ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 108/KH-UBND
|
Hải
Phòng, ngày 22 tháng 4 năm 2022
|
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Thực hiện Quyết định số 3818/QĐ-UBND
ngày 20/12/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch cải cách hành
chính nhà nước năm 2022 trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Ủy ban nhân dân thành
phố ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác cải cách hành chính nhà nước năm 2022
trên địa bàn thành phố (sau đây gọi tắt là Kế hoạch kiểm tra cải cách hành
chính) với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
a) Đánh giá thực trạng tình hình
công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức triển khai thực hiện công
tác cải cách hành chính tại các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các cấp
trên địa bàn thành phố; chỉ ra những hạn chế, tồn tại, khó khăn, vướng mắc; xác
định nguyên nhân, trách nhiệm để đề xuất giải pháp nhằm
tháo gỡ, khắc phục những hạn chế; phát hiện kịp thời những sáng kiến kinh nghiệm,
mô hình hiệu quả để có phương án nhân rộng mô hình trong
toàn thành phố.
b) Kết quả kiểm tra công tác cải cách
hành chính là căn cứ đánh giá kết quả công tác cải cách hành chính năm 2022,
xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2022 và là một
trong những tiêu chí, cơ sở quan trọng để Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
xem xét, đánh giá người đứng đầu các đơn vị, địa phương.
2. Yêu cầu:
a) Hoạt động kiểm tra đảm bảo đúng
pháp luật, chính xác, khách quan và trung thực; không làm
cản trở hoạt động chuyên môn hàng ngày của cơ quan, tổ chức
và cá nhân là đối tượng được kiểm tra.
b) Kết hợp nội dung kiểm tra cải cách
hành chính chuyên đề của các Sở, ngành, trong đó chú trọng,
tập trung hướng dẫn các nội dung công tác cải cách hành chính còn hạn chế, có
khó khăn, vướng mắc. Kết thúc hoạt động kiểm tra năm 2022 phải kịp thời báo
cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo khắc phục, hoàn thiện những vấn
đề còn tồn tại, bất cập; khẩn trương chấn chỉnh, xử lý những tập thể, cá nhân sai phạm nếu có.
c) Thủ trưởng các đơn vị, địa phương
được kiểm tra chỉ đạo chuẩn bị nghiêm túc, đầy đủ báo cáo,
hồ sơ, tài liệu và các nội dung liên quan phục vụ hoạt động kiểm tra.
II. NỘI DUNG KIỂM
TRA
1. Kiểm
tra các lĩnh vực cải cách hành chính trong đó tập trung vào các nội dung sau:
1.1. Công tác chỉ đạo điều hành:
a) Việc thực hiện Kế hoạch cải cách hành
chính năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố; việc ban hành và triển khai thực
hiện Kế hoạch cải cách hành chính năm 2022 của các đơn vị, địa phương.
b) Thực hiện nhiệm vụ Ủy ban nhân dân
thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố giao.
c) Thực hiện quy định pháp luật và
các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố về tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo.
d) Công tác thông tin tuyên truyền về
cải cách hành chính.
1.2. Cải cách thể chế:
Công tác xây dựng, ban hành văn bản
quy phạm pháp luật; tổ chức thi hành pháp luật và theo dõi, thi hành pháp luật;
tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; kiểm tra, rà soát và hệ thống hóa
văn bản quy phạm pháp luật.
1.3. Cải cách thủ tục hành chính:
a) Việc thực hiện Nghị định số
61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ và Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày
23/11/2018 của Văn phòng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân
thành phố về cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải
quyết thủ tục hành chính; Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 06/12/2021 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngay 23/4/2018.
b) Việc thực hiện Kế hoạch số
182/KH-UBND ngày 02/8/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về nâng cao chỉ số
năng lực cạnh tranh (PCI) năm 2021 - 2022 của thành phố Hải Phòng.
c) Công tác số hóa thủ tục hành chính
theo Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 11/01/2021 và Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày
29/4/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố.
1.4. Cải cách tổ chức bộ máy:
a) Việc thực hiện Kế hoạch số
57/KH-UBND ngày 11/3/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về sắp xếp, kiện toàn tổ
chức bộ máy các Sở, ngành; các cơ quan hành chính trực thuộc Sở, ngành; phòng
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện; các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc
thành phố.
b) Việc thực hiện Kế hoạch số 77/KH-UBND ngày 29/3/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai Nghị quyết
số 04/NQ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền
trong quản lý nhà nước.
