Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Kế hoạch 109/KH-UBND 2018 tăng cường lãnh đạo của Đảng người có công với cách mạng Cà Mau

Số hiệu: 109/KH-UBND Loại văn bản: Kế hoạch
Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau Người ký: Thân Đức Hưởng
Ngày ban hành: 02/10/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 109/KH-UBND

Cà Mau, ngày 02 tháng 10 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 14-CT/TW NGÀY 19/7/2017 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII VỀ TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG

Căn cứ Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng; Quyết định số 773/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 61-KH/TU ngày 08 tháng 11 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

a) Quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng; Quyết định số 773/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình hành động số 497-CTr/BCSD ngày 09 tháng 7 năm 2018 của Ban Cán sự Đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Kế hoạch số 61-KH/TU ngày 08 tháng 11 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

b) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đối với công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc người có công với cách mạng nhằm tri ân với những cá nhân và gia đình có nhiều cống hiến, đóng góp hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

2. Yêu cầu

Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác người có công với cách mạng. Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân về trách nhiệm, nghĩa vụ công dân trong công tác thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.

Khắc phục những hạn chế, tồn tại trong thực hiện công tác người có công với cách mạng, đẩy mạnh việc giải quyết hồ sơ xác nhận người có công với cách mạng đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đảm bảo tất cả người có công với cách mạng được ghi nhận và tôn vinh.

Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh. Xử lý nghiêm nhng trường hợp trục lợi chính sách người có công với cách mạng.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm v

Tập trung phấn đấu cụ thể hóa một số nội dung cơ bản sau đây:

1.1. Thực hiện tốt việc công nhận mới người có công với cách mạng đúng theo quy định, thực hiện các chế độ trợ cấp cho người có công với cách mạng đúng, đủ và kịp thời.

1.2. Tập trung tu sửa, nâng cấp, chỉnh trang Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh; Nghĩa trang Liệt sĩ các huyện; Nhà bia ghi danh liệt sĩ ở các xã, phường, thị trấn bằng các nguồn kinh phí Trung ương, địa phương hoặc xã hội hóa.

1.3. Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 1237/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo; thực hiện giám định ADN đxác định danh tính liệt sĩ còn thiếu thông tin và chưa có thông tin.

1.4. Hoàn thành việc hỗ trợ người có công với cách mạng khó khăn về nhà ở (giai đoạn 2) theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

1.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm trong thực hiện công tác người có công với cách mạng.

1.6. Phấn đấu từ nay đến năm 2020 không còn hộ gia đình chính sách là hộ nghèo, hộ cận nghèo.

1.7. Giải quyết căn bản hồ sơ đề nghị xác nhận người có công với cách mạng còn tồn đọng.

1.8. Tăng cường vận động các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và nhân dân tích cực tham gia chăm sóc người có công với cách mạng bằng những việc làm thiết thực, hiệu quả cụ thể như: Nhận phụng dưỡng đến cuối đời các Mẹ Việt Nam anh hùng, thăm hỏi, tặng quà cho các thương binh, bệnh binh, thân nhân các gia đình liệt sĩ, ủng hộ Quỹ Đn ơn đáp nghĩa; đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào xã, phường, thị trn làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công; đảm bảo tất cả hộ người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn.

1.9. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cấp, đầu tư trang thiết bị, phương tiện vật chất, kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức, trách nhiệm, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phụ trách lĩnh vực chính sách người có công nhằm đáp ứng nhiệm vụ thực tiễn và tình hình thực tế tại địa phương.

2. Giải pháp thực hiện

2.1. Công tác tuyên truyền

Cấp ủy, chính quyền các cấp có trách nhiệm quán triệt sâu sắc các chủ trương của Đảng, chính sách, luật pháp của Nhà nước về công tác người có công với cách mạng; chỉ đạo sâu sát công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về sự hy sinh, đóng góp to lớn của các thế hệ người có công với cách mạng; xác định việc chăm lo, thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là bổn phận, nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Tuyên truyền, biểu dương nhng tập thể, cá nhân có thành tích, điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; tôn vinh những người có công, thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ và người có công với cách mạng đã tích cực phấn đấu vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống.

2.2. Thực hiện tốt việc xác nhận, thực hiện các chế độ trợ cấp cho người có công với cách mạng

Thực hiện tốt các quy định mới về đối tượng, điều kiện, chế độ, chính sách, thủ tục hồ sơ xác nhận đối tượng ưu đãi người có công; triển khai tốt các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.

