BAN
CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
BAN DÂN VẬN
*
|
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
---------------
|
Số: 06-KH/BDVTW
|
Hà Nội, ngày 19 tháng 02 năm 2020
|
KẾ HOẠCH
THỰC
HIỆN "NĂM DÂN VẬN KHÉO" 2020
Thực hiện chủ đề "Năm dân vận
khéo" 2020, Ban Dân vận Trung ương ban hành kế hoạch hướng dẫn một số nội
dung chủ yếu sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác dân vận
khéo của hệ thống chính trị, vận động nhân dân tích cực thực hiện chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần cho sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; hướng tới đại hội Đảng các cấp và Đại hội lần thứ
XIII của Đảng; kỷ niệm 90 năm truyền thống công tác dân vận của Đảng.
- Nâng cao trách nhiệm của các cấp
ủy, chính quyền, các cơ quan, tổ chức, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức,
viên chức đối với công tác dân vận, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối
với Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị; xây dựng, nhân rộng các điển hình
"dân vận khéo", nhất là ở những lĩnh vực, địa bàn trọng yếu, tạo sự
đồng thuận và tham gia của người dân.
- Việc thực hiện các nội dung "dân
vận khéo" phải thiết thực, hiệu quả.
II. NỘI DUNG
1. Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng
- Quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo
thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận trong hệ
thống chính trị.
- Tập trung xây dựng hệ thống chính
trị cơ sở trong sạch, vững mạnh.
- Lãnh đạo thực hiện nghiêm các quy
định của Đảng về nêu gương của người đứng đầu; cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán
bộ, đảng viên.
- Nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân
của người đứng đầu cấp ủy; giải quyết các kiến nghị, nguyện vọng hợp pháp,
chính đáng; khiếu nại, tố cáo của công dân, nhất là các vụ việc phức tạp, đông
người, kéo dài.
- Tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc,
các tổ chức chính trị - xã hội phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội,
phản ánh với Đảng, Nhà nước các vấn đề đoàn viên, hội viên và nhân dân quan tâm.
- Chỉ đạo công tác dân vận khéo; phát
hiện, xây dựng, biểu dương các điển hình dân vận khéo.
2. Đối với các cơ quan nhà nước
2.1. Đảng đoàn Quốc hội, Hội
đồng nhân dân các cấp
- Tăng cường thể chế hóa các chủ
trương, quan điểm của Đảng, nhất là các chính sách liên quan đến quyền con
người, quyền công dân, những vấn đề mật thiết liên quan cuộc sống nhân dân;
lắng nghe ý kiến nhân dân trong xây dựng chính sách, pháp luật.
- Nâng cao chất lượng tiếp xúc cử
tri; tăng cường hoạt động giám sát, chất vấn nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của nhân dân; đôn đốc, theo dõi các cơ quan có trách nhiệm
giải quyết kiến nghị của cử tri.
- Phát huy vai trò góp ý, giám sát,
phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội và nhân
dân trong hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng.
2.2. Ban cán sự đảng Chính phủ,
các bộ, ngành, chính quyền các cấp
- Ban hành văn bản cụ thể hóa chủ
trương, đường lối của Đảng, luật, nghị quyết của Quốc hội; nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất
là thủ tục hành chính; phòng, chống tham nhũng, ngăn ngừa tiêu cực, nhũng
nhiễu, phiền hà đối với nhân dân, doanh nghiệp.
- Thực hiện nghiêm trách nhiệm tiếp
công dân của người đứng đầu; tăng cường đối thoại, giải quyết khiếu nại, tố
cáo, nhất là các vụ việc phức tạp, đông người, kéo dài; bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng của người dân.
- Đẩy mạnh công tác "dân vận
khéo" của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình thực thi
công vụ, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý
nghiêm cán bộ, công chức, viên chức vi phạm pháp luật, thiếu trách nhiệm với
nhân dân.
- Quan tâm ý kiến đóng góp của Mặt
trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong quá trình xây
dựng, ban hành, thực hiện chính sách, pháp luật, các vấn đề quan trọng về kinh
tế - xã hội, quốc phòng an ninh.
2.3. Ban cán sự đảng các cơ
quan tư pháp
- Phối hợp tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho đội ngũ cán bộ và nhân
dân.