1.5. Cải cách chế độ công vụ:
a) Việc bố trí,
sử dụng công chức, viên chức theo Đề án vị trí việc làm.
b) Việc bổ nhiệm công chức, viên chức
giữ chức vụ lãnh đạo quản lý thuộc thẩm quyền của cơ quan, đơn vị.
c) Tình hình chấp hành kỷ luật, kỷ
cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan, đơn vị.
d) Công tác lập hồ sơ điện tử và giao
nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan theo quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày
05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư.
1.6. Xây dựng và phát triển chính quyền
điện tử, chính quyền số:
a) Thực hiện các Kế hoạch của Ủy ban
nhân dân thành phố: số 74/KH-UBND ngày 24/3/2022 về chuyển đổi số thành phố Hải
Phòng năm 2022; số 93/KH-UBND ngày 06/4/2021 về ứng dụng Công nghệ thông tin
trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền số và bảo đảm an
toàn thông tin mạng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025.
b) Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa
phương.
2. Việc
khắc phục các nội dung bị trừ điểm trong Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 tại Quyết định số 903/QĐ-UBND ngày 28/3/2022 của Ủy ban
nhân dân thành phố; khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được chỉ ra qua thanh tra, kiểm tra các nội dung có liên quan về cải cách hành chính (nếu có).
3. Các nội
dung khác trong công tác cải cách hành chính theo chỉ đạo, yêu cầu của Ủy ban nhân dân thành phố.
* Ưu tiên
việc kiểm tra các nội dung theo chuyên đề, kết hợp với các Đoàn kiểm tra chuyên
ngành khác, tích hợp các kết quả kiểm tra để tránh chồng chéo tiết kiệm thời gian, nguồn lực của thành phố.
III. THỜI GIAN,
THÀNH PHẦN ĐOÀN KIỂM TRA, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA
1. Thời gian thực hiện kiểm tra: Từ tháng 6/2022 đến hết tháng 11/2022.
2. Thành phần Đoàn kiểm tra, Tổ
giúp việc
a) Thành phần Đoàn kiểm tra:
- Trưởng Đoàn: ông Hoàng Minh Cường,
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
- Phó Trưởng Đoàn: Lãnh đạo Sở Nội vụ.
- Thành viên Đoàn kiểm tra gồm lãnh đạo các Sở, ngành: Tư pháp, Thông tin và Truyền thông,
Khoa học và Công nghệ, Thanh tra thành phố, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố.
- Thư ký Đoàn: Trưởng phòng Phòng Cải
cách hành chính và Pháp chế, Sở Nội vụ.
b) Thành phần Tổ giúp việc:
- Tổ trưởng: Lãnh đạo Phòng Cải cách
hành chính và Pháp chế, Sở Nội vụ.
- Thành viên: Lãnh đạo, công chức các
phòng chuyên môn có liên quan đến nội dung kiểm tra của
các Sở, ngành: Nội vụ, Tư pháp, Thông tin và Truyền thông, Khoa học và Công nghệ,
Thanh tra thành phố, Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố.
c) Thành phần đơn vị, địa phương được
kiểm tra:
- Đại diện lãnh đạo đơn vị.
- Trưởng bộ phận, công chức làm việc
tại Bộ phận Một cửa.
- Công chức, viên chức có liên quan đến
các nội dung công tác cải cách hành chính của đơn vị.
3. Phương pháp kiểm tra:
3.1. Kiểm tra theo Kế hoạch, có
thông báo trước:
a) Đoàn kiểm tra thông báo lịch kiểm tra.
b) Cơ quan, đơn vị chuẩn bị báo cáo
(theo mẫu được hướng dẫn), gửi Đoàn kiểm tra trước ngày kiểm tra ít nhất 3 ngày
làm việc.
c) Trước khi Đoàn kiểm tra làm việc,
Tổ giúp việc thực hiện kiểm tra hồ sơ, tài liệu có liên quan theo các nội dung
tại Kế hoạch kiểm tra CCHC năm 2022; làm việc với một số tổ chức, cá nhân liên
quan tại cơ quan, đơn vị để kiểm tra, xác minh.
d) Đoàn kiểm tra trực tiếp làm việc tại
cơ quan, đơn vị.
đ) Đại diện đơn vị báo cáo và trao đổi với Đoàn kiểm tra những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra.