Nghiên cứu đề xuất với Trung ương các giải pháp thực hiện xác nhận người có công với cách mạng còn tồn đọng do thiếu giấy tờ, chứng lý; kiến nghị bổ sung, sửa đổi các chế độ, chính sách đối với các đối tượng người có công, đảm bảo các chế độ chính sách luôn phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước trong từng giai đoạn.

2.3. Thực hiện các chương trình chăm sóc người có công với cách mạng

Từng bước xã hội hóa với nhiều phong trào có ý nghĩa nhân văn sâu sắc như vận động Quỹ Đn ơn đáp nghĩa hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở; chăm lo đi sống gia đình người có công với cách mạng; phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng...

2.3.1. Chương trình hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công

Toàn tỉnh hiện còn 5.038 hộ người có công với cách mạng có khó khăn về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thông qua vận động đóng góp Quỹ Đn ơn đáp nghĩa, vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh để thực hiện việc hỗ trợ xây mới và sửa chữa nhà ở cho người có công với cách mạng, đặc biệt ưu tiên giải quyết trước nhng hộ bức xúc về nhà ở, già yếu, bệnh tật. Hỗ trợ một phần kết hợp với sự phấn đấu vươn lên của người có công. Phấn đấu từ nay đến cuối năm 2018, giải quyết cơ bản việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg.

2.3.2. Tiếp tục thực hiện làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng

Cùng với việc thực hiện các tiêu chí về ấp, khóm văn hóa, xã đạt chuẩn nông thôn mới, phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh gắn chặt với chương trình chăm sóc người có công cần thực hiện các nội dung sau:

Cấp ủy, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác thương binh liệt sĩ, người có công trong đó xác định rõ mục tiêu, nội dung những công việc phải làm và phân công trách nhiệm thực hiện.

Các chính sách của Đảng, Nhà nước đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công thực hiện đầy đủ, thuận tiện như trợ cấp hàng tháng, các ưu đãi về ruộng đất, thuế, vốn và miễn giảm học phí...

Các ngành, các đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, thực hiện có hiệu quả chương trình hành động, có những giải pháp, quy định cụ thể, phù hợp.

Củng cố, kiện toàn đội ngũ làm công tác lao động - thương binh xã hội, nhất là đội ngũ cấp xã, phường, thị trấn có đủ phẩm chất và năng lực tham mưu cho cấp ủy và chính quyền về công tác này.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các sở, ngành và địa phương trong thực hiện công tác người có công với cách mạng.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, ngăn ngừa, xử lý những sai sót, tiêu cực trong thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công.

- Biểu dương, nhân rộng gương người có công với cách mạng điển hình tiên tiến, tiêu biểu vượt khó vươn lên, tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Đn ơn đáp nghĩa”.

- Xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng chính sách để trục lợi theo quy định của pháp luật.

Thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công có mức sống trung bình trở lên so với mức sống của người dân nơi cư trú.

Tiếp tục duy trì và phấn đấu tốt hơn nữa trong thực hiện công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

2.3.3. Công tác quy tập, chăm sóc mộ, nghĩa trang liệt sĩ

Các cấp ủy Đảng, chính quyền chỉ đạo các cơ quan chức năng tuyên truyền mọi tầng lớp nhân dân, mọi tổ chức xã hội làm tốt việc phát hiện, tìm kiếm, quy tập phần mộ liệt sĩ vào an táng ở các Nghĩa trang Liệt sĩ trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh việc tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 1237/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo; thực hiện việc giám định ADN xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin theo Quyết định số 150/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo xử lý nghiêm khắc các tiêu cực xảy ra trong việc quy tập mộ liệt sĩ.

Hàng năm tiến hành nâng cấp, sửa chữa nghĩa trang liệt sĩ, mộ liệt sĩ đã xuống cấp, thường xuyên quét dọn, vệ sinh, đảm bảo Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, huyện và Nhà bia ghi danh liệt sĩ ở các địa phương luôn tôn nghiêm và là công trình văn hóa có ý nghĩa to lớn ghi nhận công lao đóng góp, hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ, nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ.

Tiếp tục cập nhật, xây dựng dữ liệu về người có công để phục vụ khai thác sử dụng trong quá trình thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng.

3. Tăng cường và phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong công tác người có công với cách mạng và nhân dân giám sát, phản biện trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng; thường xuyên quan tâm, nm bt tâm tư, nguyện vọng của người có công với cách mạng, kiến nghị với cấp ủy và cơ quan nhà nước các cấp kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan, bảo đảm quyền lợi của người có công được thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời; phối hợp với các ngành, các cấp thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa và duy trì xây dựng xã, phường, thị trn làm tt công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đi với công tác người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh.

Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách đối với người có công với cách mạng, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phát hiện những thiếu sót, chồng chéo và kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho phù hợp thực tế tại địa phương.

Đẩy mạnh cải cách hành chính, ng dụng công nghệ thông tin, tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các sở, ngành và địa phương trong thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng.

Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức, trách nhiệm của những người làm công tác thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, nhất là cán bộ ở các xã, phường, thị trấn.

Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các cơ quan có liên quan thực hiện tt việc giám định ADN xác định danh tính hài ct liệt sĩ còn thiếu thông tin theo Quyết định số 150/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Phối hợp với Sở Nội vụ nghiên cứu, kiến nghị và đề xuất khen thưởng trường hợp người tham gia kháng chiến trong giai đoạn 1974 - 1975 nhưng chưa đủ thời gian được cấp Huy chương.

Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm trong thực hiện luật pháp, chính sách đối với người có công với cách mạng; biểu dương, nhân rộng gương người có công với cách mạng điển hình tiên tiến, tiêu biểu vượt khó vươn lên, tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước, phong trào đền ơn đáp nghĩa.

2. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh

Tập trung giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận liệt sĩ, thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ theo Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BLĐTBXH- BQP ngày 22/10/2013 và thực hiện tốt Thông tư số 202/2013/TT-BQP ngày 07/11/2013 của Bộ Quốc phòng về việc hướng dẫn trình tự, thủ tục xác nhận, tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chế độ, chính sách một lần đối với đối tượng trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ; chế độ trợ cấp một lần đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; chế độ, chính sách đối với dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh bảo vTổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế.

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 79-KH/TU ngày 26/5/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 24-CT/TW ngày 15/5/2013 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ từ nay đến năm 2020 và những năm tiếp theo và các văn bản của Bộ, ngành có liên quan đến công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ.

Chủ trì, phối hợp đẩy mạnh công tác xét duyệt, thẩm định hồ sơ xác nhận người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm, lĩnh vực của ngành.

Thực hiện có hiệu quả các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

3. Công an tỉnh

Chỉ đạo Công an các huyện, thành phố Cà Mau phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra, xác minh các trường hợp lập hồ sơ giải quyết chế độ theo quy định tại Nghị định số 31/2003/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công cách mạng và các văn bản liên quan, đồng thời phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tập trung giải quyết dứt điểm những trường hợp tồn đọng hồ sơ có liên quan.

Điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật về hành vi vi phạm pháp luật trong việc xác lập hồ sơ và thực hiện chế độ ưu đãi người có công.

Chủ trì, phối hợp đẩy mạnh công tác xét duyệt, thẩm định hồ sơ xác nhận người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm, lĩnh vực của ngành.

Thực hiện có hiệu quả các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.

4. Sở Tài chính

Đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định.

Phối hợp hướng dẫn sử dụng, quản lý, thanh toán, quyết toán, kiểm tra, thanh tra nguồn kinh phí thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

5. Sở Kế hoạch Đầu tư

Bố trí nguồn kinh phí đầu tư thực hiện chính sách về nhà ở; cải tạo, nâng cấp, tu bổ Nghĩa trang Liệt sĩ, Nhà bia ghi danh liệt sĩ.

6. Sở Xây dựng

Là cơ quan thường trực, phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng triển khai công tác hỗ trợ nhà theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tưng Chính phủ, Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ; Kế hoạch số 86/KH-UBND ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng.

7. Sở Y tế

Tăng cường chỉ đạo Hội đồng Giám định y khoa hoạt động hiệu quả, khám giám định đúng đối tượng, đúng quy định, không để sai sót xảy ra.

Tổ chức kiểm tra, giải quyết việc thực hiện công tác chuyên môn, kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những thiếu sót, xử lý những việc làm sai trái, tiêu cực có liên quan đến công tác chính sách ưu đãi người có công thuộc lĩnh vực ngành phụ trách.

8. Sở Ni v

Hướng dẫn và đôn đốc đề nghị xét phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” đúng quy định của pháp luật.

Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý các vi phạm pháp luật về quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Rà soát, nắm chắc đối tượng thanh niên xung phong qua các thời kỳ, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tỉnh đoàn, Hội Cựu thanh niên xung phong để giải quyết chế độ đúng theo quy định.

