Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 15121/KH-UBND 2019 ứng phó sự vỡ hồ đập thủy điện tỉnh Đồng Nai

Số hiệu: 15121/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai Người ký: Võ Văn Chánh
Ngày ban hành: 27/12/2019 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15121/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 27 tháng 12 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ SỰ CỐ VỠ HỒ, ĐẬP THỦY ĐIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12/02/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020;

Căn cứ Kế hoạch số 4491/KH-UBND ngày 15/6/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

UBND tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch Ứng phó sự vỡ hồ, đập thủy điện địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020 với các nội dung sau:

Phần I

MỤC TIÊU KẾ HOẠCH

1. Củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức, hoạt động của các cơ quan ứng phó sự cố vỡ hồ, đập và tìm kiếm cứu nạn bảo đảm sự chỉ đạo, phối hợp và hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng để đáp ứng kịp thời yêu cầu ứng phó sự cố, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi có tình huống vỡ hồ, đập xảy ra; thống nhất đầu mối chỉ đạo hoạt động ứng phó sự cố vỡ hồ, đập và tìm kiếm cứu nạn.

2. Từng bước đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kthuật cho các đơn vị chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ ứng phó sự cố vhồ, đập và tìm kiếm cu nạn; định hướng, cân đi kinh phí đầu tư, xây dựng, mua sắm phương tiện, trang thiết bị và phát triển nguồn nhân lực để phục vụ ứng phó sự cố vỡ hồ, đập và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

3. Chủ động phòng ngừa, ng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do scố vỡ hồ, đập gây ra. Khắc phục khẩn trương và hiệu quả sau sự cvỡ hồ, đập.

4. Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cvỡ hồ, đập; chhuy, điều hành sự c vhồ, đập; thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ”.

5. Giúp chính quyền và nhân dân chủ động triển khai kế hoạch, biện pháp cn thiết, hợp lý trong và sau sự cố vỡ hồ, đập để ứng phó và khắc phục hậu quả.

Phần II

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao trách nhiệm của chủ đập và các cơ quan nhà nước, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc ứng p, khc phc hậu qudo sự cố vỡ hồ, đập; góp phần làm giảm thấp nhất thiệt hại do sự cố vhồ, đập gây ra; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với củng cquốc phòng, an ninh và từng bước hội nhập quốc tế trong tình hình mới.

2. Yêu cầu

- Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống sự cố vỡ hồ, đập.

- Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng.

- Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất.

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng trong khu vực bị vỡ hồ, đập.

- Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm.

- Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy trong quá trình ứng phó sự cố vỡ hồ, đập.

- Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.

- Bảo đảm an ninh, trật tại khu vực bị vỡ hồ, đập và nơi sơ tán dân.

- Tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với sự cố vỡ hồ, đập.

Phần III

NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ VỠ HỒ, ĐẬP THỦY ĐIỆN ĐẾN NĂM 2020

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG

1. Đặc điểm tự nhiên - xã hội

Đồng Nai là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng đim phía Nam, có diện tích tự nhiên là 5.907,2 km2.

- Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận;

- Phía Tây giáp tỉnh Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh;

- Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;

- Phía Bắc giáp các tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước.

Tính đến năm 2019, dân số toàn tỉnh Đồng Nai đạt 3.097.107 người, mật độ dân sđạt 516,3 người/km2, dân số thành thị chiếm 32,9%, dân số nông thôn chiếm 67,1%.

Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 2 thành phố và 9 huyện, với 170 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 40 phường, 8 thị trấn và 122 xã.

2. Đc điểm khí hu

Khí hậu Đồng Nai là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa tương phản nhau là mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11. Khoảng kết thúc mùa mưa dao động từ đầu tháng 10 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm 25 - 27 °C, nhiệt độ cao cực trị khoảng 40 °C và thấp cực trị 12,5 °C và số giờ nắng trong năm 2.500 - 2.700 giờ, độ ẩm trung bình luôn cao 80 - 82%.