3.2. Kiểm tra đột xuất:
Căn cứ tình hình thực tiễn, trên cơ sở
đề xuất của Sở Nội vụ, Đoàn kiểm tra, Tổ giúp việc tiến hành kiểm tra không
thông báo trước đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương về kết quả thực tế triển
khai thực hiện các nội dung công tác cải cách hành chính và trao đổi, tháo gỡ
những khó khăn, vướng mắc (nếu có).
4. Đối tượng kiểm tra:
a) Đoàn kiểm tra của thành phố thực
hiện kiểm tra tại 12 đơn vị, địa phương, cụ thể như sau:
- 06 sở, gồm:
Công thương, Lao động, Thương binh và Xã hội, Du lịch, Văn hóa và Thể thao, Tài
chính, Ngoại vụ.
- 06 Ủy ban nhân dân các quận, huyện,
gồm: Ngô Quyền, Lê Chân, Kiến An, Kiến Thụy, Cát Hải, Tiên Lãng.
b) Ngoài 12 đơn vị, địa phương nêu
trên, căn cứ chỉ đạo của Trung ương, thành phố và kết quả, tình hình triển khai
thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố, Đoàn kiểm tra sẽ
xem xét việc thực hiện kiểm tra một số cơ quan, đơn vị khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Sở Nội
vụ:
a) Chủ trì, phối hợp Văn phòng Ủy ban
nhân dân thành phố và các Sở, ngành có liên quan tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố ban hành Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra của thành
phố;
b) Ban hành Quyết định thành lập Tổ
giúp việc; phân công nhiệm vụ cho các thành viên Tổ giúp việc.
c) Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân
dân thành phố báo cáo, đề xuất Trưởng đoàn xây dựng lịch kiểm tra cụ thể tại
các đơn vị, địa phương; thông báo lịch kiểm tra cho các đơn vị, địa phương được
kiểm tra; xây dựng dự thảo Thông báo kết luận kiểm tra,
trình Trưởng Đoàn kiểm tra phê duyệt.
d) Bố trí phương tiện đi chung phục vụ
công tác kiểm tra.
2. Các Sở, ngành:
Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Ủy ban
nhân dân thành phố, Thanh tra thành phố:
a) Phân công lãnh đạo đơn vị tham gia
thành phần Đoàn kiểm tra của thành phố, cử công chức tham
gia Tổ giúp việc.
b) Kiểm tra, hướng dẫn các nội dung
liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được giao.
c) Chủ động trao đổi, thống nhất với
Sở Nội vụ để kết hợp nội dung kiểm tra cải cách hành chính chuyên đề của Sở,
ngành (nếu có) với hoạt động kiểm tra của Đoàn kiểm tra để đảm bảo các nội dung
trong kiểm tra cải cách hành chính chỉ được kiểm tra một lần tại mỗi cơ quan,
đơn vị trong năm 2022.
3. Các đơn vị, địa
phương được kiểm tra:
a) Xây dựng Báo cáo phục vụ kiểm tra
theo đề cương gửi kèm Kế hoạch này, gửi các thành viên Đoàn kiểm tra và Thư ký
Đoàn kiểm tra trước khi kiểm tra ít nhất 03 ngày làm việc.
b) Báo cáo, cung cấp kịp thời, đầy đủ
các thông tin, tài liệu, nội dung theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra; bố trí lãnh đạo
và công chức có liên quan làm việc trực tiếp với Đoàn kiểm tra.
4. Các cơ quan
báo chí của thành phố:
Đài Phát thanh và Truyền hình Hải
Phòng, Báo Hải Phòng, Cổng Thông tin điện tử thành phố phối
hợp ghi hình, đưa tin phục vụ công tác tuyên truyền nội
dung cải cách hành chính.
