tiết kiệm.
5. Tăng cường mời giảng viên kiêm chức
nhất là Kiểm sát viên VKSND tối cao và thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối
cao có kinh nghiệm thực tiễn tham gia công tác giảng dạy, nhằm nâng cao tính thực tiễn trong công tác giảng dạy và học tập của công
chức, viên chức.
II- NHIỆM VỤ CÔNG TÁC TRỌNG TÂM
1. Tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ
thị số 07/CT-VKSTC ngày 23/9/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao về tăng cường
công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của VKSND giai đoạn 2020 -
2025 và những năm tiếp theo (Chỉ thị số 07/CT-VKSTC ngày
23/9/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao).
2. Xây dựng và triển khai thực hiện Đề
án “Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức ngành
Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2021 - 2025”.
3. Đào tạo đại học hệ chính quy ngành
luật để tạo nguồn tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát cho các đơn vị trong
Ngành; đào tạo đại học ngành luật chuyên ngành luật thương mại theo nhu cầu của
xã hội; triển khai các nhiệm vụ của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia năm 2021.
4. Đào tạo nghiệp vụ kiểm sát cho
công chức, viên chức đã có bằng cử nhân luật; tăng cường
đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị và kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ
lãnh đạo, quản lý và bồi dưỡng chuyên sâu kỹ năng nghiệp vụ đáp ứng theo tiêu
chuẩn, điều kiện và vị trí việc làm; tập trung bồi dưỡng về kiến thức pháp luật
mới, nhất là các đạo luật về tư pháp; thực hiện đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ,
phân công Kiểm sát viên có kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn cán bộ mới, phát động
các cuộc thi về tìm hiểu pháp luật và kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ, Kiểm sát
viên; kết hợp hiệu quả giữa đào tạo, bồi dưỡng chính quy,
tập trung với tự đào tạo, bồi dưỡng tại cơ quan, đơn vị.
5. Kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ,
giảng viên; nghiên cứu, xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng
phù hợp với quy định mới của pháp luật; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập cho các cơ sở đào tạo của
Ngành.
6. Tiếp tục thực hiện các thỏa thuận
hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng; mở rộng, tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng; đổi mới và nâng cao chất lượng việc
đào tạo sau đại học, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ ở nước ngoài
theo các đề án của Ban Tổ chức Trung ương, của Chính phủ...; tổ chức bồi dưỡng
nghiệp vụ kiểm sát cho cán bộ Viện kiểm sát nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
7. Tăng cường công tác quản lý nhà nước
về đào tạo, bồi dưỡng; tiếp tục khuyến khích VKSND địa phương tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho công chức, viên chức tại địa
phương.
III- PHÂN CÔNG THỰC HIỆN CÁC NHIỆM
VỤ CÔNG TÁC CỤ THỂ
1. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội
1.1. Chủ trì và phối hợp với Vụ Tổ chức
cán bộ và các đơn vị trong Ngành tham mưu lãnh đạo VKSND tối cao tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý, chỉ đạo, điều hành cho lãnh đạo cấp Vụ,
lãnh đạo VKSND cấp cao và lãnh đạo VKSND cấp tỉnh.
1.2. Triển khai thực hiện việc tuyển
sinh đào tạo cao học luật khóa 3 và tuyển sinh đào tạo văn bằng thứ hai đại học
ngành luật khóa 3 (theo kế hoạch của Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội).
1.3. Tiếp tục triển khai thực hiện kế
hoạch đào tạo khóa 5, khóa 6, khóa 7 và khóa 8 đại học kiểm sát, ngành luật, hệ
chính quy. Chủ trì và phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ xây dựng Đề án tuyển sinh để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt
và tổ chức tuyển sinh đào tạo khóa 9 đại học ngành luật, chuyên ngành kiểm sát,
hệ chính quy (dự kiến 300 chỉ tiêu); khóa 2 đại học ngành luật, chuyên ngành luật
thương mại theo nhu cầu và năng lực của trường và theo quy định của Bộ Giáo dục
và đào tạo.