3. Tình hình thiên tai

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trên phạm vi toàn cầu thiên tai được dự báo sẽ xảy ra ngày càng nhiều hơn về loại hình và tần suất, phức tạp hơn về diễn biến và nghiêm trọng hơn về hậu quả; sự nóng lên của toàn cầu và biến đổi khí hậu, hiện tượng El Nino và sự gia tăng của các cơn bão nhiệt đới, hạn hán gần đây trên thế giới và trong khu vực đã có tác động trực tiếp đến thời tiết và thiên tai ở nước ta nói chung và tỉnh Đồng Nai nói riêng.

II. XÁC ĐỊNH CÔNG TRÌNH HỒ CHỨA THỦY ĐIỆN CÓ THỂ XẢY RA SỰ CỐ VỠ ĐẬP

1. Xác định công trình hồ chứa thủy điện.

Tỉnh Đồng Nai có Hồ Trị An là một hồ nước nhân tạo nằm trên sông Đồng Nai, thuộc các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Thống Nhất và Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Hồ là nơi trnước để cung cấp cho Nhà máy thủy điện Trị An.

Hồ Trị An được khởi công vào năm 1984 và hoàn thành đầu năm 1987. Hồ có dung tích toàn phn 2,765 tỷ m3, dung tích hữu ích 2,547 tỷ m3 và diện tích mặt hồ 323 km2. Hồ được thiết kế để cung cấp nước cho Nhà máy thủy điện Tr An công suất 460 MW vi sn lưng đin hàng năm 1,7 t kWh.

2. Mục tiêu, chức năng của hồ thủy điện Trị An

Hồ thủy điện Trị An có chức năng điều tiết lũ, cấp nước, phát điện.

III. TỔ CHỨC ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG SỰ CỐ VỠ HỒ, ĐẬP THỦY ĐIỆN VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN

1. Công tác phòng ngừa, ứng phó sự số, thiên tai

a) Hàng năm các cấp, ngành kiện toàn Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và TKCN (PCTT và TKCN), phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên.

b) UBND các cấp, thủ trưởng các cơ quan, tổ chức xây dựng và phê duyệt phương án ứng phó với các sự cố vhồ, đập theo quy định của Luật Phòng chng thiên tai; hàng năm rà soát, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tại địa phương.

c) Chuẩn bị về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm phục vụ công tác ứng phó.

d) Tổ chức thường trực, cập nhật thông tin din biến sự cố vỡ hồ, đập; tổ chức dự báo, cảnh báo sự cố.

đ) Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố vđập, chỉ huy, điều hành tại cho và tăng cường trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng để ứng phó scố vhồ, đập; có thông qua tập huấn, diễn tập, thông tin truyền thông; cụ thể:

- Tổ chức diễn tập knăng về phòng chống sự cố vỡ hồ, đập; đối với cấp huyện 02 năm tổ chức diễn tập tại 01 huyện; đối với cấp xã hàng năm mỗi huyện, thành, thị tổ chức diện tập tại ít nhất 01 xã, phường, thị trấn.

- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về công tác phòng chống sự cố vỡ hồ, đập;

+ Cấp tỉnh; Hàng năm trước mùa mưa lũ, Sở Nông nghiệp và PTNT (Cơ quan thường trực của Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh) tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ kỹ thuật của ngành và Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT cấp huyện về phòng chống sự cố vỡ hồ, đập.

+ Cấp huyện: Mỗi năm tổ chức ít nhất 01 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia công tác PCTT cấp huyện và xã.

- Các cấp, các ngành tăng cường tổ chức thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng chống sự cố vỡ hồ, đập bằng nhiều hình thức; triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

2. Công tác ứng phó sự cố vhồ, đập thủy điện

2.1. Công tác dự báo, cảnh báo, truyền tin và đảm bảo thông tin liên lạc từ cấp tỉnh đến cấp xã và cộng đồng

a) Công tác dự báo, cảnh báo, truyền tin

- Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo thiên tai đảm bảo kịp thời, chính xác phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng.

- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, các Đài phát thanh huyện, các cơ quan thông tin đại chúng hoạt động trên địa bàn tỉnh thực hiện việc thông tin, truyền thông về phòng, chống sự cố vỡ hồ thủy điện.