V. KINH PHÍ
Kinh phí hoạt động của Đoàn kiểm tra:
từ nguồn kinh phí cải cách hành chính năm 2022 bố trí cho
hoạt động của cơ quan Thường trực cải cách hành chính năm 2022.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các
đơn vị, địa phương nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch kiểm tra
công tác cải cách hành chính nhà nước năm 2022.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó
khăn, vướng mắc, các đơn vị, địa phương phản ánh qua Sở Nội
vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ (Vụ CCHC);
- TTTU, TT HĐNDTP;
- CT, các PCT UBNDTP;
- Các Sở, ban, ngành thành phố;
- UBND các quận, huyện;
- Đài PT&TH HP, Báo HP, Cổng TTĐT TP;
- VP UBNDTP: CVP, PCVP;
- Các Phòng: KSTTHC, NC&KTGS, TH;
- CV: KSTTHC;
- Lưu: VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Tùng
|
PHỤ LỤC
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
PHỤC VỤ KIỂM TRA CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
NĂM 2022
(Dành cho các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện)
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 108/KH-UBND
ngày 22/4/2022 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải
Phòng)
I. CỘNG TÁC CHỈ
ĐẠO, ĐIỀU HÀNH CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Chỉ đạo về thực hiện công tác CCHC
tại đơn vị, bao gồm: Kế hoạch CCHC năm. Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện công
tác CCHC, kiểm tra công vụ.
- Công tác tuyên truyền về CCHC.
- Sáng kiến, mô hình, các làm mới
trong triển khai, thực hiện các nội dung công tác cải cách hành chính (nếu có).
- Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát
thường xuyên, định kỳ; việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của người dân.
- Thực hiện việc cam kết không gây
phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực theo Quyết định số 2029/2015/QĐ-UBND ngày
07/9/2015 của Ủy ban nhân dân thành phố.
- Mức độ hoàn thành nhiệm vụ CCHC năm
2022:
+ Tổng số nhiệm vụ trong kế hoạch:...
nhiệm vụ?
+ Số nhiệm vụ đã
hoàn thành: ... nhiệm vụ?
+ Số nhiệm vụ
đang thực hiện: ... nhiệm vụ?
- Nhiệm vụ UBND thành phố, Chủ tịch
UBND thành phố giao năm 2022.
+ Tổng số nhiệm
vụ được giao:... nhiệm vụ?
+ Số nhiệm vụ đã hoàn thành đúng hạn:
... nhiệm vụ?
+ Số nhiệm vụ đã
hoàn thành nhưng quá hạn: ... nhiệm vụ?
+ Số nhiệm vụ
quá hạn nhưng chưa hoàn thành: ... nhiệm vụ?
II. KẾT QUẢ THỰC
HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
1. Cải cách thể
chế
- Kết quả xây dựng,
ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
- Kết quả tổ chức
thi hành pháp luật và theo dõi, thi hành pháp luật.
- Kết quả thực hiện tuyên truyền, phổ
biến giáo dục pháp luật.
- Kết quả kiểm tra, rà soát và hệ thống
hóa văn bản quy phạm pháp luật:
+ Tỷ lệ xử lý VBQPPL sau kiểm tra: %
+ Tổng số VBQPPL cần phải xử lý sau
kiểm tra.
+ Số VBQPPL có kiến nghị xử lý đã được xử lý xong.
+ Tỷ lệ xử lý VBQPPL sau rà soát: %
+ Tổng số VBQPPL cần phải xử lý sau
rà soát.
+ Số VBQPPL có kiến nghị xử lý đã
được xử lý xong.
2. Cải cách thủ
tục hành chính (TTHC)
- Tổng hợp, cập nhật
số lượng TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Kết quả rà soát, cắt giảm, đơn giản
hóa TTHC.
- Kết quả thực hiện cơ chế một cửa, một
cửa liên thông trong giải quyết TTHC:
+ Tình hình tổ chức và hoạt động của
Bộ phận Một cửa các cấp (Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần mềm ứng dụng,
nhân sự, cơ chế phối hợp, chế độ hỗ trợ cho công chức, viên chức và người lao động).
+ Kết quả giải quyết hồ sơ TTHC.
+ Kết quả thực hiện số hóa hồ sơ, giấy
tờ, kết quả giải quyết TTHC
+ Kết quả thực hiện việc đánh giá chất
lượng giải quyết TTHC
- Tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị
của người dân, tổ chức liên quan đến quy định TTHC.
3. Cải cách tổ
chức bộ máy
a) Tổ chức bộ máy
- Số lượng phòng, ban, đơn vị trực
thuộc; nêu cụ thể từng phòng, ban, đơn vị trực thuộc.
- Việc thực hiện Kế hoạch số
57/KH-UBND ngày 11/3/2022 của UBND thành phố Triển khai thực hiện sắp xếp, kiện
toàn tổ chức bộ máy các sở, ngành; các cơ quan hành chính
trực thuộc sở, ngành; phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân
dân quận, huyện; các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thành phố theo quy định của
Chính phủ.
b) Việc thực hiện phân cấp quản lý
nhà nước:
- Văn bản tham mưu cho UBND thành phố
thực hiện phân cấp hoặc đề xuất với UBND thành phố kiến nghị với Bộ chủ quản nội
dung phân cấp.