1.4. Chủ trì và phối hợp với Vụ Tổ chức
cán bộ trong việc chọn cử, theo dõi, quản lý sinh viên đại học kiểm sát, hệ
chính quy đi học tập tại Hungari theo diện Hiệp định giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo
nước Cộng hòa XHCN Việt Nam và Bộ Nguồn nhân lực Hungari; xây dựng kế hoạch và
triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án Ngoại ngữ Quốc gia năm 2021.
1.5. Rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh
các chương trình tài liệu đào tạo, bồi dưỡng đã được lãnh đạo VKSND tối cao
giao; đảm bảo phù hợp với quy định mới của pháp luật và sát yêu cầu thực tiễn
công tác của Ngành.
1.6. Tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ
kiểm sát cho công chức, viên chức đã có bằng cử nhân luật và các lớp bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho công chức, viên chức trong Ngành (theo phụ
lục số 1).
1.7. Đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu,
biên soạn và hoàn chỉnh giáo trình đào tạo đại học kiểm sát, ngành luật, hệ
chính quy theo quy định. Chủ trì và phối hợp với các đơn vị thuộc VKSND tối cao
sớm hoàn thành biên soạn tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ để triển
khai mở các lớp học trong năm 2021, gồm: Bồi dưỡng kiến thức về nguyên tắc suy đoán vô tội và việc đảm bảo quyền bào chữa
trong tố tụng hình sự; Bồi dưỡng kỹ năng thực hành
quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; Bồi
dưỡng kỹ năng kiểm sát giải quyết các vụ án hành
chính đối với các quyết định trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai.
1.8. Tăng cường phối hợp với các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao và VKSND địa phương
để tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ tại các đơn vị và địa
phương, đảm bảo phù hợp với nội dung kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng của Ngành và đáp ứng nhu cầu thực tế của từng đơn vị, VKSND địa phương.
1.9. Tích cực tham gia xây dựng, hoàn
thiện bộ đề thi, đáp án chấm thi để tổ chức các kỳ thi tuyển Kiểm sát viên, Điều
tra viên, Kiểm tra viên các ngạch và thi tuyển công chức, viên chức vào ngành
Kiểm sát nhân dân theo kế hoạch của VKSND tối cao.
1.10. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ sung cán bộ, giảng viên; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đảm bảo số lượng giảng viên theo quy định;
cử giảng viên dạy các môn luật, nghiệp vụ kiểm sát, tội phạm học và điều tra tội
phạm đi công tác thực tế tại VKSND các cấp; xây dựng cơ chế thu hút đội ngũ giảng
viên kiêm chức ở trong và ngoài ngành, nhất là những Kiểm
sát viên có kinh nghiệm thực tiễn, bảo đảm nguồn lực tham gia công tác đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho công chức có chức
danh tư pháp, tạo điều kiện thuận lợi cho công chức trong Ngành thực hiện tốt
Chỉ thị số 07/CT-VKSTC ngày 23/9/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao.
2. Trường Đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh
2.1. Rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh
các chương trình tài liệu đào tạo, bồi dưỡng đã được lãnh đạo VKSND tối cao
giao; đảm bảo phù hợp với quy định mới của pháp luật và sát yêu cầu thực tiễn
công tác của Ngành.
2.2. Hoàn chỉnh tài liệu chương trình đào tạo nghiệp vụ kiểm sát cho công chức, viên chức đã có bằng
cử nhân luật.
2.3. Tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ
kiểm sát cho công chức, viên chức đã có bằng cử nhân luật và các lớp bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho công chức, viên chức trong Ngành (theo phụ
lục số 2).
2.4. Chủ trì và phối hợp với các đơn
vị thuộc VKSND tối cao sớm hoàn thành biên soạn tài liệu, chương trình bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ để triển khai mở các lớp học trong năm 2021, gồm: Kỹ
năng kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam; Kỹ năng tranh tụng của Kiểm sát viên trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự; Kỹ năng hỏi cung bị
can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại và
kiểm sát việc hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, người bị hại; Bồi
dưỡng kỹ năng kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường cháy nổ; Kỹ năng thực hành
quyền công tố, kiểm sát
điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự có
người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi; Kỹ năng thực hành quyền công tố
và kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm
vụ án sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản; Kỹ năng thực hành quyền
công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh tế có liên quan đến chức vụ; Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát
xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự liên quan đến hoạt động tín dụng đen.