- UBND cấp huyện, xã tiếp nhận các bản tin dự báo, cảnh báo sự cố vỡ hồ, đập của cấp trên, chỉ đạo và thực hiện tuyên truyền phổ biến đến từng cộng đồng dân cư.

- Công tác cảnh báo, dự báo, truyền tin thiên tai thực hiện đảm bảo theo quy định của Luật Phòng chống thiên tai và Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Thủ tướng Chính ph.

b) Công tác đảm bảo thông tin liên lạc

- Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính viễn thông lập, thực hiện phương án đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn và cộng đồng dân cư.

- Các cấp, các ngành thực hiện chế độ thường trực tại Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN, thống kê thiệt hại, xử lý tình huống nhanh; duy trì thông tin liên lạc 24/24 giờ trong mọi tình huống và báo cáo kịp thời lên cấp trên.

- Các hình thức thông tin liên lạc gm: Bưu chính, điện thoại, fax, Email; loa cầm tay trực tiếp, xe loa tuyên truyền cơ động...

c) Các cấp, các ngành tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân về sự cố vỡ hồ thủy điện; xây dựng ý thức phòng tránh và cộng đồng trách nhiệm của mỗi người dân để làm tốt công tác thông tin liên lạc, giúp đỡ nhau trong việc ứng cứu và khắc phục hậu quả khi có sự cố vỡ hồ, đập.

2.2. Hệ thng tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

Hệ thống tổ chức ứng phó scố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ từ cấp tỉnh đến cấp xã đối với các tình huống sự cố vỡ hồ, đập cụ thể như sau:

a) Cơ quan chỉ đạo

- Cấp tỉnh: Chủ tịch UBND tỉnh.

- Cấp huyện, xã: Chủ tịch UBND cấp huyện, xã.

b) Cơ quan chỉ huy, điều hành

- Cấp tỉnh: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chỉ huy, điều hành đối với rủi ro, thiên tai từ cấp độ 2 trở lên theo quy định tại Điều 8 Nghị định 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

- Cp huyện: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, Ban Chỉ huy Quân sự cấp huyện, Công an huyện chỉ huy, điều hành đối với rủi ro, thiên tai cấp độ 1 theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ.

- Cấp xã: Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cu nạn cấp xã, xã đội trưởng, Công an xã chỉ huy, điều hành đối với rủi ro, thiên tai cấp độ 1 theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ.

c) Lực lượng ứng cứu: Quân đội, Công an, Y tế, Thanh niên xung kích, dân quân tự vệ và các lực lượng khác đứng chân trên địa bàn tỉnh. Lực lượng ứng cứu dự kiến cụ thể như sau:

- Cấp xã: Mi xã, phường, thị trấn phải huy động 1 trung đội dân quân cơ động do xã đội trường trực tiếp phụ trách làm nhiệm vụ cơ động để sơ tán nhân dân và tìm kiếm cứu nạn, được huấn luyện và trang bị những phương tiện cần thiết.

- Cấp huyện: Mi huyện tổ chức 1 lực lượng chỉ đạo, chỉ huy với số lượng trên 10 người; cơ quan Quân sự huy động 2 đội dân quân cơ động và sn sàng huy động lực lượng dự bị động viên của huyện để ứng cứu và giúp đỡ nhân dân ở những vùng trọng điểm bị thiệt hại. Ban chỉ huy Quân sự huyện, thành phố, thị xã: Mi đơn vị tổ chức 1/2 quân số biên chế làm nhiệm vụ chđạo, chỉ huy và tổ chức tìm kiếm cứu nạn.

- Cấp tỉnh:

+ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh: Bố trí lực lượng do đơn vị quản lý để làm nhiệm vụ; tổ chức các tổ đội công tác và bảo đảm các vùng trọng điểm bao gồm lực lượng chỉ đạo, chỉ huy và trực tiếp tham gia tìm kiếm cứu nạn.

- Lực lượng Công an: Phối hợp với Quân đội tổ chức các lực lượng an ninh từ cơ s tham gia tổ chức sơ tán nhân dân, tìm kiếm cứu nạn và bảo đảm an ninh trật tự, tài sản của Nhà nước và nhân dân. Đồng thời tổ chức mỗi huyện 01 trung đội lực lượng cơ động, cấp tỉnh 01 đại đội làm nhiệm vụ sơ tán nhân dân và tìm kiếm cứu nạn trên các địa bàn trọng điểm và bảo đảm an ninh trật tự.

