ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1596/KH-UBND
|
Khánh Hòa, ngày 24 tháng 02 năm 2023
|
KẾ HOẠCH
TẬP
HUẤN, BỒI DƯỠNG NÂNG CAO KIẾN THỨC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÁC CẤP, NGƯỜI DÂN
VÀ CỘNG ĐỒNG THAM GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA
Thực hiện Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02
năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Thông tư số 05/2022/TT-BNNPTNT
ngày 25 tháng 7 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một
số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2021-2025 thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn; Quyết định số 3360/QĐ-BNN-VPĐP ngày 06 tháng 9 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn phê duyệt khung chương trình tập huấn, bồi dưỡng cán bộ
xây dựng nông thôn mới các cấp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; trên cơ sở báo cáo, đề xuất của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 379/TTr-SNN-VPĐP ngày 07 tháng 02 năm 2023,
Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng nâng cao
kiến thức cho đội ngũ cán bộ các cấp, người dân và cộng đồng tham gia thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên
địa bàn tỉnh Khánh Hòa, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Mục tiêu chung: nâng cao nhận thức, kiến thức,
trình độ chuyên môn, năng lực - kỹ năng quản lý, điều hành và thực thi cho cán
bộ tham mưu xây dựng nông thôn mới các cấp, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ
năng lực để triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021-2025.
b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2025: 100% cán bộ chuyên
trách xây dựng nông thôn mới các cấp, ít nhất 80% cán bộ trong hệ thống chính
trị ở cơ sở tham gia chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng nông thôn mới được bồi dưỡng,
tập huấn kiến thức xây dựng nông thôn mới. Góp phần thực hiện thắng lợi mục
tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh, phấn đấu đến năm 2025 có ít
nhất 80% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, 40% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng
cao, 10% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, không còn xã dưới 15 tiêu chí;
huyện Diên Khánh đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao; các huyện Vạn Ninh,
Cam Lâm đạt chuẩn huyện nông thôn mới; thành phố Cam Ranh hoàn thành nhiệm vụ
xây dựng nông thôn mới.
2. Yêu cầu
a) Cập nhật, triển khai kịp thời chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, tập trung đổi mới và đa dạng
về nội dung, hình thức trong công tác tập huấn, bồi dưỡng.
b) Nội dung tập huấn, bồi dưỡng có trọng tâm, phù hợp
với tình hình thực tế địa phương, tránh hình thức. Giảng viên, báo cáo viên
truyền đạt có tâm huyết, nhiệt tình, đối tượng tham gia phải nghiêm túc, đầy đủ,
có trách nhiệm.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
1. Phạm vi
Kế hoạch này được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh,
trong đó: ưu tiên tập huấn, bồi dưỡng cho các huyện, xã đang phấn đấu hoàn
thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu
mẫu trong giai đoạn 2021-2025 và các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng ven
biển và hải đảo, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số.
2. Đối tượng
a) Thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu
quốc gia cấp tỉnh; cán bộ các sở, ngành, các đoàn thể được giao nhiệm vụ thực
hiện các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới; cán bộ Văn phòng Điều
phối nông thôn mới cấp tỉnh.
b) Thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu
quốc gia cấp huyện; Trưởng, Phó các phòng, ban, ngành, đoàn thể được giao nhiệm
vụ thực hiện các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới; cán bộ Văn
phòng Điều phối nông thôn mới cấp huyện.
c) Thành viên Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp
xã, Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới và Ban Giám sát cộng đồng; cán bộ, công
chức xã chuyên trách về nông thôn mới; cán bộ Đảng, đoàn thể xã; cán bộ được cấp
trên tăng cường về xã; cán bộ nguồn trong diện quy hoạch của xã.
d) Bí thư Chi bộ thôn, Trưởng thôn, thành viên Ban
Phát triển xây dựng nông thôn mới cấp thôn.
đ) Cán bộ hợp tác xã; Tổ trưởng các tổ hợp tác; tổ
khuyến nông cộng đồng; chủ trang trại; nông dân tiêu biểu nòng cốt trên địa bàn
xã.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Nội dung tập huấn, bồi dưỡng
a) Theo các chuyên đề trong Khung chương trình được
ban hành tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 3360/QĐ-BNN-VPĐP ngày 06 tháng 9
năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt khung chương
trình tập huấn, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới các cấp thuộc Chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025.
b) Các nội dung mới trong xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2021-2025.
c) Hướng dẫn xây dựng mô hình xã, thôn thông minh.
d) Xây dựng mô hình liên kết, hợp tác trong sản xuất
và kinh doanh nông nghiệp, mô hình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng tích
hợp đa giá trị (kinh tế, văn hóa, du lịch, môi trường) trong triển khai xây dựng
nông thôn mới.
Ngoài các nội dung tập huấn, bồi dưỡng trong Chương
trình khung của Trung ương, căn cứ điều kiện hàng năm xem xét, bổ sung các
chuyên đề trong các khóa tập huấn phù hợp với nhu cầu thực tiễn của tỉnh. Các nội
dung tập huấn, bồi dưỡng có thể được tổ chức nhiều lần để cung cấp kiến thức
phù hợp với đặc thù của các học viên.
2. Hình thức tập huấn, bồi dưỡng
a) Tập huấn theo các khóa tập huấn tại chỗ trực tiếp
hoặc trực tuyến.
b) Các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm.
c) Tham quan, học tập kinh nghiệm tại các địa
phương khác.
Thời gian và các hình thức tập huấn cần đảm bảo các
yêu cầu chung như sau:
Tổng thời gian của mỗi khóa tập huấn không dưới
02 ngày, trong đó có ít nhất 01 buổi khảo sát thực tế hoặc thực hành.