- Đẩy mạnh cải cách tư pháp; bảo đảm
công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp
luật, không để oan sai, không để lọt tội phạm; bảo đảm quyền tự do, dân chủ của
công dân theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt
động tố tụng; bồi thường cho công dân trong trường hợp bị oan sai theo quy định
của pháp luật.
3. Đối với các lực lượng vũ trang
- Tuyên truyền, vận động, giúp đỡ
nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giảm nghèo, xây dựng nông thôn
mới, góp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở; củng cố, tăng cường tình
đoàn kết giữa lực lượng vũ trang với nhân dân.
- Làm tốt công tác dân vận, đẩy mạnh
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân,
thế trận an ninh nhân dân vững mạnh.
4. Đối với Đảng đoàn Mặt trận Tổ
quốc, các tổ chức chính trị - xã hội
- Đổi mới nội dung, phương thức tuyên
truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước; tập hợp nhân dân trong các phong trào thi đua yêu nước,
các cuộc vận động, tạo sự đồng thuận, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tiến
tới kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngày hội đại
đoàn kết toàn dân tộc.
- Phát huy vai trò của nhân dân trong
đóng góp ý kiến, giám sát, phản biện, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Làm tốt vai trò bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng của nhân dân; cầu nối giữa Đảng với nhân dân.
III. XÂY DỰNG, NHÂN RỘNG ĐIỂN HÌNH
"DÂN VẬN KHÉO"
1. Tiêu chí xây dựng: Xây dựng điển hình "dân vận khéo" trong hệ thống chính trị
trên tất cả các lĩnh vực, địa bàn, nhất là lĩnh vực, địa bàn trọng yếu, tạo
đồng thuận và sự tham gia của người dân; do các tập thể, cá nhân cán bộ, đảng
viên là chủ thể; được bình xét công khai, là những điển hình có sức thuyết
phục, lan tỏa, có thể nhân rộng tại các địa bàn, đơn vị khác.
2. Tập thể điển hình "dân vận
khéo": Trọng tâm là ở cơ sở, nơi trực tiếp,
thường xuyên tiếp xúc, tuyên truyền, vận động, giải quyết công việc của nhân
dân, gồm: cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ở cơ sở; các đầu
mối trực thuộc xã, phường, thị trấn; các đầu mối trực thuộc cấp huyện; các cơ
quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, đơn vị lực lượng
vũ trang gắn với địa bàn cơ sở, có nhiều hoạt động liên quan đến người dân.
3. Cá nhân điển hình "dân vận
khéo": Là cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức, đoàn viên, hội viên, chiến sĩ lực lượng vũ trang đang làm việc trong hệ
thống chính trị có những giải pháp, biện pháp sáng tạo, hiệu quả trong công tác
vận động nhân dân gắn với nhiệm vụ được phân công, được tập thể bình chọn, công
nhận.
4. Nhân rộng các điển hình "dân
vận khéo": Các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể lãnh đạo, chỉ đạo phát hiện, biểu dương, nhân rộng các
điển hình "dân vận khéo".
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Dân vận Trung ương
- Ban hành kế hoạch, hướng dẫn thực
hiện các nội dung "dân vận khéo".
- Xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ kỷ
niệm 90 năm Ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930 -
15/10/2020), Đại hội thi đua yêu nước của hệ thống dân vận, gặp gỡ các điển
hình "dân vận khéo" toàn quốc; tổng kết cuộc thi báo chí viết về tấm
gương "dân vận khéo" giai đoạn 2017 - 2020.
2. Các cấp ủy, tổ chức đảng
- Chỉ đạo công tác "dân vận khéo"
trong hệ thống chính trị đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
- Chỉ đạo tổ chức bình xét, biểu
dương, nhân rộng các điển hình "dân vận khéo".
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương
Đảng (để b/c),
- Đảng đoàn Quốc hội,
- Ban cán sự đảng Chính phủ,
- Văn phòng Trung ương Đảng,
- Các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc TW,
- Trung ương MTTQ, các tổ chức CT-XH,
- Văn phòng Tổng Bí thư,
- Văn phòng Chủ tịch nước,
- Văn phòng Chính phủ,
- BDV tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc TW,
- Cục Dân vận, Tổng cục Chính trị,
- Cục Xây dựng PTBVANTQ, Bộ Công an,
- Lãnh đạo Ban; các vụ, đơn vị,
- Lưu VT.
|
K/T TRƯỞNG BAN
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
Điểu K’ré
|