- Lực lượng Y tế tỉnh: Phối hợp với các cơ quan tổ chức chỉ đạo trung tâm y tế các huyện thực hiện cu chữa tại chỗ cho nhân dân đồng thời tổ chức mỗi huyện 1 tổ cơ động thực hiện cứu chữa, bảo đảm vệ sinh môi trường phòng dịch cho nhân dân.

- Sở Giao thông Vận tải: Tổ chức các đội cứu hộ giao thông các khu vực bị vhồ, đập, vùng bị ngập, lũ lụt chia cắt và bảo đảm phương tiện cho việc tổ chức sơ tán nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm.

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Phối hợp với các ngành làm công tác cứu nạn và chỉ đạo cứu trợ nhân dân gặp khó khăn.

- Sở Công Thương: Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc đảm bảo dự trữ nhiên liệu, hàng hóa, lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết để khắc phục hậu quả do vỡ hồ, đập thủy điện.

d) Phương tiện, trang thiết bị

- Phương tiện: Các sở , ngành: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Y tế tỉnh, Sở Giao thông Vận tải, Sở Lao động Thương binh và xã hội... sử dụng các phương tiện do đơn vị quản lý như: Các loại ô tô, xe tải, xe ca, xe chỉ huy, máy ủi, máy xúc, xe cứu thương...và huy động các phương tiện của các doanh nghiệp, các đơn vị chuyên ngành tham gia ứng cứu.

- Trang thiết bị: Các trang thiết bị phổ thông và chuyên dụng khác như: các loại phao, áo phao cứu sinh, bao tải, nhà bạt, máy bơm, máy phát điện,... được huy động từ Ban chỉ huy PCTT và TKCN các cấp và các đơn vị khác trên địa bàn.

2.3. Biện pháp ứng phó với sự cố vỡ hồ, đập

a) Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn, khu vực vỡ hồ, đập; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống khẩn cp.

b) Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng.

c) Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất.

d) Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trong khu vực bị vỡ hồ, đập, nơi dòng nước chảy siết.

đ) Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống scố vỡ hồ, đập.

e) Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, htrợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước ung và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia ct, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.

f) Bảo đm an ninh, trật tự an toàn xã hi, bảo vệ tài sản của Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra sự cố vỡ hồ, đập.

g) Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với sự cố vỡ hồ, đập.

2.4. Đường sơ tán ứng cứu

Các lực lượng cơ động làm nhiệm vụ theo các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã đến các vị trí tham gia ứng cứu.

2.5. Địa điểm sơ tán đến

Căn cứ các vị trí trong khu vực xảy ra sự cố vỡ hồ, đập; Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp xã rà soát, thông tin cho Ban chỉ huy PCTT và TKCN cấp trên các vị trí an toàn trong khu vực để chỉ đạo tổ chức sơ tán đến.

3. Công tác tổ chức khắc phục sự cố vhồ, đập thủy điện

- Tiếp tục tìm kiếm cứu nạn, cấp cứu người bị nạn, thông tin khẩn cấp cho cấp trên và yêu cầu tìm kiếm cứu nạn.

- Tổ chức đưa người sơ tán trvề nhà an toàn, tổ chức nơi ở tạm cho những người bị mất nhà cửa hoặc nhà cửa bị hư hỏng nặng; hỗ trợ lương thực, thực phẩm, nước ung và các nhu yếu phẩm.

- Khẩn trương thống kê, đánh giá thiệt hại, đề xuất nhu cầu hỗ trợ, cứu trợ và khắc phục; xác định nhu cầu trang bị vật tư, phương tiện cần thiết của địa phương để phục vụ công tác khắc phục hậu quả sự cố vỡ hồ, đập thủy điện.

- Huy động nguồn lực, tổ chức khắc phục và đề nghị cấp trên hỗ trợ khắc phục vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, dọn dẹp nhà cửa, cơ sở hạ tầng: điện, nước, giao thông, thủy lợi, trường học, y tế, môi trường, khắc phục bồi lấp, sạt lở đồng ruộng ...