2.5. Tăng cường phối hợp với các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSND cấp cao và VKSND địa phương
để tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ tại các đơn vị và địa
phương, đảm bảo phù hợp với nội dung kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Ngành và
đáp ứng nhu cầu thực tế của từng đơn vị, VKSND địa phương.
2.6. Chủ động phối hợp với Trường Đại
học Kiểm sát Hà Nội và các cơ sở đào tạo có thẩm quyền để mở các lớp đào tạo
sau đại học, lớp bồi dưỡng lý luận chính trị nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao
trình độ của công chức, viên chức VKSND các cấp.
2.7. Chủ trì và phối hợp với các đơn
vị thuộc VKSND tối cao hoàn chỉnh tài liệu chương trình để mở 01 lớp đào tạo, bồi
dưỡng nghiệp vụ kiểm sát cho cán bộ Viện kiểm sát nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào.
2.8. Tích cực tham gia xây dựng, hoàn
thiện bộ đề thi, đáp án chấm thi để tổ chức các kỳ thi tuyển
Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên các ngạch và thi tuyển công chức,
viên chức vào ngành Kiểm sát nhân dân theo kế hoạch của VKSND tối cao.
2.9. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, bổ sung cán bộ, giảng viên; đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đảm bảo số lượng và chất lượng giảng
viên theo quy định; cử giảng viên dạy các môn luật, nghiệp vụ kiểm sát, tội phạm
học và điều tra tội phạm đi công tác thực tế tại VKSND các cấp; xây dựng cơ chế
thu hút đội ngũ giảng viên kiêm chức ở trong và ngoài ngành, nhất là những Kiểm
sát viên có kinh nghiệm thực tiễn, bảo đảm nguồn lực tham gia công tác đào tạo,
bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho công chức có chức danh tư pháp, tạo điều
kiện thuận lợi cho công chức trong Ngành thực hiện tốt Chỉ thị số 07/CT-VKSTC ngày 23/9/2020 của Viện trưởng VKSND tối
cao.
3. Vụ Tổ chức cán bộ VKSND tối
cao
3.1. Tham mưu lãnh đạo VKSND tối cao
về việc kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong Ngành thực hiện Chỉ thị số
07/CT-VKSTC ngày 23/9/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao
và Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân ban
hành kèm theo Quyết định số 303/QĐ-VKSTC ngày 25/8/2020 của Viện trưởng VKSND tối
cao.
3.2. Chủ trì và phối hợp với các đơn
vị trong Ngành tham mưu lãnh đạo VKSND tối cao xây dựng và triển khai thực hiện
Đề án “Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức
ngành Kiểm sát nhân dân giai đoạn 2021 -2025”.
3.3. Phối hợp với Vụ Hợp tác quốc tế
và tương trợ tư pháp hình sự và Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội tiếp tục triển
khai việc chọn cử sinh viên đại học kiểm sát, hệ chính quy đi học tập tại
Hungari; hướng dẫn các VKSND địa phương tổ chức thực hiện việc sơ tuyển và tuyển
sinh khóa 9 đại học kiểm sát, ngành luật, hệ chính quy; trình lãnh đạo VKSND tối
cao thành lập Hội đồng thẩm định chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công
chức, viên chức; triệu tập công chức, viên chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch.
3.4. Phối hợp với
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và các đơn vị trong Ngành tham mưu lãnh đạo
VKSND tối cao tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý, chỉ đạo, điều hành cho
lãnh đạo cấp Vụ, lãnh đạo VKSND cấp cao và lãnh đạo VKSND cấp tỉnh.