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, kiến nghị và đề xuất khen thưởng trường hợp người tham gia kháng chiến trong giai đoạn 1974 - 1975 nhưng chưa đủ thời gian được cấp Huy chương.

9. Sở Giáo dục và Đào tạo

Thực hiện ưu tiên trong việc tuyển sinh, đào tạo đối với con của người có công với cách mạng; tham gia hoạt động chăm sóc, giữ gìn các công trình Nghĩa trang Liệt sĩ, Nhà bia ghi danh liệt sĩ và các hoạt động đền ơn đáp nghĩa khác; đưa việc giáo dục nhận thức về ưu đãi người có công với cách mạng sâu rộng trong học sinh, sinh viên.

10. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tích hp dữ liệu về người có công với cách mạng phục vụ công tác tìm kiếm hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về người có công với cách mạng.

Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan báo chí, Cổng Thông tin điện tử, Đài Truyền thanh cấp huyện đẩy mạnh tuyên truyền các hoạt động về chính sách pháp luật đối với công tác thương binh, liệt sĩ và chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng; giới thiệu các tấm gương đin hình người có công vượt khó, đóng góp việc phát triển kinh tế - xã hội.

11. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì chỉ đạo, tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật để tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức của người dân về truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

12. Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau

Thực hiện các chuyên đề, chuyên mục về công tác đối với người có công với cách mạng.

13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau

Rà soát lại từng trường hợp cụ thể để giải quyết bổ sung những chính sách mà người có công chưa được hưởng, bảo đảm tất cả người có công được thụ hưởng đầy đủ các chế độ ưu đãi người có công theo quy định của pháp luật.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân cấp xã, tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người có công và thân nhân người có công hoàn thiện hồ sơ đảm bảo giải quyết đúng, đầy đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi theo quy định; vận động các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia công tác quan tâm, chăm sóc người có công và các phong trào “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh - liệt sĩ và người có công với cách mạng”, phong trào ủng hộ Quỹ Đn ơn đáp nghĩa ở tại địa phương.

Triển khai thực hiện đúng đối tượng, đủ điều kiện theo quy định đối với các hộ gia đình thuộc danh sách hỗ trợ về nhà ở khi được ngân sách Trung ương cấp, bảo đảm hoàn thành đúng thời hạn quy định.

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn đôn đốc, kiểm tra việc lập, giải quyết hồ sơ xét phong tặng hoặc truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

Xây dựng Kế hoạch cụ thể tùy thuộc vào tình hình thực tế của địa phương. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, đánh giá và định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch ở địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) theo quy định.

14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội

Chủ trì, phối hợp với tổ chức chính trị xã hội thực hiện công tác tuyên truyền; phát huy vai trò giám sát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công và việc giải quyết những vấn đề tồn tại qua tng rà soát.

Tiếp nhận ý kiến của quần chúng nhân dân, phát hiện những trường hợp lợi dụng chính sách ưu đãi người có công, phản ánh kịp thời để các cơ quan chức năng có trách nhiệm giải quyết, bảo đảm các chế độ ưu đãi đối với người có công được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, kịp thời và công bằng.

Tiếp tục tuyên truyền, vận động đóng góp Quỹ Đền ơn đáp nghĩa theo quy định tại Nghị định số 45/2006/NĐ-CP ngày 28/4/2006 của Chính phủ; cùng chăm lo tốt hơn đối với những người có công với cách mạng.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và huy động từ sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chịu trách nhiệm triển khai, theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện của các ngành, địa phương về các nội dung của Kế hoạch; tham mưu nội dung tổ chức họp tổng kết hàng năm trước ngày 31/12.

2. Các sở, ngành có liên quan; UBND các huyện, thành phố Cà Mau

Thực hiện báo cáo kết quả triển khai thực hiện của các sở, ngành, địa phương trước ngày 30/11 hàng năm qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để chỉ đạo giải quyết kịp thời.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19 tháng 7 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quyết định số 773/QĐ-TTg ngày 26 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 61-KH/TU ngày 08 tháng 11 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị triển khai thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương binh và xã hội;
- Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh; VXT41;
- Lưu: VT, M.A07/9.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Thân Đức Hưởng

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Kế hoạch 109/KH-UBND ngày 02/10/2018 thực hiện Chỉ thị 14-CT/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng do tỉnh Cà Mau ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.403

DMCA.com Protection Status
IP: 18.219.207.115
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!