- Tổ chức khôi phục sản xuất.

Phần IV

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN, KIỂM TRA, THEO DÕI KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ SỰ CỐ VỠ HỒ, ĐẬP THỦY ĐIỆN VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN

I. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh và các sở, ngành, đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung, của Kế hoạch này; tham mưu các giải pháp công trình và phi công trình trong công tác phòng, chng, ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố vỡ hồ thủy điện.

2. Kiểm tra đôn đốc các sở, ban, ngành, các huyện, thành, thị thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố vỡ hồ, đập thủy điện và tìm kiếm cứu nạn đã được phê duyệt.

3. Tổ chức trực ban kịp thời thông tin, cảnh báo cho các sở, ngành, các huyện, thành, thị triển khai các biện pháp phòng, chng, ứng phó và khắc phục hậu quả do sự cố vỡ hồ thủy điện.

4. Hàng năm chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh tham mưu, đề xuất đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho tìm kiếm cứu nạn, tập huấn nâng cao năng lực Quản lý rủi ro thiên tai cộng đồng trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt bảo đảm phù hợp với nhu cầu công tác, không trùng lặp, lãng phí.

II. Các Sở, ban, ngành địa phương và đơn vị quản lý, vận hành đập thủy điện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Là cơ quan thường trực của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN cấp tỉnh.

- Tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sản xuất Nông nghiệp để hạn chế thiệt hại do sự cố vỡ hồ, đập thủy điện gây ra và bảo đảm phát triển bền vững; Qun lý việc đầu tư xây dựng, tu bổ, bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai, bao gồm công trình đê điều, hồ đập, chống úng, chống hạn, chống sạt lở và công trình khác phục vụ phòng, chống thiên tai.

- Lập phương án khc phục hậu quả thiên tai về thủy lợi, đê điều, sản xuất nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp và nước sinh hoạt nông thôn.

- Tổ chức thống kê, xử lý thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ hoạt động quản lý Nhà nước về phòng, chống thiên tai; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống thiên tai.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tổng hợp nhu cầu kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố vỡ hồ, đập thủy điện và tìm kiếm cu nạn trên địa bàn tỉnh;

- Đxuất bố trí nguồn vốn thực hiện trong kế hoạch ngân sách hàng năm của tỉnh để thực hiện kế hoạch ứng phó với sự cố vỡ hồ thủy điện.

3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

- Xây dựng kế hoạch, phương án hoạt động ứng phó sự cố vỡ hồ, đập thủy điện và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, huy động lực lượng, vật tư, phương tiện; chủ trì phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, công an tnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các sở, ban, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành, thị tổ chức triển khai thực hiện công tác ứng phó sự cố vỡ hồ, đập thủy điện và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ kịp thời khi có sự cố, có hiệu quả, đảm bảo lực lượng quân đội là lực lượng chủ lực, nòng cốt.

- Xây dựng phương án hiệp đồng các lực lượng vũ trang trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả vỡ hồ thủy điện.

- Huấn luyện và thực hành diễn tập cho lực lượng làm công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khi tham gia ứng phó sự cố vỡ hồ thủy điện; đảm bảo sử dụng thành thạo các loại phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đã được trang bị.

- Tham mưu đề xuất việc đầu tư trang bị các phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Thường xuyên kiểm tra các đơn vị về việc quản lý, bảo trì, sử dụng các phương tiện, trang thiết bị đã được đu tư đđảm bảo sẵn sàng trong các tình huống khẩn cp.

4. Công An tỉnh

- Chủ trì lập kế hoạch và phương án bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội. Khi có sự cố vỡ hồ, đập thủy điện xảy ra phải triển khai ngay kế hoạch bảo vệ, không để phần tử xấu lợi dụng sự cố để phá hoại, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước và nhân dân. Phối hợp với Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh ứng phó sự cố vỡ hồ, đập thủy điện cho các địa phương, cơ quan, đơn vị.