Mỗi nhóm nội dung Khung chương trình được ban hành
tại Phụ lục kèm theo Quyết định số 3360/QĐ-BNN-VPĐP nêu trên lựa chọn ít nhất
01 chuyên đề để tập huấn, bồi dưỡng.
Chuyên đề bổ sung thêm ngoài Khung Chương trình (nếu
có) chiếm không quá 25% tổng thời gian tổ chức khóa tập huấn.
3. Kinh phí thực hiện
a) Nguồn kinh phí: từ nguồn kinh phí ngân sách cấp
tỉnh được bố trí hàng năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới.
b) Nội dung và mức chi: thực hiện theo quy định tại
Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2022 của Bộ Tài chính quy định
quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách Trung ương thực hiện
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và
các văn bản quy định có liên quan.
4. Kế hoạch thực hiện
a) Phân cấp tập huấn, bồi dưỡng
- Cấp tỉnh: do Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh
tổ chức tập huấn, bồi dưỡng tập trung theo lớp cho cán bộ xây dựng nông thôn mới
cấp huyện, cán bộ cấp xã; tổ chức tham quan, học tập ngoài tỉnh.
- Cấp huyện: do Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp
huyện tổ chức tập huấn, bồi dưỡng tập trung theo lớp cho cán bộ xây dựng nông
thôn mới cấp xã, thôn tại địa bàn cấp huyện.
Số lượng học viên được tập huấn tại tỉnh, huyện do
cấp tỉnh, huyện tổ chức có thể trong từng địa phương hoặc kết hợp các địa
phương với nhau nhằm đảm bảo số lượng học viên cơ bản của một lớp.
b) Kinh phí thực hiện và phân cấp tập huấn giai đoạn
2021-2025
Tổng kinh phí (tạm tính): 2.387 triệu đồng, trong
đó:
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng: 2.177 triệu đồng.
Phân cấp đào tạo
|
Năm thực hiện
|
Kế hoạch tập huấn,
bồi dưỡng
|
Số lớp
|
Số học viên
(người)
|
Kinh phí
(triệu đồng)
|
Tổng
|
|
107
|
10.230
|
2.177
|
Cấp tỉnh
|
2023
|
06
|
1.200
|
256
|
2024
|
06
|
1.200
|
256
|
2025
|
06
|
1.200
|
256
|
Cấp huyện
|
2023
|
31
|
2.330
|
498
|
2024
|
30
|
2.230
|
483
|
2025
|
28
|
2.070
|
428
|
- Tham quan học tập, ngoài tỉnh: 210 triệu đồng
Phân cấp đào tạo
|
Năm thực hiện
|
Kinh phí (triệu
đồng)
|
Tổng
|
|
210
|
Cấp tỉnh
|
2023
|
70
|
2024
|
70
|
2025
|
70
|
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Văn phòng Điều phối nông
thôn mới tỉnh
Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh là cơ quan
chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và các địa phương có liên
quan tổ chức triển khai thực hiện công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức
cho đội ngũ cán bộ các cấp, người dân và cộng đồng tham gia xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh:
- Hàng năm xây dựng kế hoạch và tổ chức tập huấn, bồi
dưỡng cho đối tượng tham gia thực hiện xây dựng nông thôn mới các cấp trên địa
bàn. Trong đó, đối với kế hoạch tham quan, học tập ngoài tỉnh phải báo cáo, xin
chủ trương Ủy ban nhân dân tỉnh về số lượng, thành phần, thời gian và dự toán
kinh phí, đảm bảo đúng đối tượng, phù hợp nội dung chương trình.
- Mời các chuyên gia, giảng viên, báo cáo viên có
kinh nghiệm, lựa chọn đối tượng tham gia, nội dung, hình thức tập huấn, bồi dưỡng,
thời gian và địa điểm tổ chức phù hợp tình hình thực tế.
- Thẩm định, biên soạn tài liệu, in ấn tài liệu cho
các đối tượng tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng đảm bảo quy định.
2. Các sở, ban, ngành, đoàn thể
cấp tỉnh có liên quan
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh liên quan căn cứ
chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh) xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp
tập huấn, bồi dưỡng theo lĩnh vực phụ trách; biên soạn nội dung, bố trí giảng
viên, báo cáo viên (nếu có) hoặc cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng
theo quy định.
- Trên cơ sở Kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Kho
bạc nhà nước tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tổng hợp tham mưu Ủy ban
nhân dân tỉnh phân bổ vốn, giải ngân kinh phí cho công tác tập huấn, bồi dưỡng
theo quy định, đồng thời phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Sau khi nhận được kinh phí phân bổ từ Ủy ban nhân
dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố phân bổ về Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh và các Văn
phòng Điều phối nông thôn mới các huyện, thị xã, thành phố để triển khai thực
hiện và chịu trách nhiệm theo dõi chỉ đạo quá trình tập huấn, bồi dưỡng do các
Văn phòng Điều phối các cấp triển khai thực hiện.
3. Ủy ban nhân dân các huyện,
thị xã, thành phố
- Hàng năm xây dựng kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng về
nội dung, đối tượng, thời gian theo nhu cầu thực tế của địa phương gửi về Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Lựa chọn đối tượng tham gia phù hợp với nội dung
các khóa tập huấn, bồi dưỡng đảm bảo hiệu quả.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh và các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp
tỉnh có liên quan tổ chức thực hiện hiệu quả công tác tập huấn, bồi dưỡng theo
quy định.
Đề nghị các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh có
liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện
có hiệu quả Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn,
vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản hồi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Văn Thiệu
|