3.5. Chủ trì và phối hợp với các đơn
vị trong Ngành tham mưu lãnh đạo VKSND tối cao xây dựng, hoàn thiện bộ đề thi,
đáp án chấm thi để tổ chức các kỳ thi tuyển Kiểm sát viên,
Điều tra viên, Kiểm tra viên các ngạch và thi tuyển công
chức, viên chức vào ngành Kiểm sát nhân dân, phù hợp với quy định mới của các
luật liên quan đến công tác tư pháp.
3.6. Chủ trì và phối hợp với các đơn
vị trong Ngành tham mưu lãnh đạo VKSND tối cao chọn cử công chức, viên chức đi
học Cao cấp lý luận chính trị theo chỉ tiêu của Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Học viện Chính trị khu vực và cấp ủy địa phương.
3.7. Phối hợp với cơ sở đào tạo, bồi
dưỡng có thẩm quyền tổ chức từ 01 đến 02 lớp Trung cấp lý luận chính trị (hệ
không tập trung) cho công chức, viên chức công tác tại VKSND tối cao và VKSND cấp
cao tại Hà Nội.
3.8. Tham mưu lãnh đạo VKSND tối cao
trong việc phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức từ 01 đến 02 lớp bồi
dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp cho lãnh đạo cấp Vụ, Kiểm sát viên cao cấp và
tương đương; cử cán bộ lãnh đạo cấp Vụ và tương đương tham
gia các lớp bồi dưỡng năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp Vụ và cử công chức,
viên chức có đủ điều kiện, tiêu chuẩn đi bồi dưỡng ngạch chuyên viên cao cấp.
3.9. Chủ trì và
phối hợp với VKSND địa phương, đơn vị trong Ngành rà soát, giới thiệu công chức,
viên chức có khả năng phát triển, có trình độ cao về chuyên môn, về ngoại ngữ đề cử đi đào tạo sau đại học ở trong nước
và ở nước ngoài.
3.10. Phối hợp với Cục Kế hoạch-Tài chính tham mưu lãnh đạo VKSND tối cao đề nghị các bộ, ngành
liên quan tăng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của Ngành.
3.11. Phối hợp với Trường Đại học Kiểm
sát Hà Nội và các đơn vị trong Ngành tham mưu lãnh đạo VKSND tối cao xây dựng
và thực hiện kế hoạch tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học kiểm sát, hệ
chính quy.
4. Vụ Hợp tác quốc tế và tương
trợ tư pháp về hình sự VKSND tối cao
4.1. Triển khai thực hiện các thỏa
thuận hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã ký với Viện kiểm sát và
cơ sở đào tạo của các nước; tham mưu lãnh đạo VKSND tối cao trong việc mở rộng
hợp tác quốc tế, ký kết các thỏa thuận hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với các
nước có tiềm năng, có thiện chí.
4.2. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ
tham mưu lãnh đạo VKSND tối cao triển khai tổ chức các đoàn cán bộ đi nghiên cứu,
học tập kinh nghiệm về tư pháp, hoạt động công tố, công tác quản lý và đào tạo
nguồn nhân lực... ở các nước có nền tư pháp tiên tiến và có quan hệ hợp tác tốt
với VKSND tối cao Việt Nam bằng ngân sách nhà nước và theo các đề án của Ban Tổ
chức Trung ương, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các chương trình,
dự án quốc tế khác.
4.3. Chủ trì và phối hợp với Vụ Tổ chức
cán bộ, các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Ngành và các đơn vị liên quan tiếp tục
triển khai thực hiện các hoạt động hợp tác đào tạo cán bộ, Kiểm sát viên với một
số nước có nền tư pháp tiên tiến, nhằm đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên
gia nghiệp vụ và nâng cao trình độ ngoại ngữ cho công chức, viên chức trong
Ngành.
5. Cục Kế hoạch-Tài chính VKSND
tối cao
Chủ trì và phối hợp với Vụ Tổ chức
cán bộ và các đơn vị trong Ngành tham mưu lãnh đạo VKSND tối cao phân bổ và hướng
dẫn việc sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho các VKSND địa phương, đơn vị
trong Ngành, bảo đảm đúng quy định, hiệu quả và phù hợp với khả năng huy động
các nguồn kinh phí khác của VKSND địa phương, đơn vị; tăng cường cơ sở vật chất,
trang thiết bị tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Ngành để nâng cao chất lượng
phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân
dân.