- Xây dựng phương án đầu tư trang thiết bị, vật tư, phương tiện phòng, chống scố vỡ hồ, đập thủy điện, cứu nạn, cứu hộ trình Bộ Công an và Ủy ban nhân dân tỉnh (theo phân cấp) phê duyệt ch trương để phân kỳ thực hiện. Thường xuyên kiểm tra và có kế hoạch bảo dưng, sửa chữa... các trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả trong quá trình tham gia giải quyết tình huống sự cố vhồ, đập thủy điện và chi viện, hỗ trợ cho các đơn vị, địa phương khác khi có yêu cầu.

- Tổ chức thực tập, diễn tập các phương án tìm kiếm cứu nạn nhằm ứng phó có hiệu quả khi xảy ra tình huống vỡ hồ, đập thủy điện; tổ chức các lớp đào tạo, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao kỹ năng cho lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ.

5. Sở Giao thông Vận tải

- Lập quy hoạch, kế hoạch và phương án phòng chống, xử lý sự cố hư hỏng, khắc phc hu qu và khắc phc khn cp do s c v h, đập thủy đin gây ra đối với các công trình giao thông.

- Lập phương án đảm bảo an toàn giao thông vận tải trước, trong và sau khi xảy ra sự cố vỡ hồ, đập thủy điện; đặc biệt chú trọng phương án giải phóng giao thông phục vụ hoạt động ứng phó, tìm kiếm cứu nạn.

- Lập phương án chuẩn bị và huy động các trang thiết bị, phương tiện, vật tư phục vụ công tác sơ tán, ứng phó và khắc phục hậu quả do sự cố vỡ hồ, đập thủy điện.

- Đánh giá tình hình thực tế về lực lượng, phương tiện, vật tư cứu hộ giao thông, bảo đảm an toàn giao thông vận tải khi sự cố vỡ hồ, đập thủy điện xảy ra.

6. Sở Y tế

- Xây dựng hệ thống cấp cứu toàn tỉnh đủ mạnh, hiện đại, triển khai kịp thời trong mọi tình huống; trong đó có việc xây dựng phương án cấp cứu, điều trị nạn nhân khi xảy ra sự cố vỡ hồ, đập thủy điện.

- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang địa phương làm tốt công tác kết hợp quân - dân y trong phòng, chống và khắc phục hậu quả sự cố vỡ hồ, đập thủy điện.

7. Hội Chữ thập đỏ tỉnh

- Phối hợp với các S, ngành liên quan và quận - huyện tham gia sơ cấp cứu, cứu nạn, cứu hộ, cứu trợ xã hội khẩn cấp khi có sự cố vỡ hồ, đập thủy điện xảy ra trên địa bàn tỉnh.

- Củng cố, phát triển, tập huấn, trang bị dụng cụ cho mạng lưới sơ cấp cứu thuộc Hội Chữ thập đỏ.

- Tổ chức, tham gia diễn tập với các ban ngành có liên quan về cứu nạn, cứu hộ, đặc biệt diễn tập có số lưng nạn nhân lớn.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

- Chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông, Đài truyền hình, đài phát thanh truyền hình các cấp, các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và phổ biến kịp thời thông tin cảnh báo thiên tai, các văn bản chỉ đạo ca Trung ương, UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh và các kiến thức về phòng chống thiên tai cho chính quyn, cộng đồng, người dân.

- Chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông xây dựng phương án chuẩn bị dự phòng trang thiết bị thông tin nhằm đảm bảo an toàn, thông suốt thông tin liên lạc trước, trong và sau sự cố vỡ hồ, đập thủy điện.

9. Sở Công Thương

- Lập phương án phòng chống và khắc phục hậu quả sự cố vỡ hồ, đập thủy điện, bảo đảm an toàn về nguồn điện và đường dây tải điện đối với tất cả các cp điện áp và các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng phương án chuẩn bị, dự trữ các mặt hàng thiết yếu cung ứng cho nhân dân lương thực, thực phẩm, nhiên liệu,.. chú trọng vùng núi, vùng sâu, vùng xa bị chia cắt do sự cố vỡ ho, đập thủy điện và bình ổn giá sau sự cố vỡ hồ, đập thủy điện trên địa bàn tỉnh.