- Thanh tra, kiểm tra nội dung quản
lý nhà nước đã phân cấp (Quyết định, kết luận thanh tra, kiểm tra).
- Thực hiện nội dung quản lý nhà nước
được phân cấp.
4. Cải cách chế
độ công vụ
- Việc bố trí, sử dụng công chức, viên
chức theo Đề án vị trí việc làm (cả công chức cấp xã đối với UBND cấp huyện).
- Việc bổ nhiệm công chức, viên chức
giữ chức vụ lãnh đạo quản lý thuộc thẩm quyền của cơ quan, đơn vị.
- Tình hình chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan,
đơn vị.
- Công tác lập hồ sơ điện tử và giao
nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan theo quy định tại Nghị định số 30/2020 của Chính
phủ về công tác văn thư.
5. Xây dựng Chính
quyền điện tử, Chính quyền số
a) Ứng dụng công
nghệ thông tin (CNTT) tại cơ quan.
- Văn bản ban hành phục vụ xây dựng
Chính quyền điện tử, Chính quyền số của các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện.
- Thực hiện kết nối, liên thông các Hệ
thống quản lý văn bản điều hành từ cấp thành phố đến cấp xã:
+ Tỷ lệ sở, ngành đã kết nối, liên
thông với UBND thành phố: %
+ Tỷ lệ UBND cấp huyện đã kết nối,
liên thông với UBND thành phố: %
+ Tỷ lệ UBND cấp xã đã kết nối, liên
thông với UBND huyện: %
- Tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử: %
+ Tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử của
các sở, ban, ngành: %
+ Tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử của UBND
cấp huyện: %
+ Tỷ lệ sử dụng văn bản điện tử của
UBND cấp xã: %
- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến
+ Tỷ lệ TTHC đủ điều kiện được cung cấp
trực tuyến mức độ 3, 4: %
+ Tổng số TTHC đủ điều kiện cung cấp
trực tuyến mức độ 3, 4.
+ Số TTHC đang cung cấp trực tuyến mức
độ 3, 4.
+ Số TTHC đang cung cấp trực tuyến mức
độ 3, 4 có phát sinh hồ sơ nộp trực tuyến.
- Tỷ lệ TTHC cung cấp trực tuyến mức
độ 3 và 4 đã tích hợp, công khai trên Cổng DVC quốc gia: %
+ Tổng số TTHC đang cung cấp trực tuyến
mức độ 3 và 4.
+ Số TTHC cung cấp trực tuyến mức độ
3 và 4 đã tích hợp, công khai trên Cổng DVC quốc gia.
- Tỷ lệ hồ sơ TTHC được tiếp nhận
trực tuyến mức độ 3 và 4 (đối với các TTHC mức độ 3 và 4 có
phát sinh hồ sơ): %
+ Tổng số hồ sơ TTHC đã tiếp nhận (cả
trực tiếp và trực tuyến).
+ Số hồ sơ TTHC đã tiếp nhận trực tuyến.
b) Duy trì việc áp dụng và cải tiến Hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015:
- Việc áp dụng trên thực tế hệ thống
văn bản, tài liệu và quy trình theo Hệ thống quản lý chất lượng do người đứng đầu
quyết định ban hành?
- Duy trì và cải tiến Hệ thống quản
lý chất lượng theo quy định?
- Số lượng thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyền giải quyết của cơ quan, đơn vị được xây dựng và áp dụng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2015
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG
1. Mặt tích cực
2. Việc khắc phục tồn tại, hạn chế.
3. Những tồn tại, hạn chế chưa được
khắc phục; nguyên nhân.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG,
NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
Nêu khái quát phương hướng, nhiệm vụ
CCHC trọng tâm của cơ quan, đơn vị trong thời gian tới.
V. KIẾN NGHỊ, ĐỀ
XUẤT
* Lưu ý:
- Số liệu báo cáo tính từ 01/01/2022
đến thời điểm báo cáo.
- Đối với UBND cấp xã: kiểm tra các nội
dung cải cách thủ tục hành chính; cải cách chế độ công vụ; việc thực hiện nội
dung quản lý nhà nước được phân cấp; xây dựng Chính quyền điện tử, Chính quyền
số.