6. Các đơn vị thuộc VKSND tối
cao và VKSND cấp cao
6.1. Tăng cường phối hợp với các cơ sở
đào tạo của Ngành trong việc nghiên cứu, biên soạn các chương trình, tài liệu bồi
dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ.
6.2. Tạo điều kiện thuận lợi để công
chức, viên chức của đơn vị tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở
đào tạo của Ngành; tiếp nhận giảng viên của các cơ sở đào tạo trong Ngành đến
công tác thực tế, phân công công tác cho các giảng viên bảo đảm phù hợp với
trình độ, năng lực và tạo điều kiện để giảng viên tiếp thu được kỹ năng nghiệp
vụ kiểm sát; tạo điều kiện thuận lợi cho công chức, viên chức trong Ngành thực
hiện tốt Chỉ thị số 07/CT-VKSTC ngày 23/9/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao.
6.3. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ để
cử công chức, viên chức đi học theo Kế hoạch này. Chủ động tham mưu lãnh đạo
VKSND tối cao để tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho công chức, viên chức trong
Ngành.
7. Viện kiểm sát nhân dân địa
phương
7.1. Chủ động báo cáo với cấp ủy địa
phương để cử công chức đi đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị và quản lý
nhà nước theo quy định, bảo đảm hoàn thiện tiêu chuẩn các chức danh và ngạch
công chức.
7.2. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và
các cơ sở đào tạo của Ngành để cử công chức đi học theo Kế hoạch này. Chủ động phối hợp với cơ sở đào tạo, nhất là các cơ sở đào tạo
của Ngành để tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ cho công chức,
viên chức thuộc phạm vi quản lý tại địa phương, nhằm từng bước thực hiện quy định
bồi dưỡng bắt buộc đối với công chức, viên chức (tối thiểu 05 ngày/năm); phân
công Kiểm sát viên có kinh nghiệm kèm cặp, hướng dẫn cán bộ mới; phát động các
phong trào, cuộc thi về nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho công chức, viên chức; tổ
chức các khóa bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc
theo nhu cầu.
7.3. Tạo điều kiện thuận lợi để công
chức của đơn vị tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo của
Ngành; tiếp nhận giảng viên của các cơ sở đào tạo trong Ngành đến công tác thực
tế, phân công công tác cho các giảng viên bảo đảm phù hợp với trình độ, năng lực
và tạo điều kiện để giảng viên tiếp thu được kỹ năng nghiệp vụ kiểm sát; tạo điều
kiện thuận lợi cho công chức trong Ngành thực hiện tốt Chỉ thị số 07/CT-VKSTC
ngày 23/9/2020 của Viện trưởng VKSND tối cao.
IV- KINH PHÍ
Kinh phí thực hiện kế hoạch đào tạo,
bồi dưỡng công chức, viên chức của Ngành được sử dụng từ nguồn ngân sách Nhà nước
cấp năm 2021 hoặc nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng đơn vị thuộc VKSND tối
cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND địa phương căn cứ quy hoạch
và nhu cầu của đơn vị, địa phương để đăng ký cử công chức, viên chức đi học bảo
đảm đúng đối tượng, tiêu chuẩn và thời gian quy định. Danh sách công chức, viên
chức được chọn cử đi học theo Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
công chức, viên chức ngành Kiểm sát nhân dân năm 2021 gửi về VKSND tối cao (qua
Vụ Tổ chức cán bộ) trước ngày 08/3/2021.
2. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội và
Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh có trách
nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện Kế hoạch này.
3. Cục Thống kê tội phạm và công nghệ
thông tin chủ trì và phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các
đơn vị liên quan báo cáo lãnh đạo VKSND tối cao về việc
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức làm công tác công
nghệ thông tin.