10. Các sở, ngành, đơn vị khác

- Căn cyêu cầu nhiệm vụ thực tế khách quan, địa bàn hoạt động để quyết định thành lập các Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn trực thuộc đơn vị. Kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của sở, ngành, đơn vị mình.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn theo kế hoạch, yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh; chịu trách nhiệm thực hiện sự chỉ đạo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ liên quan đến sở, ngành, đơn vị mình.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Xây dựng chi tiết Kế hoạch ứng phó sự cố vỡ hồ, đập thủy điện và tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống vỡ hồ, đập thủy điện xảy ra trên địa bàn phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả khi triển khai thực hiện.

- Xây dựng phương án ng phó với sự cố vỡ hồ, đập thủy điện và phương án sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy him, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả do vỡ hồ, đập thủy điện đối với từng công trình hồ, đập thủy điện có trên địa bàn; huy động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư dự phòng đsẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cu nạn, cứu hộ trên địa bàn.

- Triển khai thực hiện các phương án đã được UBND tỉnh phê duyệt, đồng thời rà soát xây dựng phương án ứng phó cụ thể, phù hợp tình hình của địa phương.

- Chỉ đạo các đơn vị, phường, xã, thị trấn trực thuộc chủ động tham gia các hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả do sự cố vỡ hồ, đập thủy điện; tổ chức điều tra, thống kê, đánh giá thiệt hại theo đúng quy định, kịp thời báo cáo và đề xuất cấp trên các biện pháp xử lý, khắc phục.

- Tchức thực hin các nhiệm vụ và trách nhiệm theo quy định của Luật Phòng chống thiên tai và văn bản hướng dẫn thực hiện.

- Chủ động huy động nguồn lực và lồng ghép các hoạt động phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

- Quản lý trật tự xây dựng các công trình/nhà ở đảm bảo nằm ngoài khu vực nguy hiểm của đập thủy điện và phù hợp quy hoạch xây dựng được duyệt.

12. Các tế chức chính trị - kinh tế - xã hội và cộng đồng

- Triển khai thực hiện các quy định của Luật phòng chống thiên tai và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

- Hàng năm chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố vỡ hồ, đập thủy điện và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị. Triển khai thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố vỡ hồ, đập thủy điện và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương; tham gia ứng phó sự cố vỡ hồ, đập thủy điện theo sự điều động của cơ quan có thẩm quyền.

- Khuyến khích các tổ chức chính trị - kinh tế- xã hội, phi chính phủ và cộng đồng tích cực tham gia thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố vỡ hồ, đập thủy điện và đầu tư vào các dự án phòng chống thiên tai.

13. Đơn vị quản lý, vận hành đập thủy điện

- Tuân thủ Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Đồng Nai và hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thực hiện tốt công tác vận hành và bảo trì công trình, kiểm định an toàn đập theo quy định.

- Định kỳ kiểm tra hệ thống cảnh báo khi xả lũ và phát điện.

- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đo đạc các chỉ s liên quan đến độ ổn định, điều kiện sử dụng, và hiện trạng thực tế của đập thủy điện.

III. Chế độ báo cáo

- Hàng năm các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố vỡ hồ, đập thủy điện và tìm kiếm cứu nạn theo lĩnh vực quản lý về Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tnh.

- Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hàng năm, trình UBND tỉnh và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia vtìm kiếm cứu nạn./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TTTU, TTH
ĐND tnh (b/c);
- Tổng cục Thủy lợi;
- Cục PCTT;
- Chủ tịch, các Phó Chủ
tịch UBND tnh;
- Thành viên BCH PCTT và TKCN t
nh:
- Các s
, ban ngành;
- UBND các huyện, thành phố LK và BH;
- VPTT BCH PCTT & TKCN t
nh;
- Chánh, Phó Văn Phòng KTN;
- L
ưu: VT, KTN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Chánh

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 15121/KH-UBND ngày 27/12/2019 về ứng phó sự vỡ hồ, đập thủy điện địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2020

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.061

DMCA.com Protection Status
IP: 18.191.178.16
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!