4. Cục Kế hoạch - Tài chính chủ trì
và phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo lãnh đạo VKSND tối
cao về việc phân bổ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho các đơn vị thuộc VKSND tối
cao, VKSND cấp cao và VKSND địa phương để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, bồi
dưỡng công chức, viên chức theo quy định và có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi
việc sử dụng kinh phí đào tạo, bồi dưỡng của Ngành.
5. Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu lãnh đạo
VKSND tối cao trong việc theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch
bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả./.
Nơi nhận:
- Đ/c Viện trưởng VKSND
tối cao (thay b/c);
- Các đ/c Phó Viện trưởng VKSND tối cao (để biết);
- Các đơn vị thuộc VKSND tối cao, VKSQSTU, VKSND cấp cao, VKSND cấp tỉnh
(để thực hiện);
- Lưu: VT, V15.
|
KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Huy Tiến
|
PHỤ LỤC 1
MỞ CÁC LỚP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NĂM 2021 TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
(Kèm theo Kế hoạch số 16/KH-VKSTC ngày 26/02/2021 của VKSND tối
cao)
STT
|
Tên
chương trình đào tạo, bồi dưỡng
|
Thời
gian học
|
Số
lớp
|
Số
lượng (người)
|
Thời
gian thực hiện
|
1
|
Đào tạo nghiệp vụ kiểm sát cho công
chức, viên chức đã có bằng cử nhân đại học ngành luật
|
9
tháng
|
1
|
100
|
Quý
I
|
2
|
Bồi dưỡng kiến thức quản lý, chỉ
đạo, điều hành cho lãnh đạo cấp Vụ, lãnh đạo VKSND cấp cao và lãnh đạo VKSND cấp tỉnh
|
1 tuần
|
2
|
200
|
Quý
I, II
|
3
|
Bồi dưỡng kiến thức mới, chuyên sâu
về pháp luật hình sự, tố tụng hình sự cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
2
|
160
|
Quý
I
|
4
|
Bồi dưỡng kỹ năng kiểm sát việc thi hành án treo, cải tạo không giam
giữ, các hình phạt bổ sung và các biện pháp tư pháp cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
80
|
Quý
II
|
5
|
Bồi dưỡng kỹ năng kiểm sát công tác
thi hành án dân sự cho KSV, KTV, CV
|
9
ngày
|
1
|
100
|
Quý
II
|
6
|
Bồi dưỡng kiến thức mới, chuyên sâu
về Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính cho KSV, KTV
|
7
ngày
|
1
|
120
|
Quý
II
|
7
|
Bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác văn
phòng trong ngành Kiểm sát nhân dân cho CCVC
|
1 tuần
|
1
|
100
|
Quý
II
|
8
|
Bồi dưỡng kỹ năng kiểm sát việc giải
quyết theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm các vụ án dân sự, hành chính, kinh
doanh, thương mại và lao động cho KSV, KTV
|
2 tuần
|
1
|
100
|
Quý
II
|
9
|
Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về
công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm tội phạm giết người và cố ý gây thương
tích cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
120
|
Quý
II
|
10
|
Bồi dưỡng ngạch chuyên viên
|
2
tháng
|
1
|
80
|
Quý
III
|
11
|
Bồi dưỡng kỹ năng kiểm sát bản án,
quyết định dân sự; kỹ năng thực hiện các quyền kháng nghị, kiến nghị trong giải
quyết vụ việc dân sự cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
80
|
Quý
III
|
12
|
Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra; tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống vi phạm pháp luật và
phòng, chống tham nhũng cho CCVC
|
1 tuần
|
1
|
60
|
Quý III
|
13
|
Bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính
|
1,5
tháng
|
1
|
80
|
Quý
III
|
14
|
Bồi dưỡng kỹ năng thực hành quyền công
tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án về các tội phạm
xâm phạm trật tự, an toàn giao thông cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
100
|
Quý III
|
15
|
Bồi dưỡng kỹ
năng kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi trong các vụ việc có dấu hiệu của tội phạm
giết người cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
80
|
Quý
III
|
16
|
Bồi dưỡng kiến thức quản lý, chỉ
đạo điều hành chuyên ngành cho Viện trưởng,
Phó Viện trưởng VKSND cấp huyện.
|
1 tuần
|
1
|
100
|
Quý
III
|
17
|
Bồi dưỡng kỹ năng tranh tụng của Kiểm
sát viên trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự cho KSV,
KTV
|
1 tuần
|
2
|
180
|
Quý III
|
18
|
Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp
phòng cho công chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương, công chức quy hoạch
lãnh đạo cấp phòng
|
20
ngày
|
1
|
100
|
Quý III
|
19
|
Bồi dưỡng kỹ năng hỏi cung bị can,
lấy lời khai người làm chứng, người bị hại và kiểm sát việc hỏi cung bị can,
lấy lời khai người làm chứng, người bị hại cho KSV, ĐTV, KTV
|
1 tuần
|
2
|
200
|
Quý
IV
|
20
|
Bồi dưỡng kiến thức về nguyên tác
suy đoán vô tội và việc đảm bảo quyền
bào chữa trong tố tụng hình sự cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
80
|
Quý
IV
|
21
|
Bồi dưỡng kỹ năng thực hành quyền
công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự có người
tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
120
|
Quý
IV
|
22
|
Bồi dưỡng kỹ năng kiểm sát việc tạm
giữ, tạm giam cho KSV, KTV, CV
|
1 tuần
|
1
|
100
|
Quý
IV
|
23
|
Bồi dưỡng kỹ năng thực hành quyền
công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và
kiến nghị khởi tố cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
120
|
Quý
IV
|
24
|
Bồi dưỡng kỹ năng kiểm sát giải quyết
các vụ án hành chính đối với các quyết định trong lĩnh vực
quản lý nhà nước về đất đai cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
60
|
Quý
IV
|
25
|
Bồi dưỡng kỹ năng thực hành quyền
công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án tham nhũng, chức vụ,
kinh tế có liên quan đến chức vụ cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
80
|
Quý
IV
|
26
|
Bồi dưỡng kỹ năng thực hành quyền
công tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án sử
dụng mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện
hành vi chiếm đoạt tài sản cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
100
|
Quý
IV
|
27
|
Bồi dưỡng kỹ năng thực hành quyền
công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự liên
quan đến hoạt động tín dụng đen cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
100
|
Quý
IV
|
PHỤ LỤC 2
MỞ CÁC LỚP ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NĂM 2021 TẠI
TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT
(Kèm theo Kế hoạch số 16/KH-VKSTC ngày 26/02/2021 của VKSND tối
cao)
STT
|
Tên
chương trình đào tạo, bồi dưỡng
|
Thời gian học
|
Số
lớp
|
Số
lượng (người)
|
Thời
gian thực hiện
|
1
|
Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm
sát cho cán bộ Viện kiểm sát nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào
|
3
tháng
|
1
|
20
|
|
2
|
Bồi dưỡng ngạch chuyên viên
|
2
tháng
|
1
|
80
|
Quý I
|
3
|
Bồi dưỡng kỹ năng kiểm sát việc
khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi trong các vụ
việc có dấu hiệu của tội phạm giết người cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
80
|
Quý
I
|
4
|
Bồi dưỡng kiến thức mới, chuyên sâu
về Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính
cho KSV, KTV
|
7
ngày
|
2
|
220
|
Quý
I, II
|
5
|
Bồi dưỡng kiến thức mới, chuyên sâu
về pháp luật hình sự, tố tụng hình sự cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
2
|
220
|
Quý
I, II
|
6
|
Đào tạo nghiệp vụ kiểm sát cho công
chức, viên chức đã có bằng cử nhân đại học ngành luật
|
9
tháng
|
2
|
240
|
Quý
II, IV
|
7
|
Bồi dưỡng kiến thức quản lý, chỉ
đạo điều hành chuyên ngành cho Viện trưởng,
Phó Viện trưởng VKSND cấp huyện
|
1 tuần
|
1
|
120
|
Quý
II
|
8
|
Bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính
|
1,5
tháng
|
1
|
80
|
Quý
II
|
9
|
Bồi dưỡng kỹ năng thực hành quyền công
tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ
án về các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
120
|
Quý
II
|
10
|
Bồi dưỡng kỹ năng kiểm sát công tác
thi hành án dân sự cho KSV, KTV, CV
|
1 tuần
|
2
|
180
|
Quý
II, III
|
11
|
Bồi dưỡng kỹ năng kiểm sát bản án,
quyết định dân sự; kỹ năng thực hiện các quyền kháng nghị, kiến nghị trong giải
quyết vụ việc dân sự cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
2
|
180
|
Quý
II, III
|
12
|
Bồi dưỡng kỹ năng kiểm sát thi hành
án phạt tù cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
100
|
Quý
II
|
13
|
Bồi dưỡng kỹ
năng kiểm sát việc thi hành án treo, cải tạo không giam giữ, các hình phạt bổ
sung và các biện pháp tư pháp cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
80
|
Quý
II
|
14
|
Bồi dưỡng kỹ năng kiểm sát việc giải
quyết theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm các vụ án dân sự, hành chính, kinh
doanh, thương mại và lao động cho KSV, KTV
|
2 tuần
|
2
|
180
|
Quý
III, IV
|
15
|
Bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra; tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống vi phạm pháp luật và
phòng, chống tham nhũng cho CCVC
|
1 tuần
|
1
|
120
|
Quý
III
|
16
|
Bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về
công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm
tội phạm giết người và cố ý gây thương tích cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
120
|
Quý III
|
17
|
Bồi dưỡng kỹ năng kiểm sát việc tạm
giữ, tạm giam cho KSV, KTV, CV
|
1 tuần
|
1
|
120
|
Quý III
|
18
|
Bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác văn
phòng trong ngành Kiểm sát nhân dân cho CCVC
|
1 tuần
|
1
|
140
|
Quý III
|
19
|
Bồi dưỡng kiến thức về khoa học điều
tra hình sự cho KSV làm công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra
|
20
ngày
|
1
|
100
|
Quý
III
|
20
|
Bồi dưỡng kỹ năng kiểm sát giải quyết
các vụ án hành chính đối với các quyết định trong lĩnh vực quản lý nhà nước về
đất đai cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
100
|
Quý
IV
|
21
|
Bồi dưỡng kỹ năng tranh tụng của Kiểm
sát viên trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự cho KSV,
KTV
|
1 tuần
|
2
|
140
|
Quý
III, IV
|
22
|
Bồi dưỡng kỹ năng thực hành quyền
công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án tham nhũng, chức vụ, kinh
tế có liên quan đến chức vụ cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
100
|
Quý
IV
|
23
|
Bồi dưỡng kỹ năng hỏi cung bị can,
lấy lời khai người làm chứng, người bị hại và kiểm sát việc hỏi cung bị can,
lấy lời khai người làm chứng, người bị hại cho KSV, ĐTV, KTV
|
1 tuần
|
2
|
200
|
Quý
III, IV
|
24
|
Bồi dưỡng kiến thức về nguyên tắc
suy đoán vô tội và việc đảm bảo quyền bào chữa trong tố
tụng hình sự cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
120
|
Quý
IV
|
25
|
Bồi dưỡng kỹ năng thực hành quyền
công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
140
|
Quý
IV
|
26
|
Bồi dưỡng kỹ
năng thực hành quyền công tố, kiểm
sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là
người dưới 18 tuổi cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
120
|
Quý
IV
|
27
|
Đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cấp
phòng cho công chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương, công chức quy hoạch
lãnh đạo cấp phòng
|
20
ngày
|
1
|
100
|
Quý
IV
|
28
|
Bồi dưỡng kỹ năng thực hành quyền công
tố và kiểm sát việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm vụ án sử dụng
mạng máy tính, viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt
tài sản cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
100
|
Quý
IV
|
29
|
Bồi dưỡng kỹ năng thực hành quyền
công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm
các vụ án hình sự liên quan đến hoạt động tín dụng đen cho KSV, KTV
|
1 tuần
|
1
|
100
|
Quý